Bộ tài liệu "Quản lý tài chính công ở địa phương" do Dự án Nâng cao năng
lực chính quyền địa phương (Strengthening Local Government Project, mã số
SLGP -00039111, do UNDP tài trợ cho Bộ KH&ĐT) đặt hàng Viện Khoa học tài
chính chủ trì biên soạn nhằm phục vụ các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực cán
bộ tài chính, kế hoạch cũng như cán bộ lãnh đạo các cấp tỉnh, huyện, xã của các địa
phương tham gia dự án như Trà Vinh, Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Kạn.
Được thiết kế trong khuôn khổ của dự án SLGP phục vụ các đối tượng tham
gia dự án; do có sự giới hạn về thời lượng đào tạo cũng như kinh phí, nên Bộ tài
liệu này sẽ không bao gồm tất cả các vấn đề về quản lý tài chính địa phương mà chỉ
tập trung vào những vấn đề then chốt nhất, phục vụ sát đúng nhất các đối tượng cán
bộ tài chính, kế hoạch các cấp tỉnh, huyện, xã, phù hợp với nhu cầu thực tiễn ở địa
phương, đón bắt được các xu hướng đổi mới kế hoạch và cải cách quản lý tài chính
công đã, đang và sẽ diễn ra tại Việt Nam.
Sẽ rất khó khăn khi phải thiết kế một bộ tài liệu phục vụ các đối tượng rất
khác nhau về cả trình độ và nhu cầu. Trên thực tế, trong số các đối tượng học viên
của dự án SLGP, luôn có sự khác biệt khá xa nhau giữa cán bộ lãnh đạo với cán bộ
chuyên môn; giữa cán bộ cấp tỉnh với cán bộ cấp huyện, xã. Chính vì vậy, sau khi
điều tra và cân đối nhu cầu và khả năng đào tạo nâng cao năng lực cán bộ tài chính,
kế hoạch và cán bộ lãnh đạo ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã của các địa phương tham gia
dự án SLGP, bộ tài liệu này được thiết kế thành 5 phần như sau:
Phần 1 –Những vấn đề cơ bản về quản lý tài chính công ở địa phương
Phần 2 – PT&DBkinh tế tài chính
Phần 3 – Kế hoạch tài chính và ngân sách trung hạn
Phần 4 – Phân cấp và quản lý ngân sách huyện, xã
Phần 5 –Kế toáncông ở địa phương.
319 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Quản lý tài chính công ở địa phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó trách nhiệm củng cố Ban tài chính xã và bố trí đủ cán bộ
đã được đào tạo theo tiêu chuẩn để quản lý tài chính - ngân sách xã, đồng thời
thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã để bảo đảm đủ năng lực quản lý
tài chính - ngân sách theo quy định của Luật NSNN. Việc tuyển chọn và thay thế
cán bộ đối với từng chức danh của Ban Tài chính xã thực hiện theo quy định của
Nhà nước.
3.3. TÀI CHÍNHKHÁC CỦAXÃ
Hoạt động tài chính khác của xã theo quy định của pháp luật bao gồm:
Các quỹ công chuyên dùng của xã;
Tài chính các hoạt động sự nghiệp của xã;
Tài chính thôn bản (các khoản thu, chi từ các khoản đóng góp của dân
trên nguyên tắc tự nguyện do thôn bản huy động) và
Hoạt động tài chính khác của xã.
Xã được mở tài khoản tiền gửi tại KBNN để gửi các khoản tiền không thuộc
ngân sách xã. KBNN quản lý các khoản tiền gửi này theo chế độ tiền gửi. Các
khoản thu, chi tài chính khác của xã phải hạch toán rõ ràng, minh bạch theo từng
loại hoạt động.
3.3.1. Các quỹ công chuyên dùng của xã
Các quỹ công chuyên dùng của xã là các quỹ tài chính được lập theo quy
định của Nhà nước (quỹ quốc phòng an ninh, quỹ đền ơn đáp nghĩa,...) và các
khoản đóng góp trên nguyên tắc tự nguyện của nhân dân do thôn, bản huy động đã
được HĐND xã quyết định nhưng, theo chế độ quy định, không đưa vào ngân sách
xã.
206
Nội dung, mức và phương thức quản lý thu chi các quỹ này thực hiện theo
quy định của Nhà nước và quy định của HĐND xã đối với từng quỹ.
Ban Tài chính xã có nhiệm vụ giúp UBND xã quản lý các quỹ trên (thực
hiện thu, chi; tổ chức hạch toán, quyết toán riêng từng quỹ; thực hiện chế độ báo
cáo theo quy định,...). Cuối năm, kinh phí của các quỹ chưa sử dụng hết trong năm
được chuyển sang năm sau.
UBND xã phải báo cáo kết quả hoạt động hàng năm của từng quỹ cho
HĐND xã, UBND huyện, Phòng Tài chính huyện và công khai cho nhân dân biết.
3.3.2. Hoạt động tài chính các sự nghiệp của xã
Hoạt động tài chính các sự nghiệp của xã bao gồm: các hoạt động của các
trạm y tế, trường mầm non, các hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao, các
hoạt động quản lý đò, chợ, đầm hồ ao, đất đai, tài nguyên, bến bãi...
Hoạt động tài chính các sự nghiệp của xã do UBND xã trực tiếp đứng ra tổ
chức và quản lý theo chế độ quy định.
Nguyên tắc quản lý hoạt động tài chính các sự nghiệp của xã là:
UBND xã giao cho các ban, ngành, tổ chức của xã trực tiếp thực hiện từng
loại sự nghiệp.
Các ban, ngành, tổ chức trên phải lập kế hoạch tài chính hàng năm, trình
UBND xã duyệt, trong kế hoạch tài chính phải tính toán đầy đủ các khoản thu, các
khoản chi; số phải nộp ngân sách xã hoặc số hỗ trợ từ ngân sách xã theo chế độ quy
định (nếu có).
UBND xã có nhiệm vụ tổng hợp báo cáo kế hoạch tài chính và kết quả tài
chính hàng năm của từng hoạt động sự nghiệp trình HĐND xã. HĐND xã giám sát
các hoạt động sự nghiệp này.
Ban Tài chính xã giúp UBND xã quản lý tài chính các hoạt động sự nghiệp
của xã (hướng dẫn các đơn vị được giao thực hiện các hoạt động sự nghiệp trong
việc tổ chức hạch toán và quyết toán thu, chi; thực hiện chế độ báo cáo tài chính
phù hợp với từng hoạt động, kiểm tra thường xuyên và đột xuất tình hình tài chính
của các hoạt động này...).
3.3.3. Các hoạt động tài chính của thôn bản
Hoạt động tài chính của thôn bản là các hoạt động đóng góp trên nguyên tắc
tự nguyện của nhân dân để sử dụng vào các mục đích cụ thể phục vụ cho lợi ích
chung của cộng đồng thôn bản do thôn bản trực tiếp huy động và không đưa vào
ngân sách xã.
Việc huy động chỉ được thực hiện sau khi có sự thống nhất, tự nguyện của
nhân dân về chủ trương, mức huy động và phải báo cáo UBND xã.
Thôn bản phải cử người mở sổ sách ghi chép đầy đủ, cụ thể các khoản thu,
chi và công khai với nhân dân kết quả huy động, kết quả sử dụng các nguồn tài
chính trên.
207
Thôn bản chỉ thu chi theo từng công việc. Trường hợp tiền huy động chưa
sử dụng tới, thôn bản có thể nhờ xã gửi vào tài khoản tiền gửi của xã tại KBNN.
Ban Tài chính xã có nhiệm vụ giúp UBND xã hướng dẫn, kiểm tra (khi cần
thiết) về tài chính đối với hoạt động tài chính thôn bản.
3.3.4. Các hoạt động tài chính khác của xã
Các hoạt động tài chính khác của xã bao gồm các hoạt động tài chính của
các tổ chức Đảng, đoàn thể được quản lý theo điều lệ của từng tổ chức, không đưa
vào ngân sách xã và không thuộc các hoạt động tài chính khác của UBND xã.
Các tổ chức Đảng, đoàn thể ở xã phải cử người mở sổ sách theo dõi cụ thể
từng khoản thu, chi; tự tổ chức thu, chi và thực hiện chế độ báo cáo, công khai tài
chính theo qui định của từng tổ chức.
Các khoản thu hộ, chi hộ gồm các khoản thu, chi thuộc nhiệm vụ của các tổ
chức, cơ quan khác nhờ xã thu, chi hộ (học phí, các khoản đóng góp cho các quỹ
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,...).
Ban Tài chính xã giúp UBND xã thực hiện các khoản thu hộ, chi hộ theo
chế độ quy định hiện hành, không được sử dụng các khoản thu hộ, chi hộ sai mục
đích và phải mở sổ sách để theo dõi riêng, cụ thể từng khoản thu hộ, chi hộ này.
UBND xã tổ chức quản lý thống nhất các hoạt động tài chính có liên quan
đến các loại tài sản công của xã, tài sản của nhà nước và tài sản khác theo chế độ
quy định.
208
Chương 4. CÔNG KHAI TÀI CHÍNH, NGÂN SÁCH
ĐỊA PHƯƠNG
4.1. KHÁI QUÁT VỀCÔNG KHAI TÀI CHÍNH, NGÂN SÁCH
4.1.1. Mục đích công khai tài chính
Công khai tài chính là biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ,
công chức, tập thể người lao động và nhân dân trong việc thực hiện quyền kiểm tra,
giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản công, quá trình huy động, quản lý
và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân, để từ đó, phát hiện và ngăn chặn kịp
thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính, bảo đảm sử dụng có hiệu quả
NSNN, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
4.1.2. Nguyên tắc công khai tài chính
Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin tài chính phải công khai,
phù hợp với từng đối tượng cung cấp và tiếp nhận thông tin thông qua những hình
thức quy định của Nhà nước.
Việc gửi các báo cáo quyết toán NSNN các cấp, báo cáo quyết toán tài
chính của các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được NSNN hỗ trợ và các quỹ
có nguồn thu từ các khoản đóng góp của nhân dân thực hiện theo chế độ báo cáo tài
chính và kế toán hiện hành.
4.1.3. Đối tượng, phạm vi áp dụng công khai tài chính
Đối tượng phải công khai tài chính gồm:
các cấp NSNN,
các đơn vị dự toán ngân sách,
các tổ chức được NSNN hỗ trợ,
các dự án đầu tư XDCB có sử dụng vốn NSNN,
các doanh nghiệp nhà nước,
các quỹ có nguồn từ NSNN và các quỹ có nguồn thu từ các
khoản đóng góp của nhân dân.
Các đối tượng nói trên gọi tắt là cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Không công khai những tài liệu và số liệu thuộc bí mật nhà nước quy định
tại Pháp lệnh về bảo vệ bí mật nhà nước số 30/2000/PL-UBTVQH10 ngày
28/12/2000, Quyết định số 237/2003/QĐ-TTg ngày 13/11/2003 của Thủ tướng
Chính phủ về danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật và Tối mật trong ngành tài
chính, và các tài liệu, số liệu thuộc bí mật của các ngành, địa phương theo quyết
định của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ trưởng Bộ Công an.
4.1.4. Hình thức công khai tài chính
Việc công khai tài chính được thực hiện thông qua các hình thức sau:
209
1. Công bố trong các kỳ họp thường niên của cơ quan, tổ chức, đơn vị; tại
các kỳ họp của HĐND xã, các cuộc họp của UBND, Uỷ ban Mặt trận
Tổ quốc và của cuộc họp của thôn.
2. Niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã và các trung tâm dân cư, văn
hóa; trụ sở của cơ quan, tổ chức, đơn vị ít nhất trong thời gian 90 ngày,
kể từ ngày niêm yết.
3. Thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có
liên quan; tới hộ gia đình hoặc Trưởng thôn.
4. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền
thanh của xã, thôn và các tổ chức văn hóa, thông tin, tuyên truyền cơ sở.
5. Tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND xã.
6. Phát hành ấn phẩm; đưa lên trang thông tin điện tử.
Chính quyền xã có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và Trưởng thôn
cung cấp các thông tin theo quy định để nhân dân biết.
4.1.5. Nội dung cơ bản về công khai minh bạch ở cấp cơ sở
Chính quyền xã có trách nhiệm thông tin kịp thời và công khai để nhân dân
biết những nội dung công việc chính sau:
1. Chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan trực tiếp đến
quyền và lợi ích của nhân dân trong xã, bao gồm:
a) Các nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND xã và của cấp trên liên
quan đến địa phương;
b) Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các công
việc liên quan đến dân;
c) Những quy định của Nhà nước và chính quyền địa phương về đối tượng,
mức thu các loại thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ khác đối với nhân dân theo quy
định của pháp luật hiện hành;
2. Kế hoạch PTKTXH dài hạn và hàng năm của xã;
3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai;
4. Dự toán và quyết toán ngân sách xã hàng năm;
5. Dự toán, quyết toán thu chi các quỹ, chương trình, dự án, các khoản huy
động nhân dân đóng góp xây dựng CSHT, các công trình phúc lợi công cộng của
xã, thôn, làng, ấp, bản, khóm (thôn, làng, ấp, bản, khóm sau đây gọi chung là thôn)
và kết quả thực hiện;
6. Các chương trình, dự án do Nhà nước, các tổ chức và cá nhân đầu tư, tài
trợ trực tiếp cho xã;
7. Chủ trương, kế hoạch vay vốn phát triển sản xuất, xoá đói, giảm nghèo;
8. Điều chỉnh địa giới hành chính xã và các đơn vị hành chính liên quan đến
xã;
210
9. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng
của cán bộ xã, thôn;
10. Công tác văn hóa, xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh,
trật tự, an toàn xã hội của xã;
11. Sơ kết, tổng kết hoạt động của HĐND, UBND xã;
12. Phương án dồn điền, đổi thửa phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát
triển nông nghiệp, kinh tế trang trại, hợp tác xã;
13. Bình xét các hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất và xây dựng nhà
tình thương; thực hiện chính sách đối với gia đình có công với cách mạng, gia đình
liệt sĩ, thương binh, bệnh binh được tặng nhà tình nghĩa, sổ tiết kiệm, thẻ bảo hiểm
y tế;
14. Kết quả lựa chọn, thứ tự ưu tiên và tổ chức thực hiện các công trình
thuộc các chương trình, dự án của Nhà nước, của các tổ chức và cá nhân đầu tư, tài
trợ trực tiếp cho xã.
4.2. NỘI DUNG CÔNG KHAI TÀI CHÍNH, NGÂN SÁCH
4.2.1. Công khai tài chính đối với các cấp ngân sách
1). Công khai NSNN và NSTW
Đối với các cấp ngân sách, phải công khai số liệu dự toán, quyết toán
NSNN, NSTW hàng năm; số liệu dự toán, quyết toán ngân sách của các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương, bao gồm:
1. Công khai chi tiết số liệu dự toán, quyết toán NSNN theo các chỉ tiêu đã
được Quốc hội quyết định, phê chuẩn, gồm: a) Dự toán, quyết toán thu NSNN; b)
Dự toán, quyết toán chi NSNN; c) Dự toán, quyết toán cân đối thu, chi ngân sách,
bội chi và nguồn bù đắp bội chi NSNN.
2. Công khai chi tiết số liệu dự toán, quyết toán NSTW, gồm: a) Dự toán,
quyết toán NSTW theo từng lĩnh vực đã được Quốc hội quyết định, phê chuẩn; b)
Tổng số và chi tiết dự toán, quyết toán NSTW, trừ các tài liệu, số liệu thuộc danh
mục bí mật; c) Dự toán, quyết toán số bổ sung từ NSTW cho ngân sách từng tỉnh.
3. Công khai tỷ lệ phần trăm phân chia đối với các khoản thu phân chia giữa
NSTW và ngân sách từng tỉnh.
4. Công khai dự toán, quyết toán ngân sách của từng tỉnh.
Việc công khai được Bộ trưởng Bộ Tài chính công bố bằng các hình thức:
thông báo bằng văn bản cho các Bộ, các tỉnh; phát hành ấn phẩm; đưa lên trang
thông tin điện tử của Bộ Tài chính.
2). Công khai NSĐP
Việc công khai chi tiết số liệu dự toán, quyết toán NSĐP theo các chỉ tiêu đã
được HĐND quyết định, phê chuẩn, gồm: a) Dự toán, quyết toán thu NSNN trên
địa bàn; b) Dự toán, quyết toán thu NSĐP; c) Dự toán, quyết toán chi NSĐP; d)
Riêng đối với ngân sách cấp xã, phải công khai dự toán, quyết toán chi tiết đến từng
lĩnh vực thu và tỷ lệ phân chia nguồn thu được phân cấp, từng lĩnh vực chi, công
211
khai chi tiết một số hoạt động tài chính khác của xã như quỹ công chuyên dùng,
hoạt động sự nghiệp...
Việc công khai chi tiết số liệu dự toán, quyết toán ngân sách cùng cấp, gồm:
a) Dự toán, quyết toán ngân sách cấp mình theo từng lĩnh vực; b) Tổng số và chi tiết
dự toán, quyết toán ngân sách của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp mình theo
từng lĩnh vực trừ các tài liệu, số liệu mật. c) Dự toán, quyết toán số bổ sung từ ngân
sách cấp mình cho ngân sách cấp dưới.
Công khai tỷ lệ phần trăm phân chia đối với các khoản thu phân chia giữa
các cấp ngân sách ở địa phương.
Công khai dự toán, quyết toán ngân sách của từng quận, huyện, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh, xã, phường, trị trấn.
Việc công khai được Chủ tịch UBND các cấp công bố hàng năm thông qua
các hình thức: thông báo bằng văn bản cho các cơ quan, đơn vị thuộc ngân sách
cùng cấp mình, các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (đối với cấp tỉnh), xã,
phường, thị trấn (đối với cấp huyện); phát hành ấn phẩm; đưa lên trang thông tin
điện tử (ở những địa phương đã có trang thông tin điện tử). Riêng đối với cấp xã
thực hiện bằng hình thức niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã; thông báo bằng
văn bản cho Đảng ủy, các tổ chức chính trị - xã hội ở xã và trưởng các thôn, ấp,
bản, làng, tổ dân phố; thông báo trên các phương tiện thông tin tuyên truyền ở cơ
sở.
Dự toán, quyết toán ngân sách phải được công khai trong thời hạn 60 ngày,
kể từ ngày được Quốc hội, HĐND quyết định, phê chuẩn.
3). Công khai số liệu ngân sách cấp tỉnh
Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện công khai ngân sách hàng năm theo nội
dung sau:
1. Cân đối dự toán, quyết toán ngân sách tỉnh.
2. Dự toán, quyết toán thu, chi ngân sách cấp tỉnh, ngân sách huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
3. Dự toán, quyết toán thu NSNN trên địa bàn và thu ngân sách tỉnh.
4. Dự toán, quyết toán chi ngân sách tỉnh.
5. Dự toán, quyết toán chi ngân sách cấp tỉnh theo từng lĩnh vực.
6. Tổng số và chi tiết theo từng lĩnh vực dự toán chi ngân sách cấp tỉnh cho
từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp tỉnh; tổng số và chi tiết theo từng lĩnh vực quyết
toán ngân sách cấp tỉnh cho từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp tỉnh.
7. Dự toán, quyết toán chi XDCB từ ngân sách cấp tỉnh cho từng dự án,
công trình.
8. Dự toán, quyết toán chi cho các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia và
một số mục tiêu, nhiệm vụ khác.
9. Dự toán, quyết toán thu NSNN trên địa bàn, chi cân đối ngân sách huyện,
thị xã, quận, thành phố thuộc tỉnh, số bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu từ
ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách từng huyện, thị xã, quận, thành phố thuộc tỉnh.
212
10. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách
các cấp chính quyền địa phương cho ngân sách từng huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh.
11. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu cho ngân sách từng xã,
phường, thị trấn.
Việc công khai các nội dung quy định tại điểm 2.1 mục 2 của Thông tư này
được thực hiện bằng các hình thức thông báo bằng văn bản cho các cơ quan, đơn vị
thuộc cấp tỉnh, HĐND, UBND các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; phát
hành ấn phẩm; công bố trên trang thông tin điện tử (nếu có).
Thời điểm công khai chậm nhất sau 60 ngày, kể từ ngày HĐND cấp tỉnh
ban hành nghị quyết về quyết định dự toán, phê chuẩn quyết toán ngân sách.
4). Công khai số liệu ngân sách cấp huyện
Chủ tịch UBND cấp huyện thực hiện công khai ngân sách hàng năm theo
nội dung sau:
1. Cân đối dự toán, quyết toán ngân sách huyện.
2. Dự toán, quyết toán ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã.
3. Dự toán, quyết toán thu NSNN trên địa bàn huyện và thu ngân sách
huyện.
4. Dự toán, quyết toán chi ngân sách huyện.
5. Dự toán, quyết toán chi ngân sách cấp huyện theo từng lĩnh vực.
6. Tổng số và chi tiết từng lĩnh vực dự toán chi ngân sách cấp huyện cho các
cơ quan, đơn vị thuộc cấp huyện; tổng số và chi tiết theo từng lĩnh vực quyết toán
chi ngân sách cấp huyện cho từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp huyện.
7. Dự toán, quyết toán chi XDCB ngân sách cấp huyện cho từng dự án,
công trình.
8. Dự toán, quyết toán chi cho các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia và
một số mục tiêu, nhiệm vụ khác do cấp huyện thực hiện.
9. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách cấp tỉnh,
ngân sách cấp huyện và ngân sách xã.
10. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu cho ngân sách từng xã,
phường, thị trấn.
11. Dự toán, quyết toán thu NSNN trên địa bàn, chi ngân sách của từng xã,
phường, thị trấn; số bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp huyện
cho xã, phường, thị trấn.
Việc công khai được thực hiện bằng các hình thức thông báo bằng văn bản
cho các cơ quan, đơn vị thuộc cấp huyện, HĐND, UBND các xã, phường, thị trấn
thuộc cấp huyện; phát hành ấn phẩm.
Thời điểm công khai chậm nhất sau 60 ngày, kể từ ngày HĐND cấp huyện
ban hành Nghị quyết về quyết định dự toán, phê chuẩn quyết toán ngân sách.
213
5). Công khai số liệu ngân sách cấp xã và các hoạt động tài
chính khác ở xã
Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện công khai ngân sách hàng năm theo nội
dung sau:
1. Cân đối dự toán, quyết toán ngân sách xã.
2. Dự toán, quyết toán thu ngân sách xã.
3. Dự toán, quyết toán chi ngân sách xã.
4. Dự toán, quyết toán chi đầu tư XDCB.
4. Dự toán, quyết toán chi cho các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia và
một số mục tiêu, nhiệm vụ khác do cấp xã thực hiện.
5. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách cấp tỉnh, cấp
huyện và ngân sách xã.
6. Chi tiết kế hoạch và kết quả các hoạt động tài chính khác của cấp xã.
Việc công khai được thực hiện bằng các hình thức niêm yết công khai tại trụ
sở UBND cấp xã ít nhất trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày niêm yết; thông báo
bằng văn bản cho Đảng ủy, các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã và trưởng các
thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc ở xã và tổ dân phố ở phường, thị trấn; thông báo trên
hệ thống truyền thanh của cấp xã.
Thời gian công khai chậm nhất sau 60 ngày, kể từ ngày HĐND cấp xã ban
hành Nghị quyết về quyết định dự toán, phê chuẩn quyết toán ngân sách và các hoạt
động tài chính khác.
UBND cấp xã có trách nhiệm gửi tài liệu, số liệu công khai tài chính ngay
tại thời điểm công khai cho UBND cấp huyện và Phòng Tài chính cấp huyện.
Phòng Tài chính cấp huyện hàng năm có trách nhiệm: (i) Giúp UBND cấp
huyện tổng hợp tình hình công khai tài chính của các xã, các cơ quan, đơn vị thuộc
cấp huyện báo cáo Sở Tài chính trước ngày 31 tháng 3 hàng năm (đối với công khai
dự toán), trước ngày 31 tháng 8 hàng năm (đối với công khai quyết toán); (ii) Tổng
hợp và công bố số liệu công khai tài chính của các xã, các cơ quan, đơn vị thuộc
cấp huyện trước ngày 31 tháng 5 hàng năm (đối với công khai dự toán), trước ngày
30 tháng 9 hàng năm (đối với công khai quyết toán) theo các biểu mẫu công khai
đối với ngân sách xã và các đơn vị dự toán ngân sách; (iii) Tổng hợp số liệu công
khai dự toán, quyết toán thu NSNN trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc; số liệu dự toán, quyết toán chi ngân sách huyện theo lĩnh vực gửi cơ quan tài
chính cấp trên.
Sở Tài chính cấp tỉnh có trách nhiệm:
- Giúp UBND cấp tỉnh tổng hợp tình hình công khai tài chính của các huyện
và các cơ quan, đơn vị thuộc cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 5
hàng năm (đối với công khai dự toán), trước ngày 31 tháng 02 năm sau (đối với
công khai quyết toán).
- Tổng hợp và công bố số liệu công khai tài chính của cấp huyện, các cơ
quan, đơn vị thuộc cấp tỉnh trước ngày 31 tháng 7 hàng năm (đối với công khai dự
toán), trước ngày 31 tháng 5 năm sau (đối với công khai quyết toán) theo các biểu
214
mẫu công khai được quy định đối với ngân sách huyện và các đơn vị dự toán ngân
sách.
- Tổng hợp số liệu công khai dự toán, quyết toán thu NSNN trên địa bàn và
số liệu dự toán, quyết toán chi NSĐP theo lĩnh vực gửi Bộ Tài chính.
Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm tổng hợp tình hình thực hiện công
khai tài chính trong cả nước báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổng hợp và công bố
bằng hình thức phát hành ấn phẩm số liệu công khai tài chính của các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở Trung ương và của các địa
phương theo biểu mẫu công khai đối với NSĐP, các đơn vị dự toán ngân sách;
Tổng hợp và công bố số liệu công khai dự toán, quyết toán thu NSNN; số liệu dự
toán, quyết toán chi NSNN theo lĩnh vực.
4.2.2. Công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách
1). Công khai việc phân bổ và sử dụng kinh phí ngân sách
hàng năm
Thủ trưởng các đơn vị dự toán ngân sách công bố công khai trong nội bộ
đơn vị về dự toán ngân sách đã được cấp có thẩm quyền giao, quyết toán ngân sách
đã được cấp có thẩm quyền duyệt.
Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp trên công bố công khai dự toán ngân sách, kể
cả dự toán ngân sách điều chỉnh đã giao cho các đơn vị dự toán cấp dưới; công bố
công khai quyết toán ngân sách đã duyệt cho các đơn vị dự toán cấp dưới.
Việc công khai những nội dung trên được thực hiện bằng các hình thức
thông báo bằng văn bản; niêm yết tại đơn vị; công bố trong hội nghị cán bộ, công
chức của đơn vị; phát hành ấn phẩm (nếu thấy cần thiết).
Thời điểm công khai chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày được cấp có thẩm
quyền giao, duyệt.
2). Công khai việc thu và sử dụng các khoản đóng góp của các
tổ chức, cá nhân đối với các đơn vị dự toán ngân sách
Hàng năm, Thủ trưởng các đơn vị dự toán ngân sách có nguồn thu và các
khoản chi từ các khoản đóng góp của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp
luật, phải công bố công khai mục đích huy động, mức đóng góp, kết quả huy động
và hiệu quả việc sử dụng các nguồn huy động.
Việc công khai được thực hiện bằng các hình thức niêm yết tại trụ sở đơn
vị; thông báo trực tiếp đến các tổ chức và cá nhân tham gia đóng góp.
3). Công khai ngân sách và kinh phí của các tổ chức được
NSNN hỗ trợ
Thủ trưởng tổ chức được NSNN hỗ trợ, thực hiện công khai số liệu dự toán,
quyết toán thu, chi tài chính, các khoản đóng góp của tổ chức và cá nhân (nếu có);
cơ sở xác định mức hỗ trợ và số tiền NSNN hỗ trợ cho đơn vị.
Việc công khai được thực hiện thông qua hình thức niêm yết tại trụ sở cơ
quan; công bố trong hội nghị của tổ chức.
215
Thời điểm công khai chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày được cấp có thẩm
quyền giao, xét duyệt.
4). Công khai việc phân bổ và sử dụng vốn đầu tư đối với các
dự án đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN
Các dự án đầu tư và xây dựng có sử dụng nguồn vốn NSNN được cơ quan
có thẩm quyền quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư của Nhà nước trong dự toán
NSNN hàng năm đều phải thực hiện công khai tài chính, bao gồm các dự án được
đầu tư 100% bằng nguồn vốn NSNN và các dự án được hỗ trợ đầu tư bằng nguồn
vốn NSNN.
Đối tượng thực hiện công khai bao gồm (i) Các cơ quan có thẩm quyền
quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN hàng năm cho các dự
án đầu tư XDCB như các Bộ, UBND các cấp tỉnh, huyện, xã và (ii) Các chủ đầu tư,
các Ban quản lý dự án.
Các nội dung phải công khai gồm:
Công khai về tổng mức vốn đầu tư, tổng dự toán được duyệt của dự án đầu
tư.
Công khai việc phân bổ vốn đầu tư hàng năm cho các dự án đầu tư.
Công khai kết quả lựa chọn nhà thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Công khai số liệu quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách hàng năm
của dự án đầu tư.
Công khai số liệu quyết toán vốn đầu tư khi dự án đầu tư hoàn thành đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Các đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện công khai tài chính việc phân bổ và
sử dụng vốn đầu tư đối với các dự án đầu tư và xây dựng có sử dụng nguồn vốn
NSNN phải thực hiện công khai kịp thời, chính xác, theo đúng thời gian đã quy
định.
Không công khai những tài liệu, số liệu thuộc loại bí mật nhà nước theo quy
định của pháp luật.
Hình thức công khai gồm niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, đơn vị;
công bố trong hội nghị của cơ quan, đơn vị.
Thời điểm công khai, các nội dung công khai theo quy định phải được công
khai (i) chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày dự toán, quyết toán vốn đầu tư của dự án
được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt; và (ii) chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày
có kết quả lựa chọn nhà thầu.
4.2.3. Công khai tài chính đối với quỹ tài chính có nguồn từ NSNN
Đối tượng công khai là: a) Các quỹ do NSNN cấp toàn bộ vốn điều lệ, cấp
một phần vốn điều lệ hoặc cấp hỗ trợ nguồn kinh phí hàng năm để thực hiện nhiệm
vụ được giao; b) Các quỹ được hình thành và sử dụng theo các mục tiêu của Nhà
nước; c) Các quỹ mang tính chất bảo hiểm bắt buộc (BHXH, bảo hiểm y tế); d) Các
quỹ khác có nguồn từ NSNN.
216
Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ hoặc Tổng giám đốc quỹ thực hiện công
khai các nội dung sau:
a) Các văn bản về điều lệ tổ chức, quy chế hoạt động; cơ chế tài chính của
quỹ; quy trình nghiệp vụ; các điều kiện, tiêu chuẩn, quyền lợi và nghĩa vụ của đối
tượng được vay hoặc tài trợ.
b) Kế hoạch tài chính hàng năm, trong đó chi tiết các khoản thu, chi có quan
hệ với NSNN;
c) Kết quả hoạt động và tài trợ (bao gồm cả cho vay và cấp không thu hồi)
của quỹ.
d) Quyết toán tài chính năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Việc c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- taichinh_1355.pdf