Mục đích nghiên cứu là: (i) hệ thống lý luận về quản trị quan hệ khách hàng; (ii) mô tả tổng hợp quản trị quan hệ khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Khánh Hòa (Agribank, Khánh Hòa); (ii) đề xuất mô hình, giải pháp hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng (CRM) doanh nghiệp áp dụng tại Ngân hàng. Đây là cơ sở giúp Agribank, Khánh Hòa gia tăng sự duy trì, lòng trung thành của khách hàng. Bên cạnh đó, làm tăng giá trị kinh tế của doanh nghiệp, cải thiện giá trị của khách hàng, khắc phục những tồn tại trong quản trị quan hệ khách hàng sinh lời, tăng doanh thu từ khách hàng, giảm thiểu rủi ro, chi phí hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh, uy tín và thương hiệu của Agribank, Khánh Hòa
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 11/05/2022 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Quản trị quan hệ khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
156 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH KHÁNH HÒA
CORPORATE RELATIONSHIP MANAGEMENT AT VIETNAM BANK
FOR AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT, KHANH HOA BRANCH
Hồ Thị Hồng Tuyết1, Nguyễn Thị Trâm Anh2
Ngày nhận bài: 22/02/2013; Ngày phản biện thông qua: 08/5/2013; Ngày duyệt đăng: 10/12/2013
TÓM TẮT
Mục đích nghiên cứu là: (i) hệ thống lý luận về quản trị quan hệ khách hàng; (ii) mô tả tổng hợp quản trị quan hệ
khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Khánh Hòa (Agribank, Khánh
Hòa); (ii) đề xuất mô hình, giải pháp hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng (CRM) doanh nghiệp áp dụng tại Ngân hàng.
Đây là cơ sở giúp Agribank, Khánh Hòa gia tăng sự duy trì, lòng trung thành của khách hàng. Bên cạnh đó, làm tăng
giá trị kinh tế của doanh nghiệp, cải thiện giá trị của khách hàng, khắc phục những tồn tại trong quản trị quan hệ khách
hàng sinh lời, tăng doanh thu từ khách hàng, giảm thiểu rủi ro, chi phí hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh, uy tín và
thương hiệu của Agribank, Khánh Hòa.
Từ khóa: quản trị quan hệ khách hàng doanh nghiệp, mô hình giá trị khách hàng, công thức CLTV, Agribank
Khánh Hòa
ABSTRACT
Purpose of this study is: (i) reasoning systems for customer relationship management; (ii) describe the general of
customer relationship management at the Bank of Agriculture and Rural Development in Khanh Hoa branch (Agribank,
Khanh Hoa); (iii) propose model, solution to complete customer relationship management (CRM) of business companies
which apply at the bank. This is the basis to help Agribank, Khanh Hoa to increase maintenance, loyalty from customer.
Besides, increasing the corporate economic values, improve customer value and overcome the shortcomings in profi table
customer relationship management, increasing revenue from customers, reducing risks, operating costs, and improve
competitiveness, reputation and brand name of Agribank, Khanh Hoa.
Keywords: corporate relationship management, customer equity model, customer lifetime vValue fomula, Agribank,
Khánh Hòa
1 Hồ Thị Hồng Tuyết: Cao học Quản trị kinh doanh 2009 - Trường Đại học Nha Trang
2 TS. Nguyễn Thị Trâm Anh: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi cạnh tranh trên thị trường diễn ra gay gắt,
việc thu hút khách hàng tiềm năng, giữ chân khách
hàng hiện tại rất khó khăn. Vì vậy, quản trị quan
hệ khách hàng là cần thiết, ngày càng được nhiều
doanh nghiệp quan tâm thực hiện, để có thể hiểu,
gia tăng giá trị sinh lời của mỗi khách hàng.
Từ khi chuyển đổi ngân hàng cấp phát vốn ngân
sách sang ngân hàng thương mại chuyên doanh,
Agribank, Khánh Hòa đã và đang thực hiện nhiều
biện pháp duy trì, phát triển quan hệ khách hàng,
mang lại nhiều giá trị về lợi ích cho cả khách hàng và
Ngân hàng. Tuy nhiên, quản trị quan hệ khách hàng
tại Agribank Khánh Hòa chưa đáp ứng mong muốn
đa dạng, phức tạp của nhóm khách hàng mục tiêu.
Điều này đặt Ngân hàng đối diện nhiều thách thức
quản trị tốt quan hệ khách hàng doanh nghiệp khi thị
phần dần thu hẹp, nợ xấu tăng, lợi nhuận giảm sút.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 157
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản trị quan hệ khách hàng doanh nghiệp tại
Agribank, Khánh Hòa.
1.2. Phạm vi nghiên cứu
Nhóm khách hàng doanh nghiệp sử dụng sản
phẩm tín dụng và phi tín dụng tại Agribank, Khánh
Hòa trong giai đoạn 2009 - 2011.
2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp từ các báo
cáo thường niên của Agribank, Khánh Hòa.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh dựa
trên thu thập số liệu thứ cấp thu thập.
3. Cơ sở lý thuyết
3.1. Mô hình giá trị khách hàng của Blattberg và cộng sự
Theo Blattberg và cộng sự, Đại học Harvard,
Mỹ, tác giả bài báo “Customer Equity - Building &
Managing Relationships as Valuable Assets”, được
đăng trên tạp chí của Trường Harvard Business
School (2001), giá trị khách hàng là tổng toàn bộ giá
trị thu hút khách hàng, giá trị lưu giữ khách hàng và
giá trị bán hàng bổ sung. Nếu tính được giá trị trên
từng khách hàng của một đoạn thị trường, thì có thể
tìm được cách thức để đạt được giá trị khách hàng
trọn đời trong phân đoạn này.
Hình 1. Mô hình giá trị khách hàng của Blattberg và cộng sự
3.2. Công thức tính CLTV của V. Kumar Werner J. Reinartz
Giáo sư V. Kumar Werner J. Reinartz, Đại học Connecticut, Mỹ, tác giả bài báo “Customer
Relationship Management – A Databased Approach”, được đăng tải trên tạp chí Journal of Marketing Research (2006),
xây dựng công thức tính giá trị trọn đời của khách hàng, trong đó, (i) CLTV: giá trị trọn đời của một khách hàng i; (ii) S:
doanh số bán hàng cho khách hàng i; (iii) DC: chi phí trực tiếp khi khách hàng i mua sản phẩm dịch vụ; (iv) MC: chi phí
marketing đối với khách hàng i; (v) t: đơn vị thời gian; (vi) δ: lãi suất.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Kết quả nghiên cứu
Để đạt được giá trị lâu dài của quản trị quan hệ khách hàng, yêu cầu kiến trúc chiến lược phải gồm toàn bộ
các hoạt động kinh doanh, dịch vụ liên quan đến khách hàng và trên mức độ toàn Ngân hàng, nghiên cứu đề
xuất mô hình quản trị quan hệ khách hàng doanh nghiệp tại Agribank, Khánh Hòa. Mô hình đề xuất như sau:
Hình 2. Mô hình CRM doanh nghiệp tại Agribank, Khánh Hòa
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
158 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
2. Thảo luận
Ý nghĩa của mô hình trên thể hiện hệ thống
đo lường kết quả qua tiềm năng doanh thu và duy
trì được những tài sản vô hình và hữu hình của
Agribank, Khánh Hòa. Ban giám đốc, nhà đầu tư và
khách hàng đều quan tâm đến thông tin về sự gia
tăng giá trị của doanh nghiệp, cũng như cách thức
khai thác tài sản của nó, tác động đến kết quả tài
chính doanh nghiệp. Mô hình CRM doanh nghiệp
được quản lý xuyên suốt ba cấp bậc, theo hình tháp
từ Bậc tác nghiệp -> Bậc phân tích – chiến thuật ->
Bậc chiến lược.
- Ở Bậc tác nghiệp: Các hoạt động marketing
quan hệ, bán hàng, dịch vụ khách hàng và quản trị
đa kênh, tất cả nhân viên giao dịch chịu trách nhiệm
thực thi chiến dịch và chương trình chăm sóc khách
hàng. Phản hồi từ hệ thống tác nghiệp và đánh giá
từ hệ thống giao tiếp với khách hàng từ các kênh
khác nhau được chuyển dần vào kho dữ liệu khách
hàng và trở thành cơ sở dữ liệu tri thức.
- Ở Bậc phân tích - chiến thuật: Được quản lý,
kiểm soát bởi nhóm quản lý cấp phòng, ban, phát
triển danh mục đầu tư khách hàng, mô hình khách
hàng để khai thác, tăng cường giá trị khách hàng,
kết hợp nghiên cứu thị trường và báo cáo phân tích
CRM. Kho dữ liệu khách hàng tạo cơ sở cho công
việc và được trung tâm tương tác cùng các hệ thống
thông tin tác nghiệp bổ sung dữ liệu.
- Ở Bậc chiến lược: Dưới quyền điều hành của
Ban giám đốc Agribank, Khánh Hòa, chiến lược
CRM được xây dựng kèm theo các mục tiêu và
thước đo kết quả.
Tất cả dữ liệu cần thiết để tính toán giá trị khách
hàng được lưu trữ trong kho dữ liệu. Agribank,
Khánh Hòa sẽ phát triển cơ sở trí thức về khách
hàng, mạng lưới các mối quan hệ, quy trình mua
sắm khách hàng, để tiếp tục nâng cao giá trị tài
sản trí tuệ của ngân hàng, đạt được mục tiêu dài
hạn thông qua mô hình nghiên cứu.
3. Giải pháp hoàn thiện quản trị quan hệ khách
hàng doanh nghiệp tại Agribank, Khánh Hòa
3.1. Nguồn nhân lực
Đào tạo cán bộ từ nhân viên đến cấp lãnh đạo
định hướng khách hàng, tập trung: (i) chuyên môn
hóa toàn bộ quy trình nghiệp vụ; (ii) quản trị rủi ro;
(iii) phân cấp chặt chẽ quyền hạn, trách nhiệm theo
từng mức đến từng chuyên viên, cải cách cơ chế
tiền lương, xây dựng chính sách đãi ngộ hợp lý;
(iv) từng bước xây dựng, phát triển bộ phận nghiên
cứu thị trường, khách hàng.
3.2. Tiến trình kinh doanh
Gồm: (i) xác lập sứ mệnh và mục tiêu; (ii) xây
dựng cơ sở dữ liệu khách hàng; (iii) phân tích cơ sở
dữ liệu khách hàng và (iv) hoàn thiện các chương
trình quản lý khách hàng. Cụ thể:
3.2.1. Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
Nghiên cứu đề xuất 5 bước thực hiện xếp hạng
tín dụng, nhằm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng,
giảm bớt tỷ lệ nợ xấu phải trích dự phòng rủi ro, đáp
ứng yêu cầu của Basel và Ngân hàng Nhà nước:
a. Phân loại doanh nghiệp theo các tiêu chí về quy
mô, ngành nghề kinh doanh chính
b. Trên cơ sở ngành nghề và quy mô, tương ứng với
ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp để
chấm điểm tài chính
Tổng điểm tối đa đạt được đã quy đổi theo trọng
số của các chỉ tiêu tài chính trong chấm điểm xếp hạng
tín dụng doanh nghiệp tại bước này là 100 điểm.
c. Chấm điểm các chỉ tiêu dự báo nguy cơ khó khăn
tài chính của doanh nghiệp
Hàm thống kê Z-score của Altman dự báo nguy
cơ vỡ nợ của doanh nghiệp, tình hình trả nợ ngân
hàng, để chấm điểm các chỉ tiêu dự báo nguy cơ
khó khăn tài chính của khách hàng. Các biến số
trong hàm thống kê Z-score của Altman, gồm:
(i) CA = Tài sản lưu động;
(ii) TA = Tổng tài sản;
(iii) SL = Doanh thu thuần;
(iv) IN = Lãi vay;
(v) TL = Tổng nợ;
(vi) CL = Nợ ngắn hạn;
(vii) MV = Giá thị trường của vốn chủ sở hữu;
(viii) BV = Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu;
(ix) ET = Thu nhập trước thuế;
(x) RE = Thu nhập giữ lại.
Mô hình điểm số dự báo nguy cơ vỡ nợ của
doanh nghiệp được Altman xây dựng:
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 0,999X5.
Nếu Z >2,99 là khu vực an toàn; 1,8 < Z < 2,99
là khu vực cảnh báo có nguy cơ vỡ nợ; Z < 1,8 là
khu vực nguy hiểm có nguy cơ vỡ nợ cao. Trong đó:
- X1 = (CA-CL)/TA: Đo lường tỷ trọng tài sản
lưu động ròng của doanh nghiệp trong tổng tài sản.
- X2 = RE/TA: Đo lường khả năng sinh lời.
- X3 = (ET+IN)/TA: Đây là hệ số quan trọng
nhất, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu, động lực xác
định sự sống còn của doanh nghiệp.
- X4 = BV/TL: Cho biết khả năng chịu đựng của
doanh nghiệp đối với những sụt giảm trong giá trị
tài sản.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 159
- X5 = SL/TA: Cho biết khả năng tạo doanh thu
của tài sản.
Tổng điểm tối đa đã nhân trọng số của nhóm
các chỉ tiêu dự báo nguy cơ khó khăn tài chính của
doanh nghiệp là 50 điểm.
d. Chấm điểm các chỉ tiêu thông tin phi tài chính có
tác động trực tiếp đến khả năng xảy ra khó khăn tài
chính của doanh nghiệp
Dựa trên các tiêu chí là tình hình trả nợ và trả
lãi, khả năng đối phó thay đổi, đa dạng hóa ngành
nghề, lĩnh vực kinh doanh, mở rộng quy mô, để
chấm điểm các chỉ tiêu thông tin phi tài chính. Tổng
điểm tối đa đã nhân trọng số của nhóm các chỉ tiêu
thông tin phi tài chính có tác động gây khó khăn tài
chính cho doanh nghiệp là 50 điểm.
e. Xác định tổng điểm cuối cùng để xếp hạng
doanh nghiệp
Bằng cách cộng tổng điểm các bước nêu trên,
điểm đã nhân trọng số của các chỉ tiêu tài chính,
chỉ tiêu dự báo, chỉ tiêu thông tin phi tài chính của
doanh nghiệp tại điểm (b), (c), và (d), rồi đem chia
kết quả đạt được cuối cùng với 2. Như vậy, điểm
tối đa doanh nghiệp đạt được sau bước này là
(100+50+50)/2=100 điểm, căn cứ điểm đạt được
cuối cùng này để xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
theo 10 mức xếp hạng: AAA, AA, A, BBB, BB, B,
CCC, CC, C, D.
3.2.2. Hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng
a. Về chức năng quản lý doanh số bán hàng và
marketing
Bổ sung các chức năng trên hệ thống, gồm:
(i) quản lý thông tin cần thiết về kế hoạch và triển
khai hoạt động tiếp thị cho từng giai đoạn; (ii) quản
lý, tiếp nhận và xử lý thông tin từ khách hàng cho
mỗi lần giao dịch; (iii) lập dự báo, theo dõi cơ hội
bán hàng, thương vụ chặt chẽ, hoạch định cụ thể
phương án bán hàng cho chi nhánh, từng giao dịch
viên, đạt được mục tiêu đề ra; (iv) hỗ trợ E-marketing
tối đa nhờ tiện tích hợp email, fax và điện thoại khi
liên lạc được từng khách hàng trên cơ sở dữ liệu
và gửi thông tin đến mỗi nhóm gồm nhiều khách
hàng cùng một lúc; (v) quản lý tập trung, hiệu quả
kế hoạch làm việc chi tiết của từng nhân viên, cuộc
hẹn, công việc hàng ngày của giao dịch viên.
b. Về chức năng quản lý bán hàng
Bổ sung các chức năng trên hệ thống, gồm
(i) quản lý tiến trình xây dựng mối quan hệ khách
hàng; (ii) quản lý thông tin phản hồi của khách hàng
(tiếp xúc trực tiếp, phát phiếu điều tra, website,
e-mail, điện thoại...); (iii) phân loại khách hàng
tiềm năng, sinh lời, phân tích giá trị dài hạn của
khách hàng, xác định cách thức thay đổi giá cả, chất
luợng SPDV cung cấp; (iv) quản lý và lập kế hoạch
cho từng loại khách hàng.
c. Về chức năng đánh giá khả năng sinh lời của
khách hàng
Áp dụng mô hình giá trị khách hàng của
Blattberg và cộng sự, kết hợp công thức tính CLTV
của V. Kumar Werner J. Reinart, gồm các chỉ tiêu
định lượng:
- CE th = (R th * P th) – C th: Giá trị thu hút khách
hàng gồm: (i) R th = % khách hàng mới trong tổng số
khách hàng mục tiêu cần thu hút; (ii) P th = Lợi nhuận
thu được từ khách hàng mới; (iii) C th = Chi phí bỏ ra
để thu hút khách hàng.
- CE lg = 1/ (1 – R lg) * (P lg – C lg): Giá trị lưu
giữ khách hàng gồm: (i) R lg = % khách hàng duy trì
quan hệ trong tổng khách hàng được thu hút trong
giai đoạn tiếp theo; (ii) P lg = Lợi nhuận thu được từ
khách hàng đang duy trì; (iii) C lg = Chi phí bỏ ra để
duy trì khách hàng.
- CE bbs = R bbs * 1/ (1 – R lg) * (P bbs – C bbs):
Giá trị bán bổ sung gồm: (i) R bbs = % khách hàng
bán bổ sung trong tổng khách hàng đang duy trì;
(ii) P bbs = Lợi nhuận thu được từ khách hàng bán bổ
sung; (iii) C bbs = Chi phí bỏ ra để bán bổ sung.
3.2.3. Lựa chọn khách hàng doanh nghiệp mục tiêu
Agribank, Khánh Hòa cần phải xác định được
khách hàng mục tiêu, những khách hàng đã, đang
và sẽ mang lại lợi ích cao cho Agribank, Khánh Hòa
để có chính sách phù hợp với từng nhóm khách
hàng. Tùy theo mỗi thời kỳ khác nhau, mục tiêu kinh
doanh, các yếu tố môi trường tác động khác nhau,
trong giai đoạn hiện nay nghiên cứu đề xuất chỉ tiêu
đánh giá lựa chọn khách hàng:
- Đối với khách hàng doanh nghiệp quan hệ tín
dụng, áp dụng tiêu chí phân biệt là kết quả xếp hạng
tín dụng doanh nghiệp.
- Đối với khách hàng doanh nghiệp không quan
hệ tín dụng, áp dụng tiêu chí phân biệt là giá trị tính
toán trọn đời – CLTV.
Với cách phân biệt khách hàng doanh nghiệp
theo các tiêu chí xây dựng, khách hàng doanh
nghiệp sử dụng các sản phẩm tín dụng, phi tín dụng
tại Agribank, Khánh Hòa sẽ được phân loại theo
tổng số điểm đạt được, ngân hàng thực hiện chính
sách quản trị khách hàng (mục tiêu, chủ lực, tiềm
năng, không khuyến khích, loại bỏ).
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
160 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
3.3. Công nghệ
Công nghệ trong quản trị quan hệ khách hàng
tại Agribank, Khánh Hòa bao gồm tất cả dữ liệu
khách hàng, hệ thống công nghệ thông tin, công cụ
phân tích, khai thác dữ liệu, những ứng dụng, liên
quan giao dịch trực tiếp với khách hàng, được tích
hợp trên hệ thống nội bộ và kế toán khách hàng.
Sự phát triển của quan hệ khách hàng là khả năng
khai thác cặn kẽ thông tin khách hàng, để gia tăng
lợi nhuận trên từng khách hàng, giảm rủi ro về nợ
xấu gia tăng. Khả năng khai thác giá trị thông tin
chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của công nghệ trong các
phân hệ phần mềm quản trị quan hệ khách hàng tại
Agribank, Khánh Hòa.
Hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách
hàng đã được Agribank xây dựng và phát triển
rất nhiều công cụ để phân loại và sàng lọc khách
hàng. Tuy nhiên, để khắc phục những hạn chế về
công nghệ được xây dựng định hướng khách hàng
doanh nghiệp, tác giả đề xuất hướng phát triển nền
tảng công nghệ quản trị quan hệ khách hàng theo 3
bậc: (i) CRM bậc phân tích – chiến thuật; (ii) CRM
bậc tác nghiệp; (iii) CRM hợp tác.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trước bối cảnh cạnh tranh gay gắt, các ngân
hàng thương mại không những nâng cao chất
lượng sản phẩm và dịch vụ mà còn luôn có những
chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm giữ chân khách
hàng của mình, vốn mang lại lợi nhuận lớn, lâu dài
cho ngân hàng. Bên cạnh đó, cuộc đua mở rộng
mạng lưới hoạt động của các ngân hàng thương
mại trong nước, sự gia nhập thị trường tài chính
tiền tệ Việt Nam của khối ngân hàng có vốn nước
ngoài, đã đặt Agribank nói chung và chi nhánh
Khánh Hòa nói riêng trước những nỗ lực không
ngừng về mọi mặt để có thể quản lý tốt các mối
quan hệ với khách hàng.
Nghiên cứu đã trả lời cho nhà quản trị là tại sao
tình trạng nợ xấu thuộc khối khách hàng này của
Agribank, Khánh Hòa vẫn ở mức đáng phải quan
tâm, số lượng khách hàng sinh lợi đang giảm sút
trầm trọng gia tăng mặc dù Ngân hàng đã áp dụng
phương pháp tiên tiến trong quản trị rủi ro là chấm
điểm xếp hạng tín dụng khách hàng, cũng như triển
khai hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách
hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Đối với khách hàng: (i) sử dụng tiện ích, dịch
vụ gia tăng, sản phẩm bán chéo; (ii) được đánh giá
đúng thực trạng hoạt động kinh doanh; (iii) điều
chỉnh, xây dựng chiến lược hoạt động phù hợp.
- Đối với Agribank Khánh Hòa: (i) gia tăng lòng
trung thành của khách hàng; (ii) hạn chế rủi ro, bảo
tồn vốn; lợi nhuận tăng cao; (iii) thị phần mở rộng,
nâng cao tính cạnh tranh.
Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian nghiên cứu
và khả năng tiếp cận dữ liệu nên nghiên cứu này
chỉ dừng lại ở ý tưởng và hướng phát triển, chưa
thể đi sâu hơn trong việc triển khai triệt để các giải
pháp. Với những kết quả nghiên cứu ban đầu, tác
giả rất mong muốn những giải pháp đề xuất sẽ góp
phần hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng doanh
nghiệp tại Agribank, Khánh Hòa, nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh, giảm thiểu rủi ro, bảo đảm
an toàn vốn, mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh
nghiệp và Ngân hàng.
2. Kiến nghị
2.1. Về phía Chính phủ
2.1.1. Xây dựng và phát triển các thể chế, gồm:
(i) cải cách hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm
toán, cải cách pháp luật về thuế; (ii) cải cách hệ
thống pháp luật theo hướng minh bạch; (iii) hoàn
thiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ; (iv) cải
thiện mạnh mẽ hệ thống luật doanh nghiệp, luật
phá sản; (v) nhanh chóng hoàn chỉnh quy chế,
hướng dẫn, thành lập các tổ chức định giá tài sản
độc lập, công ty mua bán nợ, cơ chế hữu hiệu
xử lý tài sản đảm bảo nợ, đảm bảo an toàn vốn
vay, nhanh chóng thu hồi nợ xấu từ tài sản cầm
cố, thế chấp; (vi) đẩy mạnh cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước gắn với việc áp dụng các mô
Bảng 1. Kết quả phân loại khách hàng doanh nghiệp theo giá trị đánh giá
Phân loại Lợi nhuận đạt được
Giá trị đánh giá khách hàng Định hướng
chiến lượcTín dụng (điểm) Phi tín dụng (%)
Loại 1 (AAA, AA, A) Cao nhất Từ 77 - 100 Từ 99.75 – 100.00 Mục tiêu
Loại 2 (BBB, BB) Cao Từ 65 - 77 Từ 99.70 – 99.75 Chủ lực
Loại 3 (B, CCC, CC) Thấp Từ 44 - 65 Từ 99.65 – 99.70 Tiềm năng
Loại 4 (C) Khó Từ 35 - 44 Từ 99.60 – 99.65 Không khuyến khích
Loại 5 (D) Không Dưới 35 Dưới 99.60 Loại bỏ
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 161
hình, kỹ thuật quản trị công ty hiện đại; (vii) đẩy
mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tạo áp
lực bên ngoài rất mạnh giúp cải cách hệ thống
pháp luật, các thể chế kinh tế thị trường diễn ra
nhanh, sâu rộng và triệt để hơn.
2.1.2. Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin, gồm:
(i) hình thành hệ thống thu thập thông tin doanh
nghiệp công bố rộng rãi để tổ chức tín dụng, ban
ngành liên quan cập nhật khi cần thiết; (ii) xây dựng
chính sách ưu đãi phát triển doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực dịch vụ thông tin, tài chính;
(iii) cải cách quy chế hoạt động của Trung tâm thông
tin tín dụng, Ngân hàng Nhà nước.
2.1.3. Thiết lập mạng lưới cung cấp thông tin thị
trường, gồm: (i) thông tin hiện hữu về thị trường
cung, cầu hàng hóa, dịch vụ, xây dựng hệ thống dự
báo nhu cầu tương lai, biến động giá cả trong nước
và trên thế giới, chính sách phát triển công nghệ,
thương mại quốc tế, lập quy hoạch phát triển các
ngành nghề trong nước; (ii) thống kê tới mức tối đa
về định mức chi phí sản xuất của từng ngành nghề
theo từng loại công nghệ, giúp các ngân hàng, ban
ngành liên quan thẩm định, kiểm soát hoạt động của
doanh nghiệp.
2.2. Về phía Agribank, Khánh Hòa
2.2.1. Tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực và
trình độ cán bộ, gồm: (i) quy hoạch đào tạo, nâng
cao năng lực, trình độ thẩm định của đội ngũ cán
bộ; (ii) xây dựng chương trình đào tạo tại chỗ, đào
tạo chuyên sâu, tuyển chọn nhân sự hạt giống gửi
đi đào tạo nước ngoài; (iii) nhanh chóng chuẩn
hóa tiêu chuẩn cán bộ ở vị trí trọng yếu, chú trọng
tiêu thức cấp độ kiến thức phải đạt được.
2.2.2. Gia tăng tỷ lệ dư nợ có đảm bảo bằng tài
sản, gồm: (i) sàng lọc tài sản thế chấp, cầm cố đảm
bảo tính thanh khoản; (ii) nâng cao chất lượng thẩm
định; (iii) tăng cường công tác quản lý tài sản đảm
bảo, thường xuyên theo dõi tình hình sử dụng tài
sản đảm bảo nợ vay tại doanh nghiệp, đánh giá
kịp thời biến động về tài sản, hao mòn vật lý, công
nghệ, khảo sát biến động giá trị của tài sản, có giải
pháp điều chỉnh giới hạn cho vay tối đa đối với
doanh nghiệp, đảm bảo tỉ lệ dư nợ có tài sản, đạt
mức an toàn, xử lý tốt tài sản cầm cố, thế chấp,
nhanh chóng thu hồi nợ xấu, tăng khả năng sinh lời.
2.2.3. Gia tăng tỷ lệ dư nợ ngoài quốc doanh, gồm:
(i) tìm kiếm, sàng lọc doanh nghiệp ngoài quốc
doanh kinh doanh hiệu quả; (ii) tư vấn doanh nghiệp
xây dựng báo cáo tài chính, phương án, dự án khả
thi, tuân thủ chặt chẽ chuẩn mực tài chính do Nhà
nước ban hành.
2.2.4. Xử lý nợ xấu, gồm: (i) rà soát, đánh giá và
thiết lập hệ thống quản lý rủi ro, kiểm soát nợ xấu,
từng bước giảm nợ xấu, nâng cao tính minh bạch
của hệ thống; (ii) tuyên truyền, đào tạo, nâng cao
nhận thức về đạo đức nghề nghiệp, kiểm soát rủi ro
đạo đức (iii) cải thiện tốc độ tăng trưởng tín dụng,
tập trung năng suất, hiệu quả của bộ phận tín dụng,
phát triển sản phẩm mới mang lại lợi nhuận; (iv) tập
trung năng suất hiệu quả với khách hàng là nhân tố
trung tâm hoạt động; (v) tăng cường trích lập, sử
dụng dự phòng rủi ro xử lý nợ xấu theo quy định
pháp luật; đẩy nhanh tiến độ bán, xử lý tài sản đảm
bảo của khoản nợ xấu để thu hồi, chuyển nợ thành
vốn góp đối với doanh nghiệp được đánh giá triển
vọng phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Andreas Meier, Henrik Stormer, 2011. eBusiness & eCommerce. NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
2. Jill Dyche, 2010. Quản lý mối quan hệ khách hàng. NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
3. John Davis, 2011. Đo lường tiếp thị. NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Văn Dũng, 2007. Quản lý quan hệ khách hàng. NXB Giao thông vận tải.
5. Lê Thế Giới và cộng sự, 2011. Quản trị Marketing. NXB Tài chính.
6. Bùi Xuân Hải, 2009. Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
7. Nguyễn Thị Mùi, 2006. Quản trị Ngân hàng thương mại. NXB Tài chính.
8. Lý Tiễn, 2011. Cây tiền. NXB Lao động – Xã hội.
9. Trịnh Quốc Trung, 2010. Marketing ngân hàng. NXB Thống kê.
Tiếng Anh
10. Blattberg, Gary Getz, Jacquelyn S. Thomas, 2001. Customer Equity – Building & Managing Relationships as Valuable
Assets. Harvard Business School Press, Boston, MA.
11. V. Kumar Werner J. Reinartz, 2006. Customer Relationship Management – A Databased Approach.Journal of Marketing
Research, New York.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_tri_quan_he_khach_hang_doanh_nghiep_tai_ngan_hang_nong.pdf