Quản trị nguồn nhân lực

Những vấn đề về lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn trong quản trị nguồn nhân lực: Hoạch định nguồnnhân lực,

Phân tích công việc,

Quá trình tuyển dụng,

Đào tạo và phát triển,

Đánh giá thực hiện công việc và trả công lao động

- Nghiên cứu tình huống trong quản trị nguồn nhân lực

 

pptx75 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Quản trị nguồn nhân lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰCMôn học:TS. BÙI QUANG XUÂNHV CHINH TRI –HANH CHÍNH QGbuiquangxuandn@gmail.comQUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰCMô tả học phầnNhững vấn đề về lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn trong quản trị nguồn nhân lực: Hoạch định nguồnnhân lực, Phân tích công việc, Quá trình tuyển dụng, Đào tạo và phát triển, Đánh giá thực hiện công việc và trả công lao động- Nghiên cứu tình huống trong quản trị nguồn nhân lựcMỤC TIÊUKiến thức:  Giúp cho sinh viên có được cái nhìn tổng hợp về những  vấn đề cơ bản của quản trị  nguồn nhân lực. Phân tích và đưa ra cách  thức giải quyết vấn đề đối với các trường hợp điển hình  trong quản trị nguồn nhân lựcMỤC TIÊUKỹ năng: - Kỹ năng phân tích- Kỹ năng đọc hiểuMỤC TIÊUThái độ: Tích cực tham gia thảo luận Nghiêm túc đọc các tài liệu, giáo trình và các bài tập tình huống mà giảng viên đã giaoTham dự không dưới 80%  tổng thời gian môn họcTỔNG QUAN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰCBÀI ITS. BÙI QUANG XUÂNHV CHINH TRI –HANH CHÍNH QGbuiquangxuandn@gmail.comTỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC1. Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của quản trị  nguồn nhân lực2. Quá trình phát triển của QT NNL3. Chức năng cơ bản của QT NNL4. Mô hình QT NNL5. Vai trò của phòng QT NNL1. KHÁI NIỆM, VAI  TRÒ, Ý NGHĨA CỦA  QUẢN TRỊ  NGUỒN  NHÂN LỰCMục tiêuHiểu được vai trò quan trọng của yếu tố con người trong sản xuất kinh doanh cũng như trong mọi mục tiêu hoạt động của xã hội và tầm quan trọng của mức độ thành công trong quản trị con người.Hiểu được thực chất QTNNL là gì, mục tiêu, ý nghĩa và vai trò của QTNNL đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt.Hiểu được khái quát về các chức năng cơ bản của QTNNL trong một tổ chức doanh nghiệp, những xu hướng và thách thức và một số mô hình QTNNL được áp dụng.Hướng dẫn học tậpHọc viên cần đọc tài liệu trong 3 giờ và nghiên cứu thêm lý luận chung về Quản trị học khi tiếp cận bài này.Tham khảo các thông tin trên các kênh khác nhau (tài liệu tham khảo, mạng internet) về những vấn đề liên quan tới quản trị con người trong tổ chức, doanh nghiệp.Tìm hiểu tại sao vấn đề nguồn lực con người được đề cao và công tác QTNNL có vai trò vô cùng quan trọng trong một tổ chức.Bí quyết: học viên có thể đặt ngược vấn đề nếu một tổ chức hay doanh nghiệp bỏ qua hoặc xem nhẹ công tác quản trị nguồn nhân lực thì vấn đề gì sẽ xảy ra (loại bỏ dần các nội dung từ nghiên cứu mục tiêu đến thực hiện các chức năng QTNNL, chủ thể tham gia, các yếu tố môi trường sẽ giúp học viên tự giải thích và hiểu sâu hơn vấn đề.KHÁI NIỆMQuản trị NNL: là tất cả các hoạt động, chính sách và các quyết định quản trị liên quan và có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa DN và cán bộ công nhân viên của DN đó.QTNNL bao gồm các hoạt động được thiết kế để cung cấp và điều phối các nguồn lực con người của một tổ chức. (Noe, Hollenbeck, Gerhart, Wright (2003): Human Resource Management: Gaining A Competitive Advantage, 4th, Ed. McGraw-Hill Irwin).TÌNH HUỐNG“Một thương gia làm chủ một hệ thống cửa hàng ăn nhanh nổi tiếng, việc làm ăn khá phát đạt. Có một thời gian, việc kinh doanh hệ thống cửa hàng bỗng trở nên sa sút, trong khi ngày càng có nhiều hệ thống cửa hàng ăn nhanh xuất hiện khắp nơi. Ông ta phát hiện ra rằng, sau thành công ban đầu, các vị quản trị viên trở nên chủ quan và quan liêu trong quản lý, chỉ ngồi ỳ trong phòng chỉ đạo từ xa mà không đi sâu vào thực tế hoạt động của cửa hàng. TÌNH HUỐNG“Đội ngũ nhân viên không được quản lý sát sao, tính tổ chức và thái độ phục vụ khách hàng kém dần, một số nhân viên, đầu bếp giỏi lần lượt xin thôi việc, do vậy mà việc kinh doanh ở các chi nhánh trở nên bê trễ, kém hiệu quả, khách hàng mới đến thì ít, khách quen bỏ đi thì nhiều. Vị thương gia này rất thất vọng và phẫn nộ, ông định triệu tập cuộc họp chất vấn, chỉ trích các vị quản trị viên này. Suy đi tính lại, ông thấy vấn đề không phải các vị Giám đốc chi nhánh không đủ năng lực, hơn nữa, chính họ có công tạo nên thành công của hệ thống trong giai đoạn đầu. Ông ta nghĩ ra một cách:TÌNH HUỐNGNgày hôm sau, các chi nhánh nhận được mệnh lệnh trực tiếp từ ông chủ, đó là tháo bỏ phần lưng ghế tựa của các Giám đốc. Họ rất ngạc nhiên không hiểu tại sao lại có mệnh lệnh kỳ quặc đó nhưng vì đó là mệnh lệnh nên họ vẫn phải chấp hành. Qua vài ngày làm việc với cái ghế không có lưng tựa, họ giật mình nhận ra thông điệp của ông chủ”.MỤC TIÊUGiúp cho tổ chức đạt được các mục tiêu của mình.Sử dụng các kỹ năng và khả năng của lực lượng lao động một cách có hiệu quả.Cung cấp cho tổ chức những người lao động được đào tạo tốt và có động cơ mạnh.Tăng sự thỏa mãn của nhân viên đối với công việc và nhu cầu tự khẳng định.Đảm bảo việc tuân thủ luật pháp và đạo đức về sử dụng lao động.CÂU HỎIHệ thống cửa hàng kinh doanh trên đã gặp phải vấn đề gì?Vai trò của các nhà quản trị trong tình huống trên cần được nhấn mạnh như thế nào và chú trọng ở khâu nào?NGUỒN NHÂN LỰCNgày nay, sự thành công của doanh nghiệp trên thương trường đã chứng minh yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất giúp doanh nghiệp thành công chính là con người trong doanh nghiệp. Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong doanh nghiệp chính là con người. Con người – nguồn nhân lực của doanh nghiệp sẽ quyết định vận mệnh của doanh nghiệp, có thể tạo ra tất cả nhưng cũng có thể phá hủy tất cả. Một trong những khó khăn lớn nhất của nhà quản trị là quản trị con người.NGUỒN NHÂN LỰCNhà quản trị luôn đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để tuyển dụng được những con người tài năng, trung thành và tận tụy? Làm thế nào để giữ được những người tài trong doanh nghiệp? Làm thế nào để họ phát huy tốt nhất năng lực? Làm thế nào để xây dựng được nền văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, tiến bộ, trở thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển vững mạnh của doanh nghiệp?NGUỒN NHÂN LỰCNghiên cứu khoa học QTNNL và thực hành QTNNL trên cơ sở học hỏi sự thành công, rút kinh nghiệm từ những thất bại của các tổ chức, doanh nghiệp sẽ giúp nhà quản trị có kỹ năng, kinh nghiệm ở lĩnh vực này.NGUỒN NHÂN LỰCNguồn nhân lực của một tổ chức được hiểu theo nghĩa bao gồm tất cả các cá nhân nhân (người lao động cùng với kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ đào tạo, nỗ lực,của họ) có vai trò khác nhau, được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định, tham gia thực hiện các hoạt động của một tổ chức.NGUỒN NHÂN LỰCĐể xác định nguồn nhân lực, doanh nghiệp phải xác định các thông tin về định lượng và định tính dưới nhiều khía cạnh khác nhau. NGUỒN NHÂN LỰCCụ thể doanh nghiệp ta phải xác định quy mô của lực lượng này và cơ cấu theo các đặc điểm khác nhau như giới tính trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngành nghề, theo các đặc điểm về kinh nghiệm, kỹ năng và ngoài ra còn có những mô tả về sự tận tâm, tiềm năng của người lao động.QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰCQTNNL (Human Resource Management) là thành tố quan trọng của chức năng quản trị và là chức năng quản trị cốt lõi, liên quan đến các chính sách nhân sự, cùng các thực tiễn và hệ thống quản trị tác động đến lực lượng lao động.QTNNL cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho tổ chức: hoạch định nhân sự, tuyển dụng, phân tích & thiết kế công việc, đào tạo và phát triển, đãi ngộ, động viên, khen thưởng, đề bạtVAI TRÒ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC QTNNL là một trong những lĩnh vực chủ yếu trong quản trị doanh nghiệp. Tầm quan trọng của QTNNL ngày càng tăng trên toàn thế giới trong mấy thập kỷ gần đây khi hầu hết các doanh nghiệp đều phải đối đầu với sự cạnh tranh rất gay gắt trên thị trường, vật lộn với các cuộc suy thoái kinh tế và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người lao động.VAI TRÒ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Nghiên cứu QTNNL giúp các nhà quản trị nâng cao kỹ năng giao tiếp, động viên, thúc đẩy người lao động và đánh giá người lao động chính xác, phối hợp hài hoà mục tiêu của tổ chức và mục tiêu các của các cá nhân, nâng cao chất lượng và hiệu quả của tổ chức... đưa chiến lược con người trở thành một bộ phận hữu cơ trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.MỤC TIÊU QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰCMỤC TIÊU CỦA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰCVì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, QTNNL tập trung vào các mục tiêu cơ bản có liên quan tới doanh nghiệp, con người và xã hội.Mục tiêu của doanh nghiệpThu hút, phát triển và duy trì một lực lượng lao động có chất lượng và hiệu quả,đáp ứng được mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.2. MỤC TIÊU CỦA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰCTrong doanh nghiệp, mỗi bộ phận hay đơn vị đều có chức năng, nhiệm vụ riêng (tài chính – kế toán, sản xuất, kinh doanh, Marketing, quản trị nhân lực). Do vậy, mỗi bộ phận hay phòng, ban đều có trách nhiệm tham gia đóng góp hướng tới mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp theo phạm vi chuyên môn của mình. 2. MỤC TIÊU CỦA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰCMục tiêu của QTNNL đối với các bộ phận chức năng sẽ tập trung vào việc đảm bảo cho các đơn vị có nguồn nhân lực có chất lượng, đủ về số lượng để đảm bảo thực hiện tốt và hoàn thành nhiệm vụ được giao, đóng góp vào mục tiêu chung của doanh nghiệp một cách hiệu quả.MỤC TIÊU ĐỐI VỚI CÁ NHÂNĐáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người lao động trong doanh nghiệp, tạo điều kiện cho người lao động được định hướng nghề nghiệp, phát triển năng lực cá nhân, được động viên, thúc đẩy tại môi trường làm việc.MỤC TIÊU ĐỐI VỚI XÃ HỘIĐáp ứng nhu cầu và thách thức của xã hội. Doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi ích của riêng mình mà còn vì lợi ích của xã hội.CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA QTNNL VÀ VAI TRÒ CỦA BỘ PHẬN QTNNL TRONG DOANH NGHIỆPTS. BÙI QUANG XUÂNHV CHINH TRI –HANH CHÍNH QGbuiquangxuandn@gmail.comChức năng cơ bản của QTNNL Các hoạt động liên quan đến QTNNL rất đa dạng. Tuy nhiên có thể phân chia các hoạt động chủ yếu của QTNNL theo 3 nhóm chức năng chủ yếu, gồm: Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực, Nhóm chức năng đào tạo, phát triển Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực.NHÓM CHỨC NĂNG THU HÚT NGUỒN NHÂN LỰC1. Khái niệm Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực là các nhóm chức năng chú trọng tới vấn đề đảm bảo có đủ số lượng người lao động với các phẩm chất phù hợp với yêu cầu công việc của doanh nghiệp.2. Các chức năng cơ bảnNhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực bao gồm các chức năng cơ bản sau: Hoạch định nguồn nhân lực, phân tích và thiết kế công việc, tuyển dụng.2. NHÓM CHỨC NĂNG ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰCKhái niệmNhóm chức năng đào tạo, phát triển tập trung vào việc nâng cao năng lực của người lao động, đảm bảo cho người lao động có đủ kỹ năng làm việc, trình độ lành nghề để hoàn thành tốt công việc được giao và tạo điều kiện để người lao động được phát triển tối đa các năng lực cá nhân.2. NHÓM CHỨC NĂNG ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰCCác chức năng cơ bảnNhóm chức năng đào tạo, phát triển gồm các hoạt động: hướng nghiệp, huấn luyện, đào tạo kỹ năng thực hành, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề, cập nhật kiến thức quản trị, kỹ thuật, công nghệ cho người lao động và các nhà quản trị.3. NHÓM CHỨC NĂNG DUY TRÌ NGUỒN NHÂN LỰCKhái niệmNhóm chức năng duy trì là nhóm chức năng tập trung đến việc ổn định, duy trì và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.Các chức năng cơ bảnNhóm chức năng duy trì gồm có: chức năng động viên (thúc đẩy), duy trì, phát triển các mối quan hệ lao động và giá trị trong doanh nghiệp, đãi ngộ vật chất (trả công lao động).TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰCAi chịu trách nhiệm đối với các hoạt động quản trị nguồn nhân lực? Giám đốc/trưởng phòng nhân sự? Các nhà quản trị cấp cao? Giám đốc/trưởng phòng chuyên môn?4. MÔ HÌNH QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC ÁP DỤNG TRONG DOANH NGHIỆPKHÁI QUÁT VỀ MÔ HÌNH QTNNLTrong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp thường áp dụng một mô hình QTNNL theo cách riêng của doanh nghiệp mình tùy theo điều kiện, năng lực của doanh nghiệp và đội ngũ các nhà quản trị. Trên thực tế, các doanh nghiệp tùy theo giai đoạn phát triển đã áp dụng một trong số các mô hình QTNNL phù hợp với chiến lược của mình, đó là: mô hình thư ký, mô hình luật pháp, mô hình tài chính, mô hình quản trị, mô hình nhân văn, mô hình khoa học hành vi.KHÁI QUÁT VỀ MÔ HÌNH QTNNLViệc lựa chọn áp dụng mô hình QTNNL nào phù hợp với doanh nghiệp thường phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể của doanh nghiệp như trình độ, năng lực của các quản trị gia, nhất là đối với các nhà quản trị cấp cao, giá trị văn hoá tinh thần trong doanh nghiệp, yêu cầu và mong muốn của người lao động, tác động của môi trườngMÔ HÌNH THƯ KÝỞ mô hình này, chức năng QTNNL liên quan chủ yếu đến việc thu thập báo cáo, dữ liệu thông tin và thực hiện các nhiệm vụ hành chính thường ngày trong doanh nghiệp. Bộ phận QTNNL thực hiện các công việc về thủ tục hành chính, giấy tờ, thực hiện các quy định và các nhiệm vụ thường nhật liên quan đến việc làm của người lao động theo lệnh của các lãnh đạo trực tuyến theo quy định của doanh nghiệp.Các kiểu mô hình QTNNLMÔ HÌNH THƯ KÝĐối với kiểu mô hình này, vai trò của bộ phận QTNNL mờ nhạt và thụ động. Cán bộ của bộ phận QTNNL thường không có trình độ cao. Những công việc phức tạp và yêu cầu cao liên quan đến các chức năng quản lý con người sẽ do các nhà quản trị trực tuyến thực hiện, thậm chí có thể bị bỏ qua hoặc không có ai thực hiện.Đây chính là cách quản trị theo kiểu hành chính, thường được áp dụng trong các doanh nghiệp nhiều năm trước đây. Tuy nhiên, trong nhiều doanh nghiệp nhỏ hiện nay, mô hình quản trị này vẫn còn tương đối phổ biến.Các kiểu mô hình QTNNLMÔ HÌNH PHÁP LUẬTVới kiểu mô hình này, các chức năng QTNNL chú trọng tới sự hiểu biết các vấn đề luật pháp nhằm giúp các doanh nghiệp né tránh được các tranh chấp về lao động gây rắc rối liên quan đến pháp luật (vi phạm qui định về hợp đồng lao động, vi phạm các qui định về: an toàn lao động, tuyển dụng, sa thải công nhân). Trước đó, phần lớn mọi chính sách, thủ tục nhân viên trong doanh nghiệp đều được thực hiện theo các văn bản dưới luật, thậm chí cả lãnh đạo và nhân viên đều không hiểu rõ các quyền hạn, trách nhiệm liên quan đến cách chính sách thủ tục nhân sự của mình.Các kiểu mô hình QTNNLMÔ HÌNH PHÁP LUẬTMô hình quản trị này hiện nay xuất hiện trong các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư của một số nước châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan. Ở đây thường có những vấn đề vi phạm quy định pháp luật về tiền lương, điều kiện làm việc thậm chí có những hành vi xúc phạm hoặc thô bạo đối với công nhân.Các kiểu mô hình QTNNLMÔ HÌNH TÀI CHÍNHKhía cạnh tài chính trong quản trị nguồn nhân lực ngày càng trở nên quan trọng do các chi phí liên quan đến con người trong doanh nghiệp như lương, thưởng, bảo hiểm y tế, tuyển dụng, đào tạo, phúc lợi ngày càng tăng.Các kiểu mô hình QTNNLMÔ HÌNH TÀI CHÍNHMô hình này chú trọng đến việc giải quyết hài hoà các mối quan hệ về thu nhập giữa những người lao động trong doanh nghiệp, tạo ra cơ cấu hợp lý giữa tiền lương, phụ cấp, thưởng, phúc lợi trong thu nhập của người lao động và sử dụng các chi phí liên quan đến người lao động sao cho có hiệu quả nhất. Ở nhiều nước đang phát triển trên thế giới, người lao động có thu nhập thấp, do vậy, mô hình tài chính thường được xem xét áp dụng.Các kiểu mô hình QTNNLMÔ HÌNH QUẢN TRỊMô hình này có các kiểu áp dụng sau:Thứ nhất, các cán bộ QTNNL hiểu, chia sẻ các mục tiêu, giá trị, quan điểm và làm việc với các nhà quản trị trực tuyến để cùng đưa ra các giải pháp cho các vấn đề của doanh nghiệp.Thứ hai, cán bộ của bộ phận QTNNL sẽ giữ vai trò người huấn luyện, hướng dẫn kỹ năng QTNNL cho các quản trị trực tuyến. Các nhà quản trị trực tuyến sẽ tự thực hiện các chức năng quản trị nguồn nhân lực như tuyển dụng, trả lương, khen thưởng, đánh giá nhân viên.Các kiểu mô hình QTNNLMÔ HÌNH NHÂN VĂNMô hình này nhằm phát triển và thúc đẩy các giá trị và tiềm năng con người trong doanh nghiệp. Bộ phận QTNNL có sự liên hệ mật thiết, chia sẻ, đồng cảm với các cá nhân trong tổ chức và tạo điều kiện giúp đỡ họ tự phát triển cá nhân và thăng tiến trong nghề nghiệp. Mô hình này phản ánh sự quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp đối với vấn đề đào tạo, phát triển nhân viên.Các kiểu mô hình QTNNLMÔ HÌNH NHÂN VĂNBộ phận QTNNL giữ vai trò tích cực trong việc thực hiện các chương trình “nâng cao chất lượng đời sống nơi làm việc” và khuyến khích các “nhóm tự quản”, các “nhóm chất lượng” trong doanh nghiệp. Sự thành công trong mô hình quản lý của Nhật Bản và sự phổ biến rộng rãi thuyết Z của Ouchi đã làm cho mô hình nhân văn có tính hiện thực cao.Các kiểu mô hình QTNNLMÔ HÌNH NHÂN VĂNNội dung Thuyết Z được thể hiện trong tác phẩm “Thuyết Z: Làm thế nào để các doanh nghiệp Mỹ đáp ứng được sự thách đố của Nhật?” do một giáo sư người Mỹ gốc Nhật Bản là William Ouchi nghiên cứu, xây dựng cuối thế kỷ XX. Tư tưởng cốt lõi của thuyết này có cơ sở hạt nhân là triết lý kinh doanh/định hướng cho nguyên tắc quản lý mới, thể hiện sự quan tâm đến con người và yêu cầu mọi người cùng làm việc tận tâm với tinh thần cộng đồng và đó là chìa khóa tạo nên năng suất ngày càng cao và sự ổn định của doanh nghiệpCác kiểu mô hình QTNNLMÔ HÌNH NHÂN VĂNCác doanh nghiệp Nhật Bản đã áp dụng khá phổ biến lý thuyết này. Trong các công ty của Nhật Bản, người lao động được quan tâm, thỏa mãn các nhu cầu nhằm tạo điều kiện đạt năng suất cao. Sự trung thành tuyệt đối, nhân hòa luôn được coi là yếu tố thành công của các doanh nghiệp Nhật Bản.Các kiểu mô hình QTNNLMÔ HÌNH KHOA HỌC HÀNH VIMô hình này cho rằng tâm lý và hành vi tổ chức là cơ sở của các hoạt động của QTNNL. Mục tiêu và cách tiếp cận khoa học đối với hành vi con người trong tổ chức có thể được vận dụng để giải quyết đối với hầu hết các vấn đề của QTNNL.Hiện nay, mô hình này được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực: đánh giá, khen thưởng, thiết kế mẫu công việc và đào tạo, phát triển nhân viên.Các kiểu mô hình QTNNL5. VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ  NGUỒN  NHÂN LỰC5.VAI TRÒ CỦA QTNNLVai trò hành chính:Các thủ tục hành chính như: hợp đồng, tính lương, bảo hiểm, phúc lợi,... cho người lao động.Vai trò hỗ trợ người lao động:Giúp nhân viên quản lý khủng hoảngGiải đáp các thắc mắc, khiếu nại của nhân viên.Vai trò tác nghiệp:Xây dựng và triển khai các chương trình và chính sách nguồn nhân lực như: tuyển dụng, đào tạo, đánh giá thành tích, đãi ngộ,...VAI TRÒ CHIẾN LƯỢCTập trung và phát triển các chương trình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức.Gắn kết nguồn nhân lực vào hoạch định chiến lược ngay từ đầu.Tham gia vào việc ra các quyết định liên quan đến sáp nhập, mua lại, và cắt giảm quy mô tổ chức.Thiết kế lại tổ chức và các quy trình công việc.Tính toán và lưu trữ các kết quả tài chính của hoạt động nhân sự.TÓM LƯỢC CUỐI BÀITheo Alvin Toffler: “Sức mạnh của cá nhân, tập thể, quốc gia, đa quốc gia... chuyển từ sức mạnh của bạo lực tới sức mạnh của cải và đến sức mạnh của trí thức” – (The Human Resource Development as an aspect of strategic competition – The MIT Club of Singapore).TÓM LƯỢC CUỐI BÀIXu hướng thay đổi về lãnh đạo thế kỷ 21 là sự cạnh tranh mãnh liệt về nhân tài. Một công ty hay một tổ chức dù có nguồn tài chính dồi dào, máy móc kỹ thuật hiện đại đến đâu cũng sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có chiến lược quản trị nhân sự đúng đắn. Như vậy, sứ mệnh của nhà quản trị không những phải hiểu được thế nào là người tài, thu hút được họ là thành viên trong tổ chức mà còn phải tạo động lực để họ phát huy hết khả năng, thành đạt trong sự nghiệp, để họ gắn bó hết mình với doanh nghiệp hay tổ chức”.TÓM LƯỢC CUỐI BÀIViệc thu hút và giữ người lao động, nhất là những người giỏi luôn được xem là vấn đề hết sức quan trọng, đòi hỏi các nhà quản trị trong doanh nghiệp phải thực sự đầu tư và xác định đây là yếu tố quyết định cho thành công.* Trách nhiệm đối với công tác Quản trị nguồn nhân lựcAi chịu trách nhiệm đối với các hoạt động quản trị nguồn nhân lực? Giám đốc/trưởng phòng nhân sự? Các nhà quản trị cấp cao? Giám đốc/trưởng phòng chuyên môn?I. Khái niệm, mục tiêu và vai trò của Quản trị nguồn nhân lực:2. MỤC TIÊU:Giúp cho tổ chức đạt được các mục tiêu của mình.Sử dụng các kỹ năng và khả năng của lực lượng lao động một cách có hiệu quả.Cung cấp cho tổ chức những người lao động được đào tạo tốt và có động cơ mạnh.Tăng sự thỏa mãn của nhân viên đối với công việc và nhu cầu tự khẳng định.Đảm bảo việc tuân thủ luật pháp và đạo đức về sử dụng lao động.3.Vai trò của QTNNL:Vai trò hành chính:Các thủ tục hành chính như: hợp đồng, tính lương, bảo hiểm, phúc lợi,... cho người lao động.Vai trò hỗ trợ người lao động:Giúp nhân viên quản lý khủng hoảngGiải đáp các thắc mắc, khiếu nại của nhân viên.Vai trò tác nghiệp:Xây dựng và triển khai các chương trình và chính sách nguồn nhân lực như: tuyển dụng, đào tạo, đánh giá thành tích, đãi ngộ,...3.Vai trò của QTNNL:Vai trò chiến lược:Tập trung và phát triển các chương trình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức.Gắn kết nguồn nhân lực vào hoạch định chiến lược ngay từ đầu.Tham gia vào việc ra các quyết định liên quan đến sáp nhập, mua lại, và cắt giảm quy mô tổ chức.Thiết kế lại tổ chức và các quy trình công việc.Tính toán và lưu trữ các kết quả tài chính của hoạt động nhân sự.II. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA QTNNL:TIỀN TUYỂN DỤNGTUYỂN DỤNGHẬUTUYỂN DỤNG Hoạch định NNL Phân tích công việc Tuyển mộ Tuyển chọn Đào tạo và phát triển Đánh giá thành tích Đãi ngộHẬUTUYỂN DỤNGIII. Nghề nghiệp và Năng lực quản trị nguồn nhân lực:1. NGHỀ NGHIỆP QTNNL: Chuyên gia nhân sự tổng hợp:Người có trách nhiệm thực hiện các hoạt động QTNNL khác nhau, có kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về các hoạt động QTNNL. Chuyên viên nhân sự:Người có kiến thức và chuyên môn rất sâu về một vài lĩnh vực (hữu hạn) của QTNNL.2. Năng lực QTNNL quan trọng:Kiến thức về lĩnh vực kinh doanh và tổ chứcKỹ năng gây ảnh hưởng và quản lý thay đổiKiến thức và kỹ năng cụ thể về QTNNL. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HŨU HẠNCông ty TNHH được quy định tại chương III của LDN 2014 . Gồm có 2 loại : Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty TNHH 1 thành viên .CÂU HỎIMột cá nhân có đầy đủ các tiêu chuẩn để thành lập một tổ chức kinh doanh, theo quy định của pháp luật, có quyền thành lập bao nhiêu hộ kinh doanh và mỗi hộ kinh doanh được thành lập bao nhiêu địa điểm kinh doanh?Hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ có quyền thành lập công ty TNHH 1 thành viên+. Nhận xét về trách nhiệm dân sự của cá nhân này với vai trò là chủ sở hữu của hai tổ chức kinh doanh nêu trên.PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ KINH DOANHNHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH.PHÁP LUẬT VỀ MỘT SỐ CHỦ THỂ KINH DOANH.QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰCMôn học:TS. BÙI QUANG XUÂNHV CHINH TRI –HANH CHÍNH QGbuiquangxuandn@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptxi_tongquan_nhanluc_6324.pptx
Tài liệu liên quan