Sau hơn 20 năm đổi mới đi đôi với những nỗ lực vượt bậc nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta không ngừng quan tâm đổi mới và xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, coi đây là khâu đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước.
Thành tựu nổi bật nhất là nước ta đã chuyển đổi thành công từ thể chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp trước đây sang thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với thể chế kinh tế đó, ngày nay nhiều loại hình thị trường đã hình thành và từng bước phát triển trở nên thống nhất và thông suốt hơn trong nước, cũng như ngày càng mở rộng hoạt động ra khu vực và thế giới. Các loại thị trường chính là: thị trường hàng hoá - dịch vụ, thị trường tài chính (bao gồm thị trường vốn và thị trường tiền tệ), thị trường lao động, thị trường bất động sản và thị trường khoa hoc công nghệ
Phát triển đồng bộ các loại thị trường là một trong 5 nhóm nhiệm vụ cơ bản trong Chương trình hành động của Chính Phủ nhiệm kì 2007-2011. Với đề tài này em xin có đề cập tới 3 nội dung chính: Thứ nhất, Lý luận chung về việc phát triển đồng bộ các loại thị trường ở Việt Nam. Thứ hai, Thực trạng vấn đề phát triển đồng bộ các loại thị trường. Thứ ba, Một số giải pháp chính.
27 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Quan niệm về phát triển đồng bộ các loại thị trường ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC:
LỜI NÓI ĐẦU:
Sau hơn 20 năm đổi mới đi đôi với những nỗ lực vượt bậc nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta không ngừng quan tâm đổi mới và xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, coi đây là khâu đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước.
Thành tựu nổi bật nhất là nước ta đã chuyển đổi thành công từ thể chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp trước đây sang thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với thể chế kinh tế đó, ngày nay nhiều loại hình thị trường đã hình thành và từng bước phát triển trở nên thống nhất và thông suốt hơn trong nước, cũng như ngày càng mở rộng hoạt động ra khu vực và thế giới. Các loại thị trường chính là: thị trường hàng hoá - dịch vụ, thị trường tài chính (bao gồm thị trường vốn và thị trường tiền tệ), thị trường lao động, thị trường bất động sản và thị trường khoa hoc công nghệ…
Phát triển đồng bộ các loại thị trường là một trong 5 nhóm nhiệm vụ cơ bản trong Chương trình hành động của Chính Phủ nhiệm kì 2007-2011. Với đề tài này em xin có đề cập tới 3 nội dung chính: Thứ nhất, Lý luận chung về việc phát triển đồng bộ các loại thị trường ở Việt Nam. Thứ hai, Thực trạng vấn đề phát triển đồng bộ các loại thị trường. Thứ ba, Một số giải pháp chính.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của cô giáo PGS-TS Đào Phương Liên.
I.LÝ LUẬN CHUNG:
1.Quan niệm về phát triển đồng bộ các loại thị trường ở Việt Nam:
Trong quá trình chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ở Việt Nam các loại thị trường từng bước được hình thành và phát triển, tuy nhiên nhìn chung còn nhiều yếu tố tiềm ẩn, đan xen.
Đại hội lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam (tháng 4-2001) đã chính thức đưa ra khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đại hội khẳng định: “Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đường lối chiến lược nhất quán, là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. Đây là kết quả sau nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi, tổng kết thực tiễn và là bước phát triển mới về tư duy lý luận của Đảng.
Sự phát triển đồng bộ các loại thị trường là sự ăn khớp giữa các thị trường và loại hình, trình độ phát triển và quy mô tạo nên một sự hoạt động nhịp nhàng của hệ thống thị trường và nền kinh tế quốc dân
Như đã biết thị trường gắn liền với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Thừa nhận sản xuất hàng hóa không thể phủ định sự tồn tại khách quan của thị trường. Sản xuất hàng hóa, lưu thông hàng hóa và thị trường đã được khẳng định về lý luận và tồn tại ở Việt Nam, song vấn đề đặt ra là phát triển thị trường như thế nào ? Sự đồng bộ các loại thị trường có phải là tất yếu không?Bản chất và nội dung phát triển đồng bộ các loại thị trường là gì?
Kinh tế hàng hóa, đối lập với kinh tế tự nhiên, sản phẩm trước khi đi vào tiêu dùng phải qua khâu phân phối lưu thông. Thị trường vừa là kết quả của sản xuất hàng hóa vừa là điều kiện của sản xuất hàng hóa. Sự tách biệt giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa hàng và tiền đã dẫn tới sự không khớp nhau về khối lượng, tiến độ, thời gian sản xuất và tiêu dùng hàng hóa. Khi sản xuất xã hội càng phát triển thì đa số nhu cầu của con người được thỏa mãn thông qua thị trường. Bản thân sự tiêu dùng (tiêu dùng cho cá nhân và tiêu dùng cho sản xuất) luôn đòi hỏi sự đồng bộ cao, nếu không tiêu dùng không thực hiện được.
Trên thị trường có hai nhóm người hoạt động. Nhóm thứ nhất là những người mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ, nhóm thứ hai là những người bán hoặc cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho tiêu dùng. Sự phân nhóm này chỉ là tương đối và với mỗi người khi này thì thuộc nhóm người mua nhưng khi khác lại thuộc nhóm người bán. Thị trường là giao điểm gặp gỡ, tác động của hai nhóm người này. Cùng thông qua thị trường để giải quyết mâu thuẫn giữa người mua và người bán, bảo đảm thực hiện cân đối giữa cung và cầu. Mâu thuẫn trên thị trường phản ánh mâu thuẫn kinh tế, chính trị, xã hội. Khi mâu thuẫn được giải quyết thì người mua, người bán, người sản xuất, người tiêu dùng đều thực hiện được mục tiêu của mình. Những ách tắc trên thị trường có nguy cơ dẫn tới khủng hoảng kinh tế, mâu thuẫn gây mất ổn định xã hội.
Như vậy, phát triển thị trường là điều kiện để phát triển sản xuất hàng hóa, suy rộng ra là điều kiện của sự phồn thịnh kinh tế xã hội.
Nhà nước Việt Nam chủ trương thực thi chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Để phù hợp với môi trường quốc tế mới, chúng ta phải phát triển các thị trường để đáp ứng yêu cầu giao lưu kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong môi trường quốc tế hóa, sự phát triển đồng bộ các loại thị trường không chỉ đáp ứng yêu cầu trong nước mà còn nhằm vươn tới thị trường ngoài nước, tranh thủ cơ hội quốc tế để phát triển.
Như vậy, cả điều kiện chủ quan và khách quan, điều kiện trong nước và ngoài nước, trước mắt và lâu dài đòi hỏi phải phát triển đồng bộ các loại thị trường. Đồng bộ là có sự ăn khớp giữa tất cả các bộ phận hoặc các khâu, tạo nên một sự hoạt động nhịp nhàng của chỉnh thể. Để có thể ăn khớp với nhau, các khâu, các bộ phận của một chỉnh thể phải được sắp xếp và hoạt động theo một tương quan tỷ lệ nhất định gọi là tỷ lệ đồng bộ. Vậy, sự phát triển đồng bộ các loại thị trường là sự ăn khớp giữa các thị trường về loại hình, trình độ phát triển và quy mô tạo nên một sự hoạt động nhịp nhàng của hệ thống thị trường và nền kinh tế quốc dân.
Sự đồng bộ của thị trường trước hết là hệ thống thị trường với đầy đủ các loại hình : thị trường tiền tệ, thị trường công nghệ, thị trường lao động, thị trường đất đai, thị trường hàng hóa dịch vụ... Các thị trường này vừa độc lập với nhau vừa liên hệ với nhau trong hệ thống thị trường. Mỗi loại thị trường đều có cung - cầu, giá cả, người mua - người bán đặc thù ; có quy luật vận hành đặc trưng và khuynh hướng phát triển khác nhau. Sự quan hệ lệ thuộc, tác động biện chứng giữa các thị trường do quá trình trao đổi hoạt động và phối hợp cung ứng hình thành sản phẩm cuối cùng. Sự độc lập tương đối của các thị trường luôn có xu hướng phá vỡ sự cân bằng tổng thể. Sự phụ thuộc và liên hệ giữa các thị trường đòi hỏi sự cân bằng mới và ăn khớp với nhau. Vấn đề ở đây là, để cân bằng tự phát hay chủ động điều tiết để có sự ăn khớp hợp lý. Vai trò tạo điều kiện và chủ động điều tiết của Nhà nước để tạo sự đồng bộ, ăn khớp và hợp lực các hệ thống thị trường là đặc biệt quan trọng.
Vấn đề thứ hai của sự đồng bộ các loại thị trường là vấn đề ăn khớp về cấp độ hay mức độ phát triển thị trường. Về phương diện lịch sử thị trường, có ba cấp độ phát triển như sau :
- Cấp độ thị trường cổ điển : Đây là dạng thức của thị trường mà ở cùng một không gian, thời gian, địa điểm ba yếu tố người mua, người bán và hàng hóa xuất hiện đồng thời với nhau. Với dạng thức thị trường này, người ta có thể nhận biết về quy mô, động thái mua bán trên thị trường.
- Cấp độ thị trường phát triển : Ở dạng thức thị trường này, hàng hóa không nhất thiết phải xuất hiện đồng thời với người mua, người bán. Người ta có thể mua bán ngay cả trước khi hàng hóa được sản xuất ra. Đó là mua bán theo hợp đồng ký trước. Với dạng thức thị trường này, tính "hiện hữu" của thị trường không nhìn thấy được. Thị trường trải rộng cả không gian và thời gian.
- Cấp độ thị trường hiện đại : Trên thị trường lúc này chỉ xuất hiện hoặc người mua, hoặc người bán. Khi đó, người trung gian xuất hiện làm các công việc giao dịch và dịch vụ thương mại. Việc ra đời của các sở giao dịch chứng khoán, sở giao dịch thương mại... đáp ứng yêu cầu dịch vụ mua bán trên thị trường. Đặc trưng của thị trường hiện đại là các hình thức dịch vụ phong phú và phát triển rất cao.
Về lịch sử, thị trường lần lượt trải qua ba cấp độ phát triển. Song mỗi quốc gia, khu vực không phải tuần tự diễn ra như vậy. Khi một cấp độ thị trường mới xuất hiện thì ở các nước thực hiện kinh tế thị trường đều có thể xuất hiện dạng thức thị trường đó bất luận trình độ phát triển kinh tế như thế nào. Tuy nhiên, mức độ phát triển, phạm vi và ảnh hưởng của mỗi dạng thức không giống nhau. Hiện nay, với các nước phát triển thì cấp độ thị trường hiện đại chiếm ưu thế phổ biến, thị trường phát triển còn chi phối ở phạm vi rất rộng, thị trường cổ điển là tàn dư. Ở Việt Nam, có thể nói cấp độ thị trường cổ điển là phổ biến, chừng mực nào đó cấp độ thị trường phát triển đã có sức chi phối lớn trên thị trường, còn cấp độ thị trường hiện đại đang ở giai đoạn khởi phát.
Vấn đề thứ ba của phát triển đồng bộ các loại thị trường là sự ăn khớp, nhịp nhàng, cân đối và tạo hợp lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Tương quan giữa các thị trường trong tổng thể nền kinh tế quốc dân hợp lý thì hoạt động mới có hiệu quả. Từng loại thị trường cũng như hệ thống thị trường trong nền kinh tế quốc dân là một chỉnh thể thống nhất, không bị chia cắt bởi địa giới hành chính. Sự ăn khớp nhịp nhàng, cân đối giữa các loại thị trường theo yêu cầu của sản xuất và đời sống. Tính nhịp nhàng, cân đối về mặt lượng là tương quan tỷ lệ hợp lý giữa hàng và tiền, cung và cầu ở tầm vĩ mô. Sự nhịp nhàng cân đối còn thể hiện ở sự khớp nhau về tiến độ, thời gian, phạm vi trong tiến trình hình thành và phát triển thị trường "đầu vào", "đầu ra" của quá trình sản xuất.
Sự ra đời của các loại thị trường và khả năng đồng bộ của chúng do trình độ và yêu cầu sản xuất xã hội quyết định. Nói một cách khác là nó mang tính khách quan. Nhà nước tạo môi trường và điều kiện để phát triển sản xuất hàng hóa và tạo cơ sở cho thị trường phát triển. Nhà nước điều tiết, điều chỉnh thị trường bằng các công cụ quản lý vĩ mô. Không thể chủ quan tạo thị trường và khuôn ranh giới cho thị trường. Mọi sự tác động duy ý chí sẽ tạo ra thị trường ngầm, Nhà nước không quản lý được.
2.Một số khái niệm về kinh tế thị trường:
2.1 Thị trường:
Trong kinh doanh thị trường được hiểu là nơi mà người mua và người bán (bên có nhu cầu và bên cung cấp) tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau để trao đổi mua bán một loại hàng hóa, dịch vụ.
Theo kinh tế hoc, một nghĩa rộng hơn thì thị trường được hiểu là nơi có các quan hệ mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào.
2.2. Đặc trưng cơ bản của các loại thị trường:
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cũng mang những đặc điểm vốn có của kinh tế thị trường, đều vận động theo những quy luật vốn có của thị trường như: quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh…Trong nền kinh tế nước ta xét về thuộc tính hàng hoá cũng phải có đầy đủ các loại thị trường như: thị trường hàng hoá- dịch vụ, thị trường tài chính (vốn và tiền tệ), thị trường bất động sản, thị trường lao động, thị trường khoa học - công nghệ…
Tuy nhiên một điều khác biệt căn bản giữa nền kinh tế thị trường nước ta và kinh tế thị trường ở các nước tư bản đó là mục tiêu phát triển của nền kinh tế. Nếu như ở các nước tư bản mục lợi nhuận được đặt lên hàng đầu thì ngược lại ở Việt Nam, mục tiêu quan trọng nhất là giải phóng sức sản xuất, động viên mọi nguồn lực trong và ngoài nước để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, cải thiện từng bước đời sống nhân dân.
Để đạt được mục tiêu đó, chúng ta cần kiên định vai trò điều tiết của Nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng, tạo ra môi trường cạnh tranh hiệu quả, bình đẳng, công bằng xã hội. Nhà nước thông qua các công cụ và hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô để tổ chức, quản lý và định hướng các loại thị trường theo mục tiêu đã đề ra.
3. Mối quan hệ giữa các loại thị trường:
Các loại thị trường có mối quan hệ chặt chẽ và cùng thúc đẩy nhau phát triển.
3.1.Mối quan hệ giữa thị trường đầu vào và thị trường đầu ra:
Thị trường đầu vào là thị trường các yếu tố sản xuất bao gồm: thị trường vốn, sức lao động và các điều kiện vật chất khác cho quá trình tái sản xuất. Có thị trường này thì mới có các yếu tố sản xuất ra hàng hoá, dịch vụ hay nói cách khác mới có thị trường đầu ra. Số lượng, chất lượng, tính đa dạng của thị trường đầu ra do thị trường đầu vào quy định. Tuy nhiên thị trường đầu ra không phải phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường đầu vào mà nó là mối quan hệ biện chứng, nó có tác động kích thích tính tích cực của thị trường đầu vào. Nếu như hàng hóa sản xuất ra mà không thể tiêu thụ thì sẽ không có tích luỹ cho quá trình tái sản xuất như vậy sản xuất sẽ bị ngưng trệ, khi đó cả thị trường đầu vào và đầu ra đều ngưng hoạt động.
3.2.Mối quan hệ giữa thị trường trong và ngoài nước:
Sẽ thật là sai lầm nếu như muốn phát triển cân bằng các loại thị trường mà không chú ý đầy đủ tới thị trường nước ngoài, chú ý tới ngoại thương. Đặc biệt trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, khoa học kĩ thuật, thông tin liên lạc và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, thị trường nước ngoài càng có ý nghĩa to lớn với việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hôi chủ nghĩa ở Việt Nam.
Thị trường nước ngoài thông qua ngoaị thương có tác động thúc đẩy và hỗ trợ thị trường trong nước phát triển. Ngược lại, thông qua ngoại thương thị trường trong nước nhanh chóng tiếp cận thị trường thế giới.
Xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế diễn ra mạnh mẽ, thị trường trong nước càng có mối quan hệ chặt chẽ với thị trường nước ngoài. Ngoại thương sẽ là cán cân để cân bằng thị trường trong và ngoài nước, đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
II. THỰC TRẠNG:
1.Thực trạng chung:
Lịch sử phát triển các loại thị trường phải đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa đồng bộ đến đồng bộ. Ở Việt Nam hiện nay bên cạnh thị trường truyền thống là thị trường hàng hoá - dịch vụ các thị trường tài chính, bất động sản, thị trường khoa học công nghệ…đang dần dần từng bước được hình thành.
Nhìn chung các loại thị trường còn sơ khai chưa đồng bộ xét về cả trình độ, phạm vi và sự phối hợp các yếu tố thị trường trong toàn thể thống nhất.
2.Thực trạng từng loại thị trường:
2.1.Thị trường hành hóa - dịch vụ
Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển khu vực thị trường này đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Nếu như trước năm 1986, khi nền kinh tế theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, mọi hàng hoá- dịch vụ đều được cung ứng bởi Nhà nước dưới hình thức tem phiếu, không hề có khái niệm thị trường, thì nay mọi thứ hàng hoá - dịch vụ từ thiết yếu đến theo nhu cầu đều được đáp ứng đầy đủ trên thị trường và chủ thể cung cấp hàng hoá- dịch vụ không còn độc quyền là Nhà nước nữa. Có thể nói mọi nhu cầu của con người đều được hệ thống thị trường này đáp ứng.
Một minh chứng cho sự phát tiển này là việc cùng một loại hàng hóa nhưng có rất nhiều mẫu mã, thương hiệu và giá cả khác nhau cho người tiêu dung lựa chọn, sẽ thấy rất rõ khi vào bất kì một siêu thị nào, có những dãy riêng cho từng chủng loại hàng hoá và người tiêu dùng có thể tuỳ ý lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp.
Nói đến khu vực thị trường hàng hoá - dịch vụ không thể không kể đến thị trường hàng hóa - dịch vụ xuất nhập khẩu. Thị trường này ngày càng được mở rộng nhất là từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO ngày 17 tháng 1 năm 2007 vừa qua. Trong những năm gần đây, cán cân thương mại luôn đạt mức xuất xiêu. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là những mặt hàng có lợi thế so sánh như: gạo, dầu thô, than đá, hải sản, da giầy… Có thể nói thị trường hàng hoá xuât nhập khẩu ngày càng trở nên sôi động, đóng góp không nhỏ vào GDP cả nước. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng giá trị xuất nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2008 đạt khoảng 18,26 tỉ USD, tăng 27,6 % so với cùng kì năm trước. Nhìn chung các mặt hàng xuất khẩu đều tăng. Dầu thô đạt sản lượng 4,58 triệu tấn với kim ngạch 3,5 tỉ USD, dệt may đạt 2,6 tỉ USD tăng 24,5 % so với cùng kì năm 2007…
Thị trường dịch vụ - ngành công nghiệp không khói của Việt Nam cũng ngày càng phát triển. Theo thống kê 4 tháng đầu năm 2008 có 1,7 triệu lượt khách nước ngoài vào Việt Nam, tăng 16,1% so với cùng kì, trong đó trên 1 triệu lượt khách là đi thăm quan, du lịch, nghỉ ngơi, tăng 12,3% so với cùng kì 2007.
Tuy nhiên, hiện nay khu vực thị trường này vẫn còn hạn hẹp và còn tồn tại nhiều hiện tượng tiêu cực như: hàng giả, hàng nhập lậu, hàng nhái nhãn hiệu…vẫn đang từng ngày từng giờ gây rối thị trường.
Sự hạn hẹp thể hiện ở việc đầu cơ tích trữ hàng hoá, đẩy giá lên cao nhằm thu lợi nhuận bất chính. Trong mấy ngày vừa qua vì một tin đồn rằng Việt Nam sẽ thiếu gạo của một số kẻ xấu, điều này đã kích động nhân dân đổ xô đi mua gạo để dự trữ. Lượng cầu bỗng tăng đột biến, một số chủ đại lý thấy được tình hình có lợi bèn đẩy giá lên cao đế gấp đôi, gấp ba giá bình thường, số khác thì hạn chế bán ra để chờ cho giá lên cao nữa rồi mới bán. Thiệt hại lớn nhất thuộc về người tiêu dùng.
Hay như trong lĩnh vực thuốc tân dược cũng vậy. Có không ít những kẻ xấu, thu được lợi nhuận bất chính từ việc đầu cơ thuốc, đặc biệt là thuốc ngoại, làm cho giá của các loại thuốc này tăng lên gấp nhiều lần giá thực của nó. Và người thiệt hại nhất vẫn là những người tiêu dùng.
Một thực trạng nữa hiện nay là nạn hàng nhập lậu. Vì chưa thể ngăn chặn tận gốc loại hàng hoá này nên chúng vẫn lén lút đem vào thị trường trong nước. Mới đây khi Nghị định 146 NĐ/CP của Chính phủ có hiệu lực, thị trường mũ bảo hiểm Việt Nam bỗng trở nên sôi nổi. Và sôi nổi nhất có thể nói là ở các tỉnh biên giới như: Lạng Sơn, Lào Cai, Móng Cái- Quảng Ninh…từng ngày từng giờ có hàng nghìn chiếc mũ bảo hiểm được nhập lậu trái phép vào Việt Nam. Điều đáng lên án là chất lượng của những chiếc mũ này cực kì kém mặc dù trông bề ngoài thì nó không khác gì so với một chiếc đã được kiểm định. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng khi đội những chiếc mũ không đảm bảo như vậy sẽ còn nguy hiểm hơn là không đội, bởi khi có va đập dù là nhẹ những chiếc mũ này cũng sẽ vỡ ngay lập tức, và những mảnh vụn từ đó có thể rất nguy hiểm cho người sử dụng.
Mở của đồng nghĩa với việc hàng hoá nước ngoài tràn ngập thị trường trong nước, chất lượng thường cao hơn và sẵn tâm lý sính hàng ngoại nên đã làm cho thị trường nội địa trở nên yếu thế.
Tóm lại, Thị trường hàng hóa - dịch vụ đã có những bước tiến nhưng còn rất nhiều hạn chế, bất cập, cần có sự quản lý và điều tiết vĩ mô hiệu quả hơn nữa của Nhà nước để tạo nên một môi trường kinh doanh phát triển mạnh mẽ mà ổn định, bền vững.
2.2.Thị trường tài chính: Bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn
Thị trường tiền tệ được hiểu là thị trường vốn ngắn hạn, nơi diễn ra các hoạt động của cung và cầu về vốn ngắn hạn. Vốn ngắn hạn bao gồm cầu trái phiếu ngắn hạn, có kỳ hạn tức là mua bán những món nợ ngắn hạn rủi ro thấp, tính thanh khoản cao. Thị trường tiền tệ diễn ra chủ yếu thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng, vì các ngân hàng là chủ thể quan trọng nhất trong việc cung cấp và sử dụng vốn ngắn hạn.
Hiện nay thị trường vốn và tiền tệ nước ta đã có nhiều tiến bộ. Thể hiện qua sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng trong tất cả các lĩnh vực. Hệ thống ngân hàng một cấp trước đây được thay bằng hệ thống ngân hàng hai cấp: Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng thương mại (kinh doanh). Theo cơ cấu ngành kinh tế với tư cách là đối tượng phục vụ, ở Việt Nam có các ngân hàng chuyên doanh như: Ngân hàng ngoại thương Vietcombank, Ngân hàng nông nghiệp AgriBank, Ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV, Ngân hàng chính sách xã hội…còn ngân hàng kinh doanh tổng hợp là Ngân hàng Công thương Vietinbank…Nhờ đó thị trường về vốn ngắn hạn rất dồi dào.
Một kênh vốn nữa hiện nay mà chúng ta đã và đang coi trọng đó là kênh vốn đầu tư nước ngoài. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép kể từ năm 1988 đến 2006 là 29,6 tỉ USD, riêng năm 2006 con số này là 10,2tỉ USD. Bức tranh về đầu tư nước ngoài ở nước ta trong năm 2006 có màu sắc phong phú hơn với sự xuất hiện của một số dự án mới có quy mô lớn từ các tập đoàn xuyên quốc gia Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, như dự án của Công ty thép Posco có vốn đầu tư 1,126 tỉ USD, dự án của Tập đoàn Intel với tổng vốn đầu tư 1 tỉ USD, dự án của Tập đoàn Tycoons với tổng vốn đầu tư 556 triệu USD, dự án Tây Hồ Tây vốn đầu tư 314,1 triệu USD, dự án Winvest Investment với vốn đầu tư 300 triệu USD... Nhiều dự án được cấp phép đã tích cực triển khai thực hiện như các nhà máy của Công ty Hoya Glass Disle, Canon, Matsushita, Brothers Industries, Honda… Ước tính vốn thực hiện trong năm 2006 đạt khoảng 4,1 tỉ USD, tăng 24,2% so với năm 2005.
Thị trường chứng khoán nước ta tuy mới được hình thành nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới về vốn hoá thị trường. Khả năng vốn hóa của thị trường trên sàn giao dịch cổ phiếu tại Tp.HCM tăng gấp 9 lần trong một năm vừa qua lên đến 2,7 tỷ USD (chiếm khoảng 5% GDP) tính đến tháng 8-2007. Tỉ lệ vốn hoá thị trường chứnh khoan năm 2006 đạt 35%GDP, phấn đấu năm 2010 đạt 50% và 2020 đạt 70%GDP. Thị trường chứng khoán đã trở thành một kênh huy động vố hữu hiệu cho các doanh nghiệp. Ngoài ra đây còn được coi là một trong những giải pháp giúp đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, góp phần tích cực thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân và đặc biệt là nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, nhìn chung thị trường tài chính nước ta vẫn còn nhiều bất cập. Theo đánh giá của các chuyên gia thì thị trường tài chính Việt Nam hiện nay “vẫn chưa mở một cách đầy đủ”. Vẫn còn nhiều rào cản, đặc biệt là còn nhiều thủ tục hành chính đang làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong nước, tình trạng phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp cũng đang trở thành một trở ngại lớn cho nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân muốn vay vốn nhưng không vay được vì vướng mắc thủ tục hành chính, trong khi nhiều ngân hàng thương mại huy động được tiền gửi mà không thể cho vay, để ứ nợ trong két dư nợ quá hạn, trong nhiều ngân hàng thương mại con số này đã lên đến mức báo động.
Lãi xuất tiền vay cũng là một vấn đề đáng lo ngại đối với các nhà đầu tư. Thời gian vừa qua, thị trường tài chính Việt Nam đã có nhiều biến động mạnh. Như đã biết năm 2007 và những tháng đầu năm 2008 lạm phát trong nước ở mức hai con số, để giảm tình trạng này một yêu cầu đặt ra là phải giảm lượng tiền mặt trong lưu thông và vì thế một giải pháp được áp dụng là tăng lãi xuất tiền gửi ngân hàng. Các ngân hàng đồng loạt tăng lãi xuất tiền gửi cho tất cả các kì hạn. Lãi xuất tiền gửi tăng tất yếu dẫn đến lãi xuất cho vay cũng tăng vì thế lại là một trở ngại lớn cho các doanh nghiệp khi muốn vay vốn ngân hàng.
Mặc dù Chính phủ và các Bộ ngành đã xây dựng một hệ thống các chính sách khuyến khích thị trường chứng khoán tương đối đầy đủ, nhưng thị trường này vẫn còn nhiều hạn chế như quy mô hẹp, hàng hoá đem bán chưa nhiều nên chưa thực sự hấp dẫn nhà đầu tư. Đặc biệt sự hiểu biết của một lượng lớn các nhà đầu tư về thị trường chứng khoán còn chưa cao, khả năng phân tích, đánh giá tình hình chưa thấu đáo, đầu tư chủ yếu theo tâm lý số đông, nên rất dễ gây mất ổn định, rối loạn thị trường. Việc thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài là rất cần thiết và quan trọng nhưng hiện nay hành lang pháp lý về việc bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư nước ngoài còn đang trong giai đoạn hình thành, chưa hoàn thiện nên rất nhiều nhà đầu tư gặp khó khăn khi muốn đầu tư vào Việt Nam thông qua thị trường chứng khoán.
Tóm lại, thị trường tài chính là thị trường quan trọng nhất quyết định đến tốc độ tăng trưởng kinh tế nhưng hiện nay thị trường này ở nước ta vẫn chưa phát huy hết được tiềm năng của nó. Thị trường vẫn chưa mở cửa một cách đầy đủ do đó khả năng huy động vốn từ thị trường này còn rất lớn và việc dung nguồn vốn này đầu tư cho việc tăng trưởng kinh tế cũng là một trong những giải pháp góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước. Vì vậy, trước xu thế hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay, Việt Nam không thể làm ngơ trong việc mở cửa thị trường tài chính một cách đầy đủ để có thể tranh thủ mọi nguồn vốn trong và ngoài nước cho việc tăng trưởng kinh tế của mình.
2.3 Thị trường lao động:
Thị trường hàng hoá sức lao động ở Việt Nam mới manh nha hình thành trong những năm gần đây. Đã xuất hiện một số trung tâm môi giới việc làm và xuất khẩu lao động, phần nào đã đáp ứng được về cung và cầu loại hàng hoá này. Tuy nhiên, xây dựng một thị trường lao động sôi động, ổn định và có hiệu quả là một quá trình lâu dài không thể trông đợi một bước nhảy vọt đột biến.
Thị trường lao động được xác định là một trong những thị trường quan trọng của nền kinh tế, chủ trương này đã được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng: " Thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng XHCN, đặc biệt quan tâm những thị trường quan trọng nhưng còn sơ khai như: thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ".
Quá trình đổi mới và phát triển kinh tế cùng với những cải cách đáng kể của đất nước đã đặt ra các tiền đề quan trọng cho sự phát triển thị trường lao động. Hệ thống cơ chế chính sách khuyến
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Pht tri7875n 2737891ng b7897 cc lo7841i th7883 tr4327901ng amp.doc