Mục tiêu chung: giúp học viên nắm được các kiến thức cơ bản về những vấn
đề chung nhất của phân tích tình hình tiêu thụ và tình hình lợi nhuận của doanh
nghiệp bao gồm ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích tình hình tiêu thụ và tình hình
lợi nhuận. Mặt khác học viên cũng nắm được các chỉ tiêu về lợi nhuận, phương
pháp phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận, phương pháp phân tích điểm hoà vốn
trong kinh doanh.
Mục tiêu cụ thể: cung cấp kiến thức cơ bản cho học viên về:
- Ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích tình hình tiêu thụ và tình hình lợi nhuận
của doanh nghiệp
- Trình bày phương pháp phân tích khái quát tình hình tiêu thụ và phân tích
các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ
- Trình bày phương pháp phân tích tình hình tiêu thụ theo mặt hàng
- Trình bày phương pháp phân tích thời hạn tiêu thụ.
- Trình bày các nguồn hình thành lợi nhuận của doanh nghiệp
55 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 3029 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Quản trị kinh doanh - Chương 4: Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được tình hình phân bổ tài sản và các nguồn tài trợ tài sản, biết
được các nguyên nhân cũng như các dấu hiệu ảnh hưởng đến cân bằng tài chính. Trên cơ
sở đó điều chỉnh các chính sách huy động và sử dụng vốn của mình, đảm bảo cho doanh
nghiệp có cấu trúc tài chính lành mạnh, hiệu quả và tránh được những rủi ro trong kinh
doanh.
5.3.1. Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp:
136
Phân tích cơ cấu tài sản là việc xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong
số tài sản cũng như hướng biến động của từng tài sản cụ thể. Qua đó đánh giá một
cách tổng quát về quy mô của tài sản, năng lực và trình độ sử dụng vốn của doanh
nghiệp.
- Phương pháp phân tích: Cần tính và so sánh tỷ trọng của từng nguồn tài sản chiếm
trong tổng số giữa kỳ so với đầu năm, giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc và dựa vào xu
hướng biến động về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản để nhận xét về quy mô tài sản và
năng lực, trình độ quản lý tài sản. Chúng ta có thể lập bảng phân tích như sau:
Chỉ tiêu
Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ lệ
I. Tài sản ngắn hạn
1. Tiền.
2. Các khoản ĐTTC ngắn hạn.
3. Các khoản phải thu.
4. Hàng tồn kho.
a. NVL tồn kho.
b.Thành phẩm tồn kho.
5. TSLĐ khác.
6. Chi sự nghiệp.
II. Tài sản dài hạn
1. Tài sản cố định.
2. Các khoản đầu tư tài chính
dài hạn.
3. Chi phí XDCB dở dang.
4. Các khoản ký quỹ, ký cược
dài hạn.
5. Chi phí trả trước dài hạn.
Tổng cộng tài sản
137
5.3.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn:
Phân tích cơ cầu nguồn vốn là việc xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn chiếm
trong số nguồn vốn cũng như hướng biến động của từng nguồn vốn cụ thể. Qua đó
đánh giá khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính cũng như mức độ độc lập về mặt tài
chính của doanh nghiệp. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng
số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức
độ độc lập của doanh nghiệp đối với chủ nợ là cao. Ngược lại nếu công nợ phải trả
chiếm chủ yếu trong nguồn vốn thì khả năng bảo đảm về mặt tài chính của doanh
nghiệp sẽ thấp.
- Phương pháp phân tích: Cần tính và so sánh tỷ trọng của từng nguồn vốn
chiếm trong tổng số giữa kỳ so với đầu năm, giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc và dựa
vào xu hướng biến động về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn để nhận xét về
mức độ bảo đảm và độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Chúng ta có thể lập
bảng phân tích như sau:
138
Chỉ tiêu
Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
lệ
I. Nợ phải trả.
1. Nợ ngắn hạn.
2. Nợ dài hạn.
3. Nợ khác.
II. Nguồn vốn chủ sở hữu.
1. Nguồn vốn, quỹ.
2. Nguồn kinh phí, quỹ khác.
Tổng cộng
nguồn vốn
Ví dụ 5.1.: Trích Bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp sản xuất như
sau:
Chỉ tiêu
Đầu năm Cuối năm
ST TT ST TT
A 1.600 58,4 1.650 55,94
Vốn = tiền 800 29,2 600 20,34
Khoản phải thu 200 7,3 150 5,08
Hàng tồn kho 600 21,9 900 30,51
B 1.140 41,6 1.300 44,06
TSCĐ hữu hình 900 32,8 1.000 33,89
TSCĐ vô hình 400 14,6 500 16,95
Hao mòn TSCĐ (160) 5,84 (200) 6,87
Cộng 2.740 100 2.950 100
139
Yêu cầu : Phân tich cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp
Chỉ tiêu
Đầu năm Cuối năm Chênh lệch
ST TT ST TT ST TT
A
1.60
0
58,4
1.65
0
55,94 + 50 - 2,46
Vốn = tiền 800 29,2 600 20,34 -200 -8,86
Khoản phải thu 200 7,3 150 5,08 -50 -2,22
Hàng tồn kho 600 21,9 900 30,51
+30
0
+8,61
B
1.14
0
41,6
1.30
0
44,06
+16
0
+2,46
TSCĐ hữu hình 900 32,8
1.00
0
33,89
+10
0
+1,09
TSCĐ vô hình 400 14,6 500 16,95
+10
0
+2,35
Hao mòn TSCĐ
(160
)
5,84
(200
)
6,87 +40 + 0,94
Cộng
2.74
0
100
2.95
0
100
+21
0
0
Nhận xét:
Từ số liệu trên ta thấy: cơ cấu tài sản dài hạn so với tài sản ngắn hạn đầu năm,
cuối năm:
- Đầu năm: Tài sản dài hạn chiếm 41,6%, tài sản ngắn hạn chiếm 58,4%
Vì đây là doanh nghiệp sản xuất với tỷ trọng như trên thì tỷ trọng tài sản dài
hạn hơi thấp
- Cuối năm: tỷ trọng tài sản dài hạn tăng 2,46% đã phù hợp hơn nhưng doanh
nghiệp vẫn cần phải tiếp tục tăng thêm.
tài sản ngắn hạn cuối năm tăng 50 (trđ) nhưng tỷ trọng giảm 2,46%
Đánh giá việc dự trữ tài sản ngắn hạn có phù hợp hay không ta phân tích cho
từng khoản mục dự trữ
+ Vốn bằng tiền: cuối năm giảm 200 (trđ) tương ứng với tỷ trọng giảm 8,86%
nhưng theo phân tích trên lượng vốn bằng tiền dự trữ cuối năm phù hợp hơn so với
đầu năm.
+ Khoản phải thu: Cuối năm so với đầu năm giảm 50 (trđ) tương ứng với tỷ
trọng giảm 2,22%
140
Doanh thu thuần
Hệ số vòng quay các khoản phải thu =
Khoản phải thu
Hệ số này càng lớn thì khả năng thu hồi công nợ lớn.
Đầu năm = 2020/200 = 10,1 lần, cuối năm = 2.280/150 = 15,2 lần
Khả năng thu hồi công nợ phải thu cuối năm rất tốt
+ Hàng tồn kho:
Cuối năm so với đầu năm tăng 300 trđ tương ứng với tỷ trọng tăng 8,61% làm
cho doanh nghiệp ứ đọng vốncần phải tìm nguyên nhân cụ thể của việc dự trữ
hàng tồn kho là bất hợp lý ở phần nào để có biện pháp khắc phục.
Kết luận: việc sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp vẫn chưa thực sự
hợp lý vì vốn bằng tiền tốt nhưng hàng tồn kho cuối năm tăng quá nhiều.
Biện pháp: tìm nguyên nhân hàng tồn kho tăng từ đó đưa ra những biện pháp
nhằm giảm hàng tồn kho cho phù hợp với quy mô.
- Đối với tài sản dài hạn: cuối ăm so với đầu nắmTSCĐ đã được đầu tư tăng
160 trđ tương ứng với tỷ trọng tăng 2,46% trong đó cả TSCĐ hữu hình và vô hình
đều tăng 100 (trđ), thể hiện doanh nghiệp đã rất cố gắng đầu tư trang bị cơ sở vật
chất kỹ thuật.
5.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN VÀ KHẢ NĂNG
THANH TOÁN.
5.4.1. Chỉ tiêu phân tích:
(1)
Tỷ lệ giữa các khoản
phải trả với các khoản
phải thu
=
Tổng số nợ phải
trả
x 100%
Tổng số nợ phải
thu
=> Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp đi chiếm dụng so
với các khoản bị chiếm dụng. Nếu tỷ lệ các khoản nợ phải trả so với các khoản nợ
phải thu lớn hơn 100%, chứng tỏ nguồn vốn của doanh nghiệp đi chiếm dụng lớn
hơn số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn
100%, chứng tỏ số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng nhỏ hơn số vốn bị chiếm dụng.
141
Thực tế cho thấy chỉ tiêu này phản ánh tình hình tài chính không lành mạnh và đều
ảnh hưởng đến uy tín, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
(2)
Tỷ lệ giữa các khoản
phải thu với các khoản
phải trả
=
Tổng số nợ phải
thu
x 100%
Tổng số nợ phải
trả
=> Ý nghĩa: Chỉ tiêu này có ý nghĩa ngược với chỉ tiêu “Tỷ lệ giữa các khoản
phải trả với các khoản phải thu” đã trình bày ở trên. Chỉ tiêu này phản ánh các
khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng so với các khoản đi chiếm dụng. Nếu tỷ lệ các
khoản nợ phải trả so với các khoản nợ phải thu lớn hơn 100%, chứng tỏ nguồn vốn
của doanh nghiệp bị chiếm dụng lớn hơn số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng.
Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 100%, chứng tỏ số vốn doanh nghiệp bị chiếm
dụng nhỏ hơn số vốn đi chiếm dụng.
(3)
Tỷ lệ giữa các khoản
phải trả với tổng nguồn
vốn
=
Tổng số nợ phải
trả x 100%
Tổng nguồn vốn
(4)
Tỷ lệ giữa các khoản
phải thu với tổng tài sản
=
Tổng số nợ phải
thu x 100%
Tổng tài sản
(5) Khoảng thời gian thanh toán, phương thức thanh toán, quan hệ kinh tế và
các chính sách của Nhà nước.
(6) Khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán hiện
hành, và khả năng thanh toán ngắn hạn
Hệ số khả năng
thanh toán ngắn hạn
=
Tài sản ngắn hạn
Tổng số nợ ngắn hạn
5.4.2. Phương pháp phân tích:
Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh các chỉ tiêu trên số cuối kỳ so với số
đầu năm.
Ví dụ 5.2.: Phân tích tình hình thanh tóan của doanh nghiệp
142
Các khoản phải thu ĐN CK CL Các khoản phải trả ĐN CK CL
Phải thu khách hàng 170 100 -70 Phải trả người bán 175 170 -5
Trả trước người bán 10 12 +2 Nợ dài hạn đến hạn 10 15 +5
Phải thu nội bộ 15 10 -5 Người mua trả trước 10 5 -5
Phải thu khác
20 40 +20
Thuế, các khoản phải
nô
15 10 -5
Tạm ứng 6 4 +2 Phải trả CNV 5 4 -1
Tài sản thiếu 5 3 +2 Phải trả nội bộ 15 12 -3
Thế chấp, ký cược
10 10 0
Các khoản phải trả
khá
22 155 -7
Dự phòng p.thu khó
đòi
(7) (10) -3
Vay ngắn hạn
190 157 -33
Tổng 229 169 -60 Tổng 442 338 -54
Nhận xét:
a) Nợ phải thu:giảm so với đầu kỳ 60 trđ là biểu hiện trong việc thu hồi nợ.
Đây là biểu hiện sử dụng vốn có hiệu quả và doanh nghiệp tìm được khách hàng tin
cậy. Trong các khoản phải thu thì chủ yếu do các khoản phải thu của khách hàng
giảm, phải thu nội bộ giảm, tạm ứng giảm, dự phòng giảm trong khi đó khoản trả
trước người bán và thu khác tăng lên cụ thể:
phải thu khác tăng lên 20 trđ vì vậy phải xem xét khoản phải thu khác tăng do
đâu từ đó tìm nguyên nhân, biện pháp khắc phục nghĩa là phải đi đòi nợ về, thu hồi
về để đảm bảo an toàn vốn.
- So sánh nợ phải thu và nợ phải trả
ĐN = (229/442)100% = 51,8%
CK = (169/388)100% = 43,5%
Có nghĩa là nợ phải thu cuối kỳ giảm so với đầu năm 8,3% cho thấy doanh
nghiệp tích cực trong việc thu nợ để thu vốn của mình về.
So với vốn kinh doanh
ĐN = (229/1519)100% = 15,07%
CK = (169/1660)100% = 10,18%
143
So với vốn kinh doanh cho thấy mức độ chiếm dụng vốn giảm so với vốn kinh
doanh cho thấy tình trạng bình thường, nếu tỷ lệ này lớn hơn hoặc bằng 100% thì
tình hình tài chính của doanh nghiệp trở nên rất khó khăn.
b) Nợ phải trả
Cuối kỳ so với đầu năm giảm 54 (trđ) do vay ngắn hạn giảm 7 (trđ), phải trả
nội bộ giảm 3 (trđ), người mua ứng trước 5 trđ, phải trả CNV giảm 1 (trđ) mỗi nợ
dài hạn đến hạn tăng 5 (trđ) cho thấy doanh nghiệp thực hiện kỷ luật thanh toán tốt
- So sánh nợ phải trả nợ phải thu
ĐN = (442/229)100% = 193,01%
CK = (388/169)100% = 229,5%
Mức độ chiếm dụng của doanh nghiệp cuối kỳ so với đầu năm tăng song số
tuyệt đối giảm đây là biểu hiện tốt trong thanh tóan hơn nữa nó giảm là do nợ phải
thu giảm nhanh. Đây là thành tích của doanh nghiệp.
- So sánh với vốn kinh doanh
ĐN = (442/1519)100% = 29,09%
CK = (388/1660)100% = 23,37%
Mức độ chiếm dụng giảm cho thấy tình hình thanh toán tốt.
5.5. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU.
5.5.1. Ý nghĩa:
Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu quan trọng tổng quát phản
ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu nói riêng và khả năng sinh lợi của toàn bộ
vốn của doanh nghiệp nói chung. Phản ánh bình quân 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào
doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.Thông qua chỉ tiêu này doanh
nghiệp có thể đánh giá được khả năng sinh lời và hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp.
5.5.2. Chỉ tiêu phân tích
Hệ số sinh lời của
VCSH (H)
=
Lợi nhuận
Vốn chủ sở hữu bình quân
5.5.3. Phương pháp phân tích
Bước 1: Sử dụng phương pháp so sánh hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu giữa
kỳ thực tế so với kế hoạch.
Bước 2: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu.
144
Hệ số sinh lời
của VCSH
=
Doanh thu thuần
x
Lợi nhuận
Vốn chủ sở hữu bình quân Doanh thu thuần
Trong đó:
Hệ số vòng quay
VCSH(HV)
=
Doanh thu thuần
Vốn chủ sở hữu bình quân
Hệ số doanh lợi
doanh thu thuần
(HM)
=
Lợi nhuận
Doanh thu thuần
+ Ảnh hưởng nhân tố hệ số vòng quay VCSH:
001 ).( MVVV HHHH
+ Ảnh hưởng nhân tố hệ số doanh lợi doanh thu thuần:
).( 011 MMVM HHHH
Bước 3: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, rút ra nhận xét và kiến
nghị.
5.6. PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN CỦA VỐN LƯU ĐỘNG.
5.6. 1. Chỉ tiêu phân tích:
Số vòng quay của
VLĐ trong kỳ
=
Doanh thu thuần (M)
VLĐ bình quân(V )
Số ngày luân
chuyển VLĐ (D)
=
Thời gian trong kỳ phân tích
Số vòng quay của VLĐ trong kỳ
VLĐ bình quân =
VLĐ đầu kỳ + VLĐ cuối kỳ
2
5.6. 2. Phương pháp phân tích:
B1: Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh số vòng quay VLĐ của kỳ này
với kỳ trước .Mức độ chênh lệch tuyệt đối số vòng quay VLĐ là:
V = Số vòng quay VLĐ kỳ này – Số vòng quay VLĐ kỳ trước
145
D = Số ngày luân chuyển VLĐ kỳ này – Số ngày luân chuyển VLĐ kỳ trước
Nếu V >0; D <0 : hiệu suất sử dụng VLĐ tăng, số vòng quay VLĐ
nhanh hơn nên doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn có hiệu quả.
Nếu V 0 : hiệu suất sử dụng VLĐ giảm, số vòng quay VLĐ
chậm hơn nên doanh nghiệp sử dụng vốn lãng phí.
Nếu V =0; D =0 : hiệu suất sử dụng VLĐ không thay đổi, số vòng quay
VLĐ không thay đổi.
B2: Xác định số vốn tiết kiệm hay lãng phí do hiệu suất sử dụng vốn tăng
hoặc giảm.
Số vốn tiết
kiệm hay
lãng phí
=
(Số ngày
luân
chuyển
VLĐ kỳ
này
-
Số ngày
luân
chuyển
VLĐ kỳ
trước)
x
Doanh thu
thuần kỳ
này/thời
gian trong
kỳ phân
tích
B3: Xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến số số ngày luân chuyển vốn lưu
động.
- Ảnh hưởng nhân tố vốn lưu động bình quân:
0
0
01 )( DD
M
VVN
D vv
- Ảnh hưởng nhân tố doanh thu thuần:
VM
DDD 1
Ví dụ 5.3: Bảng phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Chỉ tiêu Năm
trước
Năm nay Chênh lệch
KH TT TTNT/TT
NN
TT/K
H
Doanh thu thuần (trđ) 1.800 2.00
0
2.400 + 600 +400
Vốn lưu động (trđ) 450 400 500 + 50 -100
Hệ số luân chuyển
VLĐ
4 5 4,8 + 0,8 - 0,2
Hệ số đảm nhiệm 0,25 0,2 0,208 - 0,042 +
146
0,008
Độ dài 1 lần luân
chuyển
90 72 75 -15 +3
Nhận xét: Doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch luân chuyển vốn lưu
động: tốc độ luân chuyển VLĐ thực tế giảm so với kế hoạch 0,2 vòng/năm và tương
ứng với độ dài một lần chu chuyển tăng 3 ngày và mức đảm nhiệm của vốn lưu
động giảm. Nhưng so với năm trước tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng 0,8
vòng/ năm, độ dài của một lần luân chuyển giảm 15 ngày.Hệ số đảm nhận của vốn
lưu động tăng 0,042.
Mặc dù không hoàn thành kế hoạch nhưng doanh nghiệp rất cố gắng.
* Xác định mức tiết kiệm hoặc lãng phí tuyệt đối
Giả định tốc độ luân chuyển VLĐ như năm trước, để tạo ra doanh thu thuần
thực tế là 2.400 thì phải dự trữ VLĐ = 2.400/4 = 600 (trđ) nhưng thực tế với tốc độ
luân chuyển 4,8 vòng doanh nghiệp chỉ cần dự trữ 500 (trđ) vậy chênh lệch là 600 -
500 = 100 (trđ)phản ánh VLĐ đã tiết kiệm tuyệt đối 100 (trđ) so với năm trước
do tốc độ luân chuyển VLĐ năm nay nhanh hơn năm trước 0,8 vòng/ năm.
Tương tự so sánh thực tế năm nay với kế hoạch.
* Mức tiết kiệm (lãng phí) tương đối
Phản ánh doanh thu thuần tăng hoặc giảm đi khi tốc độ luân chuyển VLĐ thay
đổi, VLĐ dự trữ không thay đổi
So sánh thực tế năm nay với thực tế năm trước giả định tốc độ luân chuyển
VLĐ như năm trước thì VLĐ dự trữ bình quân thực tế 500 (trđ) sẽ tạo ra được
doanh thu thuần = 500 * 4 = 2.000 (trđ), nhưng trên thực tế với tốc độ luân chuyển
4,8 vòng/năm đã tạo được doanh thu thuần 2.400 (trđ)chênh lệch 2.400 - 2.000 =
+ 400 (trđ) phản ánh doanh thu thuần thực tế năm nay tăng lên 400 (trđ) do tốc độ
luân chuyển VLĐ tăng 0,8 vòng
So sánh thực tế năm nay với kế hoạch: tương tự
* Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến độ dài của một lần luân chuyển
D = D1 - D0
147
- ảnh hưởng của VLĐ bình quân
D(V ) =
Mo
VN
D(V ) = D(V ) - D(0)
- Ảnh hưởng của doanh thu thuần
D(M) = D(1) - D(V )
So sánh thực tế năm nay với thực tế năm trước
- Đối tượng phân tích
D = 75 - 90 = - 15 ngày
Do ảnh hưởng của VLĐ bình quân
360 x 500
D(V ) = = 100 (ngày)
1.800
D(V ) = 100 - 90 =10 (ngày)
Do ảnh hưởng của doanh thu thuần
D(M) = 75 - 100 = -25 (ngày)
Kết luận:
Tốc độ luân chuyển VLĐ thực tế năm nay tăng so với thực tế năm trước, cụ
thể độ dài của một lần luân chuyển giảm 15 ngày do ảnh hưởng của hai nhân tố:
Do VLĐ dự trữ năm nay tăng so với năm trước làm cho độ dài của một lần
luân chuyển tăng 10 (ngày)
Do doanh thu thuần năm nay tăng so với năm trước làm cho độ dài của một lần
luân chuyển giảm 25 (ngày).
So sánh thực tế năm nay với kế hoạch: tương tự
* Mức tiết kiệm (lãng phí) VLĐ tuyệt đối
V =
1
1
M
N
DoD
So sánh thực tế năm nay với thực tế năm trước
(75 - 90) 2.400
V = = - 100 (trđ)
148
360
Nguyên nhân và biện pháp
- Phụ thuộc vào thời gian VLĐ lưu tại từng khâu trong quá trình sản xuất từ đó
đưa ra biện pháp. (cung cấp, sản xuất, tiêu thụ)
- Phụ thuộc vào VLĐ dự trữ ở từng khâu
Biện pháp: giảm lượng VLĐ dự trữ
- Phụ thuộc VLĐ ở trong khâu thanh tóan
Biện pháp: sử dụng tổng hợp các biện pháp đôn đốc khả năng thu hồi công nợ,
tránh nợ nần dây dưa kéo dài. Tận dụng khả năng chiếm dụng vốn hợp pháp.
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
5.7. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG
5.7.1. Câu hỏi ôn tập
1. Nội dung, ý nghĩa và phương pháp đánh giá khái quát tình hình tài chính
của doanh nghiệp?
2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp?
3. Phân tích tình hình cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn? Ý nghĩa và phương
pháp phân tích?
4. Các chỉ tiêu dùng để phân tích tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn, hàng
tồn kho (áp dụng với doanh nghiệp thương mại)? Ý nghĩa và cách xác định từng chỉ
tiêu?
5. Phân tích khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu? Ỹ nghĩa của phương pháp phân
tích?
5.7.2. Bài tập vậndụng
Bài số 1:
. Trích bảng cân đối kế toán tại công ty năm N (1.000.000 đồng):
149
Tài sản Số
đầu
năm
Số
cuối
năm
Nguồn
vốn
Số
đầu
năm
Số
cuối
năm
I. Tài sản ngắn
hạn
1. Vốn bằng tiền
2. Khoản phải
thu
3. Hàng tồn kho
II. Tài sản dài
hạn
1. Tài sản cố
định
2. Hao mòn
TSCĐ
3. Đầu tư chứng
khoán DH
55.0
00
2.74
0
1.94
0
50.3
20
41.0
00
39.8
00
(200
)
1.40
0
17.00
0
3.060
2.569
11.38
0
41.40
0
40.10
0
(300)
1.600
I. Nợ phải
trả
1.Nợ dài
hạn
2.Nợ ngắn
hạn
II. Vốn
chủ sở
hữu
1.Nguồn
vốn kinh
doanh
2.LNST
chưa phân
phối
58.0
00
38.8
40
19.1
60
38.0
00
37.0
40
960
19.20
0
15.44
0
3.760
39.20
0
37.50
0
1.700
Cộng
tài sản
96.0
00
58.40
0
Cộng
nguồn vốn
96.0
00
58.40
0
Yêu cầu:
1. Phân tích khái quát tình hình chính của công ty.
2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính
Bài số 2:
Trích bảng cân đối kế toán năm N của công ty X (triệu đồng):
Tài sản Số đầu năm Số cuối năm
A. Tài sản ngắn hạn
1. Vốn bằng tiền
2. Khoản phải thu ngắn hạn
3. Hàng tồn kho
B. Tài sản dài hạn
1. Tài sản cố định hữu hình
2. Tài sản cố định vô hình
3. Hao mòn tài sản cố định
4. Đầu tư chứng khoán dài hạn
2.340
820
770
750
5.900
4.200
900
(400)
1.200
2.200
940
880
380
6.300
4.500
100
(500)
2.200
Cộng tài sản 8.240 8.500
150
Nguồn vốn Số đầu năm Số cuối năm
A. Nợ phải trả
1. Nợ dài hạn
2. Nợ ngắn hạn
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
1. Nguồn vốn kinh doanh
2. Lợi nhuận chưa phân phối
4.040
2.960
1.080
4.200
4.000
200
3.920
2.540
1.380
4.580
4.000
580
Cộng nguồn vốn 8.240 8.500
Yêu cầu:
1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty?
2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
Tài liệu bổ sung (1000 đồng):
Chỉ tiêu Năm (N-1) Năm N
1. Doanh thu thuần 82.120 89.220
2. Tổng tiền hàng bán chịu 73.400 70.720
3. Tổng tiền hàng mua chịu 62.100 52.120
4. Tổng lợi nhuận sau thuế 12 8
5. Số dư bình quân của các khoản phải thu 7.560 7.820
6. Số dư bình quân của các khoản phải trả 6.960 6.120
Bài số 3:
Tài liệu tại Công ty kinh doanh thương mại X (1000 đồng):
Chỉ tiêu
Số năm
trước
Số năm nay
1. Doanh thu thuần 12.500 14.200
2. Tài sản ngắn hạn bình quân 2.500 2.700
3. Lợi nhuận từ hoạt động KD 892 1.150
4. Giá vốn hàng bán 7.500 8.378
5. Số dư bình quân hàng hoá tồn
kho
996 110
151
Yêu cầu:
1. Phân tích tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn?
2. Phân tích hiệu quả sử dụng của tài sản ngắn hạn
3. Phân tích số vòng quay của hàng tồn kho?
Bài số 4
Trích bảng cân đối kế toán năm N của công ty X (triệu đồng):
Tài sản Số đầu năm Số cuối năm
A. Tài sản ngắn hạn
1. Vốn bằng tiền
2. Khoản phải thu ngắn hạn
3. Hàng tồn kho
B. Tài sản dài hạn
1. Tài sản cố định hữu hình
2. Hao mòn tài sản cố định
..
3.200
1.500
2.800
9.350
(900)
.
3.300
1.700
2.750
11.000
(1.000)
Cộng tài sản .
Nguồn vốn Số đầu năm Số cuối năm
C. Nợ phải trả
1.Nợ dài hạn
2.Nợ ngắn hạn
D. Nguồn vốn chủ sở hữu
1.Nguồn vốn kinh doanh
2.Lợi nhuận chưa phân phối
2.960
1.080
..
9.550
400
.
2.540
1.380
11.900
350
Cộng nguồn vốn ..
Tài liệu bổ sung
Chỉ tiêu Năm N-1
Năm
N
1. Doanh thu thuần 17.500 18.600
2. Giá vốn hàng bán 15.200 16.000
3. Chi phí bán hàng 450 465
4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 650 660
5. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh
.
152
Yêu cầu:
1. Xác định các chỉ tiêu trên () trên bảng cân đối kế toán
2.Phân tích khái quát tình hình chính của công ty.
3. Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty.
Bài số 5
Tài liệu tại Công ty kinh doanh thương mại X (1.000.000 đồng)
Chỉ tiêu Năm trước Năm nay
1. Tổng doanh thu bán hàng 1.818 2.280
2. Giảm trừ doanh thu 0 0
3. Giá vốn hàng bán 1.530 1.800
4. Chi phí bán hàng 32 48
5. Chi phí quản lý doanh
nghiệp
21 24
6. Vốn chủ sở hữu bình quân 1.080 1.116
Yêu cầu:
1. Tính toán các chỉ tiêu sau đây của doanh nghiệp năm trước và năm nay:
doanh thu thuần, lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.
2. Phân tích khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu của công ty năm nay so với năm
trước.
(Biết rằng;Năm trước và năm nay công ty không phát sinh các khoản thu, chi
hoạt động tài chính và hoạt động khác)
Bài số 6:
1. Có tình hình sản xuất và tồn kho của công ty X
Đơn vị tính: chiếc
Sản
phẩm
Đầu kỳ
Sản xuất
trong kỳ
Cuối kỳ
KH TH KH TH KH TH
A 1.000 1.000 6.000 6.500 3.000 2.500
B 1.500 2.000 6.500 6.000 2.000 2.500
2. Chiết khấu, giảm giá hàng bán
153
ĐVT:1.000 đồng
Sản
phẩm
Chiết khấu giảm giá Giá bán
KH TH KH TH KH TH
A - 2 - 2 20 22
B - - - 4 30 30
3. Vốn lưu động bình quân tham gia luân chuyển (1.000 đồng)
- KH: 50.000
- TH: 46.000
Yêu cầu:
1. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động
2. Xác định số vốn lưu động tiết kiệm hay lãng phí do thay đổi tốc độ luân
chuyển vốn.
TÓM TẮT CHƯƠNG 5:
- Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm
tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính hiện hành và quá khứ. Thông qua phân
tích người sử dụng thông tin có thể đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh
nghiệp, nắm vững tiềm năng, xác định chính xác hiệu quả kinh doanh cũng như
những rủi ro trong tương lai và triển vọng của doanh nghiệp. Không những vậy
thông tin tài chính của doanh nghiệp rất hữu ích với việc quản trị doanh nghiệp và
cũng là những thông tin quan trọng đối với các đối tượng sử dụng thông tin bên
ngoài doanh nghiệp. Bởi vậy phân tích tình hình tài chính là mối quan tâm của
nhiều đối tượng khác nhau như là Ban giám đốc, các nhà đầu tư, các cổ đông, các
chủ nợ, các nhà quản lý, vv
- Nội dung phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp gồm: Phân tích
khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp; Phân tích nguồn vốn kinh doanh và
tình hình sử dụng nguồn vốn; Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán
của doanh nghiệp; Phân tích hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn.
- Nguồn tài liệu dùng để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp gồm:
Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp phục vụ cho việc phân tích gồm: Bảng cân
đối kế toán; Báo cáo kết quả kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh
báo cáo tài chính. Đây là tài liệu chủ yếu được sử dụng để phân tích tình hình tài
chính, có thể nói phân tích tình hình tài chính là phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo
tài chính.Ngoài ra, còn có một số tài liệu khác như:
154
+ Các kế hoạch về tình hình tài chính của doanh nghiệp như là kế hoạch huy
động các nguồn vốn, kế hoạch phân phối và sử dụng vốn.vv
+ Các kế hoạch về huy động vốn và phân phối vốn do doanh nghiệp xây dựng.
+ Các báo cáo chi tiết về tình hình tăng giảm tài sản về công nợ phải thu, công
nợ phải trả, về tài sản thiếu chờ xử lý.
+ Các văn bản quy định của nhà nước và các ngành về chế độ cấp vốn, cho vay
vốn và yêu cầu quản lý sử dụng các bộ phận tài sản của doanh nghiệp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gtkt0014_p2_7273.pdf