Các loại tiền tệ được liệt kê dưới đây so với đồng đô la Canada.Một thanh màu xanh lá cây chỉ ra rằng loại tiền tệ địa phương được định giá quá cao bởi tỷ lệ phần trăm con số hiển thị trên trục; tiền tệ là như vậy, dự kiến sẽ giảm giá so với đồng đô la Canada trong thời gian dài.Một thanh màu đỏ cho biết đánh giá thấp của đồng nội tệ, tiền tệ là như vậy, dự kiến sẽ tăng giá so với đồng đô la Canada trong thời gian dài.
18 trang |
Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 2221 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Quy luật một giá và thuyết ngang giá sức mua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN
MÔN : LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
ĐỀ TÀI : QUY LUẬT MỘT GIÁ VÀ THUYẾT NGANG GIÁ SỨC MUA
GV HƯỚNG DẪN : ThS TRẦN HÙNG SƠN
NHÓM 19_K10405B
Thành viên nhóm:
Dương Thị Kim Liên K104050857
Đặng Hồng Thanh K104050898
Nguyễn Thị Hoàng Thiện K104050902
Nguyễn Hoài Thương K104050910
Nguyễn Hoàng Quốc Trí K104050921
Mục Lục
Lời mở đầu
Trong nền kinh tế hàng hóa hiện đại, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng khác nhau cả về hình thức lẫn giá trị và đều tham gia ngày càng tích cực vào đời sống kinh tế, xã hội theo trình độ phát triển và vị thế của quốc gia mình. Trong quá trình tham gia các hoạt động thương mại, đầu tư, vay mượn và trao đổi quốc tế …. Các nước, các tổ chức, cá nhân, các đối tác phải thanh toán với nhau thông qua các đồng tiền của các bên được chuyển đổi, tính toán theo một tương quan, tỷ lệ nhất định. Như chúng ta đã được tìm hiểu và biết về tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước với nhau mà trong thời đại ngày nay sự so sánh đó là sự so sánh sức mua của các tiền tệ. Mà một trong những cơ sở hình thành nó chính là thuyết ngang giá sức mua (PPP), một trong những lí thuyết nổi tiếng nhất và gây nhiều tranh cãi nhất trong tài chính quốc tế. Thuyết ngang giá sức mua ban đầu được phát triển bởi nhà kinh tế học cổ điển David Ricardo vào thế kỉ 19. Nhưng chính Gustar Casel, một nhà kinh tế người Thụy Điển mới là người phổ biến rộng rãi PPP vào những năm 20 của TK XX. Thuyết PPP có nhiều hình thức khác nhau, theo hình thức tuyệt đối thì thuyết PPP là sự phát triển của quy luật một giá. Thuyết Ngang giá Sức Mua lại đảm bảo mức giá của cùng một loại hàng hóa ở hai thị trường hai nước khác nhau sẽ có mức giá ngang nhau sau khi quy đổi theo tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, thuyết Ngang giá Sức Mua chỉ có giá trị trong lý thuyết kinh tế và trong các hoạt động kinh tế ngắn hạn, ít khi xảy ra trong thực tế vì các lý do liên quan tới chính sách xuất – nhập khẩu, thuế, chi phí đi lại, vị trí địa lý… mặc dù các bên tham gia thị trường (người mua, người bán, các nhà đầu cơ) luôn có xu hướng làm cân bằng mức giá của loại hàng hóa đó trên các thị trường. Vì vậy, thuyết PPP tuyệt đối hiếm khi thấy trong thực tế, nhưng thuyết PPP tương đối lại khá phố biến. Và để giải thích và hiểu hơn về những vấn đề trên, hôm nay mời thầy và các bạn đến với bài thuyết trình của nhóm chúng tôi: “Quy luật một già và thuyết ngang giá sức mua”.
Quy luật một giá:
Các giả định:
Thị trường hoàn hảo: (cạnh tranh hoàn hảo)
Tất cả các hàng hóa trao đổi được coi là giống nhau. Nghĩa là hàng hóa phải cùng một chất lượng và số lượng, các hàng hóa bán ra không khác nhau về quy cách, phẩm chất, mẫu mã và người mua không phải quan tâm đến việc họ mua các đơn vị hàng hóa đó của ai
Tất cả người bán và người mua có hiểu biết đầy đủ về các thông tin về mua bán và trao đổi
Không có gì cản trở việc gia nhập hay rút khỏi thị trường của một người mua hay một người bán
Để giành ưu thế trong thị trường thì doanh nghiệp phải tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành,hoặc làm khác biệt hóa sản phẩm
Không có tình trạng độc quyền : Nhiều người mua người bán, không chủ thể đơn lẻ nào khống chế được thị trường
Chi phí giao dich ( kể cả chi phí vận chuyển) không đáng kể
Không có sự can thiệp của chính phủ.
Nội dung quy luật:
Nếu hai nước sản cuất cùng một loại hàng hóa, giá của hàng hóa này phải giống nhau trên toàn thế giới, nước nào sản xuất không quan trọng.
Ví dụ: Giả sử thép của Mỹ giá 100 USD/tấn và thép của Nhật là 10.000 yên/tấn. Quy luật một giá cho rằng tỉ giá giữa yên và USD phải là 100 yên trên 1 USD (hay $0,01 trên 1 yên) để một tấn thép Hoa Kỳ có thể bán tại Nhật với giá 10.000 yên (giá của thép Nhật) và một tấn thép của Nhật có thể bán tại Hoa Kỳ với giá 100 USD ( giá của thép Hoa Kỳ).
Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo,tự do thương mại,chi phí vận tải bằng 0,giá của các hàng hóa giống hệt nhau tại các quốc gia khác nhau là như nhau khi quy về cùng 1 đồng tiền.
Quy luật một giá là cơ sở của lý thuyết ngang giá sức mua
Quy luật một giá bị phá vỡ, thì kinh doanh chênh lệch giá thông qua các hành vi mua hàng hóa ở thị trường có giá thấp và bán ở thị trường có giá cao giúp khôi phục trở về trạng thái cân bằng.
Nguyên nhân hình thành:
Chế độ tỷ giá cố định
Tỷ giá cố định: hành vi kinh doanh chênh lệch giá làm cho giá hàng hóa ở nước ngoài tăng lên và giá hàng hóa trong nước giảm xuống. Dẫn đến hai vế của bất đẳng thức bằng nhau và thị trường trở lại trạng thái cân bằng.
Kết luận: trong chế độ tỷ giá cố định, trạng thái cân bằng của quy luật một giá được thiết lập thông qua quá trình chu chuyển hàng hóa từ nơi có giá thấp đến nơi có giá cao, làm cho giá cả ở các thị trường khác nhau thay đổi và trở nên ngang bằng với nhau. Quá trình này diễn ra chậm chạp, nghĩa là các cơ hội kinh doanh chênh lệch giá thường tồn tại và kéo dài.
Chế độ tỷ giá thả nổi
Do tỷ giá thả nổi nên có thể thay đổi một cách linh hoạt.
Kết luận: Trong chế độ tỷ giá thả nổi, trạng thái cân bằng của Quy luật một giá được thiết lập trở lại thông qua sự thay đổi của tỷ giá hơn là thay đổi giá cả hàng hóa. Quá trình này diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
Ví dụ:
Tại cùng 1 thời điểm nếu giá xăng tính bằng USD ở VN cao hơn Mỹ thì người ta sẽ nhập xăng ở Mỹ chuyển về tiêu thụ ở Việt Nam để thu lợi nhuận.Vì vậy, giá xăng ở Mỹ cao lên còn ở Việt Nam giảm xuống dẫn đến kinh doanh chênh lệch giá sẽ dừng lại,tức là giá cả sẽ như nhau ở các thị trường khác nhau.
Kết luận: Quy luật một giá chịu sự tác động của quy luật cung-cầu
Thuyết ngang giá sức mua (Purchasing Power Parity PPP) :
Ngang giá sức mua là lý thuyết được phát triển vào năm 1920 bởi Gustav Cassel. Đây là một phương pháp điều chỉnh tỉ giá hối đoái giữa hai tiền tệ để cân bằng sức mua của hai đồng tiền này. Lý thuyết ngang giá sức mua chủ yếu dựa trên quy luật giá cả, và giả định rằng trong một thị trường hiệu quả, mỗi loại hàng hoá nhất định chỉ có một mức giá.
Nội dung:
Khái niệm:
Thuyết Ngang giá Sức Mua (PPP Theory) được phát biểu như sau: “Tỷ giá hối đoái giữa hai loại tiền tệ sẽ được điều chỉnh sao cho giá của cùng một loại mặt hàng ở thị trường nội địa của hai nước đó có mức giá tương đương nhau.
Ví dụ:
Giả sử tỷ giá hối đoái giữa VND và USD là 20.000VND/USD.Một kilogram cà phê có giá 5USD tại thị trường Mỹ và có giá 40.000VND tại thị trường VN.Khi đó giá của 1kg cà phê chỉ có giá 2USD nếu thanh toán bằng USD tại thị trường VN. Điều này sẽ dẫn tới xu hướng có những người ở Mỹ sang VN mua cà phê thay vì mua tại nước họ. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra thì:
Những người Mỹ phải ra các điểm đổi tiền để đổi tiền USD sang VND, điều này dẫn đến tiền VND sẽ trở nên có giá trị hơn và do đó tỷ giá VND/USD sẽ giảm.
Nhu cầu mua cà phê tại thị trường Mỹ giảm nên theo Quy luật Cung – Cầu, giá bán của cà phê cũng giảm đi.
Nhu cầu mua cà phê tại thị trường VN gia tăng, nên theo Quy luật Cung – Cầu, giá bán của cà phê sẽ phải tăng lên.
Nếu những điều ở trên xảy ra, tỷ giá VND/USD sẽ giảm từ 20.000VND xuống 18.000VND đổi được 1USD, giá cà phê ở thị trường Mỹ giảm còn 3USD, giá cà phê tại thị trường VN tăng lên 54.000VND, thì ý định mua cà phê từ VN đem về Mỹ bị phá sản hoàn toàn. Thực vậy, việc đổi 3USD sang 54.000VND (với tỷ giá 18.000VND/USD) để mua cà phê tại VN trở nên vô nghĩa. Nghĩa là, Thuyết Ngang giá Sức Mua đảm bảo cùng một loại hàng hóa thì mức giá của nó tại thị trường nội địa của hai nước đó sẽ ngang nhau sau khi quy đổi theo tỷ giá hối đoái.
Tương tự, nếu như những người ở VN có xu hướng đem cà phê từ VN giá 40.000VND sang bán tại thị trường Mỹ với giá 5USD thì những điều sau sẽ xảy ra:
Nhu cầu mua cà phê tại thị trường VN gia tăng, nên theo Quy luật Cung – Cầu, giá bán của cà phê tại VN sẽ tăng lên.
Nhu cầu mua cà phê tại thị trường Mỹ giảm, nên theo Quy luật Cung – Cầu, giá bán của cà phê tại Mỹ sẽ giảm.
Sau khi thu được USD từ việc bán cà phê tại Mỹ, những người này phải ra các điểm đổi tiền để đổi tiền USD sang lại VND. Điều này dẫn đến đồng VN sẽ có giá trị hơn và tỷ giá VND/USD sẽ tăng.
Và nếu như những điều trên đây xảy ra, giá cà phê tại VN tăng lên 54.000VND, giá cà phê tại thị trường Mỹ giảm xuống 3USD và tỷ giá USD/VND giảm xuống 18.000VND; thì việc mua 1kg cà phê với giá 54.000VND, đem sang Mỹ bán thu về3USD, sau đó quy đổi trở lại sang lại 54.000VND (theo tỷ giá 18.000VND) là một chuỗi hoạt động kinh tế vô nghĩa. Một lần nữa, Thuyết Ngang giá Sức Mua lại đảm bảo mức giá của cùng một loại hàng hóa ở hai thị trường hai nước khác nhau sẽ có mức giá ngang nhau sau khi quy đổi theo tỷ giá hối đoái.
Kết luận: Tuy nhiên, thuyết Ngang giá Sức Mua chỉ có giá trị trong lý thuyết kinh tế và trong các hoạt động kinh tế ngắn hạn, ít khi xảy ra trong thực tế vì các lý do liên quan tới chính sách xuất – nhập khẩu, thuế, chi phí đi lại, vị trí địa lý… mặc dù các bên tham gia thị trường (người mua, người bán, các nhà đầu cơ) luôn có xu hướng làm cân bằng mức giá của loại hàng hóa đó trên các thị trường.
Phương pháp tính PPP:
Công thức tính:
Trong đó
S là tỉ lệ trao đổi giữa đồng tiền 1 với đồng tiền 2
P1 là giá cả của hàng hoá X tính bằng đồng tiền 1
P2 là giá cả của hàng hoá X tính bằng đồng tiền 2
Ví dụ:
Với 1 đôla ở Việt Nam ta có thể mua được nhiều thứ hơn 1 đôla tiêu ở Mỹ. Sự khác biệt giữa tỉ giá hối đoái ngang giá sức mua và tỉ giá hối đoái thị trường là rất lớn.
Theo các thống kê về tình hình phát triển thế giới của World Bank năm 2005, nếu tính ngang giá sức mua thì 1 đôla Mỹ tương đương 1.8 nhân dan tệ của Trung Quốc (tính vào năm 2003), tuy nhiên, tỉ giá danh nghĩa giữa hai đồng tiền này là 1 đôla bằng 7.9 nhân dân tệ. Sự khác biệt này có nhiều ý nghĩa, vd GDP bình quân đầu người của Trung Quốc là khoảng 1.800$ trong khi nếu tính theo ngang giá sức mua, con số này lên tới 7.204$_một con số khẳng định vị trí nền kinh tế thứ hai thế giới. Tuy nhiên, cũng tính theo ngang giá sức mua, GDP bình quân đầu người của Nhật Bản sẽ sụt xuống còn 30.615$ trong khi đó con số danh nghĩa là 37.600$.
Vai trò của ngang giá sức mua:
Một tỉ giá hối đoái ngang giá sức mua sẽ cân bằng sức mua của hai loại tiền tệ khác nhau tại mỗi quốc gia với một giỏ hàng hoá nhất định.
Loại tỉ giá hối đoái đặc biệt này thường được sử dụng để so sánh chất lượng cuộc sống của người dân tại hai hay nhiều quốc gia khác nhau.
Điều chỉnh tỉ giá hối đoái giữa các đồng tiền sẽ cho kết quả khả quan hơn là chỉ đơn thuần so sánh tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia sử dụng các đồng tiền đó.( Tuy nhiên việc điều chỉnh tỉ giá hối đoái cũng gây nhiều tranh cãi vì việc tạo một giỏ hàng hoá để so sánh sức mua tiền tệ giữa các quốc gia là vô cùng khó khăn.)
Thị trường ngoại hối có sự biến động rất mạnh mẽ nhưng có rất nhiều người tin rằng tỉ giá hối đoái ngang giá sức mua phản ánh sự cân bằng về giá trị trong dài hạn.
Nếu sử dụng tỉ giá thị trường, không có sự điều chỉnh thì kết quả có thể sẽ có sự sai lệch bởi vì giá cả của các hàng hoá và dịch vụ phi thương mại ở các nước nghèo thì thường thấp hơn nhiều so với các nước phát triển
Tỉ giá hối đoái ngang giá sức mua phản ánh sự cân bằng về giá trị trong dài hạn
Tại sao thuyết ngang bằng sức mua không thể giải thích trọn vẹn tỉ giá?
Thuyết ppp không tính đến nhiều loại hàng hóa và dịch vụ không được buôn bán qua biên giới hai nước.Ngay cả hàng hóa trao đổi được không phải lúc nào cũng thay thế cho nhau khi chúng được sản xuất ở các nước khác nhau.
Có rất nhiều mặt hàng khó đem ra trao đổi:như nhà cửa, đất đai, các dịch vụ nhà hàng, cắt tóc, …là những hàng hóa không có giao dịch ngoại thương
Sự tăng giá của các hàng hóa dịch vụ này có thể tác động lên mức giá chung của quốc gia nhưng ta không chắc rằng chúng có tác động trực tiếp lên tỉ giá
Một số vấn đề liên quan:
Điều kiện ngang bằng lãi suất ( Interest Parity Condition) -Lãi suất nội địa bằng lãi suất nước ngoài cộng với khoản tăng giá dự tính của đồng tiền nước ngoài.
-Hay là lãi suất nội địa bằng lãi suất nước ngoài trừ đi sự tăng giá dự tính của đồng nội tệ. -Giải thích: khi lãi suất nội địa cao hơn nước ngoài, đồng tiền nước ngoài sẽ tăng giá một khoảng bằn chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền( nhằm đảm bảo ngang giá sức mua). VD: lãi suất trong nước là 15%, lãi suất nước ngoài là 10%, thì đồng tiền nước ngoài phải tăng giá 5% nhằm bù đắp cho lãi suất nước ngoài đang thấp hơn.
Mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá:
-Xét trường hợp đồng VND và USD (các yếu tố khác không đổi)Khi lựa chọn nắm giữ đồng tiền nội tệ và đồng ngoại tệ (cụ thể là USD), người ta sẽ xem xét mức lãi suất thực tế (1) của 2 đồng tiền này - Giải thích: Khi Lãi suất của VND cao hơn lãi suất của USD (lãi suất thực), người ta sẽ có xu hướng chuyển từ nắm giữ USD sang nắm giữ VND. Điều này làm cho nhu cầu VND tăng lên, cầu về USD giảm đi, từ đó giá USD sẽ giảm đi so với VND, hay tỷ giá giảm tới một mức tỷ giá mới mà cung cầu USD - VND trở nên cân bằng. Khi đó, lãi suất thực tế của VND và USD tương đương nhau (điều kiện ngang bằng lãi suất và không tính tới lạm phát). Khi có ảnh hưởng của lạm phát, mặc dù lãi suất danh nghĩa tăng, nhưng lãi suất thực tế giảm, lúc này ngược lai - VND sẽ giảm giá so với USD, dẫn tới tỷ giá tăng. Ngược lại, khi đồng USD tăng giá, để tạo cân bằng trên thị trường ngoại hối, NHTW sẽ chủ động tăng lãi suất đồng nội tệ(VND) thông qua đẩy mạnh lượng cung ngoại tệ ra nền kinh tế đồng thời hút bớt đồng nội tệ về. Điều này làm cho cung cầu ngoại hối trở nên cân bằng.
Tỷ giá trong dài hạn
a.Trong dài hạn, tỷ giá hối đoái tuân theo 3 nguyên lý đã nêu: - Qui luật một giá:- Thuyết ngang bằng sức mua (Purchasing Power Parity-PPP)- Điều kiện ngang bằng lãi suất ( Interest Parity Condition) b.Hạn chế:
Lãi suất và tỷ giá chỉ có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau một cách gián tiếp, chứ không phải là mối quan hệ trực tiếp và nhân quả.
Các yếu tố để hình thành lãi suất và tỷ giá không giống nhau.
Lãi suất biến động do tác động của quan hệ cung cầu của vốn cho vay.
Lãi suất có thể biến động trong phạm vi tỷ suất lợi nhuận bình quân và trong một tình hình đặc biệt, có thể vượt quá tỷ suất lợi nhận bình quân.
Còn tỷ giá hối đoái thì do quan hệ cung cầu về ngoại hối quyết định, mà quan hệ này lại do tình hình của cán cân thanh toán dư thừa hay thiếu hụt quyết định.
c.Kết luận:
Như vậy là nhân tố hình thành lãi suất và tỷ giá không giống nhau, do đó biến động của lãi suất (lên cao chẳng hạn) không nhất thiết đưa đến tỷ giá hối đoái biến động theo ( hạ xuống chẳng hạn). Lãi suất lên cao có thể thu hút vốn ngắn hạn của nước ngoài chạy vào, nhưng khi tình hình chính trị, kinh tế và tiền tệ trong nước không ổn định, thì không nhất thiết thực hiện được, bởi vì với vốn nước ngoài, vấn đề lúc đó lại đặt ra trước tiên là sự đảm bảo an toàn cho số vốn chứ không phải là vấn đề thu hút được lãi nhiều.
Các yếu tố ảnh hưởng tới lãi suất và tỷ giá:- Lạm phát giữa các quốc gia- Cung-cầu ngoại hối- Cán cân thanh toán quốc tế ( hệ quả của Cung- cầu ngoại tệ)- Chính sách ngoại thương- Hoạt động đầu cơ- Tình hình chính trị trong nước và quốc tế
Khó khăn trong việc tính PPP:
Việc tính toán ngang giá sức mua là rất phức tạp vì trên thực tế có sự khác biệt lớn về mức giá giữa các quốc gia, chênh lệch trong giá thực phẩm có thể lớn hơn so với sự chênh lệch trong giá nhà ở, hoặc có thể không biến động nhiều bằng giá các dịch vụ giải trí....Người dân ở các quốc gia khác nhau có thói quen tiêu dùng khác nhau tức là sẽ có các giỏ hàng hoá khác nhau. Vì vậy việc so sánh giá cả của các giỏ hàng hoá khác nhau thông qua chỉ số giá cả là rất cần thiết.Đây cũng lại là một nhiệm vụ rất khó khăn bởi mô hình mua bán và thậm chí các hàng hoá mua bán trên thị trường cũng rất khác nhau giữa các nước.Ngoài ra, khi tiến hành so sánh ngang giá sức mua giữa các thời kì cần tính đến những tác động của nhân tố lạm phát.
Tác động của PPP trong việc định giá đồng tiền:
Hai biểu đồ dưới đây so sánh PPP của một loại tiền tệ với tỷ giá hối đoái thực tế của nó so với đồng đô la Mỹ so với đồng đô la Canada, tương ứng. The charts are updated periodically to reflect the current exchange rate. Các bảng xếp hạng được cập nhật định kỳ để phản ánh tỷ giá hối đoái hiện tại. It is also updated once a year to reflect new estimates of PPP. Nó cũng được cập nhật mỗi năm một lần để phản ánh ước tính mới của PPP. The PPP estimates are taken from studies carried out by the Organization of Economic Cooperation and Development (OECD) and others; however, they should not be taken as "definitive".Các ước tính PPP được lấy từ các nghiên cứu thực hiện bởi Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và các tổ chức khác.Different methods of calculation will arrive at different PPP rates. Phương pháp khác nhau tính đến tỷ lệ PPP khác nhau.
The currencies listed below are compared to the US Dollar. Các loại tiền tệ được liệt kê dưới đây so với đồng đô la Mỹ. A green bar indicated that the local currency is overvalued by the percentage figure shown on the axis; the currency is thus expected to depreciate against the US Dollar in the long run. Một thanh màu xanh lá cây chỉ ra rằng loại tiền tệ địa phương được định giá quá cao bởi tỷ lệ phần trăm con số hiển thị trên trục; tiền tệ là như vậy, dự kiến sẽ giảm giá so với đồng USD trong thời gian dài. A red bar indicates undervaluation of the local currency; the currency is thus expected to appreciate against the US Dollar in the long run. Một thanh màu đỏ cho biết đánh giá thấp của đồng nội tệ, tiền tệ là như vậy, dự kiến sẽ tăng giá so với đồng đô la Mỹ trong thời gian dài.
A green bar indicated that the local currency is overvalued by the percentage figure shown on the axis; the currency is thus expected to depreciate against the Canadian Dollar in the long run.Các loại tiền tệ được liệt kê dưới đây so với đồng đô la Canada.Một thanh màu xanh lá cây chỉ ra rằng loại tiền tệ địa phương được định giá quá cao bởi tỷ lệ phần trăm con số hiển thị trên trục; tiền tệ là như vậy, dự kiến sẽ giảm giá so với đồng đô la Canada trong thời gian dài.A red bar indicates undervaluation of the local currency; the currency is thus expected to appreciate against the Canadian Dollar in the long run.Một thanh màu đỏ cho biết đánh giá thấp của đồng nội tệ, tiền tệ là như vậy, dự kiến sẽ tăng giá so với đồng đô la Canada trong thời gian dài.
Các loại tiền tệ được liệt kê dưới đây so với đồng euro châu Âu.A green bar indicated that the local currency is overvalued by the percentage figure shown on the axis; the currency is thus expected to depreciate against the Euro in the long run.Một thanh màu xanh lá cây chỉ ra rằng loại tiền tệ địa phương được định giá quá cao bởi tỷ lệ phần trăm con số hiển thị trên trục; tiền tệ là như vậy, dự kiến sẽ giảm giá so với đồng Euro trong thời gian dài.A red bar indicates undervaluation of the local currency; the currency is thus expected to appreciate against the Euro in the long run.Một thanh màu đỏ cho biết đánh giá thấp của đồng nội tệ, tiền tệ là như vậy, dự kiến sẽ tăng giá so với đồng Euro trong thời gian dài.
Vận dụng thuyết PPP ở Việt Nam:
Nhận xét chungTại Việt Nam, lý thuyết PPP không còn đúng trong dài hạn đối với trường hợp nghiên cứu những nhân tố tác động đến TG thực giữa USD và VND. Phân tích định lượng chỉ ra rằng những cải cách trong TG danh nghĩa, thay đổi mức giá trong và ngoài nước đã gây ra những thay đổi trong TG thực dài hạn. Thực tế nghiên cứu chỉ ra rằng chính sự tăng trưởng khác nhau của NSLĐ trong khu vực hàng hoá TM được và không TM được dẫn đến sự thay đổi trong TG thực giữa đồng VND và USD. TG thực sẽ tăng giá nếu như sự chênh lệch NSLĐ giữa khu vực hàng hoá không TM được và TM được tăng.Ngoài ra, TG thực cũng bị tác động bởi chi phí lao động giữa các nước. Sự thay đổi trong việc tăng giá bán trong dài hạn khiến các hãng kinh doanh trong khu vực hàng hoá TM được điều chỉnh giá bán theo mức giá thị trường. Điều này cũng dẫn tới sự dịch chuyển trong TG thực dài hạn. TG thực trong dài hạn bị mất giá khi mà những thay đổi trong xu hướng tăng giá bán tăng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sự khác biệt tăng giá bán chỉ mang đến những gợi ý ban đầu phục vụ cho các nghiên cứu sâu hơn về thay đổi của TG thực.Nhìn chung, TG danh nghĩa và các mức giá tương đối ở cả hai nước tác động đến sự dịch chuyển của TG thực. Sự khác biệt trong tăng trưởng NSLĐ cũng khiến cho mức giá là khác nhau giữa các nước và như vậy TG thực bị đẩy lên. Điều này tạo áp lực lên tỷ lệ tăng trưởng mức lương và như vậy xét bình quân thì TG thực bị mất giá.
Một số khuyến nghịKhi xác định mức TG danh nghĩa, chúng ta cần quan tâm thêm đến mức chỉ số giá không chỉ của Việt Nam mà còn của các nước có quan hệ TM chính với Việt Nam.Để ổn định TG thực và tăng cường quan hệ TM với thế giới, Việt Nam cần đẩy mạnh NSLĐ lên trong khu vực hàng hoá TM được, làm cho sự chênh lệch NSLĐ giữa khu vực hàng hoá TM được và không TM được nhỏ lại.Quản lý và ổn định việc tính chi phí lao động sẽ giúp cho mức giá ổn định. Điều này sẽ khiến đồng tiền trong nước được ổn định và trong dài hạn sẽ giúp đồng tiền tăng giá.Để có một chính sách quản lý ngoại hối hiệu quả, Việt Nam cần có biện pháp theo dõi và phân tích sự khác nhau trong việc tăng giá bán giữa các nước có quan hệ TM mật thiết với Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Thị trường chứng khoán (cấu trúc và cơ chế hoạt động) – GSTS Nguyễn Thị Cành và TS Trần Viết Hoàng
Các nguyên lý tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính (Trần Viết Hoàng – NXB Thống kê)
Những nhân tố cơ bản của tỉ giá hối đoái thực dài hạn – Ths Vũ Anh Đức – phòng đầu tư VietinBank
STT
NỘI DUNG CÔNG VIỆC
THÀNH VIÊN
THỰC HIỆN
1
TÌM VÀ
THAM KHẢO
CÁC TÀI LIỆU
LIÊN QUAN ĐẾN
NỘI DUNG
Quy luật một giá
Liên, Thanh
Thuyết ngang giá sức mua và vận dụng ở Việt Nam
Thương, Trí, Thiện
2
TỔNG HỢP
NỘI DUNG,
TRÌNH BÀY
Tổng hợp và trình bày trên word
Liên, Thương, Trí
Tổng hợp và trình bày trên powerpoint
Thanh, Thiện
3
THUYẾT TRÌNH TRÊN LỚP
Lời mở đầu và quy luật một giá
Liên
Nội dung và công thức tính PPP
Thanh
Vai trò PPP, điều kiện ngang bằng lãi suất, mối quan hệ giữa lãi suất và tỉ giá
Thiện
Tỉ giá trong dài hạn, các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất và tỉ giá, Khó khăn trong việc tính PPP
Trí
Vận dụng thuyết PPP ở Việt Nam
Thương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K10405B-Nhom 19-Quy luat mot gia va thuyet ngang gia suc mua.docx