Nghiên cứu này bàn về vấn đề quản trị dòng nhân lực, dựa trên cơ sở lý luận của Micheal Beer và cộng sự (1984) [3], kết hợp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động nhân lực theo mô hình nghiên cứu của Jinlou Shi (2007) [3] có điều chỉnh với số mẫu là 150 cán bộ nhân viên đã và đang làm việc tại Eximbank Nha Trang (EIBNT). Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 trong số 7 nhân tố chính ảnh hưởng đến sự biến động nhân lực tại EIBNT, theo mức độ ảnh hưởng từ lớn đến nhỏ là (1) Đặc tính cá nhân, (2) Môi trường làm việc, (3) Môi trường xã hội, (4) Cấp độ kỹ thuật; 3 nhân tố còn lại là “Tuổithâm niên”, “Đầu tư nghề nghiệp”, “Quan niệm nghề nghiệp” chưa thể hiện sự ảnh hưởng đến biến động nhân lực. 6 nhóm kiến nghị lớn về quản trị có hiệu quả dòng nhân lực tại EIBNT được đề xuất thể hiện được quan điểm mới của quản trị nhân lực đó là quản trị xuất phát từ 3 quan điểm: quan điểm của cá nhân, quan điểm của tổ chức và quan điểm của xã hội
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 10/05/2022 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Quản trị có hiệu quả dòng nhân lực tại Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) - Chi nhánh Nha Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,819
7. Môi trường làm việc 5 5 0,798 0,798
Tổng cộng 29 27
Bảng 3. Các hệ số hồi quy
Các biến số độc lập
Hệ số hồi qui chưa
chuẩn hóa
Hệ số hồi qui
chuẩn hóa T Mức ý nghĩa Sig.
Hệ số kiểm định
cộng tuyến
B Std. Error Beta Tolerance VIF
1 (Constant) -0,770 0,308 -2,501 0,014
Tuổi – Thâm niên 0,097 0,061 0,094 1,602 0,111 0,656 1,524
Đặc tính cá nhân 0,251 0,055 0,275 4,515 0,000 0,610 1,640
Đầu tư vào nghề nghiệp 0,051 0,052 0,051 0,981 0,328 0,846 1,182
Quan điểm nghề nghiệp 0,005 0,052 0,005 0,095 0,924 0,766 1,306
Cấp độ kỹ thuật 0,258 0,080 0,199 3,240 0,001 0,599 1,669
Môi trường xã hội 0,271 0,066 0,240 4,132 0,000 0,668 1,496
Môi trường làm việc 0,320 0,078 0,257 4,113 0,000 0,578 1,730
a. Biến phụ thuộc: BIENDONGNL
Kết quả bảng 3 cho ta phương trình hồi quy
tuyến tính như sau:
Y = 0,275X1+ 0,199X2 + 0,240X3 + 0,257X4.
Trong đó, Y: Sự biến động nhân lực, X1: Đặc
tính cá nhân, X2: Cấp độ kỹ thuật, X3: Môi trường
xã hội, X4: Môi trường làm việc.
3. Thảo luận
Nhân tố “Đặc tính cá nhân” có mức độ ảnh
hưởng dương, lớn nhất đến sự biến động nhân lực,
cần được quan tâm theo dõi nhằm nắm bắt được
tâm tư nguyện vọng, nhu cầu của từng cá nhân về
vấn đề công việc, giảm thiểu được sự biến động
nhân lực xuất phát từ nguyên nhân này. Kết quả
này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Jinlou Shi
(2007) về các nhân tố ảnh hưởng đến dòng nhân
lực: “nhân tố đặc tính cá nhân giữ vai trò chính trong
việc ảnh hưởng đến dòng chảy của nhân lực”, khảo
sát thực trạng cũng phản ánh sự ảnh hưởng này.
Nhân tố “Môi trường làm việc” có mức độ ảnh
hưởng dương, quan trọng thứ hai đến sự biến động
nhân lực. Việc EIBNT có thể đảm bảo được môi
trường làm việc có bản sắc văn hóa riêng, có sự
quan tâm chia sẽ giúp đỡ lẫn nhau, áp dụng chế độ
lương thưởng hợp lý, phù hợp với hiệu quả công
việc được yêu cầu sẽ gìn giữ và thu hút được
người lao động, tạo động lực để người lao động
gia tăng năng suất, giảm thiểu được sự biến động
theo chiều hướng xấu của dòng nhân lực. Nhân tố
“Môi trường xã hội” và nhân tố “Cấp độ kỹ thuật” có
mức độ ảnh hưởng dương, lần lượt giữ vị trí quan
trọng thứ 3 và thấp nhất đến sự biến động nhân lực.
Qua đó, các nhà lãnh đạo cần ý thức được các yếu
tố bên ngoài như tình hình kinh tế, chính trị, chính
sách, sự phát triển ngành nghề đều tác động đến
người lao động và đến tổ chức, các yếu tố này sẽ hỗ
trợ hay cản trở sự biến động nhân lực của tổ chức.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 165
Về nhân tố “Cấp độ kỹ thuật”, nghiên cứu cho thấy
quyết định thay đổi công việc của người lao động tại
EIBNT bị ảnh hưởng bởi khả năng chuyên môn kỹ
thuật, nhất là đối với người có trình độ kỹ thuật cao
và chú trọng phát triển tri thức cho bản thân. Nghiên
cứu này phù hợp với nghiên cứu của Micheal Beer
và cộng sự (1984) về nhu cầu được đào tạo, được
nâng cao trình độ của lực lượng lao động và chế độ
đào tạo đã trở thành một trong những mối quan tâm
đặc biệt của các tổ chức nhằm thu hút và phát triển
nguồn nhân lực của mình. Nhân tố “Tuổi - Thâm
niên”, “Đầu tư vào nghề nghiệp”, “Quan điểm nghề
nghiệp” chưa phản ảnh được ảnh hưởng đến sự
biến động nhân lực tại EIBNT theo kết quả hồi quy.
Điều này không có nghĩa là các nhân tố này không
ảnh hưởng gì đến sự biến động nhân lực của EIBNT
hoặc không cần thiết, mà chỉ đơn giản là do dữ liệu
này chưa đủ kiểm chứng mối tương quan tuyến tính
giữa biến độc lập với biến phụ thuộc, vì thế, nên
được xem xét, so sánh trong những nghiên cứu
khác với nhiều quan sát hơn hoặc mở rộng khảo sát
cho toàn hệ thống Eximbank.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết quả khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến
sự biến động nhân lực của Eximbank Nha Trang
cho thấy nhân tố bên trong của người lao động bao
gồm đặc tính cá nhân và cấp độ chuyên môn kỹ
thuật đều ảnh hưởng đến sự biến động nhân lực.
Đây là một vấn đề phức tạp, do vậy, để có thể nắm
bắt được tâm tư nguyện vọng của người lao động,
không chỉ bộ phận nhân sự mà tất cả các lãnh đạo
của EIBNT đều cần quan tâm, sâu sát cả công việc,
đời sống cá nhân của từng người lao động. Bên
cạnh đó, việc tạo lập một không khí làm việc say
mê, tôn trọng, hỗ trợ, công bằng, cùng với cơ sở vật
chất hiện đại, đầy đủ phương tiện làm việc góp
phần tạo nên một môi trường làm việc mang nét văn
hóa riêng, trở thành niềm tự hào của người lao động
sẽ giúp người lao động an tâm, yêu mến tổ chức,
giảm thiểu sự biến động bất lợi cho dòng nhân lực.
Từ kết quả nghiên cứu định lượng và thực
trạng dòng nhân lực của EIBNT, tác giả đề xuất các
kiến nghị về quản trị có hiệu quả dòng nhân lực tại
EIBNT như sau:
- Cải thiện môi trường làm việc, lấy người lao
động làm trọng tâm, hiểu được nguyên tắc là chính
người lao động, chứ không phải là người sử dụng
lao động, sẽ quyết định khi nào, như thế nào và ở
đâu họ sẽ đóng góp công sức cho tổ chức.
- Chú trọng công tác hoạch định, đào tạo và
phát triển nhân lực, đặc biệt nhân lực chất lượng
cao, đảm bảo nguồn nhân lực có khả năng thích
ứng và thực hiện được chiến lược kinh doanh của
tổ chức trong tương lai.
- Cam kết bằng văn bản theo nguyên tắc quản
trị dòng nhân lực, đặc biệt, đối với nhân lực chất
lượng cao, cần duy trì thêm mối quan hệ tuyển dụng
“đầu tư song phương” [4] với điểm cần nhấn mạnh
là sự khích lệ của tổ chức và sự đóng góp của nhân
tài đều phải ở mức cao.
- Nhận thức tầm quan trọng và đẩy mạnh
nghiên cứu môi trường xã hội, ý thức được sự ảnh
hưởng ngày càng mạnh mẽ của các yếu tố bên
ngoài tổ chức đối với sự biến động dòng nhân lực.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý nhân sự
theo định hướng quản lý nhân viên đầy đủ và quan
trọng như quản lý “đối tác kinh doanh”. Theo đó, tất
cả các thông tin của CBNV bắt buộc được cập nhật
đầy đủ trong hệ thống quản lý nhân sự (đã bổ sung
theo các tiêu chí KPIs).
- Phân công và phối hợp trong công tác quản trị
dòng nhân lực: Các nhà lãnh đạo phải cùng chia sẻ
trách nhiệm về công tác quản trị dòng nhân lực đi
vào, dịch chuyển trong nội bộ và đi ra khỏi tổ chức ở
mọi cấp độ, phòng ban.
Tác giả nhận thấy có một số hạn chế cần phải
được xem xét nghiên cứu trong tương lai. Đề tài này
với mục đích nghiên cứu định hướng mới về quản trị
nhân lực: Dòng nhân lực và quản trị dòng nhân lực;
khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến dòng nhân lực
của EIBNT. Do phạm vi nghiên cứu chỉ trong nội bộ
EIBNT, với số lượng mẫu 150 là rất nhỏ (mặc dù
chiếm hơn 88% tổng thể nghiên cứu), nên kết quả chỉ
dừng lại ở phạm vi hẹp, chưa mang tính đại diện cho
Eximbank Việt Nam nói riêng và các tổ chức nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Jinlou Shi, 2007. The Human Resourses Flow Problem. International Journal of Nonlinear Science, Vol.3, No. 3: 235-240.
2. Li Qi, 2008. Infl uence of Marketization to Talent Flow of Human Resourses for Health in Rural China. Paper for the Third
AAAH Confernce - Globalization and its Imlications for Health Care Services and Human Resourses for the Health, 12-15
October 2008. Sri Lanka.
3. Michael Beer, Spector, B., Lawrence, P. R. et al., 1984. Managing Human Assets. New York: Free Press.
4. Mike Losey, Suse Meisinger, Dave Urich, 2011. The future of human resource management. Times Press.
5. Richard B. Freeman, 2006. People Flows In Globalization. Journal of Economic Perspectives, vol 20 (2, Spring): 145-170.
6. Theo Veenkamp, Tom Bentley, Alessandra Buonfi no, 2003. People Flow. Demos, Holland.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_tri_co_hieu_qua_dong_nhan_luc_tai_ngan_hang_tmcp_xuat_n.pdf