Quản trị nhân lực: Nghệ thuật dùng người

Điều quan trọng nhất đối với lãnh đạo trong nghệ thuật dùng người là kỹ

năng thuyết phục, phản hồi và khả năng kết nối, gây ảnh hưởng để có

thể quản trị nhân lực một cách hiệu quả.

Nghệ thuật dùng người là chìa khóa thành công.

Một trong những điều quan trọng nhất đối với một người lãnh đạo là

nghệ thuật sử dụng con người. Bởi vì phải có con người thì mới làm nên

việc và một doanh nghiệp muốn phát triển phải có được những con

người có hoài bão lớn.

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 2download
Nội dung tài liệu Quản trị nhân lực: Nghệ thuật dùng người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản trị nhân lực: Nghệ thuật dùng người Điều quan trọng nhất đối với lãnh đạo trong nghệ thuật dùng người là kỹ năng thuyết phục, phản hồi và khả năng kết nối, gây ảnh hưởng để có thể quản trị nhân lực một cách hiệu quả. Nghệ thuật dùng người là chìa khóa thành công. Một trong những điều quan trọng nhất đối với một người lãnh đạo là nghệ thuật sử dụng con người. Bởi vì phải có con người thì mới làm nên việc và một doanh nghiệp muốn phát triển phải có được những con người có hoài bão lớn. Đánh giá đúng năng lực của từng cá nhân. Đặt họ vào đúng vị trí là một thách thức đối với người lãnh đạo. Muốn làm được thì phải hiểu nhân viên, phải biết họ đang làm gì, họ đang suy nghĩ điều gì và liệu những điều đó có phù hợp với những định hướng phát triển của công ty hay không? Vì thế, người lãnh đạo phải luôn dành thời gian để nói chuyện trực tiếp với cấp dưới. Chính hiểu biết cá nhân về nhân viên mới giúp bạn lãnh đạo hiệu quả. Người lãnh đạo phải biết tiếp cận nhân viên một cách thuyết phục mà không làm cho họ cảm thấy e ngại, nghi ngờ. Nghệ thuật phản hồi. Phản hồi sao cho phù hợp với từng người và tạo ra động lực làm việc là kỹ năng mà lãnh đạo cần quan tâm. Ý kiến phản hồi của lãnh đạo phải kích thích được động lực của mỗi cá nhân và đưa mục tiêu của cấp dưới hòa vào mục tiêu của công ty. Hãy học cách ngợi khen và phê bình để tạo ra động lực cho nhân viên. Thường xuyên khen ngợi, nhưng phải chân thành nếu đó là kết quả xuất sắc. Còn nếu đó chỉ là ý định tốt với nỗ lực trung bình thì hãy để cho sự việc trôi qua. Những lãnh đạo xuất sắc trong việc phản hồi sẽ xây dựng nên môi trường hòa hợp trong toàn tổ chức. Những cách có thể áp dụng chung. - Công khai tin tốt, nói riêng tin xấu. Quở trách người khác nơi công cộng là thiếu tôn trọng họ, gây ra tác dụng ngược lại. Khi lúng túng, nhân viên sẽ không nghe bạn nữa. - Theo nghiên cứu, phần lớn hiệu quả trong giao tiếp là ngôn ngữ không lời. Khi đối thoại gặp những vấn đề khó khăn thì trực diện với vấn đề sẽ khiến bạn ít phải giải thích dài dòng hơn về sau. Nhờ trực diện, bạn biết người khác tiếp nhận có chính xác không, còn người khác thì đọc được ngôn ngữ qua cử chỉ của bạn. Trao đổi qua điện thoại cũng có thể là một cách trực diện. Nhưng đừng bao giờ chê trách qua email. Email thường được dùng khi muốn tiết kiệm thời gian, nhưng trong trường hợp dùng để khiển trách, email có tác dụng ngược lại. Khi nhân viên nhận email tiêu cực từ sếp, họ sẽ gặm nhấm nó, đọc đi đọc lại nhiều lần rồi chuyền cho đồng sự để chia sẻ, hoặc suy diễn sai ý bạn. - Hòa nhã, cụ thể. Khen ngợi phải cụ thể, khiển trách lại càng phải cụ thể hơn. Phương pháp hiệu quả nhất là “thái độ” tôn trọng của bạn đối với nhân viên, vì cho thấy rằng bạn vẫn tin tưởng vào họ. - Thông thường, dù bạn có ý rất tốt thì người khác cũng không hẳn hoàn toàn hiểu đúng ý bạn. Hãy chắc chắn rằng hai bên hiểu ý nhau. Vì thế, khi kết thúc cuộc đối thoại, hãy hỏi người nghe về những điều họ nghe được, những việc họ định làm quanh vấn đề đó. Thuyết phục. Sức mạnh từ uy tín: Uy tín cá nhân có sức ảnh hưởng rất lớn Sẽ dễ dàng thuyết phục nhân viên thực hiện yêu cầu của bạn hơn rất nhiều nếu họ coi bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Cần lưu ý, uy tín cá nhân cần được thường xuyên giữ gìn để tránh trường hợp “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”. Tâm lý chung của nhân viên là luôn sẵn sàng vâng lệnh cấp trên. Đây là điều không cần phải tranh cãi. Tuy nhiên, công việc ở công sở đòi hỏi phải có một mức kỷ luật nhất định. Vì thế nhà lãnh đạo phải đồng thời vừa quan tâm đến việc tạo dựng không khí tích cực và tăng cường mối thiện cảm nhưng không được nhầm lẫn công việc chung với các mối quan hệ hữu nghị. (Một lời khuyên thêm: Bạn khó có thể thuyết phục được ai nếu đưa ra các yêu cầu hoặc đòi hỏi quá mức). Ngoài ra, để có thể thuyết phục người khác thành công thì trước hết bạn nên tự rèn luyện cho mình khả năng phán đoán tâm lý người khác và hãy là người dễ mến: * Thứ nhất, hãy luôn giữ nụ cười khi giao tiếp với người khác. Đây là nguyên tắc hàng đầu khiến người khác có cảm tình với bạn. * Thứ hai, hãy chú tâm lắng nghe người đối thoại để tạo nên sự thấu hiểu, thông cảm cho cả hai bên. * Thứ ba, cố gắng càng nhanh càng tốt tìm được một đề tài gần gũi với người đối thoại và làm anh ta quan tâm. * Thứ tư, ngay từ phút gặp mặt đầu tiên hãy thể hiện niềm quan tâm chân thành với người đối thoại. Điều này có nghĩa là “thấu hiểu” được nhiều góc cạnh con người của họ (một khi người đối thoại đã hưng phấn, bạn sẽ được nghe tất cả). Khích lệ nhân viên. Bằng cách nêu lên những yêu cầu, khó khăn, đồng thời nhấn mạnh tính phức tạp và những thiệt hại có thể xảy ra với công ty. Điều này rất quan trọng vì tâm lý chung của con người là thường suy nghĩ nhiều và nghiêm túc về những cái có thể mất hơn là những cái đạt được. Tuy nhiên, bạn phải trung thưc. Nếu sự không trung thực của bạn bị phát giác một ngày nào đó thì bất cứ yêu cầu hay thuyết phục nào sau đó của bạn đều sẽ gây nên mối nghi ngờ. Nghệ Nhân tổng hợp/(Hieuhoc.com)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquan_tri_nhan_lu1_0752.pdf