Quốc triều chánh biên toát yếu

Năm Mậu Tuất (năm thứ 39 hiệu Cảnh Hưng nhà Lê : năm thứ 43 hiệu Càn Long nhà Thanh bên

Tàu : 1778), Ngài mới 17 tuổi, đóng ở Sài gòn, các quan tôn Ngài làm Nguyên Soái, quyền coi việc nước. Năm Canh Tí (năm thứ 41 hiệu Cảnh Hưng nhà Lê : năm thứ 45 hiệu Càn Long nhà Thanh :

1780), Ngài 19 tuổi, lên ngôi Vương. Năm Nhâm Tuất (năm thứ 7 hiệu Gia Khánh nhà Thanh : 1802) Ngài 41 tuổi mới lên ngôi Hoàng Đế, kỷ nguyên Gia Long, ở ngôi 18 năm, thọ 58 tuổi.

pdf224 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1589 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Quốc triều chánh biên toát yếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Q u ố c Sử Q u á n T r i ều N g u y ễn Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu Chủ biên: Cao Xuân Dục Thế Kỷ 20 (1908) 2 Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu - Tựa Tựa sách: Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu Năm Soạn giả: Tổng tài Quốc Sử Quán Cao Xuân Dục 1908 Dịch giả: Quốc Sử Quán Triều Nguyễn 1925 Nhà xuất bản: Nhóm Nghiên Cứu Sử Địa Việt Nam 1972 Chuyển sang ấn bản điện tử bởi: Lê Bắc, Doãn Vượng, Công Đệ 2001 Điều hợp: Lê Bắc - bacle@hotmail.com 2001 3 Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu - Miếu Hiệu Liệt Thánh Q UỐC T R IỀU C H Í N H B I Ê N T O Á T YẾU Miếu Hiệu Liệt Thánh Hưng Tổ Hiếu Khương Hoàng Đế (phụ chép) Khi Ngài 28 tuổi, chiếu thứ tự được lập, sau bị quyền thần Trương phúc Loan hiếp chế, Ngài phiền lo mà băng, thọ 33 tuổi. I . Thế Tổ Cao Hoàng Đế (1778-1820) Năm Mậu Tuất (năm thứ 39 hiệu Cảnh Hưng nhà Lê : năm thứ 43 hiệu Càn Long nhà Thanh bên Tàu : 1778), Ngài mới 17 tuổi, đóng ở Sài gòn, các quan tôn Ngài làm Nguyên Soái, quyền coi việc nước. Năm Canh Tí (năm thứ 41 hiệu Cảnh Hưng nhà Lê : năm thứ 45 hiệu Càn Long nhà Thanh : 1780), Ngài 19 tuổi, lên ngôi Vương. Năm Nhâm Tuất (năm thứ 7 hiệu Gia Khánh nhà Thanh : 1802) Ngài 41 tuổi mới lên ngôi Hoàng Đế, kỷ nguyên Gia Long, ở ngôi 18 năm, thọ 58 tuổi. II . Thánh Tổ Nhơn Hoàng Đế (1820-1841) Năm Canh Thìn (năm thứ 25 hiệu Gia Khánh nhà Thanh : 1820), Ngài 30 tuổi, nối ngôi, kỷ nguyên Minh Mạng, ở ngôi 21 năm, thọ 50 tuổi. III . Hiến Tổ Chương Hoàng Đế (1841-1848) Năm Tân Sửu (năm thứ 21 hiệu Đạo Quang nhà Thanh : 1841), Ngài 35 tuổi, nối ngôi, kỷ nguyên Thiệu Trị, ở ngôi 7 năm, thọ 41 tuổi. IV. Dực Tôn Anh Hoàng Đế (1848-1884) Năm Mậu Thân (năm thứ 28 hiệu Đạo Quang nhà Thanh : 1848), Ngài 18 tuổi, nối ngôi, kỷ nguyên Tự Đức, ở ngôi 36 năm, thọ 55 tuổi. Cung Tôn Huệ Hoàng Đế (1884) (Phụ chép) Khi Ngài 32 tuổi, Đình thần phụng di chiếu lập lên, cư tang mới được 3 ngày, bị bỏ, đến triều Thành Thái mới truy tôn. Phế Đế (1884) (Phụ chép) 4 Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu - Miếu Hiệu Liệt Thánh Nguyên phong Lãng Quốc Công ; khi Ngài 37 tuổi thời Tự Quân là Đức Cung Huệ bị bỏ, Đình thần rước Ngài nối ngôi, nghị định năm sau sẽ đặt niên hiệu Hiệp Hòa, nhưng nối ngôi mới được 4 tháng 10 ngày, bị thí, việc ấy cũng đương trong năm Tự Đức thứ 36. V. Giản Tôn Ngh ị Hoàng Đế (1884-1885) Năm Giáp Thân (năm thứ 10 hiệu Quang Tự nhà Thanh : 1884) , Ngài 15 tuổi, nối ngôi, kỷ nguyên Kiến Phúc, ở ngôi 1 năm, thọ 16 tuổi. Xuất Đế (1885) (Phụ chép) Năm Ất Dậu (năm thứ 11 hiệu Quang Tự nhà Thanh : 1885), Ngài 14 tuổi, nối ngôi, kỷ nguyên Hàm Nghi, ở ngôi 11 tháng (từ tháng 6 năm Giáp Thân đến tháng 5 năm Ất Dậu), rồi cũng bá thiên1. VI. Cảnh Tôn Thuần Hoàng Đế (1886-1888) Năm Bính Tuất (năm thứ 12 hiệu Quang Tự nhà Thanh : 1886), Ngài 22 tuổi, nối ngôi, kỷ nguyên Đồng Khánh, ở ngôi 3 năm, thọ 25 tuổi. Lời Phụ Chú: Sách này biên chép khởi từ năm Nhâm Tuất là năm thứ 1 hiệu Gia Long, đức Thế Tổ lên ngôi Hoàng Đế, cho đến năm Mậu Tý là năm Đồng Khánh thứ 3, cộng 87 năm. Nếu kể từ năm Mậu Tuất, đức Thế Tổ nhiếp chính2 cho đến năm Mậu Tý, cộng được 111 năm. Thống kê từ năm Mậu Ngọ, đức Thái Tổ Gia Dũ Hoàng Đế3 vào trấn Thuận Hóa cho đến năm Đồng Khánh thứ 3, cộng được 331 năm. 1 Bá thiên: nghĩa là qua nước khác. 2 1777: năm Nguyễn Vương lên ngôi ở Gia Định. 3 Nguyễn Hoàng 5 Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu - Quyển I Q UỐC T R IỀU C H Í N H B I Ê N T O Á T YẾU Quyển thứ I Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế Niên hiệu Gia Long Tên húy Ngài là: 1. Bên tả chữ Nhật, bên hữu chữ Viện1 2. Bên tả chữ Nhật, bên hữu chữ Anh2 3. Bên tả chữ Thái, bên hữu chữ Trọng3 Ngài sinh năm Nhâm Ngọ, 17 tuổi lên ngôi vương tại Gia Định được 22 năm. Đến lúc Ngài lấy được kinh đô Huế, thiên hạ định rồi, Ngài lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long; ỏ ngôi 18 năm, hưởng thọ 58 tuổi, lăng Ngài là lăng Thiên Thọ. Ngài là con thứ ba đức Hưng Tổ Hiếu Khương Hoàng Đế. Khi đức Hưng Tổ băng, Ngài mới 4 tuổi. Ngài lớn lên, thông minh đã sẵn; Năm Giáp Ngọ quân Trịnh tới xâm, Ngài theo đức Duệ Tôn vào tỉnh Quảng Nam. Mùa xuân năm Ất Vị vào Gia Định. Đức Duê Tôn cho ngài làm Chưởng Sứ Tướng Tá Dực Quân. Ngài tính liệu việc binh giỏi lắm, các tướng tá ai cũng phục tùng. Ngài đi theo đức Duệ Tôn, một ngày kia bỗng nghe giặc tới, đức Duệ Tôn đưa ngực dục Ngài trước, Ngài bất đắc dĩ phải thọ mạng, đi một chặp, dừng ngựa mà chờ, rồi thời giặc đi chỗ khác; đức Duệ tôn đi tới, Ngài đó rước bên đàng, đức Duệ Tôn nói rằng: "Cháu có lòng tốt, trời cũng biết cho". Mùa đông năm Bính Thân, Ngài qua xứ Tam Phụ (thuộc tỉnh Định Tường) chiêu tập binh Đông Sơn; Tây Sơn chiếm Sài Gòn (thuộc tỉnh Gia Định), đức Duệ Tôn vào Đăng Giang (thuộc tỉnh Định Tường), Ngài đem binh Đông Sơn ứng tiếp, hầu đức Duệ Tôn qua Cần Thơ (thuộc tỉnh An Giang), rồi qua Long Xuyên (thuộc tỉnh Hà Tiên); đức Duệ Tôn tuẫn nạn4. Ngài muốn nhân ban đêm qua biển để tránh giặc, có cá sấu đón ngang trước thuyền ba lần, rồi Ngài không đi; sáng ngày dò biết đêm ấy có thuyền giặc đón đằng trước. Ngài ra cù lao Thổ Châu; đem binh Long Xuyên đến Sa Đéc (thuộc An Giang). Chưởng dinh Đỗ Thành Nhơn cùng thuộc tướng là chánh đội Lê Văn Duân cử hiệp quân nghĩa đóng ở Tam Phụ, chạy giấy cho các đạo là bọn Nguyễn Văn Hoằng, Tăng Phúc Khuông, Tống Phúc Lương đều đem binh hội, ba quân đều mặc đồ trắng, từ đó quân thanh lừng lẫy. Tháng 11, đánh phá giặc ở dinh Long Hồ, lấy được Sài Gòn. 1 Thành chữ Noãn. 2 Thành chữ Ánh 3 Thành chữ Chủng 4 Tuẫn nạn là vì nước mà bỏ mình. 6 Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu - Quyển I Mậu Tuất năm đầu (năm thứ 39 Cảnh Hưng nhà Lê, 1778) mùa xuân, tháng giêng, Ngài trú tất ở Sài Gòn. Ông Đỗ Thành Nhơn cùng với các tướng tôn Ngài làm Đại Nguyên Soái, quyền coi việc nước (bấy giờ Ngài mới 17 tuổi). Tháng 3, sai Đỗ Thành Nhơn giữ Sài Gòn, Ngài đóng ở Lật Giang, kéo cờ "Tam quân tư mạng"1 để sai khiến các tướng sĩ. Mùa hạ, tháng 5, ông Lê Văn Duân đánh phá được giặc luôn, rồi tới lấy Bình Thuận. Tháng 6, sai Lưu Phước Trưng sang nước Xiêm. Nguyên lúc ấy tỉnh Long Xuyên thất thủ, Mạc Thiên Tứ, Tôn Thất Xuân sang Xiêm cầu cứu, vua Xiêm hậu đãi, lưu các ông ở lại, nay Ngài lấy lại thành Gia Định, sai Sứ qua Xiêm thông hiếu và hỏi tin tức bọn Thiên Tứ cho luôn. Năm ấy Nguyễn Văn Nhạc tự xưng là Hoàng Đế, đặt ngụy hiệu2 là Thái Đức. Năm Kỷ Hợi (1779) thứ II, người ở tỉnh Sơn Nam Hạ (tức là tỉnh Nam Định) là Trần Xuân Trạch, Nguyễn Kim Phẩm tụ đảng ở ngoài biển hơn 300 người vào Gia Định ứng nghĩa theo Ngài. Ngài cho làm chức Tả Hữu Chi Chưởng Cơ, mấy người khác cũng phong chức cả. Hai người ấy có biết võ nghệ, Ngài sai tập quân các dinh. Tháng 6, sai Đỗ Thành Nhơn, và Hồ Văn Lân đem quân đánh nước Chân Lạp (Cao Man), lập con Nặc Tôn là Nặc Ấn làm vua, rồi cho Văn Lân ở lại bảo hộ. Tháng 11, duyệt xem đồ bản các dinh trong Gia Định, chia giới hạn ba dinh3 cho liên tiếp với nhau: 1o dinh Tổng Biên, lãnh 1 huyện (Phúc Long), 4 tổng (Tân Chánh, Bình An, Long Thành, Phước An); 2o dinh Phiên Trấn, lãnh 1 huyện (Tân Bình), 4 tổng (Bình Dương, Tân Long, Phước Lộc, Bình Thuận); 3o dinh Long Hồ đổi làm Hoằng Trấn, lãnh 1 châu (Định Viễn), 3 tổng (Bình An, Bình Dương, Tân An). Đạo Trường Đồn là chỗ đất quan yếu ở trong ba dinh, cho nên đặt tên dinh Trường Đồn (tức là tỉnh Định Hưng, Kiến Hòa) đặt quan Lưu Thú Cơi4 Bộ, Ký Lục để coi việc chính trị các dinh. Khi bản triều mới khai sáng trong Nam Kỳ, đất Nam Định phần nhiều là Cao Miên lầy rừng rậm, mộ dân vô ở đó, cho tùy tiện lập ấp, khai khẩn được bao nhiêu chỉ tính đại số, không kể tốt xấu; lập trường Cửu Khố5 để thu thuế, thuế thâu nhiều ít cũng không cân bằng nhau. Đến bây giờ mới chia giới hạn các dinh, bãi trường Cửu Khố, khiến các dinh phải châm chước các lệ thuế điền thổ cũ mà thâu cho cân. Năm Canh Tý thứ I (1780) (năm ấy Ngài mới lên ngôi vương, cho nên lại chép năm đầu, tức là năm thứ 41 hiệu Cảnh Hưng nhà Lê). Tháng giêng, lên ngôi vương ở Sài Gòn, văn thơ ban xuống gọi là "chỉ", truyền sai gọi là "chỉ sai", bửu thời dùng cái bửu khắc chín chứ "Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa Vĩnh Trân Chi Bửu" (Đức Hiếu Minh chế ra để làm truyền Quốc bửu) nhưng còn dùng niên hiệu nhà Lê, các quan đình thần dâng biểu chương gọi là "bẩm". Ngài xét công dực đới: Đỗ Thanh Nhơn làm Ngoại Hữu Phụ Chánh Thượng Tướng Công, bọn Tống Phúc Khuông, Tống Phúc Lương, Nguyễn Đình Thuyên, Trần Đại Thể và các tướng sĩ đều được thăng cả. Tháng 3 ngày Tân Tỵ, bà Nguyên Phi Tống thị sanh ông Hoàng tử Cảnh "bà Nguyên Phi là con gái ông Tống Phúc Khuông. Nguyên trước người ở làng Bùi Xá, thuộc huyện Tống Sơn, theo đức Thái Tổ vào Nam, ở làng An Quán, tỉnh Quảng Nam; bà Phi theo ông Tống Phúc Khuông vào Gia Định, Ngài đem lễ tới cưới". Tháng 4, sai Đỗ Thành Nhơn đánh phủ Trà Vinh "thuộc tỉnh Vĩnh Long", bắt được tướng là Oác Nha Suất, chiêu phủ mấy tên du đảng; phủ TràVinh yên được. 1 Tam quân tư mạng nghĩa là có quyền phép coi việc ba quân. 2 Ngụy hiệu là hiệu của người tiếm ngôi vua tự đặt ra. 3 Dinh tức là Tỉnh. 4 Chữ cơi vì biết chữ a vào giữa phạm húy cho nên đổi ra chữ ơ. 5 Cửu khố trường là tên kho. 7 Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu - Quyển I Tháng 7, sai các đội quân làm thuyền binh "từng trên thời gác giáo mác, hai bên gài tre, lính thủy ở dưới để mà chèo thuyền, lính bộ ở trên để mà xung trận"; cho nên đi đàng biển thuận lợi mà thủy sư lại càng thêm giỏi. Năm Tân Sửu thứ II (1781), tháng giêng, Đỗ Thành Nhơn có tội, phải giết, các tướng hiệu theo Nhơn thời tha cả; vì Nhơn có công mà sanh kiêu tứ, cho nên phải tội. Tháng 10, nước Xiêm La sai tướng là Chất Tri và Sô Si (hai anh em) xâm nước Chân Lạp, vua Chân Lạp là Nặc Aân tâu với Ngài. Năm Nhâm Dần thứ III (1782), tháng giêng, sai Chưởng Cơ Nguyên Hữu Thụy cùng với Hồ Văn Lân đem thuyền binh vào cứu Chân Lạp. Khi ấy vua Xiêm La là Trịnh Quốc Anh có bệnh điên, giam vợ con Chất Tri, Sô Ri; bọn Chất Tri giận quá, sai người tới hội ước với ông Thụy để đánh vua Xiêm, Thụy nghe lời. Hôm sau Thụy đi với 10 tên lính hầu vào trong trại quân Xiêm, bọn Chất Tri tiếp đãi rất hậu; uống rượu đã say rồi bẻ tên cung mà thề, Thụy cho Chất Tri ba món đồ quý là: dao, cờ và gươm; rồi về. Gặp lúc nước Xiêm nổi giặc, Trịnh Quốc Anh nghe có việc biến, vào chùa đi trốn. Chất Tri về thành Vọng Các (tức là Băng Cốc bây giờ, kinh đô nước Xiêm), sai người giết Trịnh Quốc Anh, tự lập làm vua, gọi là vua phật, phong cho em là Sô Si làm vua thứ hai, cháu là Ma Lặc làm vua thứ ba. Mấy người dân nước ta khi trước bị Trịnh Quốc Anh đày, bây giờ tha cho về thành Vọng Các, cấp phát tiền gạo cho mà tiêu dùng. Thụy về tâu việc ấy với Ngài, Ngài khiến đem quân về. Tháng 3, Nhạc, Huệ vào đánh cửa Cần Thơ, Ngài sai Tống Phúc Thiêm đem binh thủy bày trận ở sông Thất Kỳ, giặc nhơn thắng thế xông tới, quân ta phải lui. Chánh Cơ là Mạn Hòe (người Đại Pháp) đi tàu tây, hết sức chống cự, giặc bỏ lửa đốt tàu, ông Mạn Hòe chết; (tặng chức hiệu Nghĩa phụ quốc Thượng tướng quân). Ngài khi nghe tin, lập tức đem binh thuyền ứng tiếp, gặp giặc ở sông Tam Kỳ, Ngài ngự áo nhung, nón chiến, đứng đầu thuyền truyền quân lính đánh cho gấp, Ngài cầm súng điểu thương bắn lại thuyền giặc, mà sai quân lính vừa đánh vừa lui. Ngài vào Tam Phụ, giặc lại chiếm lấy Sài Gòn. (Ngài bắn súng điểu thương hay lắm, bắn đâu trúng đó, triều Minh Mạng phong khẩu súng ấy tên là Võ công lương khí1 rồi tống tàng khẩu súng ấy vào áo nhung nón chiến ở trong điện). Tháng 4, quan Tiết Chế tỉnh Bình Thuận là Tôn Thất Đủ đem bọn Trần Xuân Trạch, Trần Văn Tự và đạo quân Hòa Nghĩa là Trần Công Chương vào cứu, chém hộ giá giặc Phạm Ngạn tại cầu Tham Lương. Văn Nhạc nghĩ rằng: đạo quân Hòa Nghĩa đều là người Tàu; rồi bắt hơn 10.000 người Tàu ở Gia Định không kể binh dân hay là người thương mãi, đều giết hết cả, bỏ thây đầy sông, không ai giám uống nước. Ngài ngự vào Hà Tiên, đi thuyền ra biển, đêm tối quá, không biết đàng đi, tự hồ có vật chi đội dưới đáy thuyền, mờ sáng mới biết là một bầy rắn. Các người tùng thần ai cũng sợ hãi, Ngài dục đi cho mau, một chặp bầy rắn đi hết, rồi thuyền ngự ra cù lao Phú Quốc. Tháng 8, quân mình lấy thành Gia Định. Từ khi thua trận tại cửa Cần Thơ, thời Ngài ngự ra ngoài; ông Châu Văn Tiếp đem binh vào cứu, kéo cờ viết 4 chữ: "Lương Sơn Tá Quốc" cùng với thiếu phó Tôn Thất Mân (con thứ 5 đức Hưng Tổ). Sai các tướng đi mỗi người mỗi đạo, Văn Tiếp đem quân lính tốt mà ứng tiếp. Giặc đem hết binh mà chống cự, các đạo binh ta ra đánh, giặc thua chạy về Quy Nhơn; Văn Tiếp lấy được Sài Gòn, sai người ra cù lao Phú Quốc tâu việc thắng trận, mà Tiếp tự đem quân ra rước Ngài, Ngài nghe tin mừng quá; ngự về đến sông Tứ Kỳ, Tiếp lạy bên đàng khóc rằng:"Ai ngờ hôm nay lại được trông thấy Chúa Thượng, ấy là phước nhà!". Ngài ngự về Sài Gòn. Ngài thường lo Tây Sơn năm nào cũng vào xâm lược. Dụ rằng: "Tuy bây giờ giặc bị thua, đến mùa xuân chắc lại vào cướp, chi bằng thông hiếu với Xiêm để nhờ khi hoãn cấp". Khiến làm hoa vàng hoa bạc, giao cho bọn Phúc Điển đem qua làm lễ giao hiếu. Tháng 11, Chức Tham Quân họ Trịnh là Nguyễn Hữu Chỉnh về theo Tây Sơn. Chỉnh người Đông Hải, tỉnh Nghệ An thuộc tướng của Hoàng Tố Lý; binh họ Trịnh giết Tố Lý, Chỉnh muốn mượn thế Tây 1 Võ công lương khí là đồ khí giới về việc võ. 8 Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu - Quyển I Sơn để trừ kiêu bịn họ Trịnh, rồi vượt biển theo Nhạc, Nhạc trọng tài Chỉnh, cho làm Đô đốc. Chỉnh ngày đêm bày mưu cho Tây Sơn, đến nỗi làm rối Bắc Hà. Năm Quý Mão thứ IV (1738) Nguyễn Văn Lữ, Nguyễn Văn Huệ vào cướp, Ngài ngự qua Tam Phụ, các tôi đi theo chỉ có bọn Nguyễn Kim Phẩm và năm sáu người mà thôi. Ngài ngự qua sông Lật, binh giặc theo sau, nước sông chảy mạnh quá, không có đò qua sông; Ngài thường tập lội nước, cho nên Ngài lội qua được. Đến sông Đăng, thời sông ấy nhiều cá sấu, không lội qua được. Có một con trâu nằm bên bờ sông, Ngài cỡi trâu mà qua, nhưng nước lên chảy mạnh quá, trâu chìm xuống nước, có cá sấu đỡ trâu lên. Rồi Ngài bơi vào bờ Mỹ Tho, thâu thập ghe thuyền, phụng đức Vương Mẫu và cung quyền ra trú ở Phú Quốc. Tháng 6, Ngài trú ở Phú Quốc, tướng giặc là Phab Bá Thuận kéo binh đến. Ngài ngự ra Côn Lôn, giặc bắt bọn Tôn Thất Cốc; và muốn dỗ ông đi theo, nhưng ông mắng rằng: "Thà làm quỷ Đông Phố, không làm tôi Tây Sơn" rồi bị hại cả. Tháng 7, Huệ nghe Ngài ở Côn Lôn, đem hết lính thủy vây ba vòng; tự nhiên giông tố nổi lên, mây kéo tối tăm, đến nỗi không thấy thuyền và người, sóng biển to quá, thuyền giặc chìm hết nhiều lắm; lúc bấy giờ thuyền ngự ra khỏi được, đậu tại cù lao Cổ Cốt, rồi trở về Phú Quốc. Quân lương hết cả, quân lính phải kiếm rau khoai mà ăn; có một người thương phụ ở Hà Tiên là Thị Uyển dâng một ghe gạo. Ngài khen lắm. Ngài sai người mời ông Bách Đa Lộc tại Chân Bôn (tên đất nước Xiêm). Oâng người nước Pháp, thường qua lại giảng đạo ở Chân Lạp, Gia Định; đã vào yết kiến xin hiệu dụng, Ngài lấy lễ khách mà đãi; đến lúc này đòi vào; Ngài dụ rằng: "bây giờ giặc Tây Sơn chưa dẹp được, bốn phương chưa được yên ổn, khi ở Thổ Châu, khi ra Phú Quốc, chỗ ở chưa an, vận nước đương lúc gian truân, ngươi cũng biết rõ; ngươi có thể về bên Đại Pháp nhờ quý quốc đem quân sang giúp ta được không?. Oâng Bách Đa Lộc xin đi, tâu xin ban cho cái gì làm tin. Ngài nói rằng: "các nước giao hiếu với nhau, đem con làm tin; con ta là Cảnh mới 4 tuổi, vừa rời tay mẹ; ta giao Cảnh cho người, nhờ người trông nom cho; núi sông cách trở, đàng sá khó đi, như có biến cố gì thời người bảo hộ Cảnh mà tránh". Oâng Bách Đa Lộc lạy, xin thọ mạng. Ngài và bà Phi lau nước mắt đưa ông Hoàng Tử Cảnh qua Pháp, sai bọn Phó huệ uý Phạm Văn Nhơn, Chánh cơ Nguyễn Văn Liêm đi theo. Lúa ông Cảnh đi rồi, Ngài ban cho bà Phi nửa thoi vàng (1 thoi là 20 lượng) mà nói rằng: "con ta đi rồi, ta cũng sẽ đi, bà phải ở đây phụng thờ Đức Mẹ, chưa biết gặp nhau lúc nào và ở chỗ nào, vậy lấy vàng này mà làm tin!". Ngài ra cửa biển Ma Ly thám tình thế giặc, gặp thuyền giặc hơn 20 chiếc vụt tới vây sát thuyền ngự, thuyền ngự kéo buồm chạy về phía đông, lênh đênh ngoài biển bảy ngày đêm, trong thuyền hết nước, quân lính đều khát, Ngài lấy làm lo, ngửa mặt lên trời khấn rằng: "Như tôi có mạng làm vua, xin cho thuyền ghé vào trong bờ để cứu tánh mạng mấy người trong thuyền trong thuyền! Nếu không, thời thuyền chìm xuống biển, tôi cũng cam tâm"! Rồi thời gió lặng sóng im, đứng trước thuyền ngó thấy mặt nước tự nhiên chia ra dòng trắng dòng đen, thấy một vùng nước trong, trong thuyền có một người múc uống nước nếm thấy ngọt, liền la to lên rằng: "Nước ngọt! Nước ngọt! Lúc bấy giờ ai cũng giành nhau mà uống; Ngài mừng, khiến múc 4, 5 chum; rồi nước mặn lại y như trước. Khi thuyền giặc đã lui rồi, thuyền ngự lại trở về Phú Quốc. Bà Quốc Mẫu nghe tin Ngài về, mừng quá; Ngài thuật lại những tình trạng khổ sở khi ở biển, bà Quốc Mẫu than rằng: "con đi khắp chân trời mặt biển, nhiều lúc gian nan; nhưng ở núi thời gặp gió lớn, ở biển thời gặp nước ngọt, coi đó cũng đủ biết ý trời, con đừng lấy gian hiểm mà ngã lòng!". Ngài lạy tạ rằng: "xin vâng lời mẹ dạy". Ngài tuy còn dưỡng hối** mà gió núi nước ngọt, ứng nhiều điềm tốt, thức giả ai cũng biết có mạng làm vua. Thuyền ngự đến cửa biển Đốc Công gặp thuyền giặc, bắt được tướng giặc là Quán Nguyệt, sai đem thanh gương Quy y mà chém, (Thanh gươm ấy nguyên là bửu kiếm Tiền triều, khi nào giết người, thời trước đêm ấy gươm đã thoát ra khỏi bao; Ngài ghét thanh gươm ấy ưa giết, đem dâng cửa Phật, cho nên gọi là gươm Quy y). Khi trước Nguyệt ở Long Xuyên, tàn hại dân lắm; nay nghe Nguyệt bị giết, ai cũng lấy làm sướng. Tháng 8, thuyền ngự đậu ở hòn Chung, rồi qua đậu hòn Thổ Châu. 9 Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu - Quyển I Năm Giáp Thìn thứ V (1784) tháng 2, Ngài ngự sang Xiêm. Nguyên trước khi bị thua ở tại sông Ngưu Chữ, Châu Văn Tiếp sang Xiêm xin binh, vua Xiêm nhận lời, bảo Tiếp đi đàng núi mà về; rồi sai tướng Xiêm là Thát Xỉ Đa đem binh thủy qua Hà Tiên, tiếng là qua cứu, kỳ thiệt ám chúc rước Ngài qua Xiêm; Tiếp cũng có mật biểu, sai người đi theo binh Xiêm về tâu; Ngài được biểu mừng lắm, liền vào Long Xuyên để hội với tướng Xiêm, tướng Xiêm cố xin Ngài sang Xiêm, Ngài bất đắc dĩ phải theo, nhưng trước sai Chánh cơ Ngô Công Quý hầu bà Quốc Mẫn và cung quyến dời qua ở Thổ Châu. Tháng 3, Ngài đến thành Vọng Các, vua Xiêm đón rước cực kỳ lễ phép, Ngài tự nghĩ buồn bực không biết chừng nào. Vua Xiêm nói rằng: "Chiêu Nam cốc (nghĩa là vua nhà trời nước Nam Việt) sợ hay sao?"- Ngài nói rằng: "không phải sợ, nhà nước tôi trải đời truyền nối hơn 2.000 năm, bây giờ quốc vận trung suy, tôi thời ít đức không tài, không giữ gìn cơ nghiệp được, vì thế mà buồn; nghĩ muốn trả thù, bắt giặc Tây Sơn làm thịt mà ăn, trải dỏỉ aùn mà nằm, dẫu chết cũng cam tâm, có sợ gì đâu". Vua Xiêm nghe nói, cho là khảng khái; nhơn hỏi việc nước; nói chưa xong lời, thời thấy Châu Văn Tiếp ở ngoài đi vào, tới trước Ngài ôm đầu gối quỳ mà khóc mãi. Vua Xiêm cảm động, nói với quần thần Xiêm rằng: "Chiêu Nam cốc có người tôi như vậy, coi đó là biết ý trời". Bèn chịu giúp binh để lo việc khôi phục. Vua thứ hai Xiêm nhơn nói: "Năm trước có giảng hòa với ông Nguyễn Hữu Thụy đã ước thệ rằng: hoạn nạn phải giúp nhau, bây giờ xin giúp sức". Rồi đem cờ, dao, gươm của ông Thụy tặng cho lúc trước để làm tin, hẹn ngày cử binh. Cho Mạc Tử Sanh làm Chánh cơ. Nguyên Mạc Thiên Tứ bị hại bên Xiêm, chỉ có con thứ là Sanh, Toán, Thiêm, và cháu là Công Bính, Công Du, Công Thê, Công Tài vì tuổi nhỏ khỏi bị hại; bây giờ tới chỗ Hành Tại bái yết, Ngài nghĩ con cháu công thần, bèn cho Sanh làm Chánh cơ theo hầu. Tháng 6, Ngài từ Xiêm đem binh về Gia Định, vua Xiêm sai cháu là Chiêu Tăng, Chiêu Sương đem 20.000 lính thủy, 300 chiếc thuyền chiến giúp Ngài. Tháng 7, quan quân lấy được đạo Kiến Giang, lại phá quân Đô đốc giặc là Nguyễn Hóa ở Trấn Giang, kéo thẳng đến các xứ Ba Thắc, Trà Oân, Mân Thiết, Sa Đéc, chia quân đóng giữ. Cho Mạc Tử Sanh làm Tham tướng trấn Hà Tiên, quản lý việc binh dân. Tháng 11, Thái giám Lê Văn Duyệt, Đội trưởng Nguyễn Văn Khiêm bái yết ở Hành Tại. Khi trước trận đánh tại Đồng Tuyên, Văn Khiêm, Văn Duyệt theo Ngài không kịp, bị giặc bắt, bây giờ mới trốn về. Ngài nghĩ rằng binh Xiêm tàn bạo quá, dân ta đều than oán, muốn lui quân về. Tháng 12, Nhạc nghe báo tin nguy cấp, sai Huệ đem thuyền binh vào Sài Gòn, Nhạc thời đem binh mạnh phục tại sông Sầm Giang và sông Xuy Miệt, mà dụ Xiêm ra đánh; tướng Xiêm là Chiêu Tăng, Chiêu Sương không biết địa lý, lại quen thắng trận luôn, liền kéo quân xuống thẳng Mỹ Tho, gặp quân phục binh chặn đánh, quân Xiêm thua, theo đàng núi Chân Lạp chạy về; Ngài sai Mạc Tử Sanh và Chánh cơ Trung sang Xiêm báo tin. Phạm Văn Nhơn, Nguyễn Văn Liêm, và ông Bách Đa Lộc đem Hoàng Tử Cảnh sang Đại Tây Dương; đi đến Tiểu Tây Dương, thời nghe nước Đại Pháp có việc; rồi ở lại thành Bông Đi Sê Ri (thuộc về Aán Độ). Năm Ất Tỵ thứ VI (1785), tháng giêng, Ngài trú tất ỏ Thổ Châu. Tháng 4, Ngài qua Xiêm đến thành Vọng Các, vua Xiêm hỏi sự trạng bị thua, Ngài nói hết chuyện Tăng, Sương tàn bạo, dân đều ta thán, cho nên thua. Xiêm vương giận lắm, muốn chém Tăng, Sương, Ngài lại hòa giải rằng: "hai tướng vẫn có tội, nhưng việc nên cùng không, cũng là tại trời, sẽ chờ cơ hội thôi! Xin tha cho bọn ấy". Xiêm vương mới nguôi giận. Tháng 5, Lê Văn Duân đem 600 người bái yết ở Hành Tại, các tướng sĩ cũng tìm đàng theo đến, ngày càng thêm đông. Ngài khiến tướng sĩ chuyên làm việc đồn điền để cho đủ quân lương, lại khiến làm thuyền chiến ở ngoài cù lao, hoặc lén về Gia Định mộ thêm quân nghĩa dõng để tính việc khôi phục. 10 Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu - Quyển I Năm Bính Ngọ thứ VII (1786) tháng 2, có ba toán quân Diến Điện xâm đất Sài Nặc nước Xiêm, Xiêm vương đi đánh, xin Ngài định mưu kế cho, Ngài nói: "Từ Diến Điện đến đây đàng đi ngàn dặm, vận tải quân lương, công tình cũng đã khó nhọc, tôi giúp sức cho, đánh cho gấp thời chắc được". Xiêm vương lập tức tấn binh, Ngài đem quân đánh giúp Xiêm, sai Lê Văn Duân, Nguyễn Văn Thành đi trước, lấy ống hỏa hổ xổ lửa ra đánh, binh Diến Điện sợ chạy, chết nhiều lắm, bắt sống đến 500 người. Khi trở về, vua Xiêm đem vàng lụa làm lễ tạ. Vua Xiêm lại muốn giúp binh để thâu phục Gia Định. Ngài bàn với các tướng; Nguyễn Văn Thành tâu rằng: "Xưa vua Thiếu Khương chỉ có một toán binh còn khôi phục được nhà Hạ, ta nên dưỡng sức chờ thời, việc còn làm được, chớ nên đem giặc vào trong nước". Ngài cho là phải, không dùng binh Xiêm nữa. Tháng 5, Nguyễn Văn Huệ đánh Phú Xuân, quân họ Trịnh bị thua, Nguyễn Huệ đuổi ra đến Quảng Bình, tướng Trịnh chạy trốn. Tháng 6, Hữu Chỉnh đem quân Tây Sơn đi đàng biển ra thẳng An Nam Đô Thành (tức Hà Nội). Ông Bách Đa Lộc đem Hoàng Tử Cảnh qua Đại Pháp, Phạm Văn Nhơn, Nguyễn Văn Liêm, Hồ Văn Nghị đem biểu về tâu nơi Hành Tại thành Vọng Các rồi ở lại hầu Ngài. Tháng 7, vua nhà Lê băng, con là Duy Kỳ nối ngôi đặt niên hiệu Chiêu Thống, Huệ đã phá được Bắc Hà, muốn về Huế tự lập làm vua, bèn kể tội Nhạc, đem quân vây thành Quy Nhơn, rồi anh em lại giảng hòa với nhau, Huệ chiếm giữ từ phủ Thăng, phủ Điện trở ra, đóng ở Phú Xuân, tự xưng là Bắc Bình Vương. Từ đó Tây Sơn sanh ra nổi loạn, không rảnh mà mưu xâm Nam Kỳ nữa. Năm Đinh Vị thứ VIII (1787) tháng giêng, (năm thứ 1 Chiêu Thống nhà Lê) Ngài trú tất ở Vọng Các. Ngài nước Ba Tu Kê là An Tôn Lợi đem quốc thơ và vải tây, súng điểu thương dâng ở Hành Tại; nói rằng: "ông Hoàng Tử có xin giúp binh, bây giờ đã sắm đủ 56 chiếc tàu binh, đậu ở thành Cô Á để giúp Ngài". Lại đem lễ vật cho Xiêm mà xin rước Ngài về. Vua Xiêm thấy Ba Tu Kê giúp binh, ý không bằng lòng; Ngài mật dụ An Tôn Lợi cáo về. Tháng 2, Giám quân Tống Phúc Đạm bái yết ở Hành Tại, nhơn tâu: "anh em Tây Sơn tự làm hại nhau, Đặng Văn Trấn đã đem hết quân về cứu Quy Nhơn; bây giờ Gia Định đốn nhược có thể lấy được". Ngài lấy làm phải. Nhạc sai Nguyễn Văn Lữ giữ thành Gia Định, ngụy xưng Đông Định Vương. Tháng 7, Ngài ở Xiêm về, đóng tại hòn Trúc Dự. Từ năm Giáp Thìn bị thua về sau, biết Xiêm không giúp nổi, nếu giúp cũng vô ích, nên Ngài quyết kế trở về, liên nhơn ban đêm để thơ tạ ở chỗ Hành Tại, rước bà Quốc Mẫu và cung quyến xuống thuyền, sai quân chèo đi gấp lắm. Thuyền ngự về đến hòn Cổ Cốt. Hà Văn Hi (người tỉnh Tứ Xuyên nước Tàu theo đảng Bạch Liên Giáo, tự xưng Thiên Địa Hội, ăn cướp các tỉnh Mân, Việt, khi trước ở cù lao Côn Lôn đã có ý muốn theo Ngài, đến bây giờ đem binh thuyền phụ theo, Ngài cho làm Tuần Hải đô đinh đại tướng quân, 10 người thuộc hạ cũng cho làm chức Tổng binh, Phi kỵ úy. Tháng 5, Ngài cấm các tướng không được dung túng quân lính lấy của và bắt con gái ở dân gian, ai mà phạm tội thời chém, quản suất cũng bị tội lây. Có quan Điều khiển là Hương, Chánh đội là Lan nhiễu hại dân; việc ấy phát giác ra, bắt chém ngay, rao ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquoctrieuchanhbientoatyeu.pdf
Tài liệu liên quan