Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước.
Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến và nguyện vọng của cử tri với Quốc hội và các cơ quan Nhà nước hữu quan; thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Quốc hội; trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hướng dẫn, giúp đỡ công dân thực hiện các quyền đó.
46 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 858 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Quốc hội và báo chí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUỐC HỘI VÀ BÁO CHÍĐBQH NGUYỄN LÂN DŨNGHIẾN PHÁP QUY ĐỊNHĐại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước.Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến và nguyện vọng của cử tri với Quốc hội và các cơ quan Nhà nước hữu quan; thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Quốc hội; trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hướng dẫn, giúp đỡ công dân thực hiện các quyền đó.BÁO CHÍ Ở ViỆT NAM HiỆN NAYHiện nay có tới hơn 800 tờ báo , nhiều đài phát thanh, đài truyền hình ở Trung ương và địa phương, đặc biệt là internet Việt Nam đã hoà mạng từ năm 1997. Tốc độ phát triển Công nghệ thông tin của Việt Nam phát triển rất nhanh và thông tin trên mạng thì gần như toàn dân được tiếp cận với toàn bộ thông tin của toàn thế giới.TỰ DO BÁO CHÍĐiều 2. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân.Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng TIÊU CHUẨN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘIQuốc hội phải gồm các đại biểu tiêu biểu nhất trong nhân dân, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, và có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội. BÁO CHÍ CHÚ Ý ĐẾN ĐBQH NÀO?ĐBQH LÀ NGƯỜI CỦA CÔNG CHÚNGĐBQH là người của công chúng , họ có sức ảnh hưởng lan toả và sâu rộng, mạnh mẽ trong xã hội. Mỗi điều họ phát biểu đều được ghi nhớ và bàn luận. Bởi vậy, họ không nên chỉ "phát biểu" cho thoả mãn cái tôi của mình, họ còn phải nghĩ đến trách nhiệm với những gì mình nói ra. ĐBQH không chỉ là người có tài năng được công chúng thừa nhận mà còn là người hướng công chúng đến chân, thiện, mỹ. PHẢI TỰ BỒI DƯỠNG QUA BÁO CHÍĐỌC BÁO GÌ?Trước hết phải đọc báo Nhân dân và Người Đại biểu nhân dân để nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, Chính phủ, Quốc hộiĐọc báo chính thức của địa phương mìnhĐọc các báo phản ánh nhiều dư luận của quần chúng (Đại đoàn kết, Tuổi trẻ, Thanh niên, Tiền phong, Lao động., Pháp luật TPHCM)Đọc qua mạng: CŨNG PHẢI LÀ NHÀ BÁONHỚ LỜI HỒ CHỦ TỊCH-Muốn viết bài báo khá thì cần:1-Gần gũi dân chúng, cứ ngồi trong phòng giấy mà viết thì không thể viết thiết thực2-Ít nhất cũng phải biết một thứ tiếng nước ngoài, để xem báo nước ngoài, và học kinh nghiệm của người.3-Khi viết xong một bài tự mình phải xem lại ba bốn lần, sửa chữa lại cho cẩn thận.Tốt hơn nữa, là đưa nhờ một vài người ít văn hóa xem và hỏi họ những câu nào, chữ nào không hiểu thì sửa lại cho dễ hiểu4- Luôn luôn gắng học hỏi, luôn luôn cầu tiến bộ. -Phải đặt câu hỏi : Viết cho ai?-Viết cho đại đa số; Công-Nông-Binh-Viết để làm gì?- Để giáo dục, giải thích, cổ động, phê bình. Để phục vụ quần chúng.-Thế thì viết cái gì?...Không nên chỉ viết cái tốt mà giấu cái xấu. Nhưng phê bình phải đúng đắn. Nêu cái hay, cái tốt thì phải có chừng mực, chớ phóng đạiPhê bình thì phải phê bình một cách thật thà, chân thành, đúng đắn.Muốn có tài liệu thì phải tìm, tức là:-1-Nghe:Lắng tai nghe các cán bộ, nghe các chiến sĩ, nghe đồng bào để lấy tài liệu mà viết-2-Hỏi: Hỏi những người đi xa về, hỏi nhân dân, hỏi bộ đội những việc, những tình hình ở các nơi-3-Thấy: Mình phải đi đến, xem xét mà thấy.-4-Xem: Xem báo chí, xem sách vở. Xem báo chí trong nước, xem báo chí nước ngoài5-Ghi: Những cái gì đã nghe, đã thấy, đã hỏi được, đã đọc được thì chép lấy để dùng mà viết. Có khi xem mấy tờ báo mà chỉ được một tài liệu thôi. Tìm tài liệu cũng như những công tác khác, phải chịu khóMuốn có nhiều tài liệu thì phải xem cho rộng KHÔNG NGẠI TIẾP PHÓNG VIÊNKHÔNG TỪ CHỐI PV NƯỚC NGOÀIĐại biểu Quốc hội là chính khách, từ chối trả lời PV báo chí hoặc Đài phát thanh nước ngoài sẽ bị chê cười là thiếu bản lĩnh, là chế độ ta thiếu dân chủ, thiếu trong sángTìm cách trả lời chính xác nhưng không gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh đất nước, không nói sai sự thật nhưng không cần nói hết sự thậtLuôn có sự chuẩn bị trước về các tình huống nhạy cảmĐBQH CẦN TIẾP CẬN CNTTKhông có lý do gì 500 ĐB ưu tú của nhân dân mà xa lạ với CNTT. Cần tìm tài liệu qua Internet. Cần nhận và trả lời phỏng vấn qua Internet. Những ĐBQH còn chưa có máy tính (chắc không nhiều) cần được QH hỗ trợMáy tính đều cần nối mạng và kết hợp với việc chuyển tài liệu qua mạng. Sẽ tiết kiệm được một khối lượng khổng lồ giấy in tài liệuHội trường mới cần có chỗ cắm điện để các ĐBQH sử dụng laptop đọc tài liệu cần nghiên cứu về các dự luật...MỖI ĐBQH CẦN CÓ 1 MÁY TÍNHNÊN YÊU CẦU PV GỬI CÂU HỎITrong các kỳ họp QH phóng viên hay hỏi ĐBQH trong các giờ nghỉ bằng máy ghi âm. Điều này rất bất lợi. ĐBQH không có tưe liệu trong tay để trả lời. Không đủ thời gian suy nghĩ. Tệ hại nhất là PV tùy tiện cắt xén, thêm bớt, nhiều khi trái hẳn với ý kiến của ĐBQHChỉ nên yêu cầu PV gửi qua E-mail và tối hôm đó ĐBQH sẽ trả lời đầy đủ cũng qua E-mailHẠN CHẾ HỎI ĐỘT XUẤTCỬ TRI KIỂM TRA ĐBQH QUA TRẢ LỜI BÁO CHÍNgày nay cử tri có nhiều điều kiện theo dõi ĐBQH qua báo chí , nhất là qua báo hình (TV) , báo nói (đài phát thanh)Qua trả lời báo chí cử tri đánh giá sự quan tâm của ĐBQH với nguyện vọng, tâm tư của cử tri và về chất lượng các kiến nghị của ĐBQHTín nhiệm tăng hay giảm phụ thuộc rất nhiều vào sự đánh giá của cử tri (trả lời nhiều hay ít, đúng hay sai, thiết thực hay hời hợt)CẦN CÓ QUAN HỆ THÂN THIỆN VỚI MỘT SỐ PVHiện nay số phóng viên các báo rất đông, không thể quen biết quá rộng rãiNên có một số phóng viên hiểu biết kỹ về mình để kịp thời hỏi các vấn đề liên quan đến chuyên môn của mình hoặc các vấn đề thời sự (thiên tai, giáo dục, y tế, phá rừng)liên quan đến tỉnh mình là ĐBQHChuyển cho các PV này các vụ án xét xử oan sai mà nhân dân cần hỗ trợ của báo chíLẮNG NGHE Ý KIẾN CỬ TRIBÍ QUYẾT TRẢ LỜI PHỎNG VẤN Trong môi trường kinh doanh hiện đại, sự tương tác với giới truyền thông là không thể thiếu. Giới báo chí luôn thích “moi” những thông tin mật, thông tin xấu để có tin tức cạnh tranh thu hút độc giả. Họ sử dụng các câu hỏi “bẫy” cực kỳ khéo léo để khai thác thông tin. QUY CHẾ PHỎNG VẤN BÁO CHÍQuyết định 26/2002 QĐ-BVHTT1. Người phỏng vấn phải là người có đủ tư cách đại diện cho cơ quan báo chí thực hiện việc phỏng vấn.2. Người phỏng vấn cần thông báo cho người được phỏng vấn biết mục đích, yêu cầu và nội dung phỏng vấn. Khi có yêu cầu của người được phỏng vấn, người phỏng vấn phải gửi trước câu hỏi hoặc nói rõ yêu cầu để người được phỏng vấn chuẩn bị. Trường hợp cần phỏng vấn trực tiếp, không có sự thông báo trước thì phải được người trả lời phỏng vấn đồng ý 3. Sau khi phỏng vấn, trên cơ sở thông tin, tài liệu của người trả lời cung cấp, người phỏng vấn có quyền thể hiện bài viết bằng các thể loại phù hợp. Trường hợp phỏng vấn chỉ nhằm thu thập thông tin, người phỏng vấn có thể viết bài theo yêu cầu của cơ quan báo chí; người phỏng vấn phải thể hiện chính xác, trung thực nội dung trả lời của người được phỏng vấn và chịu trách nhiệm về nội dung bài viết của mình. Đối với những bài phỏng vấn ghi rõ họ tên, chức danh, địa chỉ người trả lời phỏng vấn, nếu người được phỏng vấn yêu cầu xem lại nội dung trước khi đăng, phát, cơ quan báo chí và người phỏng vấn không được từ chối yêu cầu đó. Trường hợp do yêu cầu cần thông tin nhanh, nếu người phỏng vấn, cơ quan báo chí thể hiện chính xác, trung thực nội dung trả lời và người được phỏng vấn không có yêu cầu thì không nhất thiết phải gửi bài phỏng vấn cho người được phỏng vấn xem lại.4. Khi nhận được đề nghị phỏng vấn của cơ quan báo chí hoặc của nhà báo, người được phỏng vấn tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan báo chí, nhà báo thực hiện nhiệm vụ phỏng vấn. Người được đề nghị phỏng vấn có thể từ chối trả lời phỏng vấn khi chưa chuẩn bị hoặc không có trách nhiệm và thẩm quyền trả lời. 5. Người được phỏng vấn có thể trả lời bằng văn bản theo câu hỏi đã gửi trước hoặc trả lời trực tiếp cho nhà báo ghi chép, thu nhanh, thu hình để đăng, phát trên báo chí.6. Khi thực hiện việc biên tập bài trả lời phỏng vấn, cơ quan báo chí và nhà báo không được tự ý thêm bớt, cắt xén nội dung các câu hỏi và trả lời làm sai lệch nội dung của người trả lời phỏng vấn. Những ý kiến phát biểu không nhằm mục đích trả lời phỏng vấn báo chí tại các hội nghị, các cuộc gặp gỡ, các cuộc trao đổi, nói chuyện... có nhà báo tham dự thì nhà báo có thể ghi chép, tường thuật, lược thuật để đăng, phát trên báo chí phù hợp với mục đích, yêu cầu thông tin, nhưng không được dùng những ý kiến đó để chuyển thành bài phỏng vấn nếu không được sự đồng ý của người phát biểu.7. Cơ quan báo chí, người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn đều phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đăng, phát trên báo chí. Trường hợp nội dung bài phỏng vấn vi phạm Luật Báo chí hoặc các quy định khác của pháp luật thì căn cứ tính chất, mức độ sai phạm và trách nhiệm gây nên sai phạm để xử lý cơ quan báo chí, người phỏng vấn hoặc người trả lời phỏng vấn theo quy định của pháp luật.ĐBQH LẬP HỒ SƠ TIN TỨCĐể có đủ tư liệu trả lời phỏng vấn báo chí các ĐBQH nên có thói quen cắt các bài báo có nhiều thông tin quan trọng và phân vào các hộp hồ sơ theo từng chuyên muc, ví dụ Chính sách, Luật pháp, Giáo dục, Công nghệ, Sức khỏe, Kinh tế, Nông nghiệp, Công nghiệp, Khiếu nại Tố cáo, Lời Hồ Chủ tịch, Xây dựng, Giao thôngLƯU TRỮ TÀI LIỆULƯU TRỮ TRÊN MÁY TÍNHCẦN CÓ VĂN PHÒNG CÔNG VỤCác Đại biểu Quốc hội cần có văn phòng làm việc. Tại nhiều nước khác mỗi ĐBQH đều có văn phòng riêng, có nhiều thư ký giúp việc, thường xuyên tiếp dân , tiếp Phóng viên, có cả luật gia chuyên tham gia các cuộc điều tra độc lâp. Hiện nay tại các Tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh phải là nơi mà các ĐBQH có bàn riêng để làm việc , có tủ hồ sơ , có máy tính và có lịch tiếp dân hàng tuần và tiếp phóng viên khi cầnCác ĐBQH không chuyên trách ở các thành phố lớn cũng cần có Văn phòng công vụ để làm việc cho QH, để tiếp phóng viên và khi hết nhiệm kỳ sẽ bàn giao lại cho các ĐBQH khác.***Xin cảm ơn và chúc Hội nghị thành công !
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1_nldung_qh_bao_chi_8614.ppt