Tổ chức xã hội là những bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị nước ta, được
hình thành trên các nguyên tắc tự nguyện, tự quản củangười lao động được tổ
chức và hoạt động theo điều lệ hay theo các quy định của nhà nước, nhân danh tổ
chức mình khi tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội nhằm bảo vệ lợi ích
chính đáng của các thành viên.
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Quy chế pháp lý hành chính của các tổ chức xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy chế pháp lý hành chính của các
tổ chức xã hội
I. KHÁI NIỆM VÀ ÐẶC ÐIỂM CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI Ở NƯỚC
TA
1. Khái niệm
Tổ chức xã hội là những bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị nước ta, được
hình thành trên các nguyên tắc tự nguyện, tự quản của người lao động được tổ
chức và hoạt động theo điều lệ hay theo các quy định của nhà nước, nhân danh tổ
chức mình khi tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội nhằm bảo vệ lợi ích
chính đáng của các thành viên.
Hoạt động quản lý nhà nước được tiến hành không chỉ bởi các cơ quan nhà nước
mà còn được hình thành bởi các tổ chức xã hội và cá nhân. Là một bộ phận của hệ
thống chính trị, các tổ chức xã hội đã góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và
bảo vệ đất nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Các tổ chức xã
hội rất đa dạng về hình thức, tên gọi, chủng loại như: Ðảng cộng Sản Việt Nam,
Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,
Hội liên hiệp phụ nữ Việt nam, Trọng tài kinh tế, Hội nhà văn, Hội nhà báo, Hội
Luật gia...
Trong đời sống xã hội, các tổ chức xã hội là chổ dựa của nhà nước nhằm tuyên
truyền, giáo dục quần chúng thực hiện các nhiệm vụ quản lý. Các tổ chức xã hội
có những đặc điểm phân biệt với các cơ quan nhà nước.
2. Ðặc điểm của các tổ chức xã hội
Mỗi tổ chức xã hội đều có những hoạt động mang tính chất đặc thù, phản ánh vị
trí, vai trò của nó trong hệ thống chính trị. Tuy vậy, các tổ chức xã hội cũng có
những đặc điểm chung nhất định, đó là căn cứ để phân biệt các tổ chức xã hội với
các cơ quan nhà nước, các đơn vị kinh tế. Ðó là các đặc điểm sau:
1. Các tổ chức xã hội là hình thức tổ chức tự nguyện của người lao động vì những
mục đích nhất định. Ðó là những tổ chức tập hợp những thành viên của mình dựa
vào những đặc điểm nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính ...
+ Yếu tố tự nguyện được thể hiện rõ nét trong việc nhân dân được quyền tự do lựa
chọn và quyết định tham gia hay không tham gia vào một tổ chức xã hội nào đó.
Không ai có quyền ép buộc một người nào đó phải tham gia hay không được tham
gia vào các tổ chức xã hội nhất định. Tuy nhiên yếu tố tự nguyện ở đây không
đồng nghĩa với tự do vô tổ chức mà mỗi tổ chức xã hội đều đặt ra những tiêu
chuẩn nhất định đối với người muốn trở thành thành viên của tổ chức xã hội đó.
+ Yếu tố tự nguyện được hiểu là việc kết nạp hay không khai trừ các thành viên
của tổ chức hoàn toàn do tổ chức xã hội và những thành viên của tổ chức đó quyết
định chứ nhà nước không can thiệp cũng như không sử dụng quyền lực nhà nước
để chi phối hoạt động đó.
2. Mỗi tổ chức xã hội là tập hợp những thành viên có cùng chung một dấu hiệu,
đặc điểm. Họ liên kết lại với nhau để tìm tiếng nói chung và bảo vệ những lợi ích
chính đáng của họ.
Ví dụ: Cùng chung một mục đích như Ðảng Cộng sản Việt Nam;
Cùng chung một giai cấp như Hội Nông dân Việt Nam;
Cùng chung một nghề nghiệp như Hội Luật Gia;
Cùng chung một giới tính như Hội Phụ nữ...
3. Khi tham gia vào quản lý xã hội, quản lý nhà nước các tổ chức xã hội nhân danh
tổ chức mình chứ không phải nhân danh nhà nước. Chỉ trong một số trường hợp
đặc biệt do pháp luật quy định tổ chức xã hội mới hoạt động nhân danh nhà nước.
Quyết định của các tổ chức xã hội chỉ có hiệu lực đối với các thành viên của mình,
không có hiệu lực đối với những người ngoài tổ chức đó, trừ một số trường hợp do
qui định của pháp luật.
4. Các tổ chức xã hội có thể là chủ thể của quản lý nhà nước nhưng không phải là
chủ thể mặc nhiên.
+ Các tổ chức xã hội khi tham gia vào quản lý xã hội, quản lý nhà nước không
được quyền nhân danh nhà nước nếu không được pháp luật quy định vì tổ chức xã
hội không phải là một thành phần trong cơ cấu bộ máy nhà nước. Nhà nước chỉ
thừa nhận và bảo hộ sự tồn tại của các tổ chức xã hội bằng việc quy định các
quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các tổ chức xã hội. Khi thực hiện các quyền và
nghĩa vụ này, các tổ chức xã hội nhân danh tổ chức mình chứ không nhân danh
nhà nước, không sử dụng quyền lực nhà nước.
+ Tuy nhiên, trong một số trường hợp do pháp luật quy định, nhà nước trao quyền
cho các tổ chức xã hội, cho phép các tổ chức này được thay mặt nhà nước quản lý
một số công việc nhất định, lúc này tổ chức xã hội mới được phép nhân danh nhà
nước sử dụng quyền lực nhà nước, các quyết định do tổ chức xã hội đưa ra mới
mang tính chất quyền lực nhà nước, có tính chất bắt buộc đối với những đối tượng
có liên quan.
Ví dụ: tổ chức Công đoàn được nhà nước cho phép thực hiện hoạt động kiểm tra
việc chấp hành pháp luật về bảo hộ lao động, hợp đồng lao động, chế độ tuyển
dụng, cho thôi việc, tiền lương...
5. Các tổ chức xã hội được tổ chức và hoạt động theo điều lệ do các thành viên
trong tổ chức xây dựng nên hoặc theo các quy định của nhà nước.
+ Phần lớn các tổ chức xã hội đều có điều lệ hoạt động như Ðảng Cộng sản Việt
Nam, Ðoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Liên đoàn Lao động Việt Nam,
Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam...điều lệ đó được các thành viên trong tổ chức soạn
thảo, được nhà nước phê chuẩn, thừa nhận một cách chính thức. Tuy nhiên, có một
số tổ chức xã hội không có điều lệ hoạt động riêng mà hoạt động theo quy định
của nhà nước như Ban thanh tra nhân dân, tổ hòa giải. Ngoài ra, có một số tổ chức
vừa hoạt động theo điều lệ, vừa hoạt động theo quy định của pháp luật như tổ chức
Công đoàn.
+ Cho dù tổ chức xã hội hoạt động theo điều lệ hay theo quy định của nhà nước thì
những hoạt động nội bộ của các tổ chức xã hội vẫn mang tính chất tự quản. Nhà
nước không trực tiếp can thiệp vào công việc nội bộ của các tổ chức này cũng như
không sử dụng quyền lực nhà nước để sắp xếp người lao động hay cách chức
người lao động trong tổ chức xã hội đó.
6. Mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức xã hội là mối quan hệ bình đẳng
chứ không phải là nguyên tắc " quyền lực - phục tùng" như trong các cơ quan nhà
nước.
+ Trong quá trình hoạt động, tổ chức xã hội tự xử lý và giải quyết các công việc
nội bộ của tổ chức mình. Nhà nước sẽ không can thiệp vào nếu hoạt động của các
tổ chức xã hội không trái pháp luật.
+ Hoạt động của chúng trên nguyên tắc giáo dục thuyết phục và các biện pháp tác
động xã hội, chứ không mang tính cưỡng chế nhà nước. Các tổ chức xã hội có thể
áp dụng các biện pháp kỷ luật như cảnh cáo, khiển trách, cách chức, khai trừ ra
khỏi tổ chức đối với những thành viên vi phạm điều lệ. Các tổ chức xã hội không
được quyền sử dụng quyền lực nhà nước để truy cứu trách nhiệm kỷ luật đối với
thành viên của tổ chức mình.
7. Các tổ chức xã hội hoạt động có mục đích chung là giáo dục ý thức pháp luật
cho các thành viên để họ sống và làm việc theo pháp luật. Ðồng thời, hoạt động
của các tổ chức xã hội còn nhằm đến mục đích là bảo vệ quyền và lợi ích chính
đáng của các thành viên trong tổ chức. Khi có những hành vi xâm hại tới quyền và
lợi ích hợp pháp của các thành viên trong tổ chức hay những người lao động khác
thì các tổ chức xã hội có thể tạo ra dư luận xã hội rộng rãi để phản đối những hành
vi vi phạm đó, đồng thời yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ,
khôi phục lại những lợi ích mà các thành viên trong tổ chức hay người lao động đã
bị xâm hại.
Ngoài ra, cũng có một số tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động nhằm thỏa
mãn các nhu cầu về văn hóa- xã hội của các thành viên hoặc để tăng gia sản xuất.
Các tổ chức xã hội cũng có thể làm kinh tế từ những hoạt động văn hóa thể thao,
kinh doanh nhưng đây không phải là mục đích hoạt động chính của các tổ chức
này.
II. CÁC LOẠI TỔ CHỨC XÃ HỘI
Theo nguyên tắc hình thức tổ chức và hoạt động, các tổ chức xã hội được chia
thành các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức tự quản, các tổ chức xã hội nghề
nghiệp và các tổ chức quần chúng.
1. Các tổ chức chính trị xã hội
Ðây là các tổ chức tự nguyện được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung
dân chủ, có hệ thống tổ chức từ trung ương đến cơ sở. Các tổ chức xã hội này có
điều lệ hoạt động do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu các thành viên thông
qua. Bao gồm các tổ chức như: Ðảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận tổ quốc Việt
Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam.
a. Ðảng Cộng sản Việt Nam
Là một tổ chức xã hội hoạt động có mục đích chính trị, có cương lĩnh, đường lối
và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, là lực lượng lãnh đạo nhà
nước và xã hội, là nhân tố bảo đảm mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Trước đây ở nước ta tồn tại ba đảng phái chính trị là đảng dân chủ, đảng xã hội và
đảng lao động Việt Nam (nay là Ðảng Cộng sản Việt Nam). Kể từ khi thành lập,
Ðảng dân chủ và Ðảng xã hội đã đóng vai trò quan trọng cho sự nghiệp giải phóng
dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tháng 10 năm
1988, Ðảng xã hội và Ðảng dân chủ tự giải tán. Hiện nay, nước ta chỉ tồn tại một
Ðảng chính trị là Ðảng Cộng sản Việt Nam mà vai trò lãnh đạo của Ðảng đối với
nhà nước và xã hội đã được ghi nhận tại điều 4- Hiến pháp 1992.
Các đường lối, chủ trương chính sách của Ðảng là kim chỉ nam cho hoạt động nhà
nước và xã hội. Nhiều chính sách của Ðảng thể chế hoá thành pháp luật. Tuy lãnh
đạo hệ thống chính trị, nhưng Ðảng không can thiệp trực tiếp vào công việc nhà
nước, mà định ra phương hướng hoạt động và kiểm tra việc thực hiện đường lối
của mình trong bộ máy nhà nước. Mọi tổ chức của Ðảng hoạt động trong khuôn
khổ Hiến pháp và pháp luật.
b. Mặt trận tổ quốc Việt Nam
Mặt trận tổ quốc Việt Nam được thành lập theo cơ chế bầu cử dân chủ được phân
cấp để hoạt động trong phạm vi toàn quốc.
Thành viên của mặt trận tổ quốc Việt Nam gồm các tổ chức: Ðảng Cộng sản Việt
Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ðoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam. Các tổ chức này có cơ
cấu hoàn chỉnh và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị. Hoạt động của
chúng ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định quản lý nhà nước.
Mặt trận tổ quốc Việt Nam được thành lập nhằm phát huy truyền thống đoàn kết
toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị đối với nhân dân, tham gia xây dựng
và củng cố chính quyền nhân dân.
c. Công đoàn
¨ Khái niệm và các chức năng chính
Là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và người lao động, đại diện
bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
+ Có trách nhiệm tham gia với nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm,
cải thiện đời sống vật chất tinh thần của người lao động.
+ Thực hiện chức năng động viên người lao động thực hiện nghĩa vụ công dân.
+ Kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong việc thực
hiện pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội.
¨ Cơ cấu tổ chức
Về cơ cấu, công đoàn có tổ chức chặt chẽ và được phân cấp để hoạt động trong
phạm vi toàn quốc. Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập
trung dân chủ. Cơ quan lãnh đạo các cấp của công đoàn đều do bầu cử lập ra và cơ
quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp là Ðại hội công đoàn cấp đó. Giữa hai kỳ đại
hội, cơ quan lãnh đạo là Ban chấp hành công đoàn do đại hội bầu ra.
Công đoàn Việt Nam tổ chức theo ngành nghề và địa phương gồm bốn cấp cơ bản:
- Tổng liên đoàn lao động Việt Nam;
- Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, công đoàn ngành nghề
toàn quốc;
- Công đoàn ngành nghề địa phương, Liên đoàn lao động quận, huyện, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh và cấp tương đương;
- Công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn.
d. Ðoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Là tổ chức xã hội của thanh niên được hình thành nhằm thu hút thế hệ trẻ vào
những hoạt động xã hội bổ ích, lành mạnh, qua đó giáo dục ý thức pháp luật đối
với thanh niên.
Ðoàn thanh niên cũng là nơi đào tạo ra các viên chức, cán bộ có phẩm chất trong
bộ máy nhà nước, hoặc giữ những chức vụ trọng trách trong các tổ chức chính trị
xã hội, ví dụ như Ðảng, công đoàn.
Các tổ chức của Ðoàn thanh niên hình thành trên phạm vi cả nước, có mặt ở hầu
hết tất cả các tổ chức, cơ quan, đơn vị từ trung ương đến địa phương.
e. Hội liên hiệp Phụ nữ
Là tổ chức xã hội rộng lớn của giới nữ nhằm động viên thu hút các tầng lớp phụ
nữ tham gia vào các hoạt động xã hội, tham gia giải quyết các công việc của nhà
nước. Mặt khác, Hội phụ nữ còn là tổ chức đại diện cho tất cả các phụ nữ Việt
nam bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, chống phân biệt đối xử, bảo vệ
quyền bình đẳng nam nữ.
g. Hội liên hiệp nông dân Việt Nam
Là một tổ chức đại diện của giai cấp nông dân Việt Nam, được thành lập nhằm
động viện, tổ chức nông dân lao động trong cả nước hăng hái tham gia sản xuất,
giáo dục tinh thần yêu nước. Mặt khác, hội còn là tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích
chính đáng, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của giai cấp nông dân Việt Nam- một
bộ phân dân cư lớn nhất ở nước ta.
Ngoài ra, nước ta còn có các cơ quan xã hội được hình thành theo sáng kiến của
nhà nước và không có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hoạt động dưới sự lãnh đạo trực
tiếp của nhà nước.
Ví dụ: Uỷ ban đoàn kết á-Phi, Uớy ban bảo vệ hoà bình thế giới của Việt nam...
2. Các tổ chức xã hội nghề nghiệp
Là loại hình tổ chức xã hội do nhà nước sáng kiến thành lập được hình thành theo
quy định của nhà nước. Hoạt động của các tổ chức xã hội nghề nghiệp được đặt
dưới sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, tổ chức xã
hội nghề nghiệp cũng là tổ chức hoạt động mang tính chất tự quản, cơ cấu tổ chức
nội bộ của từng tổ chức do tổ chức đó quyết định hoạt động không mang tính
quyền lực nhà nước, đảm bảo nguyên tắc tự nguyện khi hình thành tổ chức.
Tổ chức xã hội nghề nghiệp bao gồm: Ðoàn Luật sư, Trọng tài kinh tế,
a. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam
Trọng tài kinh tế: Là tổ chức xã hội nghề nghiệp có thẩm quyền giải quyết các
tranh chấp về hợp đồng kinh tế, các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của
công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc mua bán cổ
phiếu, trái phiếu, việc thành lập, giải thể công ty.
Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam: là một tổ chức xã hội nghề nghiệp bao gồm
các thành viên thuộc các thành phần kinh tế, hoạt động theo điều lệ của tổ chức
được chính phủ chuẩn y, được quyền xét xử các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng
mua bán ngoại thương đã được ký kết giữa tổ chức kinh tế Việt Nam với phía
nước ngoài bao gồm cả thể nhân và pháp nhân; các tranh chấp trong lĩnh vực giao
thông vận tải quốc tế như thuê tàu, vận chuyển hàng hóa quốc tế, cứu hộ tàu biển...
giữa một bên hay các bên đương sự là người nước ngoài hoặc tổ chức kinh doanh
nước ngoài.
b. Ðoàn Luật sư:
Là hội nghề nghiệp của các luật sư được thành lập nhằm mục đích tập hợp, hướng
dẫn, giám sát và bênh vực quyền lợi cho các luật sư, duy trì uy tín nghề nghiệp và
nâng cao hiệu quả hành nghề của các luật sư thành viên. Ðoàn luật sư có tư cách
pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, hoạt động bằng kinh phí do các luật sư
đóng góp và bằng các nguồn thu hợp pháp khác.
c. Các tổ chức kinh tế tự nguyện: (theo tính chất sản xuất)
Là những tổ chức hình thành nhằm thu hút người lao động vào việc giải quyết các
nhiệm vụ sản xuất. Ðó là các hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp.
3. Các tổ chức tự quản
Là các tổ chức của nhân dân lao động được thành lập theo sáng kiến của nhà nước,
hoạt động theo quy định của nhà nước. Các tổ chức này được thành lập theo
nguyên tắc tự quản trong một phạm vi nhất định đối với các công việc mà nhà
nước không trực tiếp quản lý.
Các tổ chức tự quản thường được thành lập theo chế độ bầu cử dân chủ, không có
cơ cấu tổ chức chặt chẽ, giữa các tổ chức cùng loại không có mối quan hệ đoàn
thể. Hoạt động của tổ chức tự quản được đặt dưới sự quản lý trực tiếp của các cơ
quan nhà nước hữu quan.
4. Các hội quần chúng
Là các tổ chức xã hội được thành lập theo những dấu hiệu nghề nghiệp, sở thích
hoặc các dấu hiệu khác như: kinh tế, văn hoá, khoa học-kỹ thuật, thể thao và quốc
phòng.
Các tổ chức xã hội loại này rất đa dạng, phong phú, có số lượng nhiều nhất so với
các tổ chức xã hội khác. ở nước ta, số lượng các hội quần chúng đang có xu hướng
phát triển, hiện nay có khoảng 120 hội quần chúng hoạt động trên phạm vi cả
nước, khoảng 300 hội hoạt động ở các tỉnh, thành phố, địa phương.
Ðiều lệ hoạt động của hội quần chúng do các tổ chức dự thảo và quyết định, khi
đăng ký thành lập hội phải báo cáo điều lệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cho phép thành lập để các cơ quan này chuẩn y.
III. SỰ ÐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ÐỐI VỚI HOẠT ÐỘNG CỦA CÁC TỔ
CHỨC XÃ HỘI
Ðịa vị pháp lý của các tổ chức xã hội được quy định trong Hiến pháp, các luật,
những văn bản dưới luật. Những vấn đề cơ bản được pháp luật điều chỉnh gồm lập
hội, mối quan hệ giữa Ðảng và Nhà nước, giữa các tổ chức xã hội và Nhà nước,
trình tự giải thể hoạt động của các tổ chức xã hội, các hình thức khen thưởng...
Nhưng pháp luật không điều chỉnh mọi hoạt động của các tổ chức xã hội.
Việc lập hội được tiến hành theo trình tự :
- Những hội quần chúng hoạt động trên phạm vi cả nước phải được Thủ tướng
Chính phủ cấp giấy phép.
- Những hội quần chúng hoạt động ở Tỉnh, Thành phố và cấp tương đương do Chủ
tịch Tỉnh, Thành phố và cấp tương đương cấp giấy phép và phải báo cho Thủ
tướng Chính phủ biết.
- Những tổ chức quần chúng hoạt động có tính chất tương thế, phúc lợi ở xã,
phường, thôn, ấp như hội bảo thọ, hội bảo trợ học đường do Chủ tịch ủy ban nhân
dân xã, phường cho phép, nhưng phải báo cáo cho Chủ tịch huyện, quận biết.
Các tổ chức xã hội tự thảo và quyết định điều lệ hoạt động của mình. Song khi
đăng ký lập hội phải báo cáo điều lệ với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền
xét và cho phép hoạt động. Nếu sửa lại điều lệ cũng phải báo cáo cơ quan Nhà
nước đã cho phép thành lập. Nguyên tắc này được áp dụng đối với các hội tổ chức
quần chúng theo tính chất nghề nghiệp, không áp dụng đối với tổ chức xã hội là
thành viên của ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Những hoạt động tổ chức nội bộ như bầu cử ban lãnh đạo, chi phí tài chính, phát
động các phong trào thi đua, sắp xếp cơ cấu do các tổ chức xã hội quyết định theo
quy định của điều lệ hoặc quyết định của Ðại hội đại biểu.
Các tổ chức xã hội có thể chấm dứt hoạt động khi có các cơ sở sau :
Thứ nhất: Ðã hoàn thành sứ mệnh lịch sử và tuyên bố tự giải thể. Pháp luật qui
định sau khi tuyên bố tự giải thể, chậm nhất một tháng phải nộp lên cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền cấp giấy phép toàn bộ hồ sơ, con dấu, tài liệu thanh quyết
toán tài sản chuyển giao theo hướng dẫn của cơ quan tài chính Nhà nước.
Thứ hai: Hoạt động của tổ chức đó vi phạm pháp luật, vi phạm điều lệ, uy tín của
tổ chức đó một cách nghiêm trọng. Trong ba trường hợp nêu trên, cơ quan có thẩm
quyền cho pháp hoạt động có thể thu hồi giấy phép hoạt động.
Thứ ba: Tổ chức xã hội tự ý không hoạt động mà không có lý do chính đáng.
Trong trường hợp này, cơ quan Nhà nước cấp giấy phép hoạt động ra quyết định
giải thể tổ chức đó.
Quyền hạn và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội không giống nhau. Nó thể hiện ở
chỗ một số tổ chức xã hội được quyền trình dự án luật (đó là những thành viên của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam), hoặc được mời tham dự các phiên họp của Chính
phủ, hoặc của các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương. Nhưng ngược lại,
một số hội quần chúng không có khả năng đó. Pháp luật quy định quyền hạn
không có khả năng đó. Phát luật qui định quyền hạn khá rộng rãi cho các tổ chức
công đoàn trong việc giải quyết các tranh chấp lao động, bảo hiểm xã hội, trợ cấp
xã hội, bảo vệ các quyền, tự do, hợp pháp của công dân. Năng lực pháp lý - hành
chính của tổ chức công đoàn được thể hiện đầy đủ và rõ nét nhất trong Luật Công
Ðoàn (thông qua ngày 30/06/1990).
Trong mối quan hệ giữa Ðảng và Nhà nước đặc trưng là quan hệ lãnh đạo. Ðường
lối của Ðảng được thể chế thành pháp luật, các cơ quan Ðảng cao nhất lựa chọn
người vào các chức vụ chủ chốt của Nhà nước. Kiểm tra hoạt động của các cơ
quan Nhà nước trong việc thực hiện đường lối của mình.
Các tổ chức xã hội không chỉ khác nhau về năng lực pháp lý - hành chính, mà còn
khác nhau ở các sự tác động của Nhà nước đối với chúng. Nhà nước không trực
tiếp lãnh đạo, can thiệp vào các đoàn thể xã hội là thành viên của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam mà chỉ quy định những quyền hạn, nghĩa vụ pháp lý. Ðối với cơ
quan xã hội (Hội bảo vệ hoà bình thế giới, Hội đoàn kết á Phi...), cử cán bộ lãnh
đạo Nhà nước sang chuyên trách hoặc bán chuyên trách ở các tổ chức xã hội, định
hướng hoạt động và chỉ đạo các hoạt động cụ thể tùy theo tình hình xã hội.
Sự điều chỉnh pháp lý đối với hoạt động của các tổ chức xã hội không giới hạn ở
việc quy định các quyền và nghĩa vụ, mà còn tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội
phát huy được tính tích cực chính trị tham gia vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
Nhà nước quy định trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, người có chức vụ
(trách nhiệm kỷ luật, hành chính, hình sự) nếu có những biện pháp, hành vi cản trở
các tổ chức xã hội và nhân viên các tổ chức đó thực hiện nhiệm vụ theo điều lệ của
họ.
Ðối với những hội quần chúng ở các địa phương, các cơ quan Nhà nước có nhiệm
vụ tạo điều kiện để các hội đó nắm được chủ trương, chính sách, pháp luật của
Nhà nước phối hợp cùng với hội động viên các hội viên hăng hái thực hiện các
chủ trương, chính sách, pháp luật và thu thập ý kiến hội đóng góp với cơ quan Nhà
nước trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách, nhiệm vụ công tác của
ngành và địa phương.
IV. NHỮNG HÌNH THỨC QUAN HỆ GIỮA CÁC TỔ CHỨC XÃ VÀ CÁC
CƠ QUAN NHÀ NƯỚC.
Ðặc trưng cơ bản của mối quan hệ tương hỗ giữa các tổ chức xã hội và các cơ
quan Nhà nước là sự hợp tác. Ðiều này xuất phát từ sự thống nhất mục đích là xây
dựng chủ nghĩa xã hội, nâng cao tính tích cực xã hội của công dân, bảo vệ các
quyền, tự do cơ bản của công dân. Dưới đây là những hình thức hợp tác cụ thể.
1. Sự hợp tác phát sinh trong quá trình thiết lập các cơ quan Nhà nước :
Ðảng Cộng Sản Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc đề cử các đảng viên
ưu tú vào các chức vụ quan trọng của bộ máy quản lý Nhà nước.
Các tổ chức xã hội như Công đoàn, Ðoàn thanh niên cũng có quyền giới thiệu
thành viên của mình ứng cử các chức vụ trong bộ máy Nhà nước. Ðồng thời, trên
thực tế việc bổ nhiệm, nâng bậc lương, thăng chức, cần có ý kiến của các tổ chức
xã hội trước khi thủ trưởng đơn vị ra quyết định.
Cùng với quá trình dân chủ hóa xã hội, vai trò của các tổ chức xã hội trong việc
thiết lập cơ quan Nhà nước ngày càng cao, sự hợp tác ngày càng chặt chẽ hơn,
không chỉ bao gồm đưa các thành viên của tổ chức xã hội vào cơ quan Nhà nước
mà cả sự đánh giá, góp ý kiến hay đề nghị xử lý các cán bộ Nhà nước vi phạm
pháp luật, cản trở hoạt động của các tổ chức xã hội.
2. Sự hợp tác phát sinh trong quá trình xây dựng pháp luật :
Thực tế quản lý Nhà nước đã áp dụng các hình thức ra văn bản pháp luật liên tịch
giưa cơ quan quản lý Nhà nước với cơ quan Ðảng, với tổ chức công đoàn liên
quan đến bảo vệ lợi ích của người lao động. Các cơ quan lãnh đạo của các tổ chức
xã hội cũng tham gia trực tiếp vào việc dự thảo các quyết định quản lý, văn bản
pháp luật. Trong nhiều trường hợp, chính sách các tổ chức xã hội chủ động đưa ra
những kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành những
quyết định, nghị định, và những văn bản khác của Chính phủ.
Ðối với những quyết định quản lý Nhà nước liên quan đến lợi ích và hoạt động
của tổ chức xã hội thì cần phải tham khảo ý kiến của các tổ chức xã hội. Ví dụ :
Công đoàn tham gia với cơ quan Nhà nước xây dựng pháp luật, chính sách, chế độ
vì lao động, tiền lương, bảo hộ lao động và các chính sách xã hội khác liên quan
trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động (phần 2 điều 5 Luật
Công đoàn).
Pháp luật, nước ta quy định nhiều tổ chức xã hội có quyền trình dự án luật.
Song song với điều này các tổ chức đó có thể đưa ra dự thảo của mình và tham gia
tích cực vào quá trình thảo luận các dự án luật, các dự án văn bản khác.
3. Sự hợp tác trong lĩnh vực thực hiện pháp luật :
Trên thực tế, các cơ quan quản lý Nhà nước thu hút các tổ chức xã hội để thảo luận
và tìm ra các biện pháp tối ưu trong việc giải quyết các nhiệm vụ quản lý cũng như
thi hành pháp luật. Các tổ chức xã hội như Công đoàn và Ðoàn thanh niên đóng
vai trò to lớn trong việc phát động các phong trào quần chúng, tuyên truyền trong
nội bộ tổ chức đường lối, pháp luật của Nhà nước, tổ chức các buổi dạ hội, hội
thảo, trao đổi khoa học về sinh đẻ có kế hoạch, bảo vệ môi trường và các biện
pháp nhằm thiết lập trật tự, kỷ luật. Trong các bộ, ngành luôn luôn có sự hợp tác
thường xuyên giữa thủ trưởng đơn vị với lãnh đạo các tổ chức xã hội để tìm ra các
biện pháp thực hiện tốt các quyết định quản lý, pháp luật của Nhà nước. Các tổ
chức xã hội trong Mặt trận tổ quốc Việt Nam được tham dự
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 66_2985.pdf