- Phủ định là quá trình thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển.
Về cơ bản, sự phủ định là những phủ định không tạo ra điều kiện cho sự phát triển, thậm chí chấm dứt quá trình tồn tại của một sự vật.
16 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 864 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Quy luật phủ định của phủ định - Hoàng Thanh Xuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy luật phủ định của phủ địnhKhoa Mác – Lênin & Tư tưởng Hồ Chí MinhGiáo viên: Hoàng Thanh Xuân1. Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng- Phủ định là quá trình thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển.Về cơ bản, sự phủ định là những phủ định không tạo ra điều kiện cho sự phát triển, thậm chí chấm dứt quá trình tồn tại của một sự vật.- Phủ định biện chứng là sự phủ định tự thân, là mắt khâu trong quá trình dẫn đến sự ra đời của sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ.ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA PHỦ ĐỊNH BiỆN CHỨNGTính khách quanTính kế thừa Về tính khách quan: nguyên nhân của sự phủ định, cái mới ra đời thay thế cái cũ là kết quả của quá trình tự giải quyết liên tục những mâu thuẫn trong sự vật ấy, nó không chịu sự tác động, chi phối của các yếu tố bên ngoài. Về tính kế thừa: cái mới chỉ có thể ra đời trên nền tảng của cái cũ, là sự tiếp tục phát triển cái cũ trên cơ sở gạt bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu và giữ lại có chọn lọc, cải tạo những mặt còn phù hợp với hiện thực.Như vậy, phủ định biện chứng không chỉ khắc phục cái cũ, sự vật cũ mà còn liên kết giữa cái mới và cái cũ, sự vật mới với sự vật cũ, giữa hiện tại với quá khứ Có thể nói, phủ định biện chứng là mắt khâu tất yếu của mối liên hệ phổ biến và của sự phát triển.2. Nội dung quy luật phủ định của phủ định- Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển của sự vật là do quá trình tự giải quyết mâu thuẫn bên trong của chính sự vật đó quy định.- Phủ định của phủ định là sự tổng hợp tất cả những yếu tố tích cực đã được phát triển từ trước, đó là sự vật mới ra đời cao hơn sự vật cũ về chất.- Phủ định của phủ định kết thúc giai đoạn của một chu kỳ phát triển, đồng thời là điểm khởi đầu cho một chu kỳ mới tiết theo.Cấp III(10-11-12)Cấp II(6-7-8-9)Cấp I(1-2-3-4-5)Để hoàn thành một chu kỳ phát triển của mình, sự vật phải trải qua ít nhất hai lần phủ định. Hình ảnh đường “xoáy ốc” diễn tả được rõ ràng nhất tính chất biện chứng, tính kế thừa, tính lặp lại, tính tiến lên của sự vận động và phát triển. Mỗi vòng mới của đường “xoáy ốc” thể hiện tính vô tận của sự phát triển từ thấp đến cao.Phủ định lần IPhủ định lần IIVí dụ về quá trình phủ định của con người: Trẻ thơ – thiếu niên – thanh niên – trung niên – cao niên3. Ý nghĩa phương pháp luậnThứ nhất, nghiên cứu quy luật giúp con người xác định được đúng đắn xu hướng phát triển của sự vật. Sự vật không bao giờ phát triển theo đường thẳng mà rất quanh co, phức tạp(nhất là trong đời sống xã hội).Thứ hai, hiểu được đặc điểm, bản chất và các mối liên hệ của sự vật sẽ giúp con người nhận thức và cải tạo thực tiễn có hiệu quả. Thứ ba, trong hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn, con người phải biết kế thừa tinh hoa của cái cũ, lọc bỏ và cải tạo cái tiêu cực nhằm thúc đẩy sự vật phát triển theo hướng tiến bộ.Thứ tư, cần phải nâng cao tính tích cực của nhân tố chủ quan trong mọi hoạt động, phải có niềm tin vào sự chiến thắng của cái mới, cái tiến bộ. Đồng thời đấu tranh chống lại tư tưởng bảo thủ, giáo điều kìm hãm sự phát triển.Cảm ơn các bạn đã theo dõi và lắng nghe!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quy_luat_phu_dinh_cua_phu_dinh_5648.pptx