Cây hoa mai vàng Yên Tử có từ lâu đời ở vùng núi Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh)
và được các chuyên gia Viện nghiên cứu Rau quả, nghiên cứu từ năm 2007. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, cây mai vàng Yên Tử có các đặc điểm khác với mai vàng miền
Nam ở các đặc tính: Búp và lá non màu xanh non, mọc chụm đầu cành, sau chuyển
sang màu xanh đậm, có nhiều nụ hoa, được sắp vào trong 1 cụm hoa. Khi đến độ tuổi
thành thục, cụm hoa bung ra, bên trong có rất nhiều nụ hoa. Các cụm hoa phân bố ở
đỉnh cành, ở các nách của lá trên cành và cả từ mầm ngủ trên thân, nên trên cây có rất
nhiều cụm hoa, hoa nở thành từng chùm, cả chùm hoa tạo thành 1 hình cầu, có đường
kính 15-20cm, hoa có 5 cánh, cánh hoa màu vàng chanh tươi, hình dẻ quạt, viền cánh
hoa lượn sóng và xếp thưa, tách rời nhau; hoa có mùi thơm dịu nhẹ, dễ chịu, đài hoa
xanh, sau chuyển sang màu đỏ, quả màu xanh, khi chín chuyển sang màu tím đen,
trông rất đẹp mắt, vì vậy cây mai không chỉ đẹp khi hoa nở mà còn đẹp cả khi hoa tàn,
quả hình thành và chín
22 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 775 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Quy trình kỹ thuật chăm sóc cây mai vàng Yên Tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm đọt xoăn lại, lá vàng,
cây sinh trưởng kém. Cây có rệp thường có kiến
và nấm bồ hóng đen xuất hiện. Rệp còn là môi
giới truyền bệnh virus cho cây
Đặc điểm hình thái
- Rệp trưởng thành cái không cánh, có thân
mềm hình bầu dục dài khoảng 3 mm, bên ngoài
phủ một lớp bột sáp trắng và có những sợi sáp
trắng hai bên mình, cuối bụng có một cặp đuôi
ngắn.
- Rệp đực trưởng thành có một cặp cánh
mỏng, cơ thể dài khoảng 2 mm, màu xám nhạt.
Rệp non giống trưởng thành cái nhưng nhỏ hơn.
Ảnh: Con trưởng thành cái và ấu trùng
trưởng thành đực của rệp sáp
- Rệp non thường tìm chỗ cây non để sống, thường là kẽ lá, chùm hoa.
- Khí hậu nóng và ẩm là điều kiện thích hợp cho rệp phát triển. Rệp sáp
dysmicoccus sinh sống phá hại trên nhiều loại cây.
Biện pháp phòng trừ
Phát hiện kịp thời và dùng tay giết rệp.
Có thể sử dụng 1 trong các loại thuốc sau: Pyrinex, Supracide, Polytrin,
Monster, phun theo nồng độ hướng dẫn trên bao bì.
5. Sâu đục thân, ngọn mai.
Tên khoa học: Cydia sp,
Họ: Olethreutidae; Bộ: Lepidoptera.
14
Triệu chứng : Sâu hại trên các
ngọn chồi non từ mùa xuân đến cuối
thu. Trưởng thành là 1 loại bướm nhỏ,
màu nâu đen, xuất hiện vào cuối xuân,
đẻ trứng vào các cuống lá mới nhú ở
các chồi ngọn, chồi nách. Sâu non màu
hồng nhạt, đục vào ngọn, chồi gây héo
hàng loạt, giảm số lượng cành dăm,
hoa kém. Ở những chỗ sâu đục có dịch
nhựa chảy và các hạt như mùn cưa đùn
ra.
Ảnh Sâu đục ngọn mai
Biện pháp phòng trừ: Thường xuyên theo dõi để phát hiện sâu hại, khi phát
hiện có sâu đã đục vào cành, thân dùng sợi thép nhỏ hoặc gai mây luồn theo lỗ đục để
diệt sâu, sau đó dùng bông hoặc đất sét trộn với Basudin 10H (hoặc các loại thuốc phun
phòng ở trên), bịt kín lỗ đục của sâu, dùng thuốc hoá học để bơm vào đó. Nếu không
theo dõi được sâu, có thể phun định kỳ vào các tháng 3- 6 là thời điểm sâu đục thân
thường xuất hiện. Các lần phun cách nhau 1 tháng, dùng các loại thuốc như Basudin,
Padan, Basa... liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì.. ở những vườn thường xuyên bị
hại nặng, dùng thuốc Regent 800 WG, Pegasus 500 SC theo nồng độ khuyến cáo,
phun hai lần vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè, sau mỗi đợt tỉa cành, có nhiều lộc non
mới nhú.
15
B. Bệnh hại mai Yên tử
1. Bệnh đốm lá
Nguyên nhân: do nấm Pestalotia palmarum gây nên
Triệu chứng
Đầu tiên bệnh xuất hiện chỉ là một chấm
nhỏ li ti, sau đó vết bệnh lan nhanh cả lá, viền vết
bệnh có mầu nâu đậm, chỗ tiếp giáp giữa mô
bệnh và mô khoẻ có quầng mầu vàng nhạt.
Bệnh nặng lá bị vàng rồi cháy lỗ chỗ, nhất
là bìa lá, làm lá quăn queo. Bệnh thường xuất
hiện trên những lá già rồi lan dần đến lá non, đọt
non. Ở nhánh non bị bệnh làm lá bị rụng, đọt bị
cháy khô, cây chậm phát triển.
Ảnh: Triệu chứng bệnh đốm lá
trên mai
Biện pháp phòng trừ
- Trồng với mật độ vừa phải để cây mai được thông thoáng.
- Vệ sinh vườn bằng cách cắt tỉa thu gom lá bị bệnh tiêu huỷ để tránh lây lan.
- Bón phân cân đối, tăng cường bón thêm phân hữu cơ và kali giúp cây kháng
bệnh.
- Dùng thuốc hoá học: Viben C, phun ướt đều cả hai mặt lá, cần lập lại 2-3 lần,
sau 5-7 ngày để trị bệnh. Phun từ 10-15 ngày/ lần để phòng trừ bệnh.
16
2. Bệnh cháy lá
Nguyên nhân: do nấm Pestalotia funereal
Lớp nấm bất toàn : Deuteromycetes
Triệu chứng
Bệnh hại chủ yếu trên lá, xuất hiện đầu tiên ở
chóp và mép lá tạo thành vệt màu nâu, lan dần vào
phiến lá thành mảng lớn, màu nâu xám, phân biệt rõ
với phần xanh của lá, mảng cháy có khi chiếm trên
1/2 diện tích lá. Trên vết bệnh có những chấm đen
nhỏ là ổ bào tử. Lá bệnh nặng chuyển màu vàng và
rụng. Bệnh phát sinh chủ yếu trên lá già.
Biện pháp phòng trừ
Bón phân đầy đủ, cân đối NPK, ngắt bỏ lá
bệnh, định kỳ phun thuốc gốc đồng và phân bón lá
cho cây.
Ảnh: bệnh cháy lá mai
3. Bệnh đốm đồng tiền
Nguyên nhân : do địa y gây nên
Triệu chứng: Ban đầu vết bệnh chỉ là những đốm
rất nhỏ 2-3 mm, sau đó phát triền dần lên có đường kính 3-
5 cm. Vết bệnh đa số có dạng hình tròn hoặc hơi tròn như
đồng tiền, màu xám trắng hay xám xanh. Nếu nặng nhiều
vết bệnh sẽ liên kết lại thành mảng lớn có hình dạng bất
định, loang lổ, cứ thế nhiều lớp chồng chất lên nhau làm
cho lớp vỏ của cây dày lên, có độ xốp giống như một lớp
nhung bao quanh gốc cây mai.
Ảnh: Địa y hại mai
17
Biện pháp phòng trừ
- Không nên trồng hoặc sắp xếp những chậu mai trong vườn quá dày, để vườn
mai được thông thoáng, khô ráo, dưới tán, dưới gốc cây nhận được thêm ánh sáng mặt
trời.
- Thiết kế mặt liếp để trồng mai (hoặc để đặt chậu mai) theo hình mai rùa, xẻ
rãnh thoát nước để nước không đọng lại trên mặt vườn trong mùa mưa - Định kỳ hàng
năm phun 2-3 lần, phun ướt đều thân cây bằng các thuốc gốc đồng như: Bordeaux,
CoC 85, Funguran
- Đối với những gốc mai đã bị bệnh: dùng thuốc Norshield 86.2 WG (3 g/lít
nước). Quét ướt đều thân, cành và gốc liên tục 3-5 đợt, mỗi đợt cách nhau 7-10 ngày.
4. Bệnh vàng lá
Nguyên nhân: do sinh lý gây nên
Triệu chứng
Lá non có màu vàng nhạt hoặc trắng
bạc, các gân lá còn xanh, phiến lá hơi bị
cong. Triệu chứng thường xuất hiện từ lá già
và đi dần lên trên. cây sinh trưởng chậm lại.
Điều kiện phát sinh phát triển
Thường xuất hiện vào những tháng
gần cuối năm, nguyên nhân chủ yếu do cây
tập trung dinh dưỡng để tạo búp hoa. Cây
mai trồng trong chậu, đất xấu, ít được bón
phân, thường bị bệnh vàng lá và bệnh cháy
lá.
Ảnh: Triệu chứng bệnh vàng lá
Biện pháp phòng trừ
Bón đầy đủ phân khi có hiện tượng vàng lá, ngoài bón phân nên kết hợp phun phân bón
lá có chất vi lượng, cây sẽ mau hết bệnh.
18
5. Bệnh mốc cam
Nguyên nhân: do nấm: Coniothyrium fuckelli.
Lớp Nấm nang: Ascomycetes
Triệu chứng
Bệnh hại chủ yếu trên cành và lá non; vết bệnh
lúc đầu là những đốm mầu hồng (hơi giống màu đỏ
đồng), sau đó vết bệnh cứ phát triển rộng dần ra bao
quanh hết cả đọan cành, đồng thời cũng phát triển lên
cả phía trên và phía dưới của chỗ bị bệnh. Khi vết bệnh
đã bao quanh kín hết cả một đọan cành thì đa số những
lá mai phía trên chỗ bị bệnh sẽ có mầu vàng, xanh
loang lổ, rồi bị rụng dần, khúc cành phía trên chỗ bị
bệnh trở lên khô nứt, giòn dễ gẫy. Bệnh nặng làm cành
khô và chết.
Điều kiện phát triển bệnh
Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 25-30oc và
ẩm độ cao. Bệnh thường gây hại nặng giai đoạn đầu và
giữa mùa mưa.
Ảnh: Triệu chứng bệnh mốc cam
Biện pháp phòng trừ
Định kỳ tỉa cành, cắt bỏ các cành bị gẫy hoặc bị bệnh. Sau khi tỉa cành phun
thuốc Daconil, Zineb, COC 85, phun theo chỉ dẫn ghi trên bao bì
19
6. Bệnh rỉ sắt
Nguyên nhân: do nấm Phragmidium mucronatum
Lớp nấm đảm: Basidiomycetes
Triệu chứng
Bệnh hại chủ yếu trên lá, đôi khi có trên cành
non.
Vết bệnh là những đốm nhỏ màu vàng cam hơi
đỏ, xung quanh có viền nhạt màu.
Đốm bệnh nổi lên trên có lớp bột màu vàng. Bị
năng, nhiều đốm bệnh chi chít mặt dưới lá, làm lá
vàng và rụng sớm.
Trên cành bệnh làm cành teo tóp lại, chồi phát
triển kém và có thể héo khô.
Ảnh: Triệu chứng bệnh rỉ sắt
Điều kiện phát triển bệnh
Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 32 - 35oc. Bệnh thường gây hại nặng giai đoạn
đầu và giữa mùa mưa.
Biện pháp phòng trừ
Tỉa bỏ các cành lá bệnh tập trung tiêu huỷ. Bón lân và kali tăng sức chống bệnh cho
cây. Tưới nước vừa phải.
Khi bị bệnh nặng có thể phun một trong những loại thuốc sau: Bayfidan, Score,
Anvil, Bumber, phun theo chỉ dẫn ghi trên bao bì thuốc.
20
21
Sơ đồ tóm tắt Quy trình kỹ thuật chăm sóc cây Mai vàng Yên Tử
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Đình Trung
Bước 1: Chọn cây
đem trồng
Bước 2: Chuẩn bị
trước khi trồng
Bước 3: Thao tác
trồng cây
Bước 4: Chăm sóc cây
sau khi trồng
Tuổi cây
Chiều cao
Đường kính thân
Tưới nước
Bón phân
Làm cỏ
Phòng trừ sâu bệnh
Chuẩn bị đất,
Chuẩn bị giá thể,
Chuẩn bị chậu trồng
Trồng xuống luống đất
Trồng cây vào chậu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quy_tnh_chm_sc_mai_vng_yn_t_6521.pdf