Không một "sếp" nào muốn có nhân viên chây lười trong tổ chức
của mình. Nhân viên chây lười không chỉ làm đau đầu "sếp" mà còn
khiến cho các đồng nghiệp "ngán ngẩm".
Biểu hiên của những kẻ chây lười thường là: đùn đẩy việc cho người
khác, giải quyết công việc một cách qua quýt, làm lấy lệ hoặc làm việc
với một thái độ miễn cưỡng, hoặc cố ý "câu giờ”.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Quản lý những kẻ chây lười!, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢN LÝ NHỮNG
KẺ CHÂY LƯỜI!
Không một "sếp" nào muốn có nhân viên chây lười trong tổ chức
của mình. Nhân viên chây lười không chỉ làm đau đầu "sếp" mà còn
khiến cho các đồng nghiệp "ngán ngẩm".
Biểu hiên của những kẻ chây lười thường là: đùn đẩy việc cho người
khác, giải quyết công việc một cách qua quýt, làm lấy lệ hoặc làm việc
với một thái độ miễn cưỡng, hoặc cố ý "câu giờ”.
Bản tính chây lười?
Theo nguyên lý sinh học, vận động là bản chất, bản năng của một cá thể
sống. Có nghĩa là sống thì đương nhiên phải vận động hoặc bằng cách
này hoặc bằng cách khác. Do đó, chây lười không phải là bản chất trong
mỗi nhân viên. Mà nó là thái độ được tạo nên bới những yếu tố ngoại
cảnh. Thông thường. sự chây lười thường gặp ở những nhân viên thiều
nghị lực, thiếu ý chí, dễ dàng đầu hàng, buông xuôi trước khó khăn hoặc
dễ bị ngoại cảnh tác động.
“Bắt bệnh" chây lười
Vậy đâu là những yếu tố ngoại cảnh tạo nên thái độ chây lười ở nhân
viên? Dễ thấy nhất là sự phân công công việc không hợp lý khiến cho
nhân viên phải làm việc trái với sở trường của mình. Điều này dễ dàng
khiến cho nhân viên khó phát huy được khả năng, dễ rơi vào cảm giác
“làm hoài cũng vậy” dẫn đến hành động “làm đại cho xong”. Đặc biệt,
đối với những nhân viên không có nhiều nghị lực hoặc thiếu tự chủ, thì
lâu dần sẽ trở thành một kẻ chuyên “làm dối, làm ẩu”.
Để tránh tình trạng phân công công việc không hợp lý, bắt buộc phải
luôn có một bảng mô tả công việc thật chi tiết, rõ ràng, ứng vời bảng mô
tả công việc cụ thể phải liệt kê rõ những yêu cầu bắt buộc đối với người
phụ trách công việc này, bao gồm: kỹ năng chuyên môn, tính cách con
người, thái độ đối với công việc...
Ví dụ: công việc chăm sóc khách hàng thì đòi hỏi người ứng viên phải
có khả năng giao tiếp tốt, khéo léo, kiểm soát cảm xúc tốt, kiên nhẫn.
Yếu tố ngoại cảnh triệt tiêu sự hăng say làm việc ở nhân viên còn phải
kể đến môi trường làm việc. Một môi trường làm việc đầy các cảm xúc
bất mãn thì không thể nào có nhân viên làm việc chăm chỉ được. Bất
mãn có thể đến từ các chính sách của công ty không hợp lý, không công
bằng. Bất mãn giữa nhân viên và người quản lý trực tiếp. Bất mãn giữa
nhân viên các bộ phận với nhau...
Nếu sự bất mãn ngấm ngầm và kéo dài mà không được phát hiện giải
quyết sẽ gây nên thái độ bất hợp tác, chống đối, và chây lì. Kẻ chống đối
sẽ không còn quan tâm đến hiệu suất công việc mà còn cố tình làm hỏng
công việc chung nếu có cơ hội.
Để tránh một môi trường "đáng sợ" như vậy, việc xây dựng văn hóa
công ty rất quan trọng, trong đó, quan trọng đâu tiên là những nội quy,
chính sách, quy định... phải được viết thành văn bản và thông báo rộng
rãi trong nội bộ công ty.
Nhân viên cần được biết rõ trách nhiệm của công ty đối với nhân viên và
trách nhiệm của nhân viên đối với công ty cũng như cách thức giải quyết
một vấn đề cụ thể sẽ diễn ra như thế nào thì sẽ không còn tình trạng hiểu
sai, hiểu khác nhau giữa các nhân viên, hoặc quản lý cấp trung giải
quyết vấn đề theo cảm tính gây ra bất mãn không đáng có...
Những nhân viên chây lười đôi lúc do thiếu kỹ năng làm việc, hoặc
không được sự hỗ trợ đúng mức dẫn đến không đủ khả năng hoàn thành
công việc, gây chán nản dẫn đến lười biếng. Thông thường, một nhân
viên mới vào làm việc ở một công ty luôn có tâm trạng nhiệt tình, sẵn
sàng cống hiến cho công ty. Những thái độ nhiệt tình thường tỷ lệ
nghịch với kỹ năng làm việc hoặc mức độ thích nghi với môi trường
mới.
Do đó, nhân viên mới rất cần sự hỗ trợ đúng mức của công ty để hội
nhập, thích nghi vào công việc. Tuy nhiên, các công ty thường bỏ qua
giai đoạn này mà đế nhân viên mới tụ “bơi" và "tự thích nghi", hoặc chỉ
giao trách nhiệm, chỉ tiêu mà không hướng dẫn cho nhân viên cách làm
thế nào để hoàn thành trách nhiệm, đạt chỉ tiêu đặt ra. Nhân viên mới
nếu không “bơi” được rất dễ trở thành kẻ chây lười, buông xuôi.
Ngoài ra, một yếu tố khuyến khích thái độ chầy lười khác có thể kể đến
là hệ thống thường khích lệ không kịp thời, không thỏa đáng. Người
nhân viên làm tốt không được đánh giá hoặc công nhận xứng đáng thì sẽ
không còn muốn tiếp tục làm việc tốt nữa.
Hệ thống khích lệ hoặc tặng thưởng phải thường xuyên được sử dụng
trong công ty. Đôi lúc một lời khen ngợi của "sếp", hoặc một biểu hiện
rằng "sếp" biết được công sức, nỗ lực của nhân viên cũng khiển cho
nhân viên cảm thấy rất phấn chấn, tăng hiệu suất làm việc và thái độ làm
việc hăng say.
Tóm lại, người quản lý nhân sự có trách nhiệm phải tạo ra mảnh đất lành
để chim đậu phải tạo ra môi trường làm việc tốt để nhân viên phát triển.
Câu nói mà tôi cảm thấy tâm đắc nhất trong quá trình làm việc của mình
là “muốn tạo động lực cho ai làm việc gì đó bạn phải làm cho chính họ
muốn làm công việc đó”.
Theo TCNQL
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_ly_nhung_ke_chay_luoi_3591.pdf