Công sở là nơi phải thường xuyên tiếp xúc với dân, với các cộng tác viên, các cơ quan hữu quan, bạn đồng nghiệp trong ngành và cấp trên. Cho nên cán bộ, công chức làm việc ở công sở cần có những ứng xử văn minh, thanh lịch trong giao tiếp, có văn hoá ở nơi công tác.
Bộ phận đầu tiên phải gặp khi đến công sở là người thường trực. Có thể nói đây là nơi đại diện cơ quan giải đáp những yêu cầu ban đầu và chỉ dẫn cho khách đến đúng nơi cần đến. Người thường trực vui vẻ, nhiệt tình luôn gây ấn tượng tốt đẹp cho công sở. Chỉ cần một tiếng quát khi xe khách để không đúng chỗ, hỏi trống không và trả lời nhát gừng là đủ làm cho khách mất hết cảm tình với cơ quan.
Có công chức đang giao dịch với khách, nghe chuông điện thoại không xin lỗi khách, cứ thản nhiên nhấc máy nghe, rồi trò chuyện với bạn kéo dài toàn việc riêng, chứ không phải trao đổi công tác, mặc cho khách sốt ruột chờ.
28 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUY CHẾ Văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước(Ban hành kèm theo Quyết định số 129 /2007/QĐ-TTgNgày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)Một số vấn đề về văn hóa công sở hiện nayCông sở là nơi phải thường xuyên tiếp xúc với dân, với các cộng tác viên, các cơ quan hữu quan, bạn đồng nghiệp trong ngành và cấp trên. Cho nên cán bộ, công chức làm việc ở công sở cần có những ứng xử văn minh, thanh lịch trong giao tiếp, có văn hoá ở nơi công tác.Bộ phận đầu tiên phải gặp khi đến công sở là người thường trực. Có thể nói đây là nơi đại diện cơ quan giải đáp những yêu cầu ban đầu và chỉ dẫn cho khách đến đúng nơi cần đến. Người thường trực vui vẻ, nhiệt tình luôn gây ấn tượng tốt đẹp cho công sở. Chỉ cần một tiếng quát khi xe khách để không đúng chỗ, hỏi trống không và trả lời nhát gừng là đủ làm cho khách mất hết cảm tình với cơ quan.Có công chức đang giao dịch với khách, nghe chuông điện thoại không xin lỗi khách, cứ thản nhiên nhấc máy nghe, rồi trò chuyện với bạn kéo dài toàn việc riêng, chứ không phải trao đổi công tác, mặc cho khách sốt ruột chờ.Lại có nơi còn 15-20 phút mới hết giờ làm việc, nhưng có khách đến hỏi, cán bộ tiếp dân lạnh lùng trả lời: "Hết giờ nhận giấy tờ, mai lại". Đó là thái độ tuỳ tiện, vô trách nhiệm. kẹt nhất cũng phải xem qua đó là việc gì, nếu không thể giải quyết ngay thì nên giải thích cho khách và hẹn tiếp, hoặc để giấy tờ lại sáng mai đến làm việc thêm, đừng để khách bị hụt hẫng, thấy công chức cửa quyền, hành dân.Với công sở hành chính thực hiện một cửa thì nơi tiếp dân, cán bộ cần có thái độ mềm mỏng, nắm vững các quy chế, nguyên tắc, thủ tục, hướng dẫn cặn kẽ cho khách để đỡ mất công đi lại nhiều lần. Việc gì đã hẹn, đã hứa phải ghi sổ công tác ngay để không quên, làm lỡ việc dân. Cán bộ tiếp dân cần làm việc đúng giờ niêm yết, tránh tình trạng khách đã chờ mà cán bộ, công chức còn trà nước, tán gẫu với nhau, khi khách hỏi, lại sẵng giọng trả lời: "Còn phải giao ban!". Nếu cần có thời gian giao ban, thì giờ tiếp dân phải ghi lui lại 10-15 phút. Chưa hết giờ, không được về dù không còn khách nào. Đó là nguyên tắc tối thiểu mà mỗi công chức phải tuân thủ nghiêm túc. Mặt khác, công chức nước ta vẫn thiếu các kỹ năng thiết lập giao tiếp phi ngôn ngữ. Họ chưa biết nói chuyện bằng ánh mắt, khuôn mặt, cử chỉ. Thay vì làm cho ánh mắt của mình dễ chịu, thân thiện, họ lại thường mang khuôn mặt lạnh lùng. Ở nơi thường có đông khách đến, cần có chỗ đủ rộng, có ghế ngồi, quạt mát hoặc máy lạnh mùa nực, có quy định rõ ràng cách xếp giấy tờ theo thứ tự, tránh tình trạng lộn xộn, chen ngang. Nếu có trường hợp cần giải quyết trước cũng nên thông báo để mọi người thông cảm, không thắc mắc. Các quy định về thủ tục hành chính, giấy tờ cần viết to, rõ ràng, công bố ở 1-2 nơi để khách tiếp cận dễ dàng, xem trước, đối chiếu với công việc của mình để bổ sung hồ sơ, hoặc đến chỗ khác giải quyết đúng nơi khỏi mất công chờ đợi.Phòng làm việc của công chức cần gọn ghẽ, sắp xếp bàn ghế, phương tiện hợp lý, thuận lợi cho công chức hoạt động. Không để khay nước, gạt tàn thuốc lá trên bàn làm việc. Cấm hút thuốc trong nơi làm việc là cần thiết. Bàn nước phải bố trí ở góc phòng, ai cần ra đó. Trong phòng phải luôn sạch sẽ, làm vệ sinh thường ngày. Tiếp khách phải ra chỗ riêng không làm ảnh hưởng đến đồng sự. Một số nơi lập bát hương thờ ở nóc tủ lạnh, nóc giá hồ sơ rất tuỳ tiện. Việc thờ cúng như vậy là không văn hoá, vì không đúng chỗ và còn có thể dễ gây hoả hoạn.Quan hệ giữa lãnh đạo với công chức là quan hệ công tác trên dưới. Cần có sự tôn trọng cấp trên nhưng không thể "gia đình chủ nghĩa" gọi lãnh đạo là chú, là bác, xưng con, xưng cháu, xưng anh em... Lãnh đạo cũng không được gọi cấp dưới xách mé hoặc coi thường người giúp việc mình. Mỗi người có cương vị và trách nhiệm được giao, nên cần biết tự trọng và tôn trọng người khác.Nhân viên Nhà nước của ta vẫn thể hiện rõ là các nhân viên của Nhà nước quản lý dân, ra lệnh cho dân, chứ chưa phải là Nhà nước phục vụ dân.Cách đây 62 năm, vào ngày 19 tháng 9, năm 1945, Bác Hồ đã viết bài báo “Chính phủ là công bộc của dân”, đăng trên báo Cứu Quốc (tiền thân của báo Đại Đoàn Kết ngày nay), ký tên Chiến Thắng. Bài báo của Bác viết: “Người xưa nói: quan là công bộc của dân, ta cũng có thể nói: Chính phủ là công bộc của dân vậy. Các công việc Chính phủ làm phải nhằm vào một mục đích duy nhất là mưu cầu tự do, hạnh phúc cho mọi người Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh Ủy ban nhân dân là Ủy ban có nhiệm vụ thực hiện tự do dân chủ cho dân chúng. Nó phải hành động đúng tinh thần tự do dân chủ đó”.Chương INHỮNG QUY ĐỊNH CHUNGĐiều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnhQuy chế này quy định về trang phục, giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ, bài trí công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm:1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; 2. Ủy ban nhân dân các cấp.Quy chế này không áp dụng đối với các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài.Điều 2. Nguyên tắc thực hiện văn hoá công sởViệc thực hiện văn hoá công sở tuân thủ các nguyên tắc sau đây:1. Phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc và điều kiện kinh tế - xã hội;2. Phù hợp với định hướng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, hiện đại;3. Phù hợp với các quy định của pháp luật và mục đích, yêu cầu cải cách hành chính, chủ trương hiện đại hoá nền hành chính nhà nước.Điều 3. Mục đích Việc thực hiện văn hoá công sở nhằm các mục đích sau đây:1. Bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước;2. Xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.Điều 4. Các hành vi bị cấm1. Hút thuốc lá trong phòng làm việc;2. Sử dụng đồ uống có cồn tại công sở, trừ trường hợp được sự đồng ý của lãnh đạo cơ quan vào các dịp liên hoan, lễ tết, tiếp khách ngoại giao;3. Quảng cáo thương mại tại công sở. Chương IITRANG PHỤC, GIAO TIẾP VÀ ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨCMục 1TRANG PHỤC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨCĐiều 5. Trang phục 1. Khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự.2. Cán bộ, công chức, viên chức có trang phục riêng thì thực hiện theo quy định của pháp luật.Điều 6. Lễ phục Lễ phục của cán bộ, công chức, viên chức là trang phục chính thức được sử dụng trong những buổi lễ, cuộc họp trọng thể, các cuộc tiếp khách nước ngoài.1. Lễ phục của nam cán bộ, công chức, viên chức: bộ comple, áo sơ mi, cravat. 2. Lễ phục của nữ cán bộ, công chức, viên chức: áo dài truyền thống, bộ comple nữ.3. Đối với cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số, trang phục ngày hội dân tộc cũng coi là lễ phục.Điều 7. Thẻ cán bộ, công chức, viên chức1. Cán bộ, công chức, viên chức phải đeo thẻ khi thực hiện nhiệm vụ.2. Thẻ cán bộ, công chức, viên chức phải có tên cơ quan, ảnh, họ và tên, chức danh, số hiệu của cán bộ, công chức, viên chức.3. Bộ Nội vụ hướng dẫn thống nhất mẫu thẻ và cách đeo thẻ đối với cán bộ, công chức, viên chức.Mục 2 GIAO TIẾP VÀ ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨCĐiều 8. Giao tiếp và ứng xử Cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ phải thực hiện các quy định về những việc phải làm và những việc không được làm theo quy định của pháp luật.Trong giao tiếp và ứng xử, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng. Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc; không nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt.Điều 9. Giao tiếp và ứng xử với nhân dânTrong giao tiếp và ứng xử với nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức phải nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc.Cán bộ, công chức, viên chức không được có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ.Điều 10. Giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệpTrong giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác.Quy chế này không nói đến thái độ phải niềm nở, nét mặt tươi cười của nhân viên Nhà nước khi giao tiếp với dân. Một khuôn mặt của nhân viên Nhà nước có biểu cảm tươi cười, niềm nở khi làm việc có sức mạnh hơn mọi hành động, mọi lời nói.Điều 11. Giao tiếp qua điện thoại Khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, công chức, viên chức phải xưng tên, cơ quan, đơn vị nơi công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công việc; không ngắt điện thoại đột ngột.Chương IIIBÀI TRÍ CÔNG SỞMục 1QUỐC HUY, QUỐC KỲĐiều 12. Treo Quốc huy Quốc huy được treo trang trọng tại phía trên cổng chính hoặc toà nhà chính. Kích cỡ Quốc huy phải phù hợp với không gian treo. Không treo Quốc huy quá cũ hoặc bị hư hỏng.Điều 13. Treo Quốc kỳ 1. Quốc kỳ được treo nơi trang trọng trước công sở hoặc toà nhà chính. Quốc kỳ phải đúng tiêu chuẩn về kích thước, màu sắc đã được Hiến pháp quy định.2. Việc treo Quốc kỳ trong các buổi lễ, đón tiếp khách nước ngoài và lễ tang tuân theo quy định về nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài, tổ chức lễ tang.MỤC 2BÀI TRÍ KHUÔN VIÊN CÔNG SỞĐiều 14 . Biển tên cơ quan 1. Cơ quan phải có biển tên được đặt tại cổng chính, trên đó ghi rõ tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt và địa chỉ của cơ quan.2. Bộ Nội vụ hướng dẫn thống nhất cách thể hiện biển tên cơ quan.Điều 15. Phòng làm việc Điều 15. Phòng làm việc Phòng làm việc phải có biển tên ghi rõ tên đơn vị, họ và tên, chức danh cán bộ, công chức, viên chức.Việc sắp xếp, bài trí phòng làm việc phải bảo đảm gọn gàng, ngăn nắp, khoa học, hợp lý.Không lập bàn thờ, thắp hương, không đun, nấu trong phòng làm việc. Điều 16. Khu vực để phương tiện giao thôngCơ quan có trách nhiệm bố trí khu vực để phương tiện giao thông của cán bộ, công chức, viên chức và của người đến giao dịch, làm việc. Không thu phí gửi phương tiện giao thông của người đến giao dịch, làm việc.THỦ TƯỚNG Đã ký Nguyễn Tấn Dũng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- b5_quy_che_vh_cong_so_3506.ppt