Quản trị vốn luân chuyển (working capital management)

 Khái niệm về vốn luân chuyển

 Quản trị tiền mặt và đầu tư chứng khoán ngắn hạn

 Quản trị các khoản phải thu

 Quản trị hàng tồn kho

pdf36 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Quản trị vốn luân chuyển (working capital management), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN (WORKING CAPITAL MANAGEMENT) PGS.TS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC KHOA KINH TẾ - QTKD, ĐH CẦN THƠ NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG 11  Khái niệm về vốn luân chuyển  Quản trị tiền mặt và đầu tư chứng khoán ngắn hạn 2  Quản trị các khoản phải thu  Quản trị hàng tồn kho KHÁI NIỆM VỀ VỐN LUÂN CHUYỂN VỐN LUÂN CHUYỂN (1) BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Tài sản dài hạn Nợ dài hạn 4 Cổ phiếu ưu đãi Cổ phiếu thường VỐN LUÂN CHUYỂN (2) - Nếu chúng ta dùng nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn thì rủi ro thấp nhưng lại có chi phí cao. - Nếu chúng ta dùng nợ ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài 5 hạn thì chi phí thấp nhưng rủi ro lại cao. - Vì vậy, tốt nhất là nợ ngắn hạn dùng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn đầu tư vào tài sản dài hạn. VỐN LUÂN CHUYỂN (3) Vốn luân chuyển ròng = TS ngắn hạn – Nợ ngắn hạn - Tài sản ngắn hạn bao gồm: • Tiền mặt 6 • Đầu tư chứng khoán ngắn hạn • Phải thu • Tồn kho VỐN LUÂN CHUYỂN (4) - Nợ ngắn hạn bao gồm: • Phải trả người bán • Chi phí phải trả • Nợ ngắn hạn ngân hàng 7 - Quản trị vốn luân chuyển là quản trị tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn trong công ty - VLC ròng thường được yêu cầu phải dương để đảm bảo rằng Cty còn có thể tiếp tục hoạt động (đủ nguồn quỹ để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn). VỐN LUÂN CHUYỂN (5)  Các tỷ số thanh toán  Tỷ số thanh toán hiện thời (RC) 8 RC Tài sản ngắn hạn Các khoản nợ ngắn hạn VỐN LUÂN CHUYỂN (6)  Tỷ số thanh toán nhanh (RQ) Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho 9 RQ Các khoản nợ ngắn hạn QUẢN TRỊ TIỀN MẶT VÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN NGẮN HẠN LÝ DO DUY TRÌ TIỀN MẶT - Động cơ giao dịch: Đáp ứng nhu cầu cho các giao dịch hàng ngày (trả lương, thanh toán tiền mua hàng cho người cung cấp, các chi phí hàng ngày khác liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh . . .) 11 - Động cơ đầu cơ: Tận dụng những cơ hội đầu tư thuận lợi trong kinh doanh (mua NVL khi giá giảm, mua các chứng khoán khi giá hấp dẫn . . .) - Động cơ dự phòng: Đáp ứng nhu cầu chi tiêu khi có những biến cố bất ngờ xảy ra. LẬP KẾ HOẠCH LƯU CHUYỂN TIỀN (1) - Lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ giúp công ty chủ động trong việc quản lý tiền mặt đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh 12 - Dự toán tiền mặt được lập trên cơ sở: • Nhu cầu chi tiền mặt (cash-out flow) • Các nguồn thu tiền mặt (cash-in flow) LẬP KẾ HOẠCH LƯU CHUYỂN TIỀN (2) Thu tiền Chi tiền 13 Đầu tư vào CK ngắn hạn Kiểm soát thông qua báo cáo thông tin = Dòng tiền = Dòng thông tin XÁC ĐỊNH TỒN QUỸ MỤC TIÊU (1) - CP cơ hội: Là TN mất đi do giữ quá nhiều tiền mặt. - CP giao dịch: Là chi phí liên quan đến việc chuyển đổi từ tài sản đầu tư thành tiền mặt. - Tồn quỹ mục tiêu là mức tồn quỹ với chi phí thấp nhất. 14 - Mô hình Baumol về mức tồn quỹ tối ưu: K TF C 2 = • T : Tổng nhu cầu tiền mặt trong năm • F : CP giao dịch • K : Chi phí cơ hội do giữ tiền mặt XÁC ĐỊNH TỒN QUỸ MỤC TIÊU (2) - Ví dụ: Công ty ABC có thông tin như sau: • CP mỗi lần giao dịch (bán chứng khoán): 1 triệu đồng • Chi phí cơ hội của tiền mặt (K): 10% • Tổng nhu cầu tiền mặt trong năm: 31.200 triệu đồng 15 Tiền mặt tồn quỹ tối ưu (triệu đồng) là: 937,789 1,0 )1)(200.31(2 ==C ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN NGẮN HẠN - Chứng khoán ngắn hạn là tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền một cách nhanh chóng và dễ dàng - Ba tiêu chuẩn cơ bản cho việc lựa chọn các chứng 16 khoán thích hợp để đầu tư: • Độ an toàn cao • Thanh khoản cao • Khả năng sinh lời cao QUYẾT ĐỊNH CHÍNH SÁCH BÁN CHỊU VÀ QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU QUYẾT ĐỊNH CHÍNH SÁCH BÁN CHỊU (1)  Ý nghĩa của chính sách bán chịu - Quyết định chính sách bán chịu gắn liền với việc đánh đổi giữa chi phí, rủi ro và lợi nhuận. • Chi phí: Chi phí vốn cho các khoản phải thu 18 • Rủi ro: Nợ khó đòi hoặc không thu được • Lợi nhuận: Chính sách bán chịu sẽ làm tăng doanh thu => lợi nhuận tăng. - Chính sách bán chịu tuỳ thuộc vào khả năng tài chính và chiến lược kinh doanh của của công ty. QUYẾT ĐỊNH CHÍNH SÁCH BÁN CHỊU (2)  Quyết định tiêu chuẩn bán chịu - Tiêu chuẩn bán chịu là thước đo để công ty quyết định là có chấp nhận bán chịu cho một khách hàng nào đó hay không. 19 - Tiêu chuẩn bán chịu có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của công ty. - Khi quyết định tiêu chuẩn bán chịu Cty nên tính toán giữa lợi nhuận tăng thêm và chi phí liên quan đến khoản phải thu tăng thêm. QUYẾT ĐỊNH CHÍNH SÁCH BÁN CHỊU (3) Ví dụ: Đơn giá bán SP của công ty ABC là 10 USD, trong đó biến phí là 8 USD. Hiện tại Cty hoạt động chưa hết công suất nên sự gia tăng DT không đòi hỏi phải gia tăng chi phí cố định. DT hàng năm của Cty hiện tại là 20 2,4 triệu USD. Nếu nới lỏng chính sách bán chịu, DT kỳ vọng tăng thêm 25%. Giả sử rằng đơn giá hàng bán không đổi và chi phí cơ hội thực hiện khoản phải thu tăng thêm là 20%. Cty có nên nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu hay không? Biết rằng kỳ thu tiền bình quân của khách hàng mới tăng thêm là 2 tháng. QUYẾT ĐỊNH CHÍNH SÁCH BÁN CHỊU (4) - Doanh thu tăng thêm = 2.400.000 x 0,25 = 600.000 USD - Số lượng hàng bán tăng thêm = 600.000/10 = 60.000 SP - Lãi trước thuế tăng thêm = 60.000 (10 – 8) = 120.000 USD - Vòng quay các khoản phải thu = 12/2 = 6 vòng 21 - Khoản phải thu tăng thêm = 600.000/6 = 100.000 USD - Chi phí tăng thêm = 100.000 x 0,8 = 80.000 USD - Chi phí vốn = 80.000 x 20% = 16.000 USD => Công ty nên áp dụng chính sách nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu. QUYẾT ĐỊNH CHÍNH SÁCH BÁN CHỊU (5)  Quyết định điều khoản bán chịu - Điều khoản bán chịu bao gồm: • Thời hạn bán chịu • Tỷ lệ chiết khấu nếu khách hàng trả sớm hơn thời hạn 22 bán chịu cho phép. • Ví dụ: Điều khoản bán chịu “2/10 net 30” có nghĩa là khách hàng sẽ được chiết khấu 2% nếu thanh toán trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoá đơn được phát hành và thời hạn bán chịu là 30 ngày. QUYẾT ĐỊNH CHÍNH SÁCH BÁN CHỊU (6) - Thay đổi điều khoản bán chịu chủ yếu là thay đổi thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu. • Thay đổi (tăng) thời hạn bán chịu:  Kỳ thu tiền bình quân tăng => Khoản phải thu tăng => Vốn đầu tư tăng => Chi phí vốn tăng 23  Doanh thu tăng => Lợi nhuận tăng • Thay đổi (tăng) tỷ lệ chiết khấu:  Khuyến khích người mua trả tiền sớm hơn => Kỳ thu tiền bình quân giảm => Giảm chi phí vốn.  Giảm DT ròng => Lợi nhuận giảm QUYẾT ĐỊNH CHÍNH SÁCH BÁN CHỊU (7) Thay đổi thời hạn bán chịu Ví dụ: Đơn giá bán SP của công ty ABC là 10 USD, trong đó biến phí là 8 USD. Hiện tại Cty hoạt động chưa hết công suất nên sự gia tăng DT không đòi hỏi phải gia 24 tăng chi phí cố định. DT hàng năm của Cty hiện tại là 2,4 triệu USD. Nếu Cty thay đổi thời hạn bán chịu từ “net 30” thành “net 60” thì kỳ thu tiền bình quân tăng từ 1 tháng lên 2 tháng và DT tăng thêm 360.000 USD. Cty có nên thay đổi thời hạn bán chịu hay không? QUYẾT ĐỊNH CHÍNH SÁCH BÁN CHỊU (8) - Số lượng hàng bán tăng thêm = 360.000/10 = 36.000 SP - LNTT tăng thêm = 36.000 (10 – 8) = 72.000 USD - Vòng quay các khoản phải thu = 12/2 = 6 vòng - Khoản phải thu tăng thêm = 360.000/6 = 60.000 USD 25 - Vốn đầu tư tăng thêm = 60.000 x 0,8 = 48.000 USD - Khoản phải thu tương ứng với mức doanh thu 2,4 triệu USD khi kỳ thu tiền bình quân tăng từ 1 tháng lên 2 tháng = 2.400.000/6 = 400.000 USD QUYẾT ĐỊNH CHÍNH SÁCH BÁN CHỊU (9) - Khoản phải thu gia tăng khi Cty thay đổi thời hạn bán chịu = 400.000 – 200.000 = 200.000 - VĐT tăng thêm = 200.000 x 0,8 = 160.000 USD 26 - Tổng VĐT tăng thêm = 48.000 + 160.000 = 208.000 - Chi phí vốn = 208.000 x 20% = 41.600 USD => Công ty nên thay đổi thời hạn bán chịu. QUYẾT ĐỊNH CHÍNH SÁCH BÁN CHỊU (10) Thay đổi tỷ lệ chiết khấu Ví dụ: Cty ABC có DT hàng năm là 3 triệu USD và kỳ thu tiền bình quân là 2 tháng. Cty hiện đang áp dụng điều khoản bán chịu là “net 45”. Nếu Cty thay đổi điều 27 khoản bán chịu là “2/10 net 45” thì kỳ thu tiền bình quân kỳ vọng giảm còn 1 tháng và ước tính có khoảng 60% khách hàng (tương ứng 60% DT) sẽ lấy chiết khấu. Với những thông tin đã cho, theo bạn Cty có nên thay đổi tỷ lệ chiết khấu hay không? Biết rằng chi phí cơ hội của khoản phải thu là 20%. QUYẾT ĐỊNH CHÍNH SÁCH BÁN CHỊU (11) - Khoản phải thu trước khi thay đổi tỷ lệ chiết khấu: 3.000.000/6 = 500.000 USD - Khoản phải thu sau khi thay đổi tỷ lệ chiết khấu: 3.000.000/12 = 250.000 USD 28 - Khoản phải thu giảm đi: 500.000 – 250.000 = 250.000 USD - CP tiết kiệm được: 250.000 x 20% = 50.000 USD - LN giảm đi do CK = 3.000.000 x 0,6 x 2% = 36.000 => Công ty nên thay đổi tỷ lệ chiết khấu. QUYẾT ĐỊNH CHÍNH SÁCH BÁN CHỊU (12)  Ảnh hưởng của rủi ro bán chịu: Chính sách bán chịu không những liên quan đến chi phí cho các khoản phải thu mà còn liên quan đến khả năng thu 29 hồi (rủi ro) các khoản phải thu. QUẢN TRỊ CÁC KHOẢN PHẢI THU - Giám sát chặt chẽ kỳ thu tiền bình quân và lịch đến hạn trả của các khoản nợ phải thu; - Khuyến khích khách hàng trả nợ trước hạn bằng chính sách chiết khấu phù hợp; 30 - Nhân viên thu nợ cần phải phát triển những kỹ năng thương thuyết để cân đối hài hòa việc thu được tiền và cũng cố thiện chí trả nợ của khách hàng. - Sử dụng dịch vụ bao thanh toán (Factoring) QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TÁC ĐỘNG HAI MẶT CỦA TỒN KHO - Tác động tích cực • Tồn kho nguyên vật liệu giúp công ty:  Chủ động trong sản xuất; Năng động trong việc mua nguyên liệu dự trữ; 32 Giảm chi phí đặt hàng • Tồn kho thành phẩm giúp Cty chủ động trong tiêu thụ SP nhằm khai thác và thỏa mãn tối đa nhu cầu của thị trường - Tác động tiêu cực: • Tăng chi phí liên quan đến tồn kho CHI CHÍ CỦA HÀNG TỒN KHO - Chi phí duy trì tồn kho: • Chi phí kho bãi, quản lý; • Tổn thất do hàng hóa bị lạc hậu, hư hỏng; • Chi phí bảo hiểm; 33 • Chi phí vốn. - Chi phí đặt hàng: • Chi phí đặt hàng; • Chi phí vận chuyển, bốc xếp. MÔ HÌNH LƯỢNG ĐẶT HÀNG KINH TẾ (1) - Mô hình lượng đặt hàng kinh tế (Economic order quantity - EOQ) là mô hình toán học được xây dựng nhằm xác định lượng đặt hàng tối ưu sao cho chi tồn kho thấp nhất. 34 C OS EOQ 2 = • O : Chi phí đặt hàng • C : Chi phí duy trì tồn kho đơn vị • S : Số lượng hàng hóa tiêu thụ trong năm MÔ HÌNH LƯỢNG ĐẶT HÀNG KINH TẾ (2) - Mô hình EOQ dựa trên các giả định sau: • Nhu cầu tổng tồn kho là chắc chắn • Các đơn đặt hàng có thể đáp ứng ngay lập tức - Điểm đặt hàng: 35 • Thực tế phải có thời gian chờ từ khi đặt hàng cho đến khi nhận được hàng; • Cty cần phải đặt hàng sớm hơn để đảm bảo hoạt động SXKD được liên tục; • Cần thiết phải xác định điểm đặt hàng. MÔ HÌNH LƯỢNG ĐẶT HÀNG KINH TẾ (3) - Ví dụ: Cty Thương mại ABC có thông tin như sau: • Số lượng hàng hóa tiêu thụ trong năm: 240.000 • Chi phí duy trì tồn kho đơn vị: 0,4 triệu đồng • Chi phí đặt hàng: 30 triệu đồng/đơn hàng 36 000.6 4,0 )000.240)(30(2 ==EOQ • Giả sử phải mất 10 ngày kể từ ngày đặt hàng Cty mới nhận được hàng • Điểm đặt hàng = 10*240.000/365 = 6.575 đơn vị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchapter_11_1163.pdf