Quản trị kinh doanh - Chương 5. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp

Vai trò và lợi ích của văn hóa doanh nghiệp

Đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp

 

ppt28 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1144 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Quản trị kinh doanh - Chương 5. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 5. XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆPMục tiêuHiểu được văn hóa doanh nghiệpXác định các yếu tố tác động đến VHDN. Xây dựng mô hình VHDNPHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆPKhái niệm về văn hóa doanh nghiệp Vai trò và lợi ích của văn hóa doanh nghiệpĐặc điểm của văn hóa doanh nghiệpVĂN HOÁ DOANH NGHIỆPKhái niệm: Văn hoá doanh nghiệp thể hiện bản sắc riêng của doanh nghiệp, bao gồm các đặc tính, đặc trưng của một tổ chức, mà chúng chi phối đến sự nhận thức và hành vi của con người trong tổ chức đó . Văn hoá doanh nghiệp được thể hiện thông qua: Triết lý của doanh nghiệp, những giá trị, chuẩn mực, nề nếp, phong cách mà doanh nghiệp đó có được VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐEM LẠI LỢI ÍCH GÌ ?Làm sao để cân bằng lợi ích củaLỢI ÍCH CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆPTài sản quý giá nhất của công ty không phải là “nhân viên” mà chính là đội ngũ nhân viên. Nhân viên giỏi thì rất dễ tìm nhưng để tạo một đội ngũ nhân viên thì không dễ. Khi xây dựng VHDN thì sẽ tạo được 1 đội ngũ nhân viên có hiệu quả.Văn hóa doanh nghiệp là một giá trị tinh thần và hơn thế nữa là một tài sản (hữu hình và vô hình) của doanh nghiệp. LỢI ÍCH CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆPVăn hóa doanh nghiệp chính là hình ảnh của doanh nghiệp trên thương trường.Văn hóa doanh nghiệp trở thành sức mạnh nội lực trong mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh.Văn hóa doanh nghiệp nâng cao giải pháp quản trị điều hành, góp phần củng cố uy tín và vị thế của doanh nghiệp ở trong và ngoài nước. LỢI ÍCH CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆPVăn hóa doanh nghiệp tạo ra niềm tự hào cho nhân viên về doanh nghiệp. Mọi nhân viên sẽ phấn đấu và làm việc hết mình nhằm tạo ra giá trị chung cho doanh nghiệp.Văn hóa doanh nghiệp giúp lãnh đạo quản lý và điều hành công ty không chỉ qua các quy trình, qui định mang tính khuôn khổ mà còn tạo ra đội ngũ đồng bộ làm việc mang tính trách nhiệm và tự nguyện.LỢI ÍCH CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆPVăn hóa doanh nghiệp tạo ra niềm tự hào cho nhân viên về doanh nghiệp. Mọi nhân viên sẽ phấn đấu và làm việc hết mình nhằm tạo ra giá trị chung cho doanh nghiệp.Văn hóa doanh nghiệp giúp lãnh đạo quản lý và điều hành công ty không chỉ qua các quy trình, qui định mang tính khuôn khổ mà còn tạo ra đội ngũ đồng bộ làm việc mang tính trách nhiệm và tự nguyện.VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP1-Văn hóa doanh nghiệp là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh.2- Văn hóa doanh nghiệp góp phần thu hút nhân tài, tăng cường sự gắn bó giữa người sử dụng lao động với người lao động và giữa nội bộ người lao động. Ví dụ: đôi lúc lương, thu nhập không phải là yếu tố quyết định để nhân viên đến làm việc hay nghỉ việc tại một doanh nghiệp, mà đôi lúc các yếu tố: môi trường, danh tiếng, thương hiệu, sự chia sẽ từ lãnh đạo cao nhất3-Văn hóa doanh nghiệp tạo nên bản sắc của doanh nghiệp VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP4- Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc hoạch định chiến lược và cùng đồng hành phát triển theo doanh nghiệp.5- Văn hóa doanh nghiệp tạo nên sự ổn định của tổ chức : Có thể nói rằng, văn hóa doanh nghiệp như một chất keo kết dính các thành viên trong tổ chức đó.6- Văn hóa doanh nghiệp tạo nên sự cam kết chung, vì mục tiêu và giá trị của bản thân doanh nghiệp.YẾU TỐ CẤU THÀNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp1.Giá trị văn hóa hữu hình : Là những cái thể thấy được, nghe được, cảm nhận được khi tiếp xúc với doanh nghiệp. Đây là những giá trị biểu hiện bên ngoài của hệ thống văn hóa doanh nghiệp, bao gồm :a- Kiến trúc b- Sản phẩm c- Máy móc, công nghệ d- Các chuẩn mực hành vi giao tiếpe- Biểu tượng của doanh nghiệpCác yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệpg- Ngôn ngữ, khẩu hiệu h- Phong cách giao tiếp i- Quy trình, thủ tục, hướng dẫn (tổ chức bộ máy, quy trình tuyển dụng, hệ thống văn bản quy định trong nội bộ,)Ví dụ về biểu tượng: Logo, khẩu hiệu, màu sắc chủ đạo : Các logo, khẩu hiệu, ngôn ngữ, màu sắc, trang trí nằm trong hệ thống nhận diện doanh nghiệp, ảnh hưởng đáng kể đến đời sống văn hóa của doanh nghiệp.Đồng phục nhân viên : Phù hợp với mỗi doanh nghiệp nhằm tạo nét văn minh, hiện đại, hiệu quả và gây thiện cảm mỗi khi tiếp xúc với khách hàng.Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp2- Giá trị văn hóa vô hình : Là các chiến lược, mục tiêu, triết lý kinh doanh, giá trị cốt lõi phần nhiều được mang tính luật định, tức là yêu cầu các thành viên tuân theo một cách triệt để. Đây là những giá trị biểu hiện bên trong của hệ thống văn hóa doanh nghiệp. Gồm :a- Truyền thốngb- Thương hiệu c- Tri thức : d- Giai thoạie- giá trị cốt lõiCÁC MÔ HÌNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CÁC MÔ HÌNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP1- Mô hình văn hóa gia đình Là mô hình nhân văn, mối quan hệ trực tiếp gần gũi nhưng có thứ bậc trên dưới như trong gia đình. “lãnh đạo- chủ gia đình” là người giàu kinh nghiệm và có quyền hành lớn đối với “thành viên gia đình”. Kết quả của mô hình nàylà sự hình thành văn hóa hướng quyền lực, trong đó người lãnh đạo đóng vai trò như người chủ gia đình biết nên làm gì và biết điều gì tốt cho các thành viên. Mô hình văn hóa gia đình có nhiệm vụ mang đến một môi trường làm việc giống như trong một gia đình.CÁC MÔ HÌNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP1- Mô hình văn hóa gia đình Với mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình, sự hài lòng trong các mối quan hệ gia đình tạo ra động lực làm việc, năng suất lao động cao và khả năng giải quyết mâu thuẫn. Việc làm hài lòng cấp trên là một phần thưởng. Lãnh đạo phải làm gương, có tiếng nói, tạo được mẫu hình riêng, có vị thế và mong muốn cấp dưới “cùng chung chí hướng”, Người lãnh đạo khéo léo đóng vai trò là chất xúc tác, tạo nguồn năng lượng dồi dào, và có sức hấp dẫn đến tận sâu thẳm tình cảm và niềm say mê của cấp dưới. CÁC MÔ HÌNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP1- Mô hình văn hóa gia đình Quyền lực trong mô hình văn hóa gia đình được thực thi thông qua sự hòa hợp giữa các thành viên. Sự trừng phạt lớn đối với các thành viên là không còn được mọi người yêu mến. Áp lực đối với họ là tính đạo đức xã hội chứ không phải là tài chính hay pháp lý. Quyền lực trong mô hình gia đình không thể tranh giành được vì nó không phụ thuộc vào nhiệm vụ mà vào vị trí được quy cho. Người nhiều tuổi hơn sẽ có nhiều quyền hành hơn, họ phải được hướng dẫn một cách toàn diện và trung thành tuyệt đối để xứng đáng với địa vị của mình. CÁC MÔ HÌNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP2- Mô hình văn hóa tháp Eiffel: Tháp Eiffel của Paris được chọn làm biểu tượng cho mô hình văn hóa này bởi vì tháp có độ dốc đứng, cân đối, thu hẹp ở định và nới rộng ở đáy, chắc chắn, vứng chãi. Ngay cả cấu trúc của nó cũng quan trọng hơn chức năng. Ở phương Tây, phân chia lao động theo vai trò chức năng phải được nhắc đến đầu tiên. Mỗi vai trò được phân bố trong bộ phận, nhiệm vụ sẽ được hoàn thành theo kế hoạch. Người giám sát có thể theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ, người quản lý theo dõi công việc của nhiều giám sát viên, và cứ thể phân chia theo thứ tự. CÁC MÔ HÌNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP2- Mô hình văn hóa tháp Eiffel: Hệ thống cấp bậc trong mô hình hình tháp khác xa so với mô hình gia đình. Thứ tự cao hơn được phân chia một cách rõ ràng, thể hiện chức năng điều hành thứ tự thấp hơn. Nhân viên tuân lệnh sếp vì họ có vai trò chỉ đạo. Sếp có đủ quyền lực pháp lý để ra lệnh cho nhân viên, quyết định các điều khoản hợp đồng, áp chế hay đơn giản là buộc nhân viên phải làm việc theo sự chỉ đạo của mình. Sếp được tuyển chọn theo định hướng vai trò. Nếu người lãnh đạo này không đảm nhiệm được thì sẽ có người thay thế mà không có sự khác biệt về nhiệm vụ cũng như lý do tồn tại của tổ chức. Thực hiện công việc hiệu quả có ý nghĩa quyết định và mức độ hoàn thành công việc sẽ là cơ sở đánh giá hiệu quả. CÁC MÔ HÌNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP3- Mô hình văn hóa tên lửa dẫn đường: Mô hình này có nghĩa là mọi thứ được thực hiện để giữ vững ý định chiến lược và đạt được mục tiêu. Mô hình tên lửa điều khiển hướng nhiệm vụ do một đội hay nhóm dự án đảm trách. Trong đó mỗi thành viên nhận nhiệm vụ không được sắp xếp trước. Họ phải làm bất cứ điều gì để hoàn thành nhiệm vụ, và việc cần làm thường không rõ ràng và có thể phải tiến hành tìm kiếm. Các dự án thường ứng dụng mô hình này.CÁC MÔ HÌNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP3- Mô hình văn hóa tên lửa dẫn đường: Mục tiêu là nhân tố căn bản đối với mô hình tên lửa điều khiển. Mọi thứ được thực hiện để giữ vững ý định chiến lược và đạt được mục tiêu. Mỗi người đều biết rõ công việc của mình và thù lao của họ được trả theo kết quả đóng góp thực tế. CÁC MÔ HÌNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP4- Mô hình văn hóa lò ấp trứng: Mô hình này dựa trên quan điểm rằng cơ cấu tổ chức không quan trọng bằng sự hoàn thiện cá nhân. Cũng giống như “vật chất có trước ý thức” là phương châm sống của các triết gia, “vật chất có trước tổ chức” là quan điểm của mô hình văn hóa lò ấp trứng. Nếu các tổ chức tỏ ra khoan dung, chúng nên là những cái nôi cho sự thể hiện và tự hoàn thiện. Mục tiêu của mô hình này là giải phóng con người khỏi những lề lối quen thuộc, trở nên sáng tạo hơn và giảm thiếu thời gian tự duy trì cuộc sống. XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠO RA VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO ?Bước 1: người sáng lập (người đứng đầu tổ chức) lập ra ý tưởng về mô hình văn hóa tổ chức cần có trong doanh nghiệp.Bước 2: Những ý tưởng này được chia sẻ với nhân vật chủ chốt để định hình rõ mô hình văn hoá doanh nghiệp.Bước 3: Nhóm cốt lõi đi vào hành động để thể hiện những ý tưởng này.Bước 4: Những ý tưởng này được đưa vào đời sống của tổ chức để tạo thành văn hoá doanh nghiệp.DUY TRÌ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO ?Tuyển chọn nhân sự gia nhập vào DN .Khuyến khích sự cởi mở tiếp nhận những giá trị , chuẩn mực của DN và tạo điều kiện cho nhân viên mới bộc lộ chính họ.Huấn luyện các thành viên mới nắm bắt được những giá trị cốt lõi trong VHDN để họ tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp.Củng cố những giá trị ,niềm tin ,truyền thống của DN.Tạo thêm những giá trị văn hoá mới .Đánh giá và thưởng phạt công bằng..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptdao_duc_kinh_doanh_c5_3682.ppt
Tài liệu liên quan