Quản lý rừng cộng đồng đang trở thành một trong những phương thức quản lý rừng phổ biến ở
Việt Nam và tồn tại song song với các phương thức quản lý khác như quản lý rừng của hệ
thống sản xuất kinh doanh lâm nghiệp nhà nước, quản lý rừng tư nhân. Trong thực tiễn, có
nhiều hình thái biểu hiện khác nhau, đa dạng và phong phú của phương thức quản lý rừng này
càng khẳng định vai trò của quản lý rừng cộng đồng như: rừng và đất rừng do cộng đồng tự
công nhận và quản lý từ lâu đời; rừng và đất rừng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp được
chính quyền địa phương giao cho cộng đồng quản lý, sử dụng ổn định lâu dài; rừng và đất
rừng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp của các tổ chức nhà nước (Lâm trường, Ban quản lý
rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, Ban quản lý các dự án) khoán cho các cộng đồng khoán bảo
vệ, khoanh nuôi và trồng mới theo hợp đồng khoán rừng; rừng và đất rừng của hộ gia đình và
cá nhân là thành viên trong cộng đồng tự liên kết lại với nhau thành các nhóm cộng đồng
(nhóm hộ) cùng quản lý để tạo nên sức mạnh để bảo vệ, hỗ trợ, đổi công cho nhau trong các
hoạt động lâm nghiệp.
Đến nay Việt Nam đã có khung pháp lý và chính sách cơ bản cho phát triển LNCĐ, được thể
hiện trong hai bộ luật lớn (Luật Đất đai năm 2003 và Luật Bảo vệ và Phát triển rừng
(BV&PTR) năm 2004) và các văn bản chính sách khác. Khung pháp lý và chính sách này thể
hiện các điểm căn bản như cộng đồng dân cư là chủ rừng, người sử dụng rừng có tư cách pháp
nhân đầy đủ hoặc không đầy đủ tuỳ theo từng điều kiện của mỗi cộng đồng và đối tượng rừng
được giao hay nhận khoán. Cộng đồng được giao đất, giao rừng, nhận hợp đồng khoán rừng
lâu dài khi đáp ứng các quy định của pháp luật và chính sách hiện hành. Cộng đồng được
hưởng các quyền và thực hiện nghĩa vụ khi tham gia quản lý rừng theo quy định của pháp luật.
Trong những năm qua, nhiều chương trình, đề án, dự án về quản lý rừng cộng đồng của Chính
phủ, các tổ chức Quốc tế được thực hiện ở nhiều nơi mang lại nhiều kết quả. Nhiều hoạt động
về quản lý rừng cộng đồng được thực hiện trên khắp cả nước đã mang lại nhiều thành công.
Bài học từ thực tiễn chỉ ra rằng có nhiều điển hình tốt về quản lý rừng cộng đồng bởi các quy
ước của cộng đồng, nghĩa vụ và quyền lợi công bằng cho các thành viên trong cộng đồng, các
thành viên trong cộng đồng ý thức về rừng bằng sự tự giác vốn có, bằng sự nghiêm khắc của
cộng đồng và bằng sự tín ngưỡng hoặc tâm linh
82 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 902 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam: Chính sách và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cư đã dựa vào những tập tục, ước lệ truyền thống để xác định
quyền quản lý và sử dụng đối với những khu rừng gắn liền với đời sống vật chất và tâm linh
của cộng đồng, xác lập quyền quản lý và sử dụng rừng.
Trong giai đoạn này nền kinh tế thị trường mới sơ khai, chưa phát triển nên việc quản lý và
đặc biệt là sử dụng rừng cộng đồng không phải sản xuất hàng hóa lâm sản để bán ra thị trường
mà chủ yếu là sản xuất những lâm sản gia dụng, tư liệu tiêu dùng trong đời sống gia đình và
cộng đồng. Đồng thời, rừng cộng đồng gắn liền với bảo vệ môi trường của thôn, đặc biệt là
bảo vệ, duy trì nguồn nước cho cộng đồng, góp phần vào việc đáp ứng những yêu cầu về xã
hội như tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống văn hóa. Phương thức quản lý rừng cộng đồng
cũng đơn giản thông qua sử dụng nguồn vốn và lao động hiện có của cộng đồng là chủ yếu.
Các thành viên trong cộng đồng cùng nhau quản lý, bảo vệ rừng và hoàn toàn dựa trên nguyên
tắc tự nguyện, cùng có lợi.
Các hình thức quản lý rừng cộng đồng
- Hình thức tổ chức quản lý rừng theo dòng tộc (dòng họ), theo dân tộc: Cộng đồng tổ chức
quản lý rừng và đất rừng theo dòng họ, theo dân tộc nơi có diện tích rừng và đất rừng nhỏ,
do họ tự thừa nhận hay đã mặc nhiên công nhận từ các thế hệ trước. Việc tổ chức bảo vệ
rừng gắn bó chặt chẽ với những tập quán truyền thống và hệ thống tư tưởng của cộng
54
đồng, vai trò của người trưởng tộc hoặc già làng rất quan trọng. Hầu hết các công việc
quản lý rừng của họ đều có sự phân công rõ ràng, các thành viên thực hiện tự giác và
nghiêm túc. Tuy nhiên, với hình thức quản lý này đôi khi cũng tạo nên mâu thuẫn cục bộ
giữa các dòng họ với nhau trong cộng đồng thôn.
- Hình thức tổ chức quản lý rừng theo thôn, bản, buôn, làng (gọi chung là thôn): Đây là
hình thức tổ chức quản lý rừng cộng đồng chủ yếu hiện nay. Hình thức tổ chức này dựa
trên cơ sở vị trí địa lý và khu vực người dân sinh sống. Phần lớn các thôn đều xây dựng
quy ước/hương ước quản lý và bảo vệ rừng cộng đồng, tổ chức lực lượng tuần tra rừng
chuyên trách hoặc phân công luân phiên các hộ gia đình trong thôn. Với hình thức quản lý
này có thuận lợi cơ bản là cộng đồng huy động được nhiều thành phần cùng tham gia quản
lý rừng và có khả năng quản lý tất cả các loại rừng. Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế
là việc chia sẻ lợi ích từ rừng cộng đồng nhiều khi gặp khó khăn và phức tạp. Nhưng dù
sao từ kinh nghiệm thực tiễn cho thấy đây cũng là hình thức quản lý rừng cộng đồng phù
hợp nhất hiện nay.
- Hình thức quản lý rừng theo nhóm hộ/nhóm sở thích: Hình thức quản lý rừng này được
thực hiện ở một số nơi. Nhóm hộ có thể hình thành từ một số hộ gia đình cư trú liền nhau
trong phạm vi một thôn, một xóm hoặc gồm một số hộ gia đình có quan hệ huyết thống
hoặc họ hàng; cũng có trường hợp là những cá nhân cùng lứa tuổi, cùng có mong muốn
được tham gia quản lý rừng. Nhóm hộ này tự phân công để bảo vệ rừng, có thể cả nhóm
cùng tham gia tuần tra rừng hàng ngày, hàng tuần hoặc luân phiên nhau; một số nhóm hộ
có rừng gần nhau liên kết bảo vệ rừng. So sánh với các hình thức quản lý rừng công đồng
nêu trên thì hình thức quản lý này có quy mô nhỏ, dễ dàng tổ chức, quản lý, thống nhất;
phù hợp với trình độ hiện nay của cộng đồng dân cư thôn bản. Nhưng nó sẽ khó khăn
trong việc bảo vệ các khu rừng ở các vùng sâu, vùng xa.
Xác lập quyền quản lý và sử dụng rừng của cộng đồng theo khung pháp luật
hiện hành
Nhà nước tạo hành lang pháp lý để hình thành quyền quản lý và sử dụng rừng của cộng
đồng
Trải qua từng giai đoạn, theo sự phát triển về kinh tế xã hội của đất nước, vai trò và vị thế của
cộng đồng dân cư đã từng bước được công nhận về mặt pháp luật. Sau năm 2003, từ khi Luật
đất đai năm 2003 ra đời, với tinh thần đổi mới dân chủ, Luật này công nhận “Cộng đồng dân
cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn,
phun, sóc và các điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ
được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất” cũng là “Người sử dụng đất”
(Điều 9). Luật cũng quy định “Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng... đất làm
55
nghĩa trang, nghĩa địa” và “cộng đồng dân cư sử dụng đất có các quyền và nghĩa vụ quy định
tại Điều 105 và Điều 107”. Tiếp theo đó, năm 2004 Luật bảo vệ và phát triển rừng ra đời đã
ghi nhận cộng đồng dân cư thôn được giao rừng, có các quyền và nghĩa vụ như các chủ rừng
khác. Đây là một tiến bộ quan trọng của pháp luật Việt nam.
Tuy nhiên, cộng đồng dân cư là một chủ thể đặc biệt, không có tên trong 7 loại chủ rừng quy
định tại Điều 5 của Luật Bảo vệ và PTR. Do vậy, Luật này đã dành Điều 29 và 30 quy định cụ
thể về giao rừng cho cộng đồng dân cư; hay nói một cách khác là quy định xác lập quyền quản
lý và sử dụng rừng của cộng đồng. Cụ thể:
Điều 29 quy định việc giao rừng cho cộng đồng dân cư. Không phải cộng đồng dân cư nào
cũng được giao rừng mà chỉ những cộng đồng nào “có cùng phong tục, tập quán, truyền thống
gắn bó cộng đồng với rừng về sản xuất, đời sống, văn hoá, tín ngưỡng; có khả năng quản lý
rừng; có nhu cầu và đơn xin giao rừng” . Không phải khu rừng nào cũng giao cho cộng đồng
mà chỉ giao những khu rừng” cộng đồng dân cư đang quản lý, sử dụng có hiệu quả”, “những
khu rừng giữ nguồn nuớc phục vụ trực tiếp cho cộng đồng, phục vụ lợi ích chung khác của
cộng đồng mà không thể giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân”
Bên cạnh pháp luật từng bước công nhận địa vị pháp lý của cộng đồng; Nhà nước ban hành
các chính sách để xác lập quyền quản lý và sử dụng rừng cộng đồng. Tóm tắt nội dung chính
sách đó như sau:
(1) Quyết định số 13/2003/QH11, ngày 26/11/2003 của UBTV Quốc hội về Luật Đất đai -
Cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất nông
nghiệp với tư cách là người sử dụng đất.
(2) Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về Hướng dẫn thi hành
Luật đất đai - Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng phòng hộ theo quy định của
Luật Bảo vệ và PTR thì được giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng.
(3) Quyết định số 29/2004/QH11, ngày 14/12/2004 của UBTV Quốc hội về Luật Bảo vệ và
PTR - Công nhận cộng đồng dân cư có quyền được giao rừng.
(4) Nghị định số 23/2006/NĐ-CP, ngày 3/3/2006 của Chính Phủ về Thi hành Luật Bảo vệ và
PTR - UBND cấp huyện giao rừng sản xuất, rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng
đối với cộng dodòng dân cư thôn. Diện tích giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn phải
nằm trong phương án giao rừng của UBND cấp xã đã được UBND cấp huyện phê duyệt.
(5) Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg, ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số
chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015 - Cộng đồng có đất được quy
hoạch là rừng sản xuất được Nhà nước hỗ trợ một phần vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước
để trồng rừng.
(6) Thông tư số 38/2007/TT-BNN, ngày 25/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Hướng
dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá
56
nhân và cộng đồng dân cư thôn - Chi tiết các bước thực hiện việc giao rừng cho cộng
đồng nhằm xác định quyền hợp pháp quản lý và sử dụng rừng của cộng đồng.
(7) Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban
hành Quy chế quản lý rừng - Cộng đồng dân cư thôn quản lý và sử dụng rừng phải tuân
theo những quy định của Quy chế này như đối với các cơ quan Nhà nước, tổ chức khác.
(8) Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg, ngày 23/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí
điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng
bào dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Nguyên - Rừng được giao là rừng sản xuất đối với
những khu rừng thiêng, rừng nghĩa trang, rừng phòng hộ bảo vệ mỏ nwocs của buôn,
làng do UBND xã hoặc cộng đồng dân cư đang quản lý sử dụng.
Các quyền về quản lý và sử dụng rừng của cộng đồng
Trong các chính sách của Nhà nước, quyền về quản lý và sử dụng rừng của cộng đồng được
thể hiện như sau:
Quyền quản lý rừng của cộng đồng:
Luật Đất đai năm 2003 và Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (năm 2004) đã xác định cộng đồng
dân là một chủ thể để giao đất, giao rừng. Theo đó, cộng đồng được giao rừng có quyền: được
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng ổn định, lâu dài. Quyền quản
lý rừng của cộng đồng còn bao gồm:
▪ Cộng đồng có quyền bàn bạc tự xây dựng kế hoạch quản lý rừng;
▪ Xây dựng kế hoạch khai thác, sử dụng rừng tự nhiên với mục đích sử dụng tại chỗ cho
nhu cầu làm nhà, đóng đồ dùng(không vì mục đích thương mại) trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt
▪ Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng; chia sẻ lợi ích từ rừng cộng đồng
▪ Hình thành quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
Quyền sử dụng rừng của cộng đồng; bao gồm:
▪ Được khai thác, sử dụng lâm sản và các lợi ích khác của rừng vào mục đích công cộng và
gia dụng;
▪ Được sản xuất lâm nghiệp-nông nghiệp-ngư nghiệp kết hợp;
▪ Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên diện tích được giao;
▪ Được hướng dẫn về kỹ thuật, hỗ trợ về vốn để bảo vệ và phát triển rừng và được hưởng lợi
ích do các công trình công cộng;
▪ Được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư khi Nhà nước có quyết định thu hồi
rừng.
57
Bài học kinh nghiệm
Thông qua các hoạt động thực tiễn về việc xác lập quyền quản lý và sử dụng rừng của cộng
đồng; có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:
▪ Yếu tố quyết định sự thành công của việc xác lập quyền quản lý và sử dụng rừng của cộng
đồng là Nhà nước thừa nhận quyền sử dụng lâu dài của cộng đồng được thể hiện trong các
văn bản pháp quy của Nhà nước; cộng đồng có các hình thức tổ chức quản lý rừng thích
hợp với điều kiện đặc thù; có cơ chế phân chia quyền lợi về các sản phẩm thu được từ
rừng trên cơ sở bình đẳng giữa các thành viên trong cộng đồng
▪ Có thể xây dựng các hình thức phối hợp quản lý rừng giữa các cộng đồng địa phương, các
tổ chức Nhà nước và cấp chính quyền xã trong bảo vệ và phát triển rừng. Điều đó sẽ
chuyển dần một số trách nhiệm và quyền hạn trong quản lý rừng cho các nhóm cộng
đồng, chính sách của Nhà nước được thực thi, các nhu cầu cho sự phát triển cộng đồng
được đáp ứng, dẫn đến tài nguyên rừng được bảo vệ và phát triển tốt.
▪ Quản lý rừng cộng đồng, hiện đang áp dụng ở một vài địa phương có nguồn gốc từ các tập
quán truyền thống và nhu cầu khách quan của các dân tộc miền núi, phù hợp với hệ thống
sản xuất và kiến thức văn hoá xã hội của họ. Hàng nghìn cộng đồng đang trực tiếp quản lý
và sử dụng rừng đã có những tác động tích cực đối với quản lý rừng nói chung.
▪ Các cộng đồng có thể bảo vệ rừng hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí của Nhà nước trong
việc bảo vệ rừng. Rừng cộng đồng đáp ứng một phần nhu cầu gỗ sử dụng cho việc xây
dựng cơ sở hạ tầng công cộng cũng như cung cấp lâm sản ngoài gỗ, góp phần nâng cao
đời sống người dân.
Khuyến nghị một số chủ trương, chính sách
Như trên đã nêu, thực trạng hiện nay có 2 loại hình xác lập quyền quản lý và sử dụng rừng của
cộng đồng là: Quyền tự công nhận và Quyền do Nhà nước công nhận. Mỗi hình thức này đều
có những bất cập riêng; đối với quyền do cộng đồng tự công nhận thì sẽ thiếu tính pháp lý và
cộng đồng không yên tâm trong việc quản lý và sử dụng rừng. Đối với quyền do Nhà nước
giao rừng và công nhận quyền sử dụng rừng của cộng đồng thì những bất cập của nó thể hiện
ở những quy định giao rừng cho cộng đồng chưa hợp lý:
▪ Quy định các điều kiện giao rừng cho cộng đồng không phù hợp với hiện tại, như: cùng
phong tục tập quán, có truyền thống gắn bó với rừng, rừng không giao được cho ai sẽ giao
cho cộng đồng. Chỉ nói giao rừng chung chung, chưa nói giao những rừng nào.
▪ Chỉ cấp Quyết định giao rừng cho cộng đồng mà không cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất (Sổ Đỏ) nên cộng đồng không được hưởng các quyền như giao rừng cho hộ gia
đình: quyến chuyển đổi, thế chấp, chuyển nhượng, liên doanh hay vay vốn..
58
▪ Thủ tục khai thác từ rừng tự nhiên của cộng đồng rất phức tạp, áp dụng như đối với rừng
sản xuất của các lâm trường, công ty lâm nghiệp.
Từ những khó khăn, bất cập như đã phân tích ở trên, một số chủ trương, chính sách được đề
xuất nhằm thúc đẩy tiến trình xác lập quyền quản lý và sử dụng rừng của cộng đồng như sau:
▪ Nhà nước làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và rừng cho cộng đồng đối
với nhứng rừng do cộng đồng tự công nhận
▪ Địa vị pháp lý của cộng đồng dân cư cần đưoc luật pháp công nhận đầy đủ
▪ Coi cộng đồng thực sự là chủ rừng - như 7 chủ rừng khác quy định trong Luật Bảo vệ và
phát triển rừng 2004
▪ Coi chủ rừng cộng đồng là lực lượng sản xuất để có thể được liên doanh liên kết sản xuất
▪ Cần có chính sách khai thác thương mại đối với rừng cộng đồng
▪ Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và rừng cho cộng đồng để được các quyền như
giao rừng cho hộ gia đình
▪ Quy định xử lý vi phạm đền bù khi rừng của cộng đồng bị vi phạm
▪ Nhà nước cần hỗ trợ cộng đồng xác lập hồ sơ quản lý rừng cộng đồng
▪ Phải có chính sách mở rộng đối tượng rừng để giao cho cộng đồng như: rừng phòng hộ,
vùng đệm của rừng đặc dụng..
▪ Cần có các quy định pháp lý về các quyền của cộng đồng trong việc quản lý và sử dụng
rừng của họ, như: cho thuê, chuyển nhượng, liên doanh.
▪ Quy định quyền của các thành viên trong cộng đồng trong việc quản lý và sử dụng rừng
của cộng đồng
▪ Thiếu quyền sở hữu tài sản trên rừng của cộng đồng. Ví dụ: khi tách hộ trong cộng đòng
thì hộ mới này có được ngang bằng với các hộ khác không? Nếu hộ chuyển đi nơi khác thì
có được thừa kế không? Nếu chủ hộ trong cộng đồng chết đi có được thừa kế cho con
không?
59
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG
Nguyễn Bá Ngãi25
Đặt vấn đề
Lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng là một giai đoạn hết sức quan trọng trong chu trình quản
lý rừng cộng đồng (xem Hình VI.1). Hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau về vị trí pháp lý, nội
dung, trình tự, phương pháp lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng. Mỗi địa phương, mỗi
chương trình hay dự án lâm nghiệp cộng đồng đều có những sáng kiến, cách làm khác nhau
trong lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng. Sự thừa nhận tính pháp lý của bản kế hoạch đó
cho công tác quản lý rừng cũng rất khác nhau ở mỗi địa phương.
Trên thực tiễn đang đặt ra một số vấn đề xung quanh Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng là:
- Vai trò và vị trí pháp lý của bản kế hoạch quản lý rừng cộng đồng là gì, cụ thể là bản kế
hoạch quản lý rừng cộng đồng có được xem như là phương án điều chế rừng mà dựa vào
đó cộng đồng có quyền chủ động quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng theo? Nếu
được xem như là một phương án điều chế rừng cộng đồng thì cần được thể chế hoá như
thế nào về nội dung, trình tự, thủ tục, phương pháp và phê duyệt bản kế hoạch quản lý
rừng cộng đồng?
- Quy trình, quy phạm kỹ thuật hiện nay rất khó áp dụng trong điều kiện của cộng đồng,
nhất là các cộng đồng dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa trong lập kế hoạch quản lý
rừng, cụ thể là trong thống kê, đánh giá tài nguyên rừng, vậy phải có phương pháp, cách
làm nào đơn giản, phù hợp với điều kiện của cộng đồng và được thể chế hoá để cộng
đồng có khả năng lập và quản lý được kế hoạch của mình?
Xuất phát từ những vấn đề trên, bài viết này tập trung vào việc xác nhận lại vị trí của kế hoạch
quản lý rừng cộng đồng trong quá trình quản lý rừng cộng đồng, kinh nghiệm thực tiễn của
một số địa phương và đưa ra các vấn đề để hội thảo. Bài viết dùng trong hội thảo của 1 nhóm
nên không thể nêu đầy đủ và hệ thống mà chỉ đặt ra các vấn đề để các thành viên nhóm cùng
trao đổi và chia sẻ.
Lập kế hoạch trong chu trình quản lý rừng cộng đồng
Nội dung quản lý rừng cộng đồng được khái quát trong hình 01 về chu trình mô hình quản lý
rừng cộng đồng gồm 5 giai đoạn và 13 bước, trong đó bao gồm giai đoạn lập kế hoạch quản lý
rừng cộng đồng.
25 PGS. TS., Q. Giám đốc Sở NN&PTNT Bắc Kạn
60
Nguồn: Nguyễn Bá Ngãi. Nghiên cứu một số mô hình quản lý rừng cộng đồng của dồng bào dân tộc thiểu số
vùng núi phía Bắc Việt Nam. Kết quả đề tài trọng điểm cấp bộ. Bộ NN&PTNT năm 2005.
Hình VI.1: Chu trình quản lý rừng cộng đồng
CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN TỈNH, HUYỆN, XÃ
C
Á
C
C
Ơ
Q
U
A
N
C
H
U
YÊ
N
N
G
À
N
H
LÂ
M
N
G
H
IỆ
P
C
Ấ
P
TỈ
N
H
VÀ
H
U
YÊ
N
GIAI ĐOẠN I: Xác lập quyền sử dụng rừng
của cộng đồng
Bước 1: Quy hoạch bảo về và phát triển
rừng trên phạm vi toàn xã
Bước 2: Giao rừng cho cộng đồng
GIAI ĐOẠN II: Lập kế
hoạch quản lý rừng của
cộng đồng 5 năm
Bước 3:
Điều tra
đánh giá tài
nguyên rừng
Bước 4: Xác
định nhu cầu
gỗ, củi, lâm
sản của
cộng đồng
Bước 5: Xây dựng kế hoạch
quản lý rừng 5 năm
Bước 6: Xác định các biện
pháp tác động vào rừng
Bước 7: Phê duyệt, quản lý
kế hoạch quản lý rừng cộng
GIAI ĐOẠN IV: Tổ chức
thực hiện quản lý rừng
cộng đồng
Bước 11: Xây dựng quỹ bảo
vệ và phát triển RCĐ
Bước 10: Lập kế hoạch hoạt
động hàng năm
Bước 9: Thành lập BQL và
các tổ chức QL RCĐ
GIAI ĐOẠN III: Xây dựng quy ước quản
lý bảo vệ và phát triển rừng của cộng
đồng Bước 8: Xây dựng và thực hiện quy ước
Bước 12: Thực hiện kế
hoạch quản lý rừng cộng
GIAI ĐOẠN V: Giám sát và
đánh giá
Bước 13: Giám sát và đánh
giá quản lý rừng cộng đồng
Điều chỉnh
quy
hoạc
Cộng
đồng dân
cư thôn
Tổ chức
lâm
nghiệp xã
CÁC TỔ CHỨC LÂM NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC
C
Á
C
TỔ
C
H
Ứ
C
LÂ
M
N
G
H
IỆP
N
H
À
N
Ư
Ớ
C
61
Giai đoạn Lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng gồm các bước chủ yếu sau:
- Điều tra đánh giá tài nguyên rừng: Nội dung bước này gồm khoanh lô; mô tả và phân loại
sơ bộ lô rừng theo loại đất rừng, theo loại rừng, theo mục đích sử dụng và theo biện pháp
tác động; điều tra đo đếm trên thực địa đối với rừng không tiến hành khai thác; điều tra đo
đếm trên thực địa đối với rừng chưa đủ điều kiện khai thác; điều tra đo đếm trên thực địa
đối với rừng đạt tiêu chuẩn khai thác; đánh giá hiện trạng rừng đối với rừng đạt tiêu chuẩn
khai thác.
- Xác định nhu cầu gỗ, củi, lâm sản của thôn bản: Nội dung bước này gồm xác định nhu
cầu lâm sản để làm nhà, làm chuồng trại, phai đập, trường học, củi đun bằng phương pháp
điều tra điểm một số hộ gia đình và thảo luận với nhóm nông dân.
- Lập kế hoạch quản lý rừng 5 năm: Nội dung kế hoạch quản lý rừng 5 năm, gồm xác định
mục tiêu quản lý từng lô rừng, lập kế hoạch hoạt động cho từng lô rừng như nuôi dưỡng
rừng, khoanh nuôi rừng, trồng rừng, bảo vệ rừng, nông lâm kết hợp, khai thác gỗ, khai
thác tre, nứa.
- Xác định các biện pháp tác động vào rừng: Nội dung của bước này là xác định các biện
pháp tác động vào rừng cho từng đối tượng rừng như rừng không khai thác, rừng chưa đủ
điều kiện khai thác, rừng đủ điều kiện khai thác.
- Phê duyệt, quản lý kế hoạch quản lý rừng cộng đồng: Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng
do các thôn bản xây dựng, trình UBND huyện phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, cộng
đồng thôn bản tổ chức thực hiện, xã chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra việc thực hiện kế
hoạch hàng năm. Các cơ quan có liên quan khác kiểm tra, giám sát việc thực hiện theo
chức năng được giao và theo quy định của pháp luật.
Kinh nghiệm thực tiễn trong lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng
Xây dựng mô hình rừng ổn định để lập kế hoạch và quản lý rừng
Phương pháp xây dựng rừng ổn định cho lập kế hoạch và quản lý rừng cộng đồng áp dụng cho
các Dự án ETSP tại Hoà Bình, Dak Nông, Thừa Thiên Huế và Dự án Phát triển nông thôn ở
Dak Lak (RDDL) được mô tả trong Hình VI.2.
Quá trình xây dựng mô hình rừng ổn định bao gồm 2 bước sau:
a) Thu thập số liệu hiện trường
(i) Thu thập số liệu ô tiêu chuẩn để xác định rừng ổn định: Tiến hành theo các bước sau:
▪ Đặt 25 ô tiêu chuẩn, diện tích ô 400m2, chia thành các ô đơn vị 100m2. Ô tiêu chuẩn
tạo thành dải kích thước 10 x 40m.
62
▪ Đo đếm trong ô: Điều tra tất cả các cây có chiều cao từ 1,3m trở lên. Mỗi cây trong ô
đo đếm: Loài (tên kinh, tên địa phương, tên khoa học), đường kính ngang ngực (D1.3),
xác định với người dân cây đó có cho củi và gỗ nhỏ hay không, công dụng trong đời
sống cộng đồng.
www.helvetas.org.vn
Các bước và phương pháp tổng quát thiết lập mô hình rừng ổn định
Xuất phát từ kiểu
rừng/Lập địa
Thu thập số liệu ô mẫu tốt
có trong tự nhiên:
S = 400 – 1,000m2
Phân bố N/D giảm
Loài cây chính đáp ứng nhu cầu lâm sản
địa phương (Phỏng vấn)
Có G/BA phù hợp với năng suất của khu
rừng
Xác định tăng trưởng định
kỳ đường kính Zd/5 nămSố liệu
có sẵn
Các ô tiêu
chuẩn tạm
thòi
Số liệu
có sẵn
Nghiên cứu
Zd/5 năm
trên cây
Phỏng vấn
dân
Xác định cự ly cỡ kính 3, 4, 5cm,,,
thích hợp để cây chuyển cỡ kính trong 5
năm
Cân đối thiết lập mô hình cấu trúc rừng ổn định:
-Cự ly cỡ kính đủ để cây chuyển cỡ kính phục vụ lập kế hoạch 5 năm
-N/D dạng giảm bảo đảm rừng ổn định
-Loài cây chính đáp ứng tốt nhu cầu lâm sản của thôn bản
-Tổng tiết diện ngang phù hợp với năng suất của rừng và lập địa
650
450
250
170
120
75 50 30 10
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
5 10 15 20 25 30 35 40 45
Giá trị cỡ kính tối đa
Số
c
ây
/h
a
Nguồn: www.helvetas.org.vn
Hình VI.2: Các bước và phương pháp tổng quát thiết lập mô hình rừng ổn định
(ii) Thu thập số liệu ô tiêu chuẩn đại diện ở các lô rừng có mục đích kinh doanh củi, gỗ nhỏ:
Tiến hành cùng với cộng đồng và theo các bước giống như điều tra ô tiêu chuẩn.
(iii) Thu thập số liệu tăng trưởng đường kính 5 năm: Kết hợp hai phương pháp sau:
▪ Phỏng vấn dân: Hỏi người dân về thời gian của các khu rừng trong địa phương, từ đây
đo đường kính bình quân và suy ra được tăng trưởng đường kính bình quân 5 năm.
▪ Điều tra tăng trưởng đường kính 5 năm bằng phương pháp đo trên thớt cây đã khai
thác hoặc đẽo vát. Loài được điều tra là loài cung cấp củi, gỗ nhỏ; số lượng trên 60
cây được đo đếm tăng trưởng đường kính 5 năm, đo D1.3 tương ứng và tên loài (Phụ
lục 3).
(iv) Xác định nhu cầu lâm sản của thôn buôn và hộ gia đình.
63
▪ Phỏng vấn người dân cùng điều tra cấu trúc rừng để biết công dụng của từng loài.
▪ Thảo luận các nhóm mục tiêu ở buôn bao gồm: Ban quản lý rừng, già làng, buôn
trưởng, phụ nữ, thanh niên, lãnh đạo xã để xác định nhu cầu củi và gỗ trụ rào.
b) Xử lý số liệu
(i) Mô tả đặc điểm các ô tiêu chuẩn: Mỗi ô tiêu chuẩn xử lý số liệu để có được các chỉ tiêu:
Loài cây ưu thế (2 – 3 loài), đường kính bình quân, tổng tiết diện ngang của ô và quy ra
ha, số cây trong ô và quy ra ha và tính trung bình chung mật độ và tổng g.
(ii) Phân bố số ô tiêu chuẩn theo cấp g: Phân cấp g và sắp xếp phân bố số ô theo các cấp
này để biết được cấp g có số ô tập trung, phổ biến của rừng. Suy ra tổng g/ha phổ biến
của rừng ổn định. Số cấp g là m xác định qua công thức: m = 5x log(n), với n là số ô.
(iii) Quan hệ tăng trưởng đường kính định kỳ 5 năm (Zd/5 năm) theo đường kính ngang ngực
(D1.3): Lập biểu đồ đám mây điểm và mô hình hóa quan hệ theo một dạng hàm thích hợp
từ đây có thể xác định Zd/5 năm bình quân theo D1.3 bình quân hoặc theo từng giá trị
D1.3 để quyết định chọn giá trị cự ly cỡ kính thích hợp bảo đảm rừng chuyển cỡ kính ổn
định trong 5 năm.
(iv) Sắp xếp phân bố N/D thực nghiệm và mô phỏng theo hàm Mayer: Tổng hợp tất cả các ô
tiêu chuẩn, sắp xếp số cây theo cỡ kính và quy ra ha, với cự ly cỡ kích được xác định ở
bước trên. Mô phỏng theo hàm Mayer.
(v) Xác định N/D rừng ổn định dựa vào g phổ biến: Lấy tổng g/ha phổ biến đã xác định làm
khống chế, từ đó phân bổ lại g ở từng cỡ kính theo quy tắc tam suất để tổng g/ha của mô
hình có bằng tổng g/ha phổ biến, từ đây xác định được số cây/ha từng cỡ kính của rừng
ổn định.
(vi) Kiểm chứng rừng ổn định: Kiểm chứng mô hình đã xây dựng với phân bố N/D của một
vài lô rừng có mục đích kinh doanh củi và gỗ nhỏ. Xem xét sự thích hợp của mô hình đã
xây dựng.
Lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng
Quy trình lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng được áp dụng trong Chương trình tài trợ các
dự án nhỏ quản lý bền vững rừng nhiệt đối tại Việt Nam (SGP-PTE) như sau:
Bước 1: Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng của cộng đồng
Phân chia theo loại rừng và đất rừng;
- Rừng tự nhiên, bao gồm: Các khu rừng già có trữ lượng gỗ lớn thường là rừng giầu và
rừng trung bình. Các khu rừng này thường là rừng ở vùng đầu nguồn nước; Các khu
rừng nghèo có trữ lượng gỗ thấp thường là rừng đã khai thác cạn kiệt đang trong thời
64
gian để phục hồi; Các khu rừng tái sinh thường là rừng non đang phục hồi sau nương
rẫy.
- Rừng trồng, bao gồm các diện tích rừng trồng của cộng đồng bằng vốn đầu tư của nhà
nước hoặc của dân tự đầu tư.
- Đất chưa có rừng được quy hoạch để trồng rừng.
- Các loại rừng và đất rừng khác (nếu có)
Nội dung đánh giá hiện trạng rừng của cộng đồng
- Vẽ sơ đồ hiện trạng rừng cộng đồng: đánh giá, phân tích hiện trạng rừng của thôn bản
để phân tích hiện trạng tài nguyên rừng của cộng đồng với từ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6_11_ky_yeu_hoi_thao_1_4049.pdf