Sự thay đổi trong doanh nghiệp ở đây được hiểu là tất cảmọi quá trình cải tổ một cách chủ động nhằm mục đích tạo sức cạnh tranh lớn hơn cho doanh nghiệp, từ việc áp dụng công nghệ mới, những bước dịch chuyển có tính chất chiến lược, tổ chức lại dây chuyền sản xuất, liên kết hoặc hợp nhất với doanh nghiệp khác, tái cơ cấu các bộ phận kinh doanh, đến nỗ lực tối ưu hóa phong cách văn hóa tập đoàn… Sẽ thật sai lầm nếu duy trì những tư tưởng bảo thủchống lại sựt hay đổi, bởi điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang từng bước dấn sâu vào con đường dẫn tới sự sụp đổ.
6 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1644 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Quản lý sự thay đổi như thế nào cho hiệu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản lý sự thay đổi thế nào cho hiệu quả?
Sự thay đổi trong doanh nghiệp ở đây được hiểu là tất cả mọi quá trình cải tổ
một cách chủ động nhằm mục đích tạo sức cạnh tranh lớn hơn cho doanh nghiệp, từ
việc áp dụng công nghệ mới, những bước dịch chuyển có tính chất chiến lược, tổ chức
lại dây chuyền sản xuất, liên kết hoặc hợp nhất với doanh nghiệp khác, tái cơ cấu các
bộ phận kinh doanh, đến nỗ lực tối ưu hóa phong cách văn hóa tập đoàn… Sẽ thật sai
lầm nếu duy trì những tư tưởng bảo thủ chống lại sự thay đổi, bởi điều đó đồng nghĩa
với việc bạn đang từng bước dấn sâu vào con đường dẫn tới sự sụp đổ.
Giai đoạn khó khăn này là một thử thách thực sự đối với doanh nghiệp. Đây
chính là lúc nhà lãnh đạo cần phải hành động linh hoạt và khéo léo để làm cho quá
trình thay đổi được diễn ra thuận lợi, hiệu quả và không gây ra tác động tiêu cực làm
ảnh hưởng hay gián đoạn hoạt động kinh doanh.
Tuân theo 6 bước dưới đây, bạn sẽ hạn chế được những biến động xấu nói
chung trong thời gian diễn ra một thay đổi nào đó tại công ty mình, đồng thời đảm bảo
việc thay đổi đạt được kết quả tốt nhất:
Bước 1: Thiết lập các mục tiêu cụ thể:
Quy trình thay đổi nên được bắt đầu với những tuyên bố rõ ràng và chi tiết về
các mục tiêu mà bạn muốn vươn tới. Các mục tiêu này nên được trình bày trong bối
cảnh tình hình thực tế và liên quan với mục đích chung của công ty. Điều này yêu cầu
hoạt động thông tin và giao tiếp nội bộ phải được đảm bảo thông suốt để toàn bộ nhân
viên đều chắc chắn rằng tập thể của bạn đang đi đúng hướng, đồng thời các mục tiêu
lớn của công ty không mâu thuẫn với nhu cầu của nhân viên.
Bước 2: Tổ chức và Lên kế hoạch:
Để quá trình thay đổi tiến hành thuận lợi, bạn cần có khả năng và những nguồn
lực (tài lực và nhân lực) nhằm phát triển cũng như truyền tải một cách hiệu quả các kế
hoạch thiết kế/tái thiết kế và lịch trình diễn ra trên thực tế, trong khi vẫn duy trì sự cân
bằng giữa một tầm nhìn bao quát và các hoạt động kinh doanh thường nhật.
Trong trường hợp tái thiết kế, cấu trúc phòng ban hiện tại là yếu tố có ảnh
hưởng quyết định đến thành công của kế hoạch thay đổi nói chung, vì nó phản ánh
phần lớn năng lực lãnh đạo của bạn, giúp bạn uỷ thác trách nhiệm trong khi vẫn tiếp
tục giám sát và kiểm soát các kết quả. Việc sắp xếp lại cấu trúc tổ chức thường chỉ
diễn ra trong giai đoạn quá độ, nhưng lại chiếm một vị trí quan trọng trong cả quá trình
và thường được xem như một thách thức trong bầu không khí của sự thay đổi.
Bước 3: Giao tiếp:
Những giao tiếp hiệu quả, cung cấp được lượng thông tin đầy đủ và kịp thời về
các nội dung khác nhau luôn rất cần thiết trong giai đoạn thay đổi. Bạn cần đảm bảo
rằng toàn bộ nhân viên trong công ty đã nắm bắt và hiểu rõ những gì mà bạn muốn
truyền tải đến họ. Các kênh thông tin càng đa dạng, thì nguồn thông tin càng được tiếp
cận nhanh hơn, thông tin càng có độ tin cậy cao hơn và mau chóng dẫn đến hành động
hơn. Bằng các phương tiện giao tiếp rõ ràng, một quy trình hành động trong thời gian
diễn ra sự thay đổi sẽ được xác định, những thông tin thích hợp sẽ được cung cấp và
các mục tiêu sẽ được đáp ứng.
Bước 4: Động viên:
Động cơ làm việc là sự thúc đẩy hướng đến hành động. Đây là khái niệm khá
phức tạp và thường có nhiều dạng thức, tùy thuộc vào mỗi cá nhân, tập thể, nhà quản
lý, và vào sản phẩm/dịch vụ mà công ty cung cấp. Các chuyên gia nhân sự cho rằng
mức độ tình cảm của mỗi cá nhân hay tập thể hướng tới lãnh đạo – người “tiếp nhiên
liệu” cho động cơ làm việc của họ - sẽ xác định công suất làm việc của cá nhân hay tập
thể đó. Mọi thứ sẽ càng trở nên lý tưởng hơn, nếu có sự hợp tác trọn vẹn của tất cả
những cá nhân hay tập thể có ảnh hưởng trực tiếp tới quy trình thay đổi, giúp cho các
nhà lãnh đạo có một nhận thức sâu rộng và mối quan hệ tốt đẹp với các tập thể và nhân
viên trong công ty.
Bất kỳ sự thay đổi nào cũng sẽ làm xáo trộn hiện trạng đang tồn tại trong công
ty và luôn kéo theo một sức phản kháng nào đó. Việc để các nhân viên chủ chốt tham
gia vào quy trình thiết kế và thực thi sự thay đổi - đặc biệt khi nó liên quan đến sự thay
đổi lớn trong cấu trúc – sẽ giúp bạn giảm bớt khó khăn trong hoạt động quản lý sự
thay đổi.
Bước 5: Phát triển nhân viên:
Phát triển con người nên được coi là mục tiêu hàng đầu của các công ty. Việc
phát triển đội ngũ nhân viên hiện tại trong suốt thời gian chuyển tiếp còn giữ vai trò
thiết thực hơn, vì nó sẽ ảnh hưởng lâu dài đến tương lai và lợi ích của công ty. Các nhà
lãnh đạo của chương trình cải cách cần có đủ năng lực và quyền hành để tạo ra môi
trường và cơ hội cho nhân viên thể hiện chính mình, đồng thời khuyến khích mọi
người tự thân phát triển.
Đặt nhân viên vào những ví trí thích hợp với khả năng của họ là một khâu quan
trọng trong thời kỳ quá độ nhằm đảm bảo rằng chính đội ngũ nhân viên sẽ là những
người góp phần vào thành công chung của công ty. Một nhà lãnh đạo có kinh nghiệm
luôn hiểu rằng nhận thức rõ về sự phù hợp của mỗi cá nhân cho từng vị trí công tác là
cơ sở của tất cả những nỗ lực trong hiện tại và trong tương lai. Sự thiếu quan tâm hay
thiếu hiểu biết về việc này có thể khiến bạn tốn kém cả về thời gian và tiền bạc trong
suốt thời gian diễn ra sự thay đổi.
Bước 6: Đánh giá và Phân tích:
Các nhà quản lý không chỉ có trách nhiệm theo dõi, đánh giá và phân tích cả
các quy trình diễn ra sự thay đổi, mà còn phải kiểm tra từng cá nhân trong công ty.
Mỗi nhân viên đều phải biết rõ về những thay đổi trong công việc hiện tại của họ,
đồng thời họ cũng cần được hướng dẫn để có thể thực thi các công việc, nhiệm vụ
mới. Ngoài ra, nhân viên của bạn cũng phải được tạo điều kiện và thời gian để điều
chỉnh các mục tiêu cá nhân, cải thiện hoạt động và thích nghi với vị trí mới của họ.
Các tiêu chí đánh giá và phân tích nên được thiết kế với mục tiêu phản ánh viễn cảnh
của công ty, trong khi vẫn động viên và khơi mở tính tự giác trong công việc của mỗi
nhân viên.
Bạn cần phải xác định một cách rõ ràng các mốc thời gian quan trọng của cả
quá trình, khi giai đoạn phát triển kết thúc và những hành động bắt đầu. Sự phát triển,
khác với sự thay đổi, là một quy trình được thực thi trong hoàn cảnh tương đối ổn
định. Sự thay đổi tự thân đã bao hàm ý nghĩa bất ổn, nhưng đây lại là quãng thời tạo ra
nhiều tài năng, đặc biệt trong thời kỳ quá độ, các nhân viên “ngôi sao” sẽ bắt đầu toả
sáng.
Để giai đoạn thay đổi diễn ra suôn sẻ và đạt được kết quả như dự tính, có hai kỹ
năng mà bạn không thể bỏ qua là kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng giao tiếp giữa các cá
nhân, trong đó kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân luôn được coi là quan trọng hơn.
Các nhà lãnh đạo cần chú ý sao cho tất cả mọi nhân viên đều phải được đối xử công
bằng, đồng thời xây dựng những quan hệ làm việc bền vững ở tất cả các cấp độ. Một
nhà lãnh đạo lớn cần có niềm đam mê thực sự trước thành công của toàn bộ công ty,
thân thiện với nhân viên, tạo dựng lòng tin và có luôn cảm thấy thoải mái, lạc quan
trong quá trình thực thi công việc.
Sau cùng, cho dù sự thay đổi ở công ty bạn có bắt nguồn từ nguyên nhân nào
chăng nữa và bất kể biểu hiện của nó là gì, thì vẫn tồn tại một chi tiết mang tính quy
luật: lãnh đạo càng dành nhiều thời gian để nhận định, phân tích và lựa chọn quyết
định, thì những sự lựa chọn đó sẽ càng ít đi và công ty càng tiến gần đến tình trạng
khủng hoảng. Vậy thì với 6 bước trên đây, bạn còn chần chừ gì nữa mà không bắt tay
vào công cuộc cải tổ doanh nghiệp mình?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- -quan_ly_su_thay_doi_the_nao_cho_hieu_qua.pdf