Quy trình kỹ thuật sản xuất cua giống loài scylla serrata phù hợp ở những vùng có các điều kiện sinh thái khác nhau

Cua xanh (Scylla serrata var. paramamosainEstampador, 1949) có kích thước lớn, được

coi là loại đặc sản bởi hàm lượng mỡ thấp, prôtêin cao, dồi dào về khoáng vi lượng và

vitamin, đặc biệt là những con cua cái có buồng trứng ở giai đoạn đang phát triển tốt. Cua

xanh sống ở vùng cửa sông, rừng ngập mặn, phân bố ở biển ấn Ðộ - Tây Thái Bình Dương,

là đối tượng nuôi thuỷ sản có giá trị kinh tế ở nhiều nướ

pdf9 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Quy trình kỹ thuật sản xuất cua giống loài scylla serrata phù hợp ở những vùng có các điều kiện sinh thái khác nhau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy trình kỹ thuật sản xuất cua giống loài scylla serrata phù hợp ở những vùng có các điều kiện sinh thái khác nhau Nguyễn Cơ Thạch và CTV Trung tâm nghiên cứu Thuỷ sản III I. Mở đầu Cua xanh (Scylla serrata var. paramamosain Estampador, 1949) có kích thước lớn, được coi là loại đặc sản bởi hàm lượng mỡ thấp, prôtêin cao, dồi dào về khoáng vi lượng và vitamin, đặc biệt là những con cua cái có buồng trứng ở giai đoạn đang phát triển tốt. Cua xanh sống ở vùng cửa sông, rừng ngập mặn, phân bố ở biển ấn Ðộ - Tây Thái Bình Dương, là đối tượng nuôi thuỷ sản có giá trị kinh tế ở nhiều nước. Việt Nam có nguồn lợi cua biển phong phú, những năm gần đây do nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tăng nên cùng với nghề khai thác cua tự nhiên, nghề nuôi cua đã phát triển ở nhiều địa phương trong cả nước, mô hình nuôi một vụ cua và một vụ tôm sú được ứng dụng rộng rãi, nó đã đem lại hiệu quả kinh tế cao và phần nào hạn chế được dịch bệnh tôm. Ðể giải quyết vấn đề cua giống, từ năm 1998, Bộ Khoa học Công nghệ - Môi trường đã giao cho Trung Tâm Nghiên cứu Thuỷ sản III thực hiện đề tài Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống cua xanh loài Scylla paramamosain. Trong thời gian nghiên cứu, các tác giả đã thu được kết quả rất khả quan. Công trình nghiên cứu đã được hai giải nhất INFOTECH của Việt Nam và giải thưởng WIPO của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới dành cho công trình khoa học xuất sắc nhất. Thông tin Khoa học công nghệ và Kinh tế Thuỷ sản xin giới thiệu tóm tắt quy trình kỹ thuật sản xuất cua giống nhân tạo; Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ tới tác giả. II. Nội dung và phương pháp nghiên cứu A. Nội dung nghiên cứu Ðể có những dẫn liệu khoa học làm cơ sở xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất cua giống nhân tạo chúng tôi tiến hành nghiên cứu các nội dung trình bày trong sơ đồ nghiên cứu sau : 1. Thiết kế và xây dựng công trình trại sản xuất cua giống 1.1 Chọn công suất thiết kế Tuỳ theo nhu cầu của từng địa phương mà để chọn công suất thiết kế phù hợp. Nhìn chung có thể chọn trại sản xuất cua giống có công suất thiết kế từ 200.000 con đến 1.000.000 cua bột/năm/trại, là phù hợp với khả năng chăm sóc quản lý và đủ để cấp cho khoảng 100 ha nuôi cua thịt. 1.2 Mô hình Chọn quy mô hộ gia đình làm mô hình trại sản xuất cua giống. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 1.3 Hình dạng hồ ương nuôi ấu trùng, cua bột - Hồ ương từ giai đoạn Zoae 1 đến Megalope : Hồ dạng hình tròn, đáy hồ dạng cầu lõm, thể tích từ 500 lít đến 1000 lít. Sâu từ 0,7 - 0,8m. Hồ có thể làm bằng vật liệu composite. - Hồ ương từ giai đoạn Megalope đến cua bột. Hồ ximăng có thể tích : 2,5m x 2,5m x 1,4m. - Hồ nuôi luân trùng, Artemia và tảo làm thức ăn cho các giai đoạn ấu trùng cua có thể tích từ 1 - 5m3. Số lượng các hồ ương và hồ gây nuôi thức ăn tuỳ thuộc vào công suất trại sản xuất cua giống. Bảng 1 : Các chỉ tiêu để chọn lựa cua mẹ CW (cm) Wob (gr) Các chỉ tiêu khác của cua mẹ Từ 12cm trở lên Từ 400 g trở lên Cá thể khoẻ mạnh, không bị dập nát, chân bò và chân bơi đầy đủ, đã giao vĩ, buồng trứng phát triển từ giai đoạn 2 đến giai đoạn 4 2. Vận hành quy trình kỹ thuật sản xuất cua giống 2.1 Nuôi vỗ cua bố mẹ 2.1.1 Chọn lựa cua mẹ Cua bố mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của ấu trùng và cua giống, vì vậy để có đàn cua mẹ cho đẻ đạt kết quả tốt, cần chọn cua mẹ dựa vào các chỉ tiêu kỹ thuật (xem bảng 1). 2.1.2 Vận chuyển cua mẹ - Phương pháp vận chuyển : Chọn cua mẹ đủ tiêu chuẩn, vận chuyển về cơ sở sản xuất bằng phương pháp vận chuyển hở không có nước. - Thời gian vận chuyển : tối đa 48 giờ. - Dụng cụ vận chuyển : cua mẹ được vận chuyển trong các thùng xốp cách nhiệt và giữ ẩm. - Phương tiện vận chuyển: Tuỳ theo khoảng cách, có thể vận chuyển bằng máy bay, ô tô, tàu hoả, xe đạp, xe máy. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. - Mật độ vận chuyển : Mật độ cua mẹ khi vận chuyển tuỳ thuộc vào kích thước dụng cụ vận chuyển, có thể vận chuyển từ 20 - 30 con (tương đương 10 - 15 kg) cua mẹ/1 thùng xốp có kích thước : 40 x 30 x 30 cm. - Ðiều kiện môi trường trong khi vận chuyển cua mẹ : Nhiệt độ từ 22oC đến 25oC, giữ cua mẹ luôn ẩm ướt trong suốt quá trình vận chuyển. 2.1.3 Kỹ thuật nuôi vỗ a) Hồ nuôi cua mẹ : Hồ nuôi cua mẹ làm bằng xi măng, đáy hồ nghiêng về nơi thoát nước để thuận tiện trong quá trình thay nước. Diện tích đáy mỗi hồ từ 1 - 20m2, độ sâu mức nước trong hồ từ 1,0 - 1,2m. Một phần ba đáy hồ có lớp bùn cát hoặc cát có độ dày từ 15 - 20cm. b) Mật độ nuôi : Mật độ cua mẹ thả nuôi từ 2 - 3 con/m2 c) Cho ăn và chăm sóc quản lý : + Thức ăn : thành phần thức ăn tươi sống bao gồm : - Cá liệt (Gazza minuta) chiếm 60 - 70% khẩu phần ăn. - Tôm, mực, nhuyễn thể chiếm 30 - 40% khẩu phần ăn. - Thức ăn được làm giàu khoáng vi lượng và vitamin trước khi cho cua mẹ ăn. + Phương pháp cho ăn : Hằng ngày cho cua ăn làm 2 lần, sáng từ 5 - 7 giờ và chiều cho ăn vào lúc 17 - 18 giờ, trước mỗi lần cho ăn phải loại bỏ thức ăn dư thừa. Thường xuyên thay đổi các loại thức ăn để cua mẹ sử dụng được tối đa lượng thức ăn. + Chế độ nước : Hằng ngày thay 1/3 nước cũ, bổ sung nước mới; sau 3 - 5 ngày thay 100% nước cũ cấp nước mới. Khi cua mẹ có buồng trứng phát triển đạt cuối giai đoạn IV, dùng phương pháp thay đổi độ mặn để kích thích cho cua đẻ. Trong hồ nuôi cua mẹ, cần duy trì một số yếu tố môi trường như sau : - pH = 8,0 - 8,5 - S (độ mặn) = 30 - 35 - H2S; NH3-N; NO2 - N < 0,01 mg/lít - Sục khí 24/24 giờ trong ngày. + Thời gian nuôi vỗ từ 10 - 30 ngày/1 đợt. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 2.2 Cho đẻ Ðịnh kỳ kiểm tra sự phát triển của tuyến sinh dục : 3 ngày/1 lần. Khi cua mẹ có buồng trứng phát triển vào cuối giai đoạn IV, chúng ta tiến hành kích thích cua mẹ bằng cách thay đổi độ mặn và tạo dòng nước chảy để gây hưng phấn cho cua đẻ. 2.3 ấp trứng và chăm sóc Dùng vợt vớt cua mẹ ôm trứng ra khỏi hồ sâu, sau đó vệ sinh và chuyển qua hồ ấp trứng. Hồ ấp trứng có thể từ 100 đến 150 lít. Ðể nâng cao tỷ lệ nở và hạn chế ký sinh trùng bám vào trứng, cua mẹ ôm trứng được ấp bằng phương pháp treo. Hằng ngày cho cua mẹ ấp trứng ăn một lần/ngày và thay nước 100%. Trước khi trứng nở thành ấu trùng hai ngày, tiến hành xử lý trứng phôi và cua mẹ, đồng thời ngừng cho cua mẹ ăn. Trong thời gian ấp trứng từ 13 - 17 ngày, cần duy trì sục khí liên tục 24/24 giờ và giữ cho môi trường nước luôn trong sạch. Bảng 6 : Môi trường nước dùng để ấp trứng cua pH H2S NH3-N NO2-N Ðộ mặn () Nhiệt độ (oC) 8,0 - 8,6 < 0,01 < 0,01 < 0,01 30 - 35 27 - 29 2.4 Thu ấu trùng Zoae Trứng cua nở thành ấu trùng Zoae xảy ra vào lúc 6,30 giờ đến 8 giờ sáng, đôi khi quá trình này xảy ra chậm hơn nhưng hầu như toàn bộ số ấu trùng trong những lần xuất hiện chậm đều chết ở các giai đoạn Z1 và Z2. Sau khi trứng nở thành ấu trùng khoảng 30 phút, tiến hành thu ấu trùng Zoae. Phương pháp thu : Trước khi thu ấu trùng, tắt hết sục khí, để như vậy từ 3 - 5 phút, lúc đó toàn bộ số ấu trùng Zoae có chất lượng tốt sẽ hướng quang và nổi lên trên bề mặt nước, tụ lại. Số ấu trùng kém chất lượng lắng tụ dưới đáy. Dùng ống xi phông loại bỏ toàn bộ ấu trùng kém chất lượng, thu ấu trùng đạt chất lượng ra thùng nhựa 100 lít, sau đó định lượng và chuyển vào hồ ương. Thời gian thu xong ấu trùng càng nhanh càng tốt (khoảng 10 - 15 phút). 2.5 Kỹ thuật ương từ Zoae 1 đến cua bột 2.5.1 Kỹ thuật ương từ giai đoạn Zoae 1 - Zoae 4, 5 Quá trình ương giai đoạn này được tiến hành tuần tự theo các bước sau : - Chuẩn bị hồ ương : Chọn hồ có thể tích từ 500 - 1000 lít dùng để ương giai đoạn ấu trùng Zoae. Hồ hình tròn, đường kính từ 1,2 - 2m, đáy hồ có dạng hình cầu, mặt bên trong trơn nhẵn, mỗi hồ sử dụng một viên đá sục khí. Tất cả hồ ương và dụng cụ liên quan được rửa sạch bằng xà phòng, sau đó xử lý bằng chlorin nồng độ 200 ppm trong thời gian 24 giờ. Trước khi cấp nước để ương ấu trùng, tất cả các hồ ương phải được rửa lại bằng nước sạch, để khô sau đó cấp nước sản xuất. - Kiểm tra và vệ sinh lại tất cả các hồ ương. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. - Cấp đầy nước đạt tiêu chuẩn sản xuất. - Lắp sục khí, mỗi hồ lắp 1 viên đá bọt. - Ðiều khiển sục khí ở mức độ nhẹ vừa phải. - Cấp thức ăn vào hồ ương trước khi thả ấu trùng cua. - Thả ấu trùng Zoae 1 vào hồ ương. - Mật độ ấu trùng ban đầu 200 - 250 con/lít. - Thức ăn và quản lý chăm sóc ấu trùng. + Thức ăn và phương pháp cho ăn : Thức ăn và phương pháp cho ăn được thể hiện trong bảng 5 : Cácgiai đoạn phát triển của ấu trùng Loạithức ăn Zoae1 Zoae2 Zoae3 Zoae4 Zoae5 Luântrùng Brachionus Artemiabung dù Naupliuscủa Artemia Luân trùng (Brachionus plicatilis) cho ăn ở giai đoạn Z1 và đầu giai đoạn Z2, Artemia trước khi nở (Artemia bung dù) cho ăn ở giai đoạn Z1 đến hết giai đoạn ấu trùng cua. Hằng ngày cho ấu trùng ăn từ 2 - 3 lần/ngày vào lúc 5 - 6 giờ; 15 - 18 giờ và 24 - 1 giờ. Duy trì mật độ thức ăn trong hồ ương như sau : Loạithức ăn Mậtđộ thức ăn (con/ml) Brachionus 15- 20 Artemiabung dù và Nauplius của Artemia 10- 15 + Quản lý và chăm sóc : Vào những ngày đầu của giai đoạn Zoae 1 ấu trùng chết rất nhiều (khoảng 60 - 70%) cần xi phông loại bỏ những con chết để môi trường nuôi không bị nhiễm bẩn, cuối giai đoạn Zoae 1 tiến hành xi phông đáy. Từ giai đoạn Zoae 2 đến Zoae 5, cuối mỗi giai đoạn làm vệ sinh xi phông đáy hồ ương 1 lần. Không thay cấp nước trong suốt quá trình ương nuôi. Hằng ngày Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. kiểm tra các yếu tố thuỷ lý, thuỷ hoá để xử lý kịp thời các yếu tố môi trường khi có những biến động xấu. 2.5.2Kỹ thuật ương từ giai đoạn Zoae 4, 5 đến cua bột - Công việc chuẩn bị : +Nuôi Artemia sinh khối để làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng Meagalope trước đó từ 5 - 7 ngày. + Chuẩn bị nước đạt tiêu chuẩn (bảng 7), nước xử lý giống như trước dùng để ương ấu trùng Zoae. Bảng 7 : Tiêu chuẩn nước dùng trong quá trình ương nuôi ấu trùng Ðộmặn pH NH- N (mg/l) NO2-N(mg) Fe+2(mg/l) Nhiệt độ (oC) 25- 27 8,0- 8,5 <0,1 <0,1 <0,01 28- 30 +Chọn hồ ximăng có thể tích từ 5 - 6m3, độ sâu mức nước 1,2m. -Cấp đầy nước biển và chuẩn bị vào hồ ương -Lắp hệ thống sục khí : 5 vòi khí/1 hồ. -Cấp thức ăn là Artemia sinh khối và Nauplius của Artemia. -Thu ấu trùng Zoae 4, 5 +Phương pháp thu : Xiphông sạch toàn bộ hồ ương trước khi thu ấu trùng. Tắtsục khí và để như vậy từ 3 - 5 phút. Thubằng cách xi phông toàn bộ ấu trùng Zoae 5 và Megalope vào xô để chuyển ra hồ ương Zoae 5 và Megalope. -Chuyển số ấu trùng vừa thu vào hồ ương. -Thả ấu trùng vào hồ ương. -Mật độ ương ấu trùng khoảng 50 cá thể/1 lít. -Thức ăn và quản lý chăm sóc giai đoạn ấu trùng Zoae 5 vàMegalope. +Thức ăn và phương pháp cho ăn : Bảng 8 : Thức ăn và phương pháp cho ăn Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Cácgiai đoạn phát triển của ấu trùng Loạithức ăn Zoae4, 5 Megalope Cua bột Nauplius của Artemia Artemia sinh khối Thức ăn chế biến Nauplius của Artemia cho ăn hết giai đoạn Zoae và Megalope. Artemia sinh khối cho ấu trùng ăn 5 ngày đầu, hằng ngày cho ăn 3 lần : Sáng từ 5 - 6 giờ; chiều từ 17 - 18 giờ và tối từ 24 - 1 giờ. Mật độ Artemia cho ăn duy trì từ 20 - 25 cá thể/lít. Khoảng 2 - 3 ngày cuối của giai đoạn ấu trùng Megalope, cho ấu trùng ăn thêm thức ăn chế biến. Khi giai đoạn Megalope kết thúc, vẫn tiếp tục cho ăn Artemia sinh khối và thức ăn chế biến cho đến khi thu hoạch cua bột từ 3 - 5 ngày tuổi (C2C3). + Chăm sóc quản lý : Xi phông đáy bể loại bỏ thức ăn dư thừa và những cá thể chết do không chuyển giai đoạn từ Zoae 5 sang Megalope và từ Megalope sang cua bột. Hằng ngày kiểm tra các yếu tố môi trường để kịp thời xử lý khi các yếu tố môi trường biến động ảnh hưởng xấu đến đời sống ấu trùng. 2.3.5 Thu hoạch và vận chuyển cua bột + Thu cua bột : -Rút nước trong hồ còn khoảng 20cm. -Vớt hết vỏ sò làm nơi trú ẩn cho cua bột. -Tháo cạn nước đồng thời thu cua bột qua lưới có kích thước 2mm. +Kỹ thuật vận chuyển cua bột đến ao ương : -Vận chuyển khô : Ðểmột lớp mỏng cát mịn ở đáy dụng cụ vận chuyển như : xô, can nhựa v.v độ dày của lớp cát khoảng 1 - 1,5 cm. -Mật độ vận chuyển khô : từ 2 - 3 con/cm2 diện tích đáy của dụng cụ vận chuyển. Thờigian vận chuyển từ 24 - 30 giờ. Tỷlệ sống đạt từ 90 - 99%. -Vận chuyển có nước. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Ðổlớp nước dày khoảng 1,5cm, bỏ một lớp mỏng rong biển phủ kín toàn bộ mặt đáy của dụng cụ vận chuyển, sau đó cho cua bột vào thùng vận chuyển, mật độ khoảng 3 - 4 con/cm2. Thờigian vận chuyển từ 2 - 3 giờ. -Vận chuyển bằng túi bơm ôxy : Mậtđộ vận chuyển từ 2000 - 5000 con/1 túi, thời gian vận chuyển khoảng 3 giờ, tỷ lệ sống đạt được rất thấp : từ 0% đến 20% vì thế không áp dụng phương pháp vận chuyển này. 2.6 Kỹ thuật ương cua giống từ C2,3 đến C5,6 (CW = 0,8 1 cm đến 1,2 - 2cm) 2.6.1ương cua bột ở ao đất a)Công việc chuẩn bị ao ương : -Chọn lựa ao : Chọn ao ở vùng cao triều, có chất đáy là cát hoặc cát bùn, đáy ao phải được phơi khô khi cải tạo, diệt tạp, có độ dốc về phía cống thoát nước khoảng 2%. Ao có dạng hình chữ nhật, mỗi ao có diện tích từ 200m2 - 400m2. -Cải tạo ao : Tháo cạn nước, phơi đáy ao ít nhất từ 5 - 7 ngày, san bằng toàn bộ đáy ao, sửa lại bờ ao, dùng lưới có kích thước mắt lưới 2a = 2 mm chắn xung quanh bờ ao, lưới chắn có góc nghiêng vào trong lòng ao so với bờ ao khoảng 45o. Trường hợp ao có độ pH thấp cần phải bón vôi để khử chua. -Chuẩn bị ao lưới : Ao lưới có 5 mặt, mỗi mặt có kích thước : 10m x 5 x 0,8 - 1m hoặc 8m x 5m x 0,8 - 1m, kích thước mắt lưới : a = 0,2mm. Ao lưới được đặt trong ao đất, mặt đáy phải được căng phẳng và ngập trong đáy bùn khoảng 1 cm. Mỗi ao đất có thể thả từ 4 - 6 ao lưới. -Cấp vào ao khoảng 70 - 80 cm nước có độ mặn từ 10 - 20 , pH 7,5 - 8,6; các yếu tố khác phù hợp với đời sống của thuỷ sinh vật. b)Thức ăn và phương pháp cho ăn -Chuẩn bị thức ăn cho 3 đến 5 ngày đầu : Nguyênliệu : Trứnggà30% Thịttôm, cua, hàu bócvỏ50% Nộitạng mực5% Bộtmì15% Khoángvi lượng vitamin0,01% Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Tấtcả nguyên liệu được trộn đều và xay mịn sau đó hấp cách thuỷ. Loại thức ăn này cho cua bột ăn trong 3 - 5 ngày đầu sau đó không cần phải cho ăn tiếp. -Sau ngày thứ 4 trở đi, cho ăn thịt cá tạp, nhuyễn thể, giáp xác, tất cả nguyên liệu đem hấp cách thuỷ sau đó băm nhỏ để cho cua ăn. -Hằng ngày cho cua ăn 2 lần vào buổi sáng (8 - 9 giờ) và buổi chiều (17 - 18 giờ). c)Chăm sóc quản lý. -Thả giống với mật độ 15 - 40 con/m2. - Thời gian ương từ 10 - 20 ngày, kích thước cua giống khi thu hoạch từ 1,2 - 2cm. -Tỷ lệ sống từ 60 - 80 %. -Quản lý chăm sóc : +Sau 5 ngày (tính từ lúc thả giống) tiến hành thay 1/3 lượng nước trong ao để kích thích sự lột xác phát triển. +Từ ngày thứ 10 trở đi : 5 ngày thay nước 1 lần, mỗi lần thay 1/2 nước cũ, bổ sung nước mới. -Thu hoạch : +Thu bằng nhá (vó) : cho thức ăn vào nhá để nhử cua vào sau đó kéo lên, chọn những con đạt tiêu chuẩn để thả nuôi. +Thu toàn bộ : thu cả ao lưới lên bờ để bắt toàn bộ cua giống. 2.6.2Vận chuyển cua giống Phươngpháp vận chuyển cua giống áp dụng theo phương pháp vận chuyển cua bột Nguồn: Tuyển tập các công trình nghiên cứu KHCN (1984-2004) của Trung tâm Nghiên cứu Thuỷ sản III Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquy_trinh_ky_thuat_san_xuat_cua_giong_loai_scylla_serrata_0775.pdf