Bài viết của tác giả Mỹ Lệ, Công ty Tư vấn và Đào
tạo nhân lực Le & Associates.
Với ba tuần làm việc tại phố Wall, ngay trong tổng
hành dinh của một “đại gia” trong ngành đầu tư tài
chính, mua bán sáp nhập doanh nghiệp và đi thăm một số công ty thuộc
danh sách Forbes 500, tôi có dịp thấy được những cái giống và khác về
quản lý và nhân lực giữa các công ty Việt Nam và các công ty hàng đầu
của Mỹ.
Cần phải công nhận rằng họ có những nguy cơ và vấn đề mà chúng ta
không hoặc chưa phải đối đầu như đa dạng hóa nhân sự (diversity) do
nhiều sắc dân cùng chung sống, sự khác biệt giữa các đơn vị trực thuộc
do toàn cầu hóa hoặc mua bán sáp nhập, dễ dàng bị kiện tụng bởi nhân
viên hoặc đối tác
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Quản lý nhân lực trong doanh nghiệp Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản lý nhân lực trong
doanh nghiệp Mỹ
Bài viết của tác giả Mỹ Lệ, Công ty Tư vấn và Đào
tạo nhân lực Le & Associates.
Với ba tuần làm việc tại phố Wall, ngay trong tổng
hành dinh của một “đại gia” trong ngành đầu tư tài
chính, mua bán sáp nhập doanh nghiệp và đi thăm một số công ty thuộc
danh sách Forbes 500, tôi có dịp thấy được những cái giống và khác về
quản lý và nhân lực giữa các công ty Việt Nam và các công ty hàng đầu
của Mỹ.
Cần phải công nhận rằng họ có những nguy cơ và vấn đề mà chúng ta
không hoặc chưa phải đối đầu như đa dạng hóa nhân sự (diversity) do
nhiều sắc dân cùng chung sống, sự khác biệt giữa các đơn vị trực thuộc
do toàn cầu hóa hoặc mua bán sáp nhập, dễ dàng bị kiện tụng bởi nhân
viên hoặc đối tác…
Tuy nhiên, quản lý vi mô trong các công ty của ta và họ không khác
nhau là mấy. Các công ty Mỹ to lớn nhưng cũng không tránh khỏi những
vấn đề đã và đang làm đau đầu nhiều doanh nghiệp Việt Nam như chảy
máu chất xám, đào tạo nhân viên… Nhưng xem ra, cách họ giải quyết
bài toán khác chúng ta nhiều.
Trước hết, họ có lợi thế rất nhiều từ nguồn nhân lực dồi dào và được đào
tạo để làm việc được ngay. Bất chấp việc đã có một đội ngũ chuyên
nghiệp và vững mạnh, họ vẫn thuê các đơn vị và chuyên gia tư vấn bên
ngoài để tư vấn chiến lược phát triển kinh doanh, phát triển nhân lực và
đương nhiên là cả các vấn đề liên quan đến pháp lý trong giao dịch.
Đồng thời, chính sách thu hút nhân lực và giữ nhân tài của họ cũng rất
“kinh dị”: họ có chiến lược tuyển dụng hàng trăm hàng ngàn người từ
nhiều nguồn khác nhau, kể cả từ các trường đại học và cho thực tập từ
sáu tháng đến một năm tại công ty, sau đó chọn lọc ra những ứng viên
phù hợp nhất. Họ mua ngay một công ty “over weekends” (trong mấy
ngày cuối tuần) để bổ sung thêm nguồn lực thực hiện các chiến lược
kinh doanh của mình. Lương bổng và chế độ đãi ngộ thỏa đáng đảm bảo
nhân viên không phải lo nghĩ nhiều đến công việc gia đình, chỉ sống cho
và vì công ty.
Tất cả các lãnh đạo công ty hay những nhân sự chủ chốt đều rất sẵn sàng
làm “cố vấn” cho những nhân viên trẻ và ít kinh nghiệm có điều kiện
phát triển trong công việc và sự nghiệp. Họ không dừng lại ở chỗ khai
thác triệt để nguồn nhân lực sẵn có mà dành nhiều công sức và tiền bạc
để đào tạo phát triển đội ngũ. Ví dụ: kinh phí đào tạo nhân viên của một
tập đoàn lớn mà tôi đã gặp dự chi không ít hơn 20 triệu USD cho năm
2007.
Ở đây xin đi sâu vào ba khía cạnh của vấn đề liên quan nhiều đến văn
hóa doanh nghiệp và quản lý con người.
Công việc hay quan hệ?
Một trong các câu hỏi mà tôi đặt ra khi gặp gỡ những lãnh đạo hàng đầu
của các công ty này là họ gặp khó khăn gì khi quản lý một đội ngũ đều
là nhân tài, có chăng “power game” (“trò chơi quyền lực”) giữa các tài
năng này.
Câu trả lời có nhiều dạng nhưng xin tổng hợp lại như sau. Chuyên môn
và các mối quan hệ cá nhân là hai yếu tố cốt yếu mà nhà quản trị quan
tâm về nhân sự của mình. Tuy nhiên, mỗi nhân viên vào công ty đều
hành xử một cách chuyên nghiệp. Dù họ không thích ai đó thì công việc
vẫn phải hoàn thành một cách tốt nhất. Sự căng thẳng nếu có xảy ra thì
cũng vì mục tiêu công việc trước tiên. Nếu có va chạm thì người quản lý
và phòng nhân sự đều giám sát chặt chẽ và can thiệp sớm. Bản thân mỗi
người đều rất cẩn trọng khi ứng xử vì họ rất quan tâm đến hình ảnh và
uy tín cá nhân.
Tuy nhiên, cũng không ít người nhận định rằng, nếu một nhân tài không
có một tính cách đủ để tạo quan hệ tốt với đồng nghiệp và để tối ưu hóa
kết quả công việc thì khả năng thăng tiến trong nghề nghiệp sẽ vô cùng
hạn chế.
Mỗi nhân viên từ cấp thấp đến cấp cao đều có khả năng giao tiếp và ứng
xử tốt. Đôi khi việc ngọt ngào với nhau chỉ “chót lưỡi đầu môi” nhưng
lại giảm đáng kể sự căng thẳng trong công việc cũng như trong môi
trường làm việc. Xem ra họ nhất mực hiểu và tuân thủ việc xây dựng
quan hệ chỉ là yếu tố hỗ trợ chứ không phải là yếu tố quyết định chất
lượng lao động của mình.
Hiệu quả tối ưu
Hiệu quả tối ưu là điều công ty mong muốn: hoạt động của nhân viên đạt
hiệu quả tốt nhất. Tư tưởng chung là khi được giao việc, nhân viên quy
hoạch công việc A và cố gắng hoàn thành không chỉ là 100% chỉ tiêu đề
ra mà còn có thể hơn nữa. Đôi khi để đạt được kết quả tốt, họ suy nghĩ
và xử lý những việc liên quan (chưa được giao) và giải quyết nó trước
khi cấp trên phải ra lệnh. Và dù đã có giải pháp rồi, họ vẫn nghĩ phải có
cách khác hay hơn nữa.
Thái độ, hành vi, phong cách làm việc của bản thân người lao động rất
chuyên nghiệp và môi trường làm việc (bao gồm ảnh hưởng của đồng
nghiệp, sếp) đòi hỏi cao cuốn người ta theo một guồng máy rất nhanh,
rất mạnh. Không hề thấy cảnh nhân viên “tám” chuyện riêng ngoài công
việc, cho dù là một vài phút.
Ngược lại, nếu việc chưa xong, chỉ thấy nhân viên họp xong, tỏa ra cặm
cụi trên máy tính, lại họp và viết tài liệu hoặc báo cáo dù đã 9 giờ tối. Họ
tuyệt đối tôn trọng thời hạn công việc, do đó, việc chưa xong thì chưa
về.
Công ty của họ khuyến khích những thành công vượt bậc của nhân viên
bằng các nấc thang thăng tiến rõ ràng, cụ thể và thực dụng: tăng lương,
thăng chức, giao việc có trách nhiệm hơn... Họ đầu tư nguyên một bộ
máy lớn chỉ để đánh giá và nhận diện nhân tài, tuyển dụng bên ngoài và
nội bộ, động viên và đào tạo tiếp tục để thúc đẩy, nâng cao năng lực làm
việc của nhân viên.
Đào tạo
Doanh nghiệp Mỹ cũng tự đào tạo và nâng cao năng lực của đội ngũ
nhân viên, nhưng khác ở Việt Nam. Các công ty tốn kém rất nhiều cho
việc đào tạo nhân viên, đặc biệt là đội ngũ quản lý sơ cấp và trung cấp,
nhưng không tập trung đào tạo kỹ năng chuyên môn mà qua các khóa
học này, thông tin được chuyển tải đến nhân viên rất cô đọng, hình thành
kiến thức qua các trao đổi thảo luận tại lớp, rồi từng người nghiền ngẫm
để trở thành khả năng làm việc của họ.
Đến đây, người viết nhớ câu chuyện về một cô bé thực tập sinh ở Úc. Cô
thực tập có lương đến một năm trước khi tốt nghiệp và được nhận vào
làm chính thức cho một công ty lớn. Khi được hỏi đã học được những gì
ở trường, cô trả lời: “Không học được gì cụ thể cả, người ta chỉ dạy làm
sao để tự học hỏi được khi đã làm việc mà thôi. Những kỹ năng chuyên
môn sẽ học tại chính công ty, chứ không phải ở nhà trường”.
Tôi đã được tham gia nhiều buổi đào tạo các quản trị viên của một công
ty lớn và dễ dàng nhận thấy sự cam kết cao của từng người học và họ nỗ
lực hết mình để biến kiến thức học được thành kỹ năng của bản thân.
Các buổi học được tổ chức với nhiều hình thức khác nhau, nhẹ nhàng
thoải mái, cô đọng và hiệu quả cao, kể cả những buổi đào tạo về đạo đức
kinh doanh.
Đi một vòng xem doanh nghiệp của người làm ăn, nhìn lại doanh nghiệp
của chúng ta, thở dài nghĩ còn nhiều việc phải làm!
Theo VnEconomy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_ly_nhan_luc_trong_doanh_nghiep_my_2126.pdf