Quản lý rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Đức và bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Rủi ro hoạt động (RRHÐ) không phải là một khái niệm mới đối với các ngân hàng. Những tổn thất do RRHÐ đã được phản ánh lên bảng cân đối kế toán của ngân hàng từ nhiều thập kỷ trước. Các nhà nghiên cứu ở một số nước tiên tiến đã tính toán ảnh hưởng bị tổn thất vì RRHÐ trong các ngân hàng thông thường là 10% lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh1. Ngoài ra, tổn thất do RRHÐ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và sự tồn tại cũng như phát triển của ngân hàng. Trong xu thế phát triển hiện tại, RRHÐ ngày càng trở thành vấn đề lớn do môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp, hành vi trái pháp luật không ngừng tăng lên trong điều kiện hội nhập quốc tế và áp lực công việc, đòi hỏi kết quả và lòng trung thành của nhân viên ngày càng cao cùng với sự tận tâm của lãnh đạo nhiều hơn. Sự phụ thuộc vào công nghệ nhiều hơn cùng với tốc độ và khối lượng giao dịch tăng mạnh cũng là yếu tố làm tăng RRHÐ. RRHÐ phát sinh do hệ thống thông tin không hiệu quả, do sai sót kỹ thuật, những sai phạm trong kiểm soát nội bộ, những biến cố không định trước hay những vấn đề hoạt động khác có thể dẫn đến mất mát không định trước. Phạm vi và thời gian xảy ra những RRHÐ rất rộng lớn, nó có thể xảy ra bất kì lúc nào trong thời gian hoạt động của ngân hàng.

doc24 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Quản lý rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Đức và bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa ngân hàng trong quản lý rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường. Hệ thống quản lý rủi ro của các NHTM Việt Nam hầu như vẫn đang bỏ ngỏ và chưa được đầu tư xây dựng một cách thỏa đáng và chuyên nghiệp. Tuy còn nhiều hạn chế, nhưng trong thời gian gần đây, với sự nỗ lực của các NHTM thì việc kiểm soát rủi ro nói chung và RRHÐ nói riêng đã bước đầu thu được những kết quả đáng khích lệ: giảm thiểu rủi ro do lỗi quy trình, công nghệ và con người... Thông qua các nguyên tắc của Ủy ban Basel II, và thực tiễn quản lý RRHÐ tại các NHTM Ðức, bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam nhằm tăng cường quản trị RRHÐ nhằm mục tiêu phát triển bền vững như sau: Thứ nhất, áp dụng triệt để 4 vấn đề chính trong quy tắc về quản trị RRHÐ theo Ủy ban Basel. Ðối với NHTM, tất cả các cấp từ hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc, và tất cả các nhân viên đều phải được xác định và nhận thức được tầm quan trọng của RRHÐ. Hội đồng quản trị cần thiết thuê tư vấn xây dựng khung quản trị RRHÐ phù hợp cho ngân hàng của mình và môi trường kinh doanh. Trong đó, hai vấn đề chủ chốt cần được đầu tư là: Xây dựng và hoàn thiện chiến lược cho quản trị RRHÐ, và hoàn thiện cấu trúc quản trị RRHÐ, đặc biệt là cấu trúc tổ chức. - Chiến lược quản trị RRHÐ thường bao gồm các vấn đề sau đây: (i) xác định RRHÐ và nhận biết các nguyên nhân gây RRHÐ, (ii) mô tả khẩu vị và mức độ chấp nhận rủi ro. (Các rủi ro chính của các quy trình quản lý phụ thuộc vào quy mô, sự phức tạp của hoạt động kinh doanh); (iii) Mô tả về các trách nhiệm quản lý RRHÐ vào tổng thể quản lý rủi ro nói chung của ngân hàng. - Cấu trúc tổ chức quản trị RRHÐ, xây dựng bộ phận quản lý RRHÐ độc lập bao gồm hai bộ phận quản lý RRHÐ tập trung và quản lý RRHÐ phi tập trung tại các chi nhánh hoặc tại các bộ phận kinh doanh2. Theo đó, nhiệm vụ của các bộ phận trên sẽ được phân chia như sau: (Hình 9) Hình 9 Bộ phận quản lý RRHĐ tập trung - Xây dựng chiến lược RRHĐ - Xây dựng các chính sách và quy trình - Thẩm định mô hình - Tính toán vốn cần thiết - Đánh giá chức năng của các bộ phận - Chịu trách nhiệm đối với hệ thống kiểm soát nội bộ - Quản lý quá trình tự đánh giá - Tổng hợp số liệu tổn thất - Báo cáo lên ban giám đốc - Liên hệ với các cơ quan quản lý Quản lý RRHĐ tại chi nhánh hoặc bộ phận kinh doanh - Thường xuyên giám sát - Đánh giá quy trình - Can thiệp vào quy trình - Kiểm soát và đánh giá rủi ro - Hỗ trợ nhân viên - Phân tích kịch bản - Xây dựng các chỉ số rủi ro chính KRI - Thu thập số liệu tổn thất và báo cáo - Báo cáo nội bộ - Thực hiện tự đánh giá Thứ hai, xây dựng ý thức về quản trị RRHÐ trong toàn hệ thống, lựa chọn các lĩnh vực ưu tiên để thiết lập các chốt kiểm soát về RRHÐ. Tất cả các nhân viên trong ngân hàng cần được đào tạo để hiểu biết và tham gia tự xác định RRHÐ - xác định nguyên nhân, đánh giá trong tất cả các rủi ro hiện có trong tất cả sản phẩm, hoạt động, quy trình và hệ thống của ngân hàng. Các chốt kiểm soát về RRHÐ được lựa chọn chủ yếu dựa trên trên tiêu chí: lĩnh vực có mức độ quan trọng trong ngân hàng (căn cứ vào mức độ tiềm ẩn rủi ro, tỷ trọng thu nhập của ngân hàng, tỷ trọng nguồn lực của ngân hàng).   Thứ ba, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đo lường rủi ro chính KRIs (key risk indicators), định lượng hóa RRHÐ theo cách tiếp cận AMA, và xây dựng kịch bản theo cách tiếp cận trên. Kết hợp các chỉ tiêu định tính (tự đánh giá, kiểm tra) và các chỉ tiêu định lượng và tính toán khả năng xảy ra rủi ro. Ðối với mỗi quá trình hoạt động, một lĩnh vực kinh doanh hay một quy trình, phân tích độ lớn tác động của rủi ro (xét về mặt số tiền bị mất, tổn thất khác gây ra cho ngân hàng) và khả năng (xét về mặt số lượng sự cố) cho mỗi lần trong các nhân tố chính ảnh hưởng đến RRHÐ, từ đó thu thập cơ sở dữ liệu tổn thất. Các mức độ ảnh hưởng và khả năng xảy ra mỗi loại rủi ro được phân công theo tầm ảnh hưởng là cao hay thấp. Sau khi xác định các mức độ rủi ro ảnh hưởng và khả năng cho mỗi loại rủi ro. NHTM sắp xếp theo các ngưỡng khác nhau từ thấp đến cao và biểu diễn theo dạng ma trận.   Các kết quả thu được được xác định chính là tổn thất dự kiến bằng khả năng xảy ra sự kiện nhân với mức độ tổn thất nếu sự kiện xảy ra. Từ mức độ rủi ro được định lượng hóa như trên, NHTM tính toán để đưa ra kế hoạch kiểm soát rủi ro. Khi tính toán mức độ rủi ro, ngân hàng cần sử dụng dữ liệu tổn thất nội bộ dựa trên quan sát quá khứ tối thiểu là 5 năm. Trường hợp mới bắt đầu chuyển sang phương pháp đo lường tiên tiến thì kỳ quan sát dữ liệu tổn thất tối thiểu 3 năm cũng chấp nhận được. Khi xây dựng các chỉ số rủi ro chính KRI các ngân hàng cần xác định mức độ báo cáo và các cấp xử lý theo ngưỡng rủi ro để có biện pháp ứng phó kịp thời. Sơ đồ sau minh họa kênh báo cáo theo cấp độ ngưỡng rủi ro của bộ phận giao dịch trong khối Treasury của ngân hàng Ðức. (Hình 10). Hình 10:   Khi phân tích kịch bản, ngân hàng cần phải sử dụng các kết quả phân tích kịch bản phải kiểm tra tính phù hợp và dựa trên ý kiến đánh giá của chuyên gia và dữ liệu bên ngoài nhằm đánh giá nguy cơ rủi ro của tổ chức mình những biến cố hết sức nghiêm trọng. Ngân hàng cũng phải thường xuyên kiểm định lại kết quả các phân tích kịch bản và điều chỉnh phân tích cho phù hợp với thực hiện tổn thất để đảm bảo tính hợp lý của phân tích. Ðặc biệt trong kịch bản xây dựng kế hoạch dự phòng chẳng hạn chấp nhận rủi ro nội tại, chuyển đổi rủi ro cho bên thứ ba. (ví dụ thông qua bảo hiểm); tránh rủi ro bằng cách ngừng các hoạt động kinh doanh; giảm thiểu RRHÐ bằng đo lường các rủi ro khác (chẳng hạn như mở rộng của hệ thống kiểm soát, giới thiệu về công nghệ thông tin cho hệ thống tự động nhận dạng sai sót). Những biện pháp này được bổ sung liên tục nhằm hạn chế tổn thất và tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiếp tục kinh doanh trong trường hợp không ngăn chặn được rủi ro. Như vậy, khi xây dựng một kịch bản cần phải dựa trên những điều kiện tiên quyết sau: - Những gì xảy ra gần đây - Những gì có thể xảy ra trong điều kiện hiện tại - Những gì có thể xảy ra sắp tới - Xác suất ước tính là bao nhiêu - Tổn thất dễ xảy ra nhất là gì - Những rủi ro nào cần tính đến trong trường hợp xấu nhất - Các kế hoạch dự phòng nào góp phần giảm các rủi ro này Thứ tư, tăng cường thu thập dữ liệu tổn thất quản lý RRHÐ Các NHTM Việt Nam hiện đang tiến hành thu thập dữ liệu tổn thất nội bộ theo nhiều cách thức khác nhau, song về cơ bản vẫn chỉ dựa trên ghi chép và báo cáo đơn giản từ các bộ phận, chi nhánh. Bên cạnh đó, các lỗi, sai sót hay chính xác hơn là các sự cố về hệ thống công nghệ tuy xảy ra với tần suất nhỏ hơn, số tiền liên quan cũng có thể nhỏ hơn nhiều, nhưng mức độ ảnh hưởng của nó đối với ngân hàng lại không hề nhỏ. Sở dĩ như vậy vì sự cố hệ thống gây ảnh hưởng trên diện rộng, cùng lúc ảnh hưởng đến rất nhiều khách hàng, rất nhiều giao dịch. Rủi ro về hoạt động xoay quanh các nguyên nhân chính là con người, hệ thống thông tin, quy trình và do khách quan. Những rủi ro này trong tình hình hiện nay càng trở nên phổ biến. Như vậy, thu thập dữ liệu nội bộ của các NHTM Việt Nam hiện nay chưa đầy đủ, thiếu khoa học và còn nhiều bất cập. Ðiều này đặt ra cho các NHTM một nhiệm vụ là cần phải xem xét và thực hiện sao cho đảm bảo độ chính xác, tin cậy thì mới có thể tạo nền tảng đưa ra những nhận xét, đánh giá, đo lường chính xác RRHÐ. Trong thời gian vừa qua, RRHÐ thực sự vẫn chưa được các NHTM chú trọng một cách đúng mức. Các ngân hàng luôn ứng phó với các RRHÐ một cách thụ động, đa số chỉ có các biện pháp khắc phục chứ chưa có các biện pháp phòng ngừa hợp lý. Việc để xảy ra các RRHÐ không chỉ gây tổn thất cho ngân hàng về vật chất và nguồn nhân lực, đặc biệt khiến cho uy tín của ngân hàng bị ảnh hưởng. Hơn nữa, với xu thế hội nhập quốc tế ngày nay của các NHTM ở Việt Nam, việc quản trị RRHÐ đang ngày càng có ý nghĩa quan trọng và cần thiết. Vì vậy, các ngân hàng cần xây dựng một cách hệ thống và có chiến lược quản trị RRHÐ một cách có hiệu quả. 1Quản trị rủi ro tác nghiệp tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - Nguyễn Hoài Linh 2Quản trụ rủi ro - GIZ TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. GIZ (2013), Quản trị RRHÐ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2. Nguyễn Hoài Linh (2008) , Quản trị rủi ro tác nghiệp tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ. 3. KPMG (2012), Operation risk, Business Dialogue, Luxembourg 4. Chalupka, P. (2008), Operational Risk Management and Implications for Bank’s Economic Capital - A Case Study.” 5. Milan Rippel, Petr Teplý (2011), Operational risk - scenario analysis, Prague economic papers. Business Dialogue KPMG Luxembourg, 23rd M *1 Học viện Ngân hàng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docquan_ly_rui_ro_hoat_dong_tai_cac_ngan_hang_thuong_mai_duc_va.doc