Trong tiến trình phát triển kinh tế-xã hội ở ĐBSCL, những hạn chếvề điều kiện tự
nhiên là rào cản không nhỏ, nếu không muốn nói là cực kỳto lớn, đặc biệt đối với sản
xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. Những hạn chếchính của điều kiện tự
nhiên là (a) ảnh hưởng của lũtrên diện tích 1,9 triệu ha ởvùng đầu nguồn; (b) mặn
xâm nhập trên diện tích khoảng 1,2-1,6 triệu ha ởvùng ven biển, ứng với độmặn 4g/l;
(c) đất phèn và sựlan truyền nước chua trên diện tích khoảng 1,2 triệu ha ởnhững
vùng thấp trũng; (d) thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt trên diện tích khoảng
2,1 triệu ha ởnhững vùng xa sông, gần biển; và (e) xói lởbờsông, bờbiển xảy ra
nhiều nơi và ngày càng nghiêm trọng, cộng với nạn cháy rừng thường xảy ra, ô nhiễm
nguồn nước ngày càng nghiêm trọng
27 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Quy hoạch tổng thể thuỷ lợi đồng bằng sông cửu long trong điều kiện biến đổi khí hậu - Nước biển dâng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nay đến 2020/2030: Hoàn chỉnh tuyến và nâng cấp toàn tuyến để đạt cao trình ứng
với NBD 12 cm (năm 2020) và 17 cm (năm 2030).
+ Từ 2030-2050: Nâng cấp đến cao trình tương ứng với NBD 30 cm đến năm 2050.
+ Xem xét kết hợp với đường giao thông ven biển.
- Hoàn chỉnh và từng bước nâng cao hệ thống đê sông Tiền-sông Hậu với hệ thống
cống kiểm soát mặn ở vùng cửa sông và kiểm soát lũ, lấy nước tưới mùa kiệt ở vùng
ngập lũ.
- Từng bước xây dựng và hình thành hệ thống công trình tại một số cửa sông lớn có
hiệu quả trong việc ngăn mặn, trữ ngọt và đảm bảo thoát lũ, bao gồm:
+ Các cống Cái Lớn, Cái Bé đã rõ về kinh tế và hiệu quả đầu tư.
+ Xem xét theo thứ tự ưu tiên các cống Vàm Cỏ, Hàm Luông, Cổ Chiên và Cung Hầu.
7.3 Giải pháp phát triển thuỷ lợi ĐBSCL ứng phó với BĐKH-NBD đến năm 2020
và tầm nhìn 2050
7.3.1 Giải pháp tổng thể
- Tiếp tục xây dựng và nâng cấp các cụm tuyến dân cư và bảo vệ các thị trấn, thị xã,
thành phố trong vùng ngập do lũ và NBD.
- Thực hiện Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 27/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang
(trong đó có các tỉnh ĐBSCL); kết hợp tuyến đê biển vùng ĐBSCL với đường giao
thông ven biển.
- Kết hợp chặt chẽ các công trình thủy lợi, giao thông, dân cư trong tổng thể phát triển
cơ sở hạ tầng chung nhằm đạt được hiệu quả cao trong đầu tư.
- Xem xét các tuyến giao thông nông thôn khi xây dựng mô hình nông thôn mới trong
vùng ngập theo cao trình mới, đồng thời đảm bảo khả năng thoát lũ.
- Nâng cấp và xây dựng mới đê sông (khoảng 742 km) theo cao trình thích hợp.
- Hạn chế lũ tràn từ biên giới vào ĐBSCL bằng hướng thoát lũ ra biển Tây (vùng Tứ
giác Long Xuyên), sang sông Vàm Cỏ và qua sông Tiền (vùng Đồng Tháp Mười). Tận
dụng khả năng trữ lũ, chậm lũ bằng các hệ thống kênh trục cắt ngang vùng lũ tạo nên,
nhất là cho vùng Đồng Tháp Mười trong điều kiện lũ nhỏ và trung bình.
19
- Nâng cấp và làm mới các trục thoát lũ, dẫn nước, tiêu nước cho các vùng Tứ giác
Long Xuyên, Tả sông Tiền, giữa sông Tiền-sông Hậu, Bán đảo Cà Mau, nhất là các
vùng ven biển.
- Xem xét khả năng trữ nước trên các sông lớn và trên hệ thống kênh rạch đảm bảo
nguồn nước ngọt cấp cho toàn vùng ổn định và bền vững.
- Nâng cao các giải pháp phi công trình ứng phó với BĐKH như chuyển đổi cây trồng,
vật nuôi, tưới tiết kiệm nước, lai tạo giống lúa chịu mặn, chịu hạn, chịu ngập, thực
hiện tốt công tác dự báo, cảnh báo khí tượng, thuỷ văn
7.3.2 Giải pháp cho vùng Tả sông Tiền (Đồng Tháp Mười và Đông Vàm Cỏ Đông)
a. Cấp nước và kiểm soát mặn:
- Tăng khả năng cấp nước từ sông Tiền sang sông Vàm Cỏ Tây bằng việc nạo vét, mở
rộng (theo giai đoạn) các kênh trục tiếp nước qua Đồng Tháp Mười như Sở Hạ-Cái Cỏ,
Tân Thành-Lò Gạch, Hồng Ngự, An Phong-Mỹ Hòa-Bắc Đông, Đồng Tiến-Lagrange,
Nguyễn Văn Tiếp. Tận dụng tối đa nguồn nước ngọt cung cấp từ hồ Dầu Tiếng qua
sông Vàm Cỏ Đông. Chủ động trữ nước, kiểm soát mặn trên Vàm Cỏ bằng công trình.
- Làm cống ngăn mặn trên các cửa kênh dọc sông Tiền khi mặn lên cao (trong trường
hợp không có công trình đảm bảo giữ ngọt trên sông chính), kết hợp chuyển nước ngọt
từ cống Vàm Cỏ bằng xiphông qua các trục giao thông thủy để cấp nước cho các dự án
Bảo Định và Gò Công, song song với đê ngăn lũ, triều cường dọc sông.
b. Kiểm soát lũ, triều do nước biển dâng:
- Phối hợp công trình trữ ngọt và ngăn mặn trên sông Vàm Cỏ để giải quyết ngập lũ,
triều bằng cách tăng khả năng thoát lũ qua cống và ngăn đỉnh triều cường.
- Đối với trung tâm Đồng Tháp Mười, các phương án trữ lũ, chậm lũ theo bậc thang kết
hợp với các tuyến và hành lang thoát lũ được thực hiện trong giai đoạn trước mắt và sẽ
được nghiên cứu, bổ sung công trình khi có điều kiện. Khi có cống trên sông Vàm Cỏ
sẽ tăng khả năng trữ ngọt, hạn chế xâm nhập mặn và tăng khả năng thoát lũ.
- Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống đê ven biển khép kín từ cửa Tiểu đến công trình trên
sông Vàm Cỏ.
- Do diễn biến lũ khá phức tạp trong thời gian gần đây, hệ thống cống kiểm soát lũ trên
kênh Tân Thành-Lò Gạch được đề xuất trong quy hoạch lũ ĐBSCL và trong Quyết định
84/2006/QĐ-TTg tạm thời chưa xem xét.
c. Hệ thống công trình:
- Cụm công trình thoát lũ ven biên giới: Thực hiện theo Quyết định 84/2006/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ, trừ 11 cống trên kênh Tân Thành-Lò Gạch và 3 cống ven
sông Tiền.
- Cụm kênh thoát lũ ra sông Tiền:
+ 5 kênh thoát lũ trực tiếp từ tuyến kiểm soát lũ kênh Tân Thành-Lò Gạch là kênh 2/9,
Kháng Chiến, Bình Thành, Thống Nhất-Đốc Vàng Thượng, Phú Hiệp-Đốc Vàm Hạ.
+ 21 kênh thoát lũ vùng Nam kênh Nguyễn Văn Tiếp.
- Cụm kênh thoát lũ, dẫn nước từ sông Tiền sang sông Vàm Cỏ Tây:
20
+ Thực hiện theo Quyết định 84/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (các kênh
Đồng Tiến-Lagrange, An Phong-Mỹ Hòa- Bắc Đông, Nguyễn Văn Tiếp).
+ Kênh tiếp nước Bình Phan- Gò Công.
+ Xiphông tiếp nước qua kênh Chợ Gạo.
- Chú trọng các công trình thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản.
- Cống trên sông Vàm Cỏ.
7.3.3 Giải pháp cho vùng giữa sông Tiền, sông Hậu
a. Cấp nước và kiểm soát mặn:
- Đây là vùng thuận lợi về cấp nước với nguồn nước ngọt từ sông Tiền - sông Hậu, trừ
một số vùng còn khó khăn thuộc 2 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và cần có giải pháp công
trình với quy mô lớn.
- Giải pháp cơ bản ứng phó với BĐKH-NBD cho vùng này và ĐBSCL là tác động lên 3
cửa Hàm Luông, Cổ Chiên và Cung Hầu bằng các cống cửa sông.
- Tại vùng này đang thực hiện Dự án Bắc Bến Tre. Quan điểm chung là tiếp tục thực hiện
các hạng mục của Dự án theo phân kỳ đầu tư, triển khai trước các hạng mục đã rõ về kỹ
thuật đảm bảo không mâu thuẫn với lâu dài. Xem xét đầu tư sớm một số cống, đê ven
sông Tiền (do mặn trên sông Tiền xâm nhập sâu trong những năm vừa qua).
b. Về kiểm soát lũ, triều cường:
- Kết hợp lên đê dọc sông Tiền, sông Hậu, đảm bảo tần suất thiết kế đối với mực nước
lũ kết hợp nước biển dâng.
- Sớm nạo vét, mở rộng các kênh nối sông Tiền - sông Hậu để tăng khả năng chuyển
tải nước từ sông Tiền sang sông Hậu, đồng thời tiêu nước chua phèn, tiêu thoát cho các
khu vực bị ngập úng lâu ngày.
- Xem xét quy mô các công trình trên các cửa Hàm Luông, Cổ Chiên và Cung Hầu
đảm bảo thoát lũ (kể cả lũ tăng do BĐKH đến 2050, thậm chí 2100).
- Dải ven biển tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống đê biển, đê sông nhằm khép kín và kết nối
từ cửa Đại đến cửa Định An.
c. Hệ thống công trình:
- Cụm công trình trên kênh Vĩnh An: Đầu tư nâng cấp bờ bao, cống bọng phục vụ sản
xuất theo hướng thích nghi.
- Cụm công trình Bắc Cái Tàu Thượng (gồm Bắc Vàm Nao và Nam Vàm Nao): Tiến
hành lên đê kiểm soát lũ cả năm theo hình thức bao nhỏ, với kích thước ô bao từ 500 -
2.000 ha.
- Cụm công trình thoát lũ, cấp nước, tiêu nước sông Tiền-sông Hậu gồm một số kênh
chính: Kênh Mương Khai, Kênh Cần Thơ-Huyện Hàm, Kênh Nha Mân-Tư Tải, Kênh
Xẻo Mát-Cái Vồn, Kênh Xã Tàu-Sóc Tro
- Cụm công trình Nam Măng Thít:
+ Cống Trà Ôn, Tích Quới (Rạch Bông Lớn), Mỹ Văn, Rùm Sóc (ven sông Hậu).
+ Kênh tiếp nước Long Hồ-Vũng Liêm-Thống Nhất-Kênh 3/2, Xã Tàu-Trà Ngoa-La
Ban.
21
+ Kênh Mây Phốp-Ngã Hậu.
- Cụm công trình Ba Lai (Bắc Bến Tre), bao gồm một số công trình chính:
+ Cống An Hóa.
+ Các cống ven sông Cửa Đại từ cống An Hóa ra biển (3 cống: Vĩnh Thái, Giồng Rừng,
Cái Ngang).
+ Các cống ven hạ lưu cống Hàm Luông ra biển (5 cống: Phú Mỹ, Hưng An, Hưng
Nhơn, Sơn Đốc 2, An Thới).
+ 8 cống Bắc kênh Bến Tre-An Hóa.
+ Kênh tiếp nước thượng Ba Lai, Giồng Trôm.
- Cụm Hương Mỹ (Nam Bến Tre):
+ Kênh tiếp nước Giồng Ông Keo-Hương Mỹ.
+ Cống ven sông Cổ Chiên (Gò Cốc).
+ 8 cống ven sông Hàm Luông (Lâm Đồng, Tân Thuận, Tân Phú, Phước Khánh, Phú
Đông, Tân Phú Đông, Phú Khánh, Vĩnh Điền).
- Các công trình thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản.
- Cống trên sông Hàm Luông, Cổ Chiên và Cung Hầu.
7.3.4 Giải pháp cho vùng Tứ giác Long Xuyên
a. Cấp nước và kiểm soát mặn:
- Cũng như vùng kẹp giữa sông Tiền-sông Hậu, vùng này cơ bản đã được đầu tư tương
đối hoàn chỉnh về thuỷ lợi; Mặn ảnh hưởng không lớn; Cấp nước không quá khó khăn
do thế nước khá thuận lợi từ sông Hậu ra biển Tây.
- Đầu tư xây dựng 8 cống dọc sông Hậu và mở rộng một số kênh trục để tăng khả năng
chuyển nước vào nội đồng và tăng nguồn nước ngọt cho nuôi trồng thuỷ sản dải ven biển.
- Xây dựng 5 cống Tà Xăng, Tam Bản, Tà Lúa, Cầu số 1, Rạch Giá.
b. Về kiểm soát lũ, triều cường:
- Kết hợp đê và cống dọc sông Hậu cùng 2 cống Trà Sư, Tha La hiện nay tạo hệ thống
kiểm soát lũ cho toàn vùng.
- Ven biển Tây, hiện có hệ thống đê và cống kiểm soát mặn và triều cường kết hợp thoát
lũ. Xem xét việc mở rộng các cống ven biển và khẩu diện các cầu qua QL80 từ Rạch
Giá đi Hà Tiên đảm bảo khả năng thoát lũ, kể cả lũ gia tăng do BĐKH. Nâng cấp đê
ven biển đủ cao trình ứng với nước biển dâng.
c. Hệ thống công trình:
- Cụm công trình kiểm soát lũ ven biên giới:
+ Hoàn thành tuyến đê kiểm soát lũ từ Tịnh Biên đến Hà Giang.
+ Hoàn thành 8 cống kiểm soát lũ đầu các kênh từ T6 đến Hà Giang.
+ Cống Đầm Chích.
- Cụm công trình kiểm soát mặn ven biển:
+ Xây dựng 5 cống Tà Xăng, Tam Bản, Tà Lúa, Cầu số 1, Rạch Giá.
+ Nâng cấp 74 km tuyến đê biển Tây.
22
- Cụm công trình thoát lũ ra biển Tây: Hoàn chỉnh các kênh trục thoát lũ ra biển Tây.
- Cụm công trình kiểm soát lũ ven sông Hậu: Hoàn chỉnh 8 cống ven sông Hậu theo
Quyết định 84/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Các công trình thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản.
7.3.5 Giải pháp cho vùng Bán đảo Cà Mau
a. Cấp nước và kiểm soát mặn:
- Đây là vùng khó khăn về nguồn nước, nhất là vùng ven biển và trung tâm Quản Lộ -
Phụng Hiệp (ngoại trừ vùng Tây sông Hậu).
- Giải pháp cấp nước ngọt cơ bản cho vùng này là mở rộng, nạo vét các kênh trục nối từ
sông Hậu vào sâu trong nội đồng.
- Xây dựng 2 cống Cái Lớn-Cái Bé nhằm ngăn mặn từ biển Tây, tăng khả năng chuyển
nước cho vùng Nam Bán đảo Cà Mau, đặc biệt 3 vùng U Minh Thượng, U Minh Hạ và
Nam Quản Lộ-Phụng Hiệp là những vùng hiện rất khó khăn về nguồn nước, chỉ sản
xuất được 2 vụ bấp bênh do chỉ đảm bảo nước ngọt từ 9 - 10 tháng.
- Đối với xâm nhập mặn và nước biển dâng từ cửa sông Hậu, do khi xây dựng các cống
Hàm Luông, Cổ Chiên và Cung Hầu, nước ngọt sang sông Hậu khá ổn định, kể cả trong
trường hợp nước biển dâng 30 cm và dòng chảy kiệt thượng lưu giảm, do vậy, về cơ
bản không tác động gì thêm trên sông này.
- Trong vùng hiện đang thực hiện dự án phân ranh mặn ngọt. Tuy nhiên việc nuôi trồng
thuỷ sản trong vùng xa bờ biển trên 20 km là không thực sự bền vững, do vậy, để vừa
cấp ngọt cho vùng ven biển và lấy mặn vào nội đồng, cần nghiên cứu giải pháp chuyển
nước bằng xiphông qua các trục kênh lớn nếu cần thiết.
b. Về kiểm soát lũ, triều cường:
- Kết hợp lên đê và làm cống dọc sông Hậu, đặc biệt đê vùng cửa sông.
- Dọc tuyến lộ Cái Sắn, tiếp tục để ngỏ không kiểm soát lũ do lũ vùng Tứ giác Long
Xuyên sẽ được kiểm soát khá tốt sau khi có thêm 8 cống ven sông Hậu.
- Tiếp tục nâng cấp và hoàn chỉnh hệ thống đê biển.
- Các cửa Mỹ Thanh, Gành Hào, Bảy Háp, Ông Đốc... còn để ngỏ, cần xây dựng các
tuyến đê sông đủ cao trình ngăn đỉnh triều khi có NBD và mực nước dâng do bão.
c. Hệ thống công trình:
- Cụm công trình Cái Lớn-Cái Bé:
+ Cống Cái Lớn, Cái Bé; cống, âu thuyền Xẻo Rô.
+ 2 cống thượng lưu Cái Lớn (Xẻo Rô 1, Xẻo Rô 2).
+ 9 kênh tiếp nước KH1, KH3, Thốt Nốt, KH5, KH6, KH7, Ô Môn-Xà No, kênh Giữa.
- Cụm công trình ven biển Tây: Thực hiện theo Quyết định 84/2006/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ.
- Cụm công trình vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp:
+ Hệ thống cống Nam kênh Chắc Băng.
+ Hệ thống phân ranh mặn, ngọt vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp.
23
- Cụm công trình tiếp nước vùng Bán đảo Cà Mau: Kênh Nàng Mau; kênh Cần Thơ -
Phụng Hiệp-Sóc Trăng; kênh Sóc Trăng-Bạc Liêu và kênh Lai Hiếu.
- Cụm công trình cống ven sông Hậu:
+ 7 cống kết hợp đê kiểm soát mặn xâm nhập từ cửa Trần Đề (Rạch Saintard, Rạch
Mọp, Mỹ Hội, Rạch Vọp, Cái Trâm, Cái Cau, Cái Côn).
+ Đê kiểm soát mặn từ cửa Trần Đề đến Phú Thạnh.
- Công trình thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản.
Hình 05: Quy hoạch tổng thể thuỷ lợi ĐBSCL trong điều kiện BĐKH-NBD
Phương án chọn
VIII QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG THỦY LỢI TRONG ĐIỀU KIỆN
BĐKH-NBD
8.1 Vận hành hệ thống trong mùa khô
24
Vào mùa khô (từ đầu tháng 12 năm trước đến cuối tháng 4 năm sau) các cụm công
trình vận hành theo nguyên tắc sau:
- Các cống ven biển các vùng ĐTM, TGLX, BĐCM và GSTSH đóng để ngăn mặn và
trữ ngọt. Các cống chỉ mở khi có yêu cầu tiêu nước ô nhiễm trong nội đồng.
- Khi chưa có cống ngăn cửa sông lớn, các cống dọc ven sông Vàm Cỏ, sông Tiền và
sông Hậu vận hành theo tình hình thực tế xâm nhập mặn, ranh mặn 4 g/l lên đến đâu thì
đóng cống đến đó.
- Các cống ven biển vùng QLPH thuộc tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau vận hành chủ động
lấy nước mặn NTTS.
- Sau khi có các cống cửa sông Vàm Cỏ, Hàm Luông, Cổ Chiên và Cung Hầu thì các
cống đóng trong mùa khô để trữ ngọt, các cống chỉ mở khi có yêu cầu xả ô nhiễm
trong khu vực. Tuy nhiên, ngay cả trong mùa khô thì:
+ Tất cả các cống đều được thiết kế bằng hoặc gần bằng độ rộng hiện tại của sông
nhưng đảm bảo khẩu diện thoát lũ thiết kế và tăng do BĐKH.
+ Hàng năm, hệ thống cống được vận hành dựa vào dự báo diễn biến mùa lũ và mùa
kiệt:
o Khoảng tháng VI/VII, cống sẽ được mở để thoát lũ và vệ sinh môi trường. Bình
thường đóng lại vào tháng XII/I.
o Mùa khô, nếu dự báo hạn dài cho thấy:
• Dòng chảy kiệt lớn (tần suất P <30%): Cống mở hoàn toàn.
• Dòng chảy kiệt trung bình (tần suất 60%>P%>30%): Cống đóng 1-3 tháng.
• Dòng chảy kiệt thấp (tần suất 90%>P>60%): Cống đóng 3-5 tháng.
• Dòng chảy kiệt cực thấp (tần suất P>90%): Cống đóng 5-7 tháng.
Nếu vận hành như trên thì hầu như cống rất ít ảnh hưởng đến môi trường.
+ Các cửa Hàm Luông, Cổ Chiên và Cung Hầu không nằm trong tuyến giao thông thủy
của MRC và không phải là tuyến chính của ĐBSCL nên vận hành cống không ảnh
hưởng nhiều đến giao thông thuỷ.
- Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi của các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre,
Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang tổ chức theo dõi diễn biến mặn
thường xuyên dọc các sông chính để đóng cống khi độ mặn lên đến 4%o.
8.2 Vận hành hệ thống trong mùa mưa
a. Vào mùa mưa (từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 11) đối với những năm lũ trung bình và
lũ lớn, các cống dọc sông Tiền và sông Vàm Cỏ, các cống dọc sông Hậu và đập cao su
Trà Sư-Tha La) đóng đến ngày 15/8 để ngăn lũ bảo vệ lúa Hè-Thu, mở từ ngày 15/8-
15/11 để thoát lũ, từ sau ngày 15/11 tiếp tục đóng để ngăn lũ tiêu vợi phục vụ gieo xạ
lúa Đông-Xuân.
b. Các cống vùng Bắc Vàm Nao mở khi mực nước lũ tại Tân Châu thấp hơn cao trình
3,5 m để chủ động lấy nước vào khu dự án. Các cống đóng gần hoàn toàn khi mực
nước tại Tân Châu cao hơn cao trình 3,5 m nhằm chống úng ngập trong khu dự án, chỉ
để mở một phần nhỏ nhằm duy trì dòng chảy qua khu dự án.
25
c. Các cống cửa sông lớn mở hoàn toàn để thoát lũ.
IX. KINH PHÍ THỰC HIỆN QUY HOẠCH
9.1 Phân theo hạng mục công trình Đơn vị: Tỷ đồng
TT Hạng mục công trình
Ước tính kinh phí thực hiện
Dự toán
xây lắp
Chi phí
khác
Đền bù
GPMB
Dự
phòng
Tổng vốn
đầu tư
1 Thủy lợi 158.797 47.639 79.398 15.881 301.735
1.1 Theo 84/TTg và bổ sung 22.435 6.731 11.218 2.245 42.648
1.2 Đê biển 16.852 5.056 8.426 1.685 32.019
1.3 Đê sông 6.966 2.090 3.483 697 13.235
1.4 Kênh tiếp nước, hồ chứa 2.733 820 1.367 273 5.193
1.5 Công trình kiểm soát lũ 10.966 3.290 5.483 1.097 20.836
1.6 Các cống lớn 35.078 10.523 17.539 3.508 66.647
1.7 Thuỷ nông nội đồng 63.767 19.130 31.883 6.377 121.157
2 Giao thông kết hợp thuỷ lợi 88.859 26.658 44.429 8.886 168.831
3 Chống ngập đô thị, khu dân cư 26.528 7.958 13.264 2.653 50.403
TỔNG CỘNG 274.183 82.255 137.092 27.419 520.969
9.2 Phân theo vùng và cụm công trình Đơn vị: Tỷ đồng
TT HẠNG MỤC VỒN ĐẦU TƯ
TỔNG VỐN ĐẦU TƯ 520.969
I Vùng Tứ giác Long Xuyên 12.653
II Vùng Bán đảo Cà Mau 51.283
III Vùng Giữa sông Tiền-sông Hậu 85.397
IV Vùng Tả sông Tiền 30.022
V Vùng hải đảo 1.224
VI Các công trình khác 340.391
9.3 Phân kỳ đầu tư
- Phân theo vùng (công trình thuỷ lợi, trừ phần nội đồng): Đơn vị: Tỷ đồng
TT Vùng 2011 2015
2016
2020
2021
2030
2031
2050 Tổng
1 Tả sông Tiền 13.712 14.933 1.267 110 30.022
2 Giữa sông Tiền, sông Hậu 10.234 11.001 33.759 30.402 85.397
3 Tứ giác Long Xuyên 3.533 4.218 3.111 1.791 12.653
4 Bán đảo Cà Mau 12.635 8.260 12.691 17.698 51.283
5 Hải đảo 844 380 0 0 1.224
Tổng 40.958 38.792 50.828 50.000 180.578
+ Thủy nông nội đồng: 121.157 tỷ đồng, do nhân dân và địa phương cùng làm.
+ Chống ngập đô thị và khu dân cư: 50.403 tỷ đồng, do Bộ Xây dựng chủ trì.
+ Giao thông kết hợp đê biển, nâng nền giao thông: 168.831 tỷ đồng, do Bộ Giao thông
vận tải chủ trì.
- Phân theo hạng mục công trình: Đơn vị: Tỷ đồng
26
TT Hạng mục 2011 2015
2016
2020
2021
2030
2031
2050 Tổng
1 Thủy lợi 50.307 67.121 77.467 106.842 301.735
1.1 Theo 84/TTg và bổ sung 20.933 13.984 6.007 1.724 42.648
1.2 Đê biển 7.700 3.300 8.565 12.454 32.019
1.3 Đê sông 3.770 3.928 4.728 810 13.235
1.4 Kênh tiếp nước, hồ chứa 2.112 1.392 1.074 615 5.193
1.5 Kiểm soát lũ 8.720 7.855 2.087 2.174 20.836
1.6 Cống lớn cửa sông 1.000 14.775 23.940 26.933 66.647
1.7 Thuỷ nông nội đồng 6.072 21.887 31.066 62.132 121.157
3 Giao thông kết hợp 0 71.729 83.715 13.387 168.831
4 Chống ngập, dân cư 25.642 18.411 6.350 0 50.403
Tổng cộng 75.949 146.259 171.531 124.340 520.969
X. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
10.1 Trình tự thực hiện Quy hoạch
Căn cứ nội dung quy hoạch và khả năng ngân sách, cân đối ngân sách Nhà nước
hàng năm theo quy định của luật ngân sách Nhà nước sắp xếp thứ tự ưu tiên, bảo đảm
đầu tư đồng bộ và có hiệu quả, cụ thể theo trình tự ưu tiên sau:
- Các công trình dở dang theo Quyết định 84/2006/QĐ-TTg đảm bảo đồng bộ, khép kín
hệ thống để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng phát triển hiệu quả, tập trung các hệ thống
thủy lợi lớn trong vùng (Ô Môn-Xà No, Quản Lộ-Phụng Hiệp, Nam Măng Thít...).
Thực hiện chương trình đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang theo Quyết định số
667QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong đó có các tỉnh ĐBSCL.
- Các công trình phục vụ đa mục tiêu, có khả năng ứng phó với BĐKH-NBD; các công
trình cấp bách và các công trình có hiệu quả cao nhằm phục vụ các chương trình trọng
điểm về phát triển kinh tế -xã hội của vùng.
- Các công trình bảo vệ dân cư vùng ngập lũ, các công trình đường giao thông huyết
mạch kết hợp giữa giao thông và thủy lợi.
- Các công trình thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản và bảo vệ vùng cây ăn trái, công
trình phân ranh mặn - ngọt.
- Các công trình kiểm soát lũ tràn biên giới, nhất là vùng ĐTM và TGLX.
- Các kênh trục tưới, tiêu, cải tạo đất và hoàn thiện phần nội đồng.
- Các công trình thuỷ lợi lớn trên dòng chính.
10.2 Nguồn vốn đầu tư
- Tổng vốn đầu tư thực hiện Quy hoạch giai đoạn 2011-2015 khoảng 76.000 tỷ đồng,
trong đó các hạng mục thuỷ lợi khoảng 50.000 tỷ đồng (giá quý IV năm 2010).
- Tổng vốn đầu tư thực hiện Quy hoạch giai đoạn 2016-2020 khoảng 146.000 tỷ đồng,
trong đó các hạng mục thuỷ lợi khoảng 67.000 tỷ đồng.
- Tổng vốn đầu tư thực hiện Quy hoạch giai đoạn sau năm 2020 khoảng 296.000 tỷ
đồng, trong đó các hạng mục thuỷ lợi khoảng 184.000 tỷ đồng.
27
- Vốn thực hiện hoạch được cân đối từ vốn ngân sách nhà nước hàng năm (ngân sách
trung ương và ngân sách địa phương, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA), đóng góp
của người dân vùng hưởng lợi và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thiet_ke_quy_hoach_dbscl_8553.pdf