Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:
Sinh viên hiểu rõ bản chất của dịch vụ, lấy ví dụ được các dịch vụ trên thực tế, đặt vị
trí là khách hàng tự đánh giá chất lượng các dịch vụ đã từng sử dụng theo các tiêu chí
đã được học. Sinh viên kết hợp học lý thuyết và liên hệ với thực tế quản trị chất lượng
dịch vụ tại một số doanh nghiệp để hiểu rõ bài học.
Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.
Đọc tài liệu:
1. GS.TS. Nguyễn Đình Phan & TS. Đặng Ngọc Sự, Giáo trình Quản trị chất lượng,
NXB Đại học KTQD, 2013.
2. TS. Đỗ Thị Đông, Bài tập Quản trị chất lượng, NXB Đại học KTQD, 2013.
Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc
qua email.
Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học.
Nội dung
Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc dân ngày càng tăng lên. Phát triển
dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ hoặc sử dụng dịch vụ đi kèm sản phẩm ngày càng nhận thức được vai trò
của nâng cao chất lượng dịch vụ đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mình.
Với ý nghĩa đó, quản trị chất lượng dịch vụ đã trở thành một bộ phận cấu thành quan
trọng trong hoạt động quản trị của mọi tổ chức. Bài 5 chúng ta sẽ tìm hiểu một số vấn
đề sau:
Bản chất của dịch vụ và chất lượng dịch vụ;
Mô hình cung ứng dịch vụ chất lượng;
Tiêu chí đánh giá và đo lường chất lượng dịch vụ;
Quản trị chất lượng dịch vụ.
Mục tiêu
Sinh viên hiểu được bản chất của dịch vụ và đặc điểm dịch vụ;
Sinh viên nắm được một số mô hình cung ứng dịch vụ chất lượng;
Sinh viên hiểu thế nào là chất lượng dịch vụ và các tiêu chí để đánh giá và đo lường
chất lượng dịch vụ;
Sinh viên hiểu được bản chất và vai trò của quản trị chất lượng dịch vụ.
17 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 757 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Quản trị kinh doanh - Bài 5: Quản trị chất lượng dịch vụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an cần thiết để đào tạo chắc sẽ nhiều hơn ba năm.
Chính sách chất lượng dịch vụ là các chủ trương, đường lối nhằm hướng dẫn mọi
người trong doanh nghiệp đi đúng con đường đã chọn khi cung ứng dịch vụ có
chất lượng cho khách hàng. Chính sách chất lượng dịch vụ cung ứng chính là sự cụ
thể hóa hơn mục tiêu bao trùm, tổng thể của chất lượng dịch vụ. Chính sách chất
lượng dịch vụ thường được phát biểu như
“Cung ứng cho khách hàng những dịch vụ có
chất lượng cao nhất bằng cách luôn tạo ra sự
thoải mái, tiện lợi với cơ sở vật chất khang trang
nhất, giá cả cạnh tranh nhất”. Khi đưa ra chính
sách chất lượng dịch vụ các nhà cung ứng dịch
vụ thường chỉ rõ cả mục tiêu cần đạt, bởi vậy
mục tiêu chất lượng dịch vụ và chính sách chất
lượng dịch vụ thường đi kèm với nhau.
Đề ra chính sách đối với chất lượng dịch vụ là trách nhiệm của lãnh đạo. Việc thực
hiện thành công chính sách đó phụ thuộc vào cam kết của lãnh đạo đối với việc
triển khai và điều hành có hiệu quả chương trình cải tiến chất lượng dịch vụ. Để
làm cho khách hàng hình dung và thấy được sự vượt trội của dịch vụ cung ứng,
chính sách chất lượng phải hàm chứa các nội dung cụ thể như: loại dịch vụ cung
ứng, những lợi ích vượt trội khi sử dụng dịch vụ đó và trách nhiệm, nghĩa vụ và
niềm hân hạnh khi được phục vụ khách hàng.
Hoạch định, đảm bảo và cải tiến chất lượng dịch vụ. Hoạch định, đảm bảo và
cải tiến chất lượng là khâu tiếp theo sau khi mục tiêu và chính sách chất lượng đã
được xác định. Để làm được điều đó, các tổ chức cung cấp dịch vụ cần phải có một
bộ phận chuyên trách để thực thi một chương trình cải tiến chất lượng hoặc triển
khai một hệ thống quản trị chất lượng.
Bộ phận chuyên trách về quản trị chất lượng dịch vụ sẽ chịu trách nhiệm xây dựng
hệ thống/chương trình cải tiến chất lượng dịch vụ; nghiên cứu nhằm đưa ra các
loại dịch vụ với các “thông số” cụ thể; xây dựng quy trình cũng như phương pháp
Bài 5: Quản trị chất lượng dịch vụ
TXQTTH07 _Bai5_v1.0015104216 83
cung ứng dịch vụ; lựa chọn địa điểm, mặt bằng để cung ứng dịch vụ; tuyển chọn
và bố trí nhân sự phù hợp cho các bộ phận của hệ thống cung ứng dịch vụ.
Giám sát, đánh giá để phát hiện lỗi trong quá trình sáng tạo và cung ứng dịch
vụ. Tiếp theo công tác xây dựng hệ thống và tổ chức cung ứng dịch vụ, giám sát,
đánh giá để phát hiện lỗi trong quá trình sáng tạo và cung ứng dịch vụ là một việc
làm hết sức cần thiết. Chỉ có thông qua giám sát, đánh giá, chúng ta mới có thể biết
được chất lượng của dịch vụ cung ứng hiện đang nằm ở mức độ nào để có những
điều chỉnh kịp thời. Việc đánh giá liên tục hoạt động của quá trình dịch vụ phải
được tiến hành đều đặn để phát hiện lỗi (nếu có) và tích cực tìm kiếm cơ hội nhằm
cải tiến chất lượng dịch vụ (nếu cần). Bởi vậy, lãnh đạo cần phải thiết lập và duy
trì một hệ thống thông tin để thu lượm và phổ biến số liệu từ mọi nguồn thích hợp.
Lãnh đạo phải phân công trách nhiệm về hệ thống thông tin và việc cải tiến chất
lượng dịch vụ.
Bên cạnh tiếp cận theo quan điểm của ISO 9000,
quản trị chất lượng dịch vụ còn có thể tiếp cận theo
chu trình quản trị - vòng tròn PDCA của học giả
Deming. Vòng tròn Deming được khởi đầu bằng chữ
P (viết tắt của Planning – Hoạch định), tiếp đến là
chữ D (viết tắt của Do – Thực hiện), tiếp theo là chữ
C (viết tắt của chữ Check – Kiểm tra) và cuối cùng là
chữ A (viết tắt của Act – Điều chỉnh). Như vậy, PDCA là các khâu, nấc của chu trình
quản trị khép kín. Bởi vậy, khi tiếp cận theo vòng tròn PDCA, chúng ta phải lần lượt
đi sâu vào các khâu: (1) Hoạch định chương trình cải tiến chất lượng dịch vụ, (2) Tổ
chức thực hiện chương trình cải tiến chất lượng dịch vụ, (3) Giám sát và đánh giá việc
thực thi chương trình cải tiến chất lượng dịch vụ và (4) Tiến hành điều chỉnh nhằm
không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ.
Có thể nói tiếp cận theo chu trình quản trị (vòng tròn Deming) sẽ đảm bảo tính tuần tự
và tính logic hơn khi chúng ta tiếp cận theo quan điểm của ISO 9000. Tiếp cận theo
vòng tròn quản trị giúp người thực thi dễ dàng hình dung và nắm bắt những công việc
cần phải làm.
Đối với khâu hoạch định, chúng ta phải lên kế hoạch tất cả các lĩnh vực có liên quan
đến chương trình cải tiến chất lượng dịch vụ. Đó là kế hoạch nghiên cứu thị trường, kế
hoạch thiết kế dịch vụ (kể cả dịch vụ chính và dịch vụ giá trị gia tăng), kế hoạch
doanh số, kế hoạch marketing, kế hoạch tác nghiệp (gồm máy móc thiết bị, mặt
bằng) kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính, Tất cả các kế hoạch này phải đảm
bảo rõ ràng, cụ thể, tích hợp được với nhau. Hay nói cách khác, các kế hoạch bộ phận
cũng như tổng thể phải đáp ứng được yêu cầu SMART.
Nói đến công tác kế hoạch, chúng ta không chỉ nói đến các chỉ tiêu kế hoạch được thể
hiện bằng các con số với các yêu cầu của chúng, mà còn nói đến trình tự lập kế hoạch
và phương pháp tính chỉ tiêu kế hoạch. Mặc dù đã có sự biến chuyển đối với trình tự
lập kế hoạch, song công tác lập kế hoạch của các tổ chức cung ứng dịch vụ vẫn còn
mang nặng tính truyền thống. Thông thường, các tổ chức cung ứng dịch vụ vẫn xây
dựng chỉ tiêu kế hoạch bằng cách lấy số thực hiện năm cũ nhân với 10% tăng lên để
Bài 5: Quản trị chất lượng dịch vụ
84 TXQTTH07 _Bai5_v1.0015104216
có được chỉ tiêu kế hoạch cho năm mới. Cách tính chỉ tiêu kế hoạch như vậy chỉ mang
tính hình thức, qua loa, đại khái. Đối với khu vực nhà nước, công tác xây dựng chỉ
tiêu kế hoạch của các doanh nghiệp còn mang nặng tính chỉ đạo từ trên xuống. Do
vậy, về thực chất quy trình lập kế hoạch cũng như phương pháp lập kế hoạch chưa
thực sự lấy cơ sở làm gốc, chưa thực sự lấy nhu cầu thị trường làm căn cứ.
Đối với khâu tổ chức, thực hiện thực tế các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ đã và đang
tiến hành sáng tạo và cung ứng dịch vụ một cách cảm tính. Các doanh nghiệp chưa
thực sự tuân thủ sơ đồ GANTT, hay nói cách khác, các tổ chức cung ứng dịch vụ chưa
thực sự thấy rõ công việc nào nên được tiến hành trước, công việc nào nên được tiến
hành sau. Các tổ chức cung ứng dịch vụ cũng chưa thực sự hiểu giữa chất lượng kỹ
thuật và chất lượng chức năng thì chất lượng nào quan trọng hơn, cần phải tập trung
nhiều nguồn lực hơn vào loại chất lượng nào – kỹ thuật hay chức năng. Thực tế chứng
minh rằng, yếu tố quan trọng nhất trong cung ứng dịch vụ chất lượng là yếu tố con
người, đặc biệt là những người trực tiếp giao tiếp với khách hàng, nhưng đáng buồn
thay, những người chốt giữ khâu quan trọng nhất này lại là những người có năng lực
kém cỏi nhất.
Ở khâu giám sát và đánh giá, công tác giám sát, đánh giá gần như và hầu như chưa
được coi trọng. Thực tế chứng minh rằng gần như rất ít đơn vị cung ứng dịch vụ có bộ
phận thu nhận phản hồi của khách hàng. Thậm chí, các tổ chức cung ứng dịch vụ còn
sợ bị khách hàng khiếu nại. Hơn thế nữa, họ còn coi những khiếu nại là những “kẻ
thù”, nhưng họ không biết được rằng khiếu nại của khách hàng là cơ hội chứ không
phải là thảm họa. Thực chất khiếu nại khách hàng là chỉ báo giúp doanh nghiệp phát
hiện ra lỗi, từ đó doanh nghiệp tiến hành khắc phục lỗi nhằm giúp doanh nghiệp trở
nên tốt hơn, giúp cho mối quan hệ giữa đơn vị cung ứng dịch vụ và khách hàng trở
nên khăng khít hơn.
Khi nói đến giám sát, đánh giá, các đơn vị cung ứng
dịch vụ phải nắm bắt được bản chất của giám sát và
đánh giá, sự giống nhau và khác nhau giữa giám sát và
đánh giá, các phương pháp giám sát và đánh giá, ưu
nhược điểm cũng như điều kiện áp dụng của từng
phương pháp giám sát và đánh giá. Chỉ có như vậy,
chất lượng của dịch vụ mà đơn vị cung ứng mới có thể
ngày càng cải thiện.
Điều chỉnh là khâu cuối cùng trong chu trình quản trị chất lượng dịch vụ để bắt đầu
một chu trình mới. Điều chỉnh như thế nào, điều chỉnh khi nào là những câu hỏi cơ
bản mà các nhà quản trị chất lượng dịch vụ cần phải quan tâm. Nhìn chung, các nhà
quản trị thường có tâm lý sợ sai và khi đã bị sai thì lại ngại điều chỉnh. Có nhiều lý do
dẫn đến sự ngại ngần này, song vấn đề chính yếu ở đây là đã bị sai là phải điều chỉnh,
không những thế còn phải điều chỉnh kịp thời và khi có sai sót những người gây sai
sót phải trực tiếp chịu trách nhiệm tới cùng về những sai sót đó.
5.4.2. Vai trò của quản trị chất lượng dịch vụ
Dịch vụ chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân về cả mặt giá trị
và lãnh đạo xã hội. Ở nước phát triển, dịch vụ chiếm tới 70% – 80% trong cơ cấu
Bài 5: Quản trị chất lượng dịch vụ
TXQTTH07 _Bai5_v1.0015104216 85
GDP và lao động việc làm trong lĩnh vực dịch vụ gấp 3 – 4 lần lao động trong khu vực
sản xuất vật chất.
Các hoạt động dịch vụ không chỉ quan hệ trực tiếp tới phát triển sản xuất xã hội mà
còn tác động và liên quan chặt chẽ tới phát triển, hoàn thiện các nhu cầu vật chất, văn
hóa, tinh thần và sự phát triển toàn diện của con người. Xã hội càng phát triển, thu
nhập mỗi người dân ngày càng tăng lên thì nhu cầu đối với dịch vụ ngày càng đa dạng
và càng đòi hỏi dịch vụ phải nâng cao chất lượng. Vì vậy, quản trị chất lượng có ý
nghĩa quan trọng.
Đối với nền kinh tế quốc dân và khách hàng: tăng cường quản trị chất lượng dịch
vụ sẽ thực hiện dịch vụ tốt hơn, thỏa mãn tốt hơn khách hàng, góp phần phát triển
toàn diện con người.
Đối với bản thân doanh nghiệp dịch vụ: tăng cường quản trị chất lượng dịch vụ sẽ
duy trì mở rộng thị phần, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng và nâng cao hiệu quả
hoạt động dịch vụ.
Bài 5: Quản trị chất lượng dịch vụ
86 TXQTTH07 _Bai5_v1.0015104216
Tóm lược cuối bài
Dịch vụ tổng thể là sự tổng hợp của dịch vụ chính và dịch vụ giá trị gia tăng. Dịch vụ có đặc
điểm: tính vô hình, tính không thể chia cắt được, tính không ổn định, tính không lưu giữ được.
Chất lượng dịch vụ trên quan điểm của khách hàng là do khách hàng cảm nhận và khách
hàng đánh giá, mức độ hài lòng đó của khách hàng chính là hiệu số giữa cảm nhận sau khi
tiêu dùng dịch vụ và mong đợi của họ trước khi tiêu dùng dịch vụ.
Các mô hình cung ứng dịch vụ chất lượng như mô hình Servuction, 5 khoảng cách cho biết
các nhân tố ảnh hưởng việc cung ứng dịch vụ có chất lượng cho khách hàng.
Theo các học giả về chất lượng, 10 tiêu chí để đánh giá chất lượng dịch vụ theo quan điểm
khách hàng như sau: độ tin cậy, tinh thần trách nhiệm, năng lực, tiếp cận được, tác phong,
giao tiếp, sự tín nhiệm, tính an toàn, thấu hiểu khách hàng, tính hữu hình; 5 tiêu chí rút gọn
thành bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ RATER gồm: độ tin cậy, sự đảm bảo, tính hữu
hình, sự thấu cảm và tinh thần trách nhiệm.
Quản trị chất lượng dịch vụ là một hoạt động quản trị chung nhằm xác định mục tiêu chất
lượng, chính sách chất lượng và thực hiện chúng thông qua hoạch định chất lượng, đảm bảo
chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống quản trị chất lượng. Quản trị
chất lượng bao gồm các nội dung: xác định mục tiêu và chính sách chất lượng dịch vụ; hoạch
định, đảm bảo và cải tiến chất lượng dịch vụ; giám sát, đánh giá để phát hiện lỗi trong quá
trình sáng tạo và cung ứng dịch vụ.
Bài 5: Quản trị chất lượng dịch vụ
TXQTTH07 _Bai5_v1.0015104216 87
Câu hỏi ôn tập
1. Phân loại dịch vụ và nêu ý nghĩa của phân loại dịch vụ.
2. Nêu các đặc điểm của dịch vụ.
3. Khái niệm chất lượng dịch vụ.
4. Trình bày bản chất của hai mô hình Servuction và mô hình 5 khoảng cách.
5. Lấy ví dụ một dịch vụ và đánh giá chất lượng dịch vụ này theo 5 tiêu chí của RATER.
6. Lựa chọn một doanh nghiệp và phân tích công tác quản trị chất lượng dịch vụ của doanh
nghiệp này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 06_neu_txqtth07_bai5_v1_0015104216_2566.pdf