Tất cả các doanh nghiệp đều phải chịu trách nhiệm để đảm bảo an toàn và sức khoẻ
lao động của nhân viên và để bảo vệ môi trường. Sử dụng đúng phương pháp này
không những chỉ đạt được yêu cầu tối thiểu để tuân thủ theo luật lao động, mà còn
đem lại lợi ích cho doanh nghiệp của bạn.
Một phương pháp quản lý an toàn & sức khoẻ lao động kém có thể dẫn đến bệnh
tật, tai nạn và một khoản chi đáng kể cho doanh nghiệp của bạn.
Thực hành tốt việc bảo vệ môi trường, an toàn và sức khoẻ lao động sẽ đem lại kết
quả tốt. Nó cũng đồng thời nâng cao uy tín của bạn với khách hàng, cộng đồng địa
phương và chính nhân viên của bạn.
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1384 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Quản lý vấn đề an toàn lao động và sức khoẻ người lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản lý vấn đề an toàn
lao động và sức khoẻ
người lao động (7)
Tất cả các doanh nghiệp đều phải chịu trách nhiệm để đảm bảo an toàn và sức khoẻ
lao động của nhân viên và để bảo vệ môi trường. Sử dụng đúng phương pháp này
không những chỉ đạt được yêu cầu tối thiểu để tuân thủ theo luật lao động, mà còn
đem lại lợi ích cho doanh nghiệp của bạn.
Một phương pháp quản lý an toàn & sức khoẻ lao động kém có thể dẫn đến bệnh
tật, tai nạn và một khoản chi đáng kể cho doanh nghiệp của bạn.
Thực hành tốt việc bảo vệ môi trường, an toàn và sức khoẻ lao động sẽ đem lại kết
quả tốt. Nó cũng đồng thời nâng cao uy tín của bạn với khách hàng, cộng đồng địa
phương và chính nhân viên của bạn.
An toàn và sức khoẻ lao động tại nơi làm việc và luật pháp:
Bạn có trách nhiệm đối với sức khoẻ lao động và an toàn của mọi người bị ảnh
hưởng bởi công việc kinh doanh của bạn. Trách nhiệm của bạn bao gồm:
- Tiến hành những cuộc đánh giá rủi ro về sức khoẻ và an toàn. Bạn cần phải tiến
hành và duy trì việc đánh giá rủi ro kể cả bạn là một doanh nghiệp lớn, doanh
nghiệp nhỏ hoặc dù chỉ là doanh nghiệp hoạt động với một nhân viên. Việc tiến
hành đánh giá rủi ro sẽ giúp giảm thiểu khả năng làm ảnh hưởng đến môi trường
hoặc nhân viên làm việc, những người đến liên hệ công việc và chính công việc
kinh doanh của bạn.
Sau khi hoàn thành việc đánh giá rủi ro đầu tiên, điều quan trọng là duy trì việc
kiểm tra thường xuyên để đảm bảo công việc kinh doanh của bạn tuân thủ theo
những yêu cầu về an toàn và sức khoẻ lao động. Việc tiến hành đánh giá rủi ro
thường xuyên có thể sẽ làm mất nhiều chi phí trong khoảng thời gian ngắn, nếu
bạn cần tiền để cải thiện điều kiện, những bạn cần bảo vệ bạn từ những rủi ro hoặc
tiền phạt từ những vụ kiện của nhân viên hoặc các thành viên khác.
Lập chính sách an toàn và sức khoẻ lao động - Một chính sách môi trường, an toàn
và sức khoẻ lao động là một kế hoạch, có một không hai đối với công việc kinh
doanh của bạn, chi tiết việc bạn sẽ quản lý những vấn đề liên quan đến môi trường,
an toàn và sức khoẻ lao động.
Một chính sách nên:
* Chỉ ra việc doanh nghiệp bạn cam kết quản lý các rủi ro
* Thông báo cho nhân viên của công ty về trách nhiệm của họ
* Giải thích các bước họ cần làm để hoàn thành được trách nhiệm của mình
Tạo ra một chính sách có thể là một bước để đạt được tiêu chuẩn của hệ thống
quản lý môi trường bằng cách:
* Đảm bảo rằng nơi làm việc của bạn đạt được tiêu chuẩn thấp nhất của việc
tiện nghi và sạch sẽ
* Ghi chép lại những sự việc gây tổn thất, bệnh tật hoặc những tai nạn nguy
hiểm trong một quyển sổ - và trong một vài trường hợp phải thông báo cho những
cơ quan có liên quan
Bạn cũng cần phải tuân thủ theo pháp luật để giảm những thiệt hại công việc kinh
doanh của bạn gây cho môi trường. Việc này bao gồm những lĩnh vực:
* Phế thải hoặc hồi phục lại những chất thải có độc hoặc gây nguy hiểm
* Việc toả hơi vào không khí
* Lưu trữ, thải ra hoặc phục hồi đúng quy tắc những chất thải kinh doanh
* Việc huỷ nước thải
* Đóng gói
Tạo một nơi làm việc an toàn và lành mạnh
Tất cả các doanh nghiệp đều phải chịu trách nhiệm pháp lý để đảm bảo an toàn và
sức khoẻ của nhân viên và những người khác bị ảnh hưởng bởi những hoạt động
của doanh nghiệp của bạn, ví dụ như khách hàng hoặc người cung cấp. Họ cũng
đồng thời có nghĩa vụ tuân thủ theo những yêu cầu pháp lý để bảo vệ môi trường.
Sử dụng phương pháp này cũng sẽ đem lại lợi ích cho bạn.
Việc luyện tập để đem lại an toàn, sức khoẻ và môi trường tốt cũng sẽ đem lại kết
quả tốt. Chúng cũng giúp cho bạn nâng cao được uy tín đối với khách hàng, cộng
đồng địa phương và chính nhân viên của bạn.
Uy tín của bạn là một tài sản quan trọng, giúp bạn thu hút và giữ được khách hàng.
Điều này cũng giúp cho việc tuyển nhân viên mới dễ hơn và cũng có thể nâng cao
được việc thúc đẩy nhân viên. Nó cũng khuyến khích những người cung cấp muốn
làm việc với bạn.
Một vài doanh nghiệp, với một hệ thống môi trường kém, đã phải chịu hậu quả là
khách hàgn, cộng đồng địa phương và kể cả chính nhân viên của họ cũng đã quay
lưng lại với họ.
Điều quan trọng đối với uy tín của doanh nghiệp của bạn là không phải chỉ là cam
kết về môi trường, mà còn làm cho khách hàng, nhân viên và cộng đồng địa
phương nhận thức được. Ví dụ, bạn có thể muốn nhấn mạnh những công việc bạn
đã làm để giảm việc ô nhiễm không khí, nước, và tiếng ồn và tái sử dụng nhiều vật
liệu.
Những việc làm liên quan đến môi trường của bạn sẽ thu hút sự chú ý của khách
hàng. Ví dụ, họ có thể sẽ cần biết:
* Bạn giảm thiểu và loại bỏ phế thải như thế nào
* Bạn đã làm gì để doanh nghiệp của bạn sử dụng năng lượng và nước có hiệu quả
* Những đặc điểm về môi trường của nguyên vật liệu
Nhân viên có thể được khuyến khích khi làm việc trong một doanh nghiệp có trách
nhiệm với môi trường. Điều này cũng đồng thời thu hút những nhân viên mới.
Thông báo cho nhân viên:
Chính sách an toàn, sức khoẻ lao động và môi trường phải là một hướng dẫn thiết
thực cho việc làm thế nào để kiểm soát an toàn, sức khoẻ lao động và môi trường
trong doanh nghiệp của bạn. Nó sẽ đề ra những hành động bạn cần phải làm bao
gồm:
* Kiểm soát rủi ro
* Ngăn ngừa tai nạn, ốm đau và phá huỷ môi trường
* Hoàn thành các trách nhiệm pháp luật
Các cách để kiểm tra chính sách của bạn
* Là nơi bạn đề rõ ràng trách nhiệm của từng nhân viên, bạn có thể kiểm tra xem
họ có thật sự thực hiện không
* Bạn có thể kiểm soát xem nhân viên làm việc có tuân thủ theo những luật lệ hoặc
các phương pháp an toàn
* Bạn có thể đi kiểm tra nơi làm việc để kiểm tra xem có những nguy hiểm rủi ro
gì không - dấu hiệu để thấy rằng việc quản lý an toàn cần phải được cải thiện
* Bạn có thể kiểm tra xem có điều gì được ghi chép lại không. Ví dụ, nên ghi chép
lại những buổi tập huấn về an toàn tại nơi làm việc cho nhân viên.
Một phương pháp khác là nên đạt ra mục tiêu để biết được là chính sách về đảm
bảo an toàn, sức khoẻ và môi trường có hiệu quả. Việc này có thể kết hợp với hệ
thống quản lý an toàn, sức khoẻ và môi trường.
Giải quyết các vấn đề liên quan đến an toàn và sức khoẻ:
Phần lớn các doanh nghiệp đều dễ mắc phải tai nạn, hoả hoạn hoặc ô nhiễm môi
trường. Hệ thống quản lý sức khoẻ, an toàn và môi trường sẽ giúp bạn giải quyết
những vấn đề này và những trường hợp khẩn cấp.
Những sự việc không được lên kế hoạch trước sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tàn
phá cho doanh nghiệp nhỏ. Những tai hoạ như hoả hoạn, phá huỷ hàng hoá, những
nhân viên chủ chốt bị ốm hoặc hệ thống mạng bị hỏng sẽ làm cho mọi việc trở nên
khó khăn hoặc thậm chí không thể tiến hành được những công việc hàng ngày.
Nhưng với một kế hoạch được chuẩn bị tốt, bạn có thể giảm thiểu được những ảnh
hưởng của tai họa, hoặc có thể ngăn chặn sự việc xảy ra ngay từ lúc đầu.
Xác định những rủi ro mà doanh nghiệp của bạn có thể gặp phải và kết hợp vào
trong kế hoạch phục hồi sau tai hoạ. Điều này sẽ giúp bạn giảm khả năng tai hoạ
xảy ra và có thể dễ dàng phục hồi sau một sự cố. Nó cần phải đề ra những bước
bạn cần thực hiện trong trường hợp tai họa xảy ra; việc này sẽ giúp giảm thiểu chi
phí và việc phá vỡ doanh nghiệp của bạn.
Sau khi bạn đã xác định được những rủi ro cho doanh nghiệp của bạn, bạn cần phải
tiến hành những bước để giúp bảo vệ doanh nghiệp của bạn khỏi những tai hoạ đó.
Nơi làm việc
Hệ thống an toàn điện và ga sẽ giúp bảo vệ nơi làm việc khỏi hoả hoạn. Lắp đặt hệ
thống báo cháy và báo động kẻ trộm cũng là một ý tốt.
Hãy nghĩ đến việc mình sẽ làm gì nếu nơi làm việc của bạn không thể sử dụng
được nữa. Ví dụ, bạn có thể sắp xếp để cùng sử dụng một địa điểm làm việc tạm
thời nếu tai hoạ gây ảnh hưởng đến cả hai doanh nghiệp.
Thiết bị / máy móc
Nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động dựa trên thiết bị, máy móc, bạn cần phải bảo
vệ chúng với một kế hoạch bảo dưỡng, đảm bảo cho những trường hợp khẩn cấp.
Công nghệ thông tin và giao tiếp
Cài đặt những phần mềm chống virut, lưu trữ số liệu và đảm bảo việc duy trì bảo
dưỡng sẽ giúp bạn bảo vệ hệ thống công nghệ thông tin của bạn. Bạn có thể tính
đến chuyện thuê một công ty công nghệ thông tin để lưu trữ dữ liệu hộ bạn ở một
máy chủ an toàn.
In bản sao của dữ liệu khách hàng và những ghi chép cần thiết cũng là một cách tốt
để đảm bảo bạn vẫn có thể liên hệ với khách hàng trong trường hợp hệ thống công
nghệ thông tin của bạn bị hỏng.
Con người
Cố gắng đảm bảo là bạn không chỉ dựa vào một vài nhân viên với kỹ năng chủ đạo
bằng cách chỉ dẫn họ tập huấn cho những nhân viên khác.
Hãy nghĩ đến việc bạn có thể tuyển dụng tạm thời nhân viên từ những công ty
tuyển dụng trong trường một vài nhân viên chủ chốt bị ốm. Đồng thời cũng nên coi
trọng vấn đề an toàn và sức khoẻ lao động để giảm những rủi ro đối với nhân viên.
Bảo hiểm
Bảo hiểm là phần trung tâm của chiến lược quản lý rủi ro có hiệu quả. Bất kỳ một
chính sách nào cung nên bao gồm bảo hiểm để bồi thường cho bất kỳ nhân viên
nào bị thương hoặc bị ốm tại nơi làm việc. Bạn cũng đồng thời muốn được bảo vệ
trong trường hợp doanh nghiệp hoặc sản phẩm của bạn gây thiệt hại cho người
khác.
Tối thiểu kế hoạch của bạn phải bao gồm những điều sau đây:
* Bạn cần phải có kế hoạch trong trường hợp hoả hoạn
* Bạn cần phải ghi chép và báo cáo tất cả những trường hợp bị thương nghiêm
trọng, bênh tật và nguy hiểm xảy ra
* Bạn cần phải có một chính sách bảo đảm an toàn và sức khoẻ. Nếu doanh nghiệp
của bạn có nhiều hơn 5 nhân viên, chính sách của bạn cần phải viết ra thành văn
bản
Không một kế hoạch nào có thể loại trừ hoàn toàn rủi ro, tai nạn hoặc những vấn
đề khác xảy ra. Một hệ thống quản lý tốt sẽ đảm bảo rằng ảnh hưởng đến doanh
nghiệp của bạn được giảm thiểu và bạn có thể học được từ những vấn đề xảy ra.
Trách nhiệm phòng cháy chữa cháy:
Theo Luật phòng cháy chữa cháy tất cả các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
đều phải thành lập và đào tạo các tổ phòng cháy chữa cháy tại cơ sở. Cơ quan cảnh
sát phòng cháy chữa cháy cấp tỉnh sẽ tiến hành thanh tra cơ sở kinh doanh thường
xuyên hay ngẫu nhiên. Nếu cơ sở kinh doanh hoặc thói quen làm việc của bạn
không tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy bạn có thể phải nộp phạt từ
50.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Theo các quy định hiện hành, đội phòng cháy chữa cháy cơ sở phải gồm người
đứng đầu doanh nghiệp nếu là các cơ sở nhỏ hoặc do lãnh đạo của doanh nghiệp bổ
nhiệm.
Trong một doanh nghiệp có dưới 10 nhân viên làm việc chính thức thì tất cả nhân
viên đều phải tham gia vào đội phòng cháy chữa cháy cơ sở và phải được huấn
luyện. Trong quá trình huấn luyện, những thành viên của đội phải được hưởng
nguyên lương và trợ cấp (nếu có) cũng như tiền bồi dưỡng huấn luyện tương
đương nửa số lương ngày cho mỗi ngày tham gia huấn luyện.
Trong các doanh nghiệp có từ 10 đến 50 nhân viên chính thức, đội phòng cháy
chữa cháy cơ sở phải có ít nhất 10 người, gồm cả đội trưởng và đội phó.
Trong các doanh nghiệp có từ 50 đến 100 nhân viên chính thức, đội phòng cháy
chữa cháy cơ sở phải có ít nhất 15 người, gồm cả đội trưởng và đội phó.
Trong các doanh nghiệp có trên 100 nhân viên chính thức, đội phòng cháy chữa
cháy cơ sở phải có ít nhất 25 người, gồm cả đội trưởng và đội phó.
Nếu trong một doanh nghiệp có nhiều xưởng hoặc nhiều ca làm việc thì trong mỗi
xưởng và mỗi ca phải có ít nhất 5-7 người là thành viên của đội phòng cháy chữa
cháy cơ sở.
Tất cả các doanh nghiệp phải có hồ sơ giám sát và quản lý các hoạt động phòng
cháy chữa cháy gồm:
* Nội quy phòng cháy chữa cháy - xem chi tiết trong Thông tư 04/2004/TT-BCA
* Thẻ phân loại cơ sở về hoạt động phòng cháy chữa cháy
* Quyết định thành lập đội phòng cháy chữa cháy cơ sở
* Kế hoạch phòng cháy chữa cháy được phê duyệt
* Hồ sơ các đợt thanh tra an toàn về cháy nổ
* Hồ sơ đào tạo đội phòng cháy chữa cháy
* Danh sách và vị trí các thiết bị chữa cháy, v...v...
* Thống kê tai nạn cháy nổ
Tất cả các doanh nghiệp phải treo biển nội quy phòng cháy chữa cháy theo tiêu
chuẩn TCVN 4897:1989 ở vị trí phù hợp tại cơ sở của doanh nghiệp.
Nếu bạn làm trong những ngành dễ xảy ra cháy nổ có thể phải áp dụng những biện
pháp nghiêm ngặt hơn. Hãy tìm hiểu các quy định phòng cháy chữa cháy áp dụng
với ngành và hoạt động kinh doanh cụ thể trong phần Các quy định kinh doanh
(Theo Business Gov)