Nếu bạn đã từng mua sản phẩm nước hoa của Calvin Klein tại
www.drugstore.com, thì chắc hẳn bạn sẽ rất bất ngờ bởi thường xuyên
nhận được thư chào hàng mỗi khi hãng này giới thiệu một loại hương
liệu mới, hay Calvin Klein sẽ gửi cho bạn một e-mail kèm theo lời chào
mời khuyến mãi hấp dẫn khi bạn mua hàng trở lại. Thật ra, không có gì
là ngạc nhiên cả. Ngày nay, tất cả công việc trên đều được thực hiện tự
động nhờ hệ thống Quản trị mối quan hệ với khách hàng (Customer
relationship management - CRM).
Xu hướng sử dụng CRM để tạo dựng và duy trì các mối liên hệ với
khách hàng đang ngày càng trở nên phổ biến trong kinh doanh ngày nay.
Việc hàng nghìn khách hàng cùng lúc nhận được những lá thư thăm hỏi
cũng như những lời mời giảm giá hấp dẫn không còn là điều gì xa lạ
nữa. Với CRM, bạn có thể dễ dàng trả lời câu hỏi: Liệu sản phẩm do
công ty bạn sản xuất có đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng được
không?
1. Vậy Customer Relationship Management là gì?
Trong các hoạt động kinh doanh cũng như quản lý hành chính, mỗi công
ty đều có những mối quan hệ với khách hàng, với các đối tác kinh doanh
mà mình phải làm việc, phục vụ hoặc cộng tác. Những mối quan hệ này
luôn diễn ra giữa hai đội ngũ - một bên là các nhân viên trong công ty và
bên kia là các khách hàng, đối tác kinh doanh có quan hệ với công ty. Vì
vậy, công ty cần có một hệ thống quản lý sao cho vừa tạo điều kiện cho
các nhân viên thực thi tốt mối quan hệ với khách hàng, vừa giúp cho
việc quản lý khách hàng được hiệu quả hơn. Và CRM đã ra đời từ đó khi
cùng một lúc phục vụ được cả hai yêu cầu trên
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 3
Nội dung tài liệu Quản lý quan hệ khách hàng CRM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản lý quan hệ
khách hàng CRM
Nếu bạn đã từng mua sản phẩm nước hoa của Calvin Klein tại
www.drugstore.com, thì chắc hẳn bạn sẽ rất bất ngờ bởi thường xuyên
nhận được thư chào hàng mỗi khi hãng này giới thiệu một loại hương
liệu mới, hay Calvin Klein sẽ gửi cho bạn một e-mail kèm theo lời chào
mời khuyến mãi hấp dẫn khi bạn mua hàng trở lại. Thật ra, không có gì
là ngạc nhiên cả. Ngày nay, tất cả công việc trên đều được thực hiện tự
động nhờ hệ thống Quản trị mối quan hệ với khách hàng (Customer
relationship management - CRM).
Xu hướng sử dụng CRM để tạo dựng và duy trì các mối liên hệ với
khách hàng đang ngày càng trở nên phổ biến trong kinh doanh ngày nay.
Việc hàng nghìn khách hàng cùng lúc nhận được những lá thư thăm hỏi
cũng như những lời mời giảm giá hấp dẫn không còn là điều gì xa lạ
nữa. Với CRM, bạn có thể dễ dàng trả lời câu hỏi: Liệu sản phẩm do
công ty bạn sản xuất có đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng được
không?
1. Vậy Customer Relationship Management là gì?
Trong các hoạt động kinh doanh cũng như quản lý hành chính, mỗi công
ty đều có những mối quan hệ với khách hàng, với các đối tác kinh doanh
mà mình phải làm việc, phục vụ hoặc cộng tác. Những mối quan hệ này
luôn diễn ra giữa hai đội ngũ - một bên là các nhân viên trong công ty và
bên kia là các khách hàng, đối tác kinh doanh có quan hệ với công ty. Vì
vậy, công ty cần có một hệ thống quản lý sao cho vừa tạo điều kiện cho
các nhân viên thực thi tốt mối quan hệ với khách hàng, vừa giúp cho
việc quản lý khách hàng được hiệu quả hơn. Và CRM đã ra đời từ đó khi
cùng một lúc phục vụ được cả hai yêu cầu trên.
Viết tắt của cụm từ Quản trị mối quan hệ với khách hàng (Customer
Relationship Management), thuật ngữ CRM xuất hiện từ đầu những năm
1990 tại các công ty tư vấn kinh doanh Mỹ. Mong muốn của các chuyên
gia khi xây dựng CRM là nhằm tạo ra một phương pháp có thể phát hiện
các đối tượng tiềm năng, biến họ thành khách hàng, và sau đó duy trì lâu
dài các khách hàng này cho công ty. Đây là một phần mềm giúp các
công ty phục vụ khách hàng tốt hơn. Hoạt động của CRM tạo nên một
môi trường tựa như “văn phòng ảo” giúp cho việc quản lý được liên tục,
không phụ thuộc vào việc nhân viên đang làm việc tại nhiệm sở hay
đang đi công tác. Hạt nhân của CRM là một hệ thống cơ sở dữ liệu tổng
hợp về khách hàng do các bộ phận khác nhau trong công ty thu thập. Hệ
thống CRM có thể được thiết kế gồm nhiều thành phần như quản lý
thông tin khách hàng, quản lý tương tác khách hàng, quản lý quy trình
bán hàng, quản lý maketing, quản lý sản phẩm dịch vụ hay báo cáo
thống kê.... Qua việc tối ưu hóa các chu trình và cung cấp cho nhân viên
bán hàng mọi thông tin đầy đủ liên quan đến khách hàng, CRM cho
phép các công ty thiết lập những mối quan hệ có lợi hơn với khách hàng
trong khi cắt giảm được chi phí hoạt động.
Hiệu quả của hệ thống CRM còn thể hiện ở tính đơn giản khi khách
hàng có thể trao đổi thông tin với công ty theo bất cứ cách nào mà khách
hàng thích, vào bất cứ thời điểm nào, thông qua bất cứ kênh liên lạc nào,
bằng bất cứ ngôn ngữ nào... Dù các yêu cầu của khách hàng có thể phải
đi qua những kênh nội bộ phức tạp mới đến đúng bộ phận phụ trách về
sản phẩm, dịch vụ đó, nhưng thông qua hệ thống CRM, khách hàng sẽ
có cảm giác đang giao tiếp với một thực thể duy nhất và nhận được sự
chăm sóc mang tính cá nhân.
Việc ứng dụng CRM sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho các công ty.
Thông thường, chi phí để tiếp cận một khách hàng mới cao gấp 5 đến 15
lần chi phí duy trì một khách hàng đã có sẵn. Chi phí bán hàng và chi
phí phục vụ khách hàng cũ cũng thấp hơn nhiều so với một khách hàng
mới. Những khách hàng trung thành thường xuyên mua hàng sẽ ít chú ý
đến giá cả hơn và cũng dễ phục vụ hơn. Còn những khách hàng hài lòng
với công ty sẽ khen ngợi công ty với nhiều người khác, qua đó giúp
công ty có thêm những khách hàng mới.
Bài học và những thành công của các tập đoàn lớn trên thế giới như
Gartner, Sap, Oracle, Siebel... khi ứng dụng CRM đã cho thấy
: đây là một giải pháp hợp lý và tiết kiệm nhất cho công ty trong việc
quản trị khách hàng. Cũng chính các “đại gia” này đã làm sôi động thị
trường CRM năm 2004 với doanh thu đạt tới 11,9 tỷ USD và tốc độ tăng
trưởng đạt gần 9%/ năm.
2. Các chức năng của một hệ thống CRM
Nhờ hệ thống CRM, nhân viên giao dịch sẽ dễ dàng nhận ra nhiều đối
tượng khách hàng, phối hợp với các bộ phận kỹ thuật khác trong công ty
thực hiện các hoạt động maketing, bán hàng và cung cấp dịch vụ phù
hợp, nhằm tối ưu hoá lợi nhuận và mang lại sự thoả mãn cao nhất cho
khách hàng. CRM còn giúp ban lãnh đạo công ty xem xét, đánh giá hiệu
quả công việc của các nhân viên để đưa ra được các chính sách khen
thưởng hoặc kỷ luật. Nhìn chung, CRM có các chức năng sau:
1. Chức năng Giao dịch: CRM hoạt động tương tự như đối với chương
trình Outlook của Microsoft. Nó cho phép bạn giao dịch thư điện tử
trong mạng lưới người sử dụng CRM, đồng thời giao dịch thư tín với
bên ngoài nhờ khai báo các tài khoản POP3.
2. Chức năng Phân tích: CRM cho phép công ty tạo lập và phân tích
thông tin để quản lý và theo dõi những việc cần làm, chẳng hạn công
việc diễn ra với khách hàng nào, trong bao lâu, thuộc dự án hay đề tài
nào, do ai chịu trách nhiệm…
3. Chức năng Lập kế hoạch: CRM giúp bạn bố trí lịch làm việc cho cá
nhân, cho tập thể, gồm lịch hàng ngày, lịch hàng tuần và lịch hàng
tháng.
4. Chức năng Khai báo và quản lý: CRM cho phép khai báo và quản lý
các mối quan hệ với khách hàng để nắm được đó là đối tượng nào trên
cơ sở những thông tin hồ sơ đơn giản về họ. CRM sẽ giúp xác định có
những khách hàng nào thường xuyên quan hệ với công ty, công ty có
những cuộc hẹn làm việc với khách hàng nào, khách hàng là đối tác liên
quan tới kế hoạch nào cần ưu tiên...
5. Chức năng Quản lý việc liên lạc: CRM cho phép quản lý và theo dõi
các cuộc gọi điện thoại trong công ty, giúp bạn đặt được kế hoạch vào
những thời gian nào cần gọi cho ai, gọi trong bao lâu và bạn đã thực hiện
chưa hay đã quên mất…
6. Chức năng Lưu trữ và Cập nhập: CRM cho phép bạn đọc và ghi tài
liệu dù là bất cứ dạng văn bản gì, nhờ đó, người sử dụng hệ thống CRM
có thể chia sẻ với nhau về các tài liệu dùng chung, những tài liệu cần
cho mọi người tham khảo. Đặc biệt khi nhân viên đi công tác xa, anh ta
vẫn sử dụng được một cách dễ dàng kho tài liệu chung của công ty
mình, đồng thời có thể gửi vào đó những hồ sơ tài liệu mới cho đồng
nghiệp bất chấp khoảng cách địa lý… Có thể nói, CRM đã loại bỏ hoàn
toàn việc gửi văn bản đính kèm qua thư điện tử đến với mọi người một
cách rời rạc như trước đây.
7. Chức năng Hỗ trợ các dự án: CRM cho phép khai báo và quản lý
thông tin cần thiết về những dự án mà công ty bạn cần lập kế hoạch và
triển khai. Cùng với những thông tin chính về dự án, bạn có thể quản lý
danh sách các thành viên tham gia dự án, họ thuộc các công ty nào, tiến
trình công việc diễn ra như thế nào, thời điểm các cuộc hẹn ra sao, các
hợp đồng nào cần ký kết…. Bạn cũng có thể phân chia dự án thành các
dự án nhỏ hơn và lên lịch trình thực hiện chúng.
8. Chức năng Thảo luận: CRM tạo ra môi trường giao lưu thông tin
công khai trên toàn hệ thống thông qua việc viết tin, trả lời tin… CRM
có thể giúp từng nhóm người trao đổi trực tuyến để thể hiện quan điểm,
ý kiến của mình về một vấn đề nào đó, bất kỳ họ đang ngồi tại cơ quan
hay đang đi công tác.
9. Chức năng Quản lý hợp đồng: CRM cho phép quản lý danh sách các
hợp đồng kèm theo, dù đó là những nguyên bản hợp đồng lưu dưới dạng
PDF.
10. Chức năng Quản trị: CRM cho phép các nhà quản trị công ty xác lập
vai trò và vị trí của những nhân viên bán hàng, nhân viên quan hệ khách
hàng, qua đó quản lý và phát huy hết vai trò của họ.
TTKD (Tổng hợp và dịch từ IT&D, Nihon Keizai)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_ly_quan_he_khach_hang_crm_0953.pdf
- quan_ly_quan_he_khach_hang_crm_tt__4452.pdf