Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập(quy luật mâu thuẫn) nói lên nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển. Theo quy luật này, nguồn gốc và động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động, phát triển chính là mâu thuẫn khách quan, vốn có của sự vật.
17 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập - Hoàng Thanh Xuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lậpKhoa Mác Lênin & Tư tưởng HCMGiáo viên: Hoàng Thanh XuânQuy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập(quy luật mâu thuẫn) nói lên nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển. Theo quy luật này, nguồn gốc và động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động, phát triển chính là mâu thuẫn khách quan, vốn có của sự vật. 1. Khái niệm mâu thuẫn và các tính chất chung của mâu thuẫn- Khái niệm mâu thuẫn:Mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ vừa thống nhất, vừa đấu tranh và vừa chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.Nhân tố tạo thành mâu thuẫn là mặt đối lập. Mặt đối lập dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng đồng thời là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau.Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau theo hướng trái ngược nhau, xung đột lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng.Simple - ComplexĐây được gọi là gì?- Các tính chất chung của mâu thuẫn:Tính khách quan: Tất cả các sự vật, hiện tượng đều chứa đựng các mặt đối lập và mâu thuẫn, nên chúng tồn tại khách quan và không phụ thuộc vào ý thức của con người.Tính phổ biến: Mâu thuẫn có tính phổ biến vì nó tồn tại trong mọi sự vật hiện tượng, mọi giai đoạn hay quá trình, tồn tại trong cả lĩnh vực tự nhiên, xã hội cho đến tư duy của con người.Tính đa dạng, phức tạp: Trong mỗi sự vật hiện tượng, mỗi giai đoạn hay quá trình khác nhau, không gian và thời gian khác nhau đều tồn tại những mâu thuẫn khác nhau. Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại trong nó rất nhiều mâu thuẫn, mỗi loại mâu thuẫn lại giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với quá trình vận động, tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng.2. Quá trình vận động của mâu thuẫn- Thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, không tách rời nhau, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề, làm cơ sở.- Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau.???????????????!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!- Trong sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập thì đấu tranh là tuyệt đối, còn sự thống nhất chỉ là tương đối và tạm thời, thoáng qua.- Sự đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình diễn ra rất quanh co, phức tạp và có nhiều giai đoạn.“Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập” – Lênin3. Ý nghĩa phương pháp luận- Vì mâu thuẫn có tính khách quan, tính phổ biến, vừa là nguồn gốc, vừa là động lực của sự vận động và phát triển. Nên trong nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn phải tôn trọng mâu thuẫn, phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm được nguồn gốc, bản chất, khuynh hướng vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.??- Vì mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú nên trong nhận thức và giải quyết mâu thuẫn phải có quan điểm lịch sử - cụ thể, cũng như cần phân biệt đúng vị trí, vai trò của các loại mâu thuẫn trong từng điều kiện, hoàn cảnh nhất định, qua đó có thể tìm ra những phương pháp cải tạo thực tiễn đạt hiệu quả cao nhất.Muốn phát triển kinh tế ổn định và bền vững thì Việt Nam phải làm những gì?Thank you everyone for watching
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quy_luat_mau_thuan_4149.pptx