Quản lý nhà nước về nông nghiệp nông thôn - Chương 3: Quản lý nhà nước về nông nghiệp và kinh tế nông thôn

CÁC KHÁI NIỆM

1.2. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN

1.3. MỤC TIÊU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN

1.4. GIẢI PHÁP

 

ppt31 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 2032 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Quản lý nhà nước về nông nghiệp nông thôn - Chương 3: Quản lý nhà nước về nông nghiệp và kinh tế nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP VÀ KINH TẾ NÔNG THÔN 1. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN 2. ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ NÔNG THÔN 3. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI 4. PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ Ở NÔNG THÔN 1. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN1.1. CÁC KHÁI NIỆM1.2. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN1.3. MỤC TIÊU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN 1.4. GIẢI PHÁP1.1. CÁC KHÁI NIỆM1.1.1. KHÁI NIỆM CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP1.1.2. KHÁI NIỆM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP1.1.3. KHÁI NIỆM CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN 1.1.1. KHÁI NIỆM CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là thuật ngữ chỉ mối quan hệ hợp thành của các sản phẩm nông nghiệp tùy theo mục tiêu sản xuất của con người ở từng địa bàn cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. - Theo nghĩa rộng, cơ cấu kinh tế nông nghiệp bao gồm cả 3 nhóm ngành: nông nghiệp thuần tuý, lâm nghiệp và thuỷ sản. - Theo nghĩa hẹp, cơ cấu nông nghiệp được phân chia thành trồng trọt, chăn nuôi. - Ngoài ra, cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng có thể được phân chia theo lãnh thổ hoặc các thành phần kinh tế.1.1.2. KHÁI NIỆM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là hoạt động của con người trong việc bố trí, sắp xếp lại sản xuất nông nghiệp nhằm đạt được lợi ích cao nhất trong những điều kiện nhất định ở từng không gian và thời gian nhất định.1.1.3. KHÁI NIỆM CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN Cơ cấu kinh tế nông thôn là một tổng thể các mối quan hệ kinh tế trong khu vực nông thôn. 1.2. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN* NHÓM NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỪ BÊN TRONG NỀN KINH TẾ. * NHÓM NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỪ BÊN NGOÀI.NHÓM NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỪ BÊN TRONG NỀN KINH TẾ.1. Nhân tố thị trường, nhu cầu tiêu dùng của xã hội.2. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất..3. Quan điểm chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.4. Cơ chế quản lý, hệ thống chính sách. NHÓM NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỪ BÊN NGOÀI. 1. Xu thế chính trị - xã hội của khu vực và thế giới. 2. Xu thế toàn cầu hoá kinh tế và quốc tế hoá lực lượng sản xuất. 3. Thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ. 1.3. MỤC TIÊU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN1.3.1. MỤC TIÊU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP. 1.3.2. MỤC TIÊU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN.1.3.1. MỤC TIÊU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP1. Bảo đảm an ninh lương thực. Phát triển sản xuất lương thực ở những vùng trọng điểm.2. Tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi.3. Tập trung thâm canh kết hợp mở rộng diện tích một số cây công nghiệp. 4. Phát triển mạnh các loại cây ăn quả trên tất cả các vùng.5. Xây dựng thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn.6. chú trọng bảo vệ, cải tạo và chăm sóc tốt rừng.1.3.2. MỤC TIÊU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN1. Thực hiện việc chuyển dịch theo hướng phát triển mạnh, vững chắc, có hiệu quả. 2. Phát triển đa dạng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn.3. Đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ ở nông thôn.1.4. GIẢI PHÁP 1. Quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn hiệu quả, ổn định và bền vững. 2. Tăng cường đầu tư để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả các vùng chuyên canh; các cây trồng và vật nuôi có quy mô xuất khẩu. 3. Phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. 4. Điều chỉnh về chính sách đất đai để tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. 2. ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ NÔNG THÔN2.1. KINH TẾ HỘ 2.2. KINH TẾ HỢP TÁC VÀ HỢP TÁC XÃ2.3. KINH TẾ NHÀ NƯỚC2.4. CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ KHÁC2.1. KINH TẾ HỘ2.1.1. KHÁI NIỆM2.2.2. GIẢI PHÁP2.1.1. KHÁI NIỆM * Hộ là một đơn vị kinh tế cơ sở chứa đựng các nguồn lực phát triển và có quyền sở hữu các tư liệu sản xuất và kết quả sản xuất. Nông hộ tự chủ sản xuất, tự chủ chi tiêu và phân phối các nguồn thu nhập dựa trên các quyết định của hộ đã lựa chọn. 2.2.2. GIẢI PHÁP 1. Thực hiện nhất quán Luật Đất đai đối với các loại hộ. 2. Xoá bỏ những ràng buộc phi lý đối với kinh tế hộ nông dân. 3. Có chiến lược đầu tư cho công tác phân vùng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng vùng. 4. Có kế hoạch giúp đỡ kinh tế hộ từng bước tháo gỡ khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ. 5. NN quan tâm tới phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn. 2.2. KINH TẾ HỢP TÁC VÀ HỢP TÁC XÃ 2.2.1. KHÁI NIỆM 2.2.2. GIẢI PHÁP2.2.1. KHÁI NIỆM Kinh tế hợp tác mà nòng cốt là các hợp tác xã là hình thức liên kết tự nguyện của những người lao động nhằm kết hợp sức mạnh của từng thành viên với sức mạnh tập thể để giải quyết có hiệu quả hơn những vấn đề của sản xuất, kinh doanh và đời sống. Hợp tác xã được tổ chức trên cơ sở đóng góp cổ phần và với sự tham gia lao động trực tiếp của xã viên, phân phối kết quả theo lao động và theo cổ phần, mỗi xã viên hợp tác có quyền như nhau đối với công việc chung.2.2.2. GIẢI PHÁP1. Gắn phát triển hợp tác xã với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.2. Liên kết giữa doanh nghiệp nhà nước với các hợp tác xã.3. Tạo điều kiện về vốn cho các hợp tác xã chuyển đổi hoặc mới thành lập.4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hợp tác xã nông nghiệp. 5. Tăng cường chỉ đạo và quản lý đối với hợp tác xã3. KINH TẾ NHÀ NƯỚC3.1. PHÂN LOẠI 3.2. GIẢI PHÁP3.1. PHÂN LOẠI Thành phần kinh tế nhà nước trong nông nghiệp, nông thôn bao gồm: 1. Các doanh nghiệp nông – lâm trường quốc doanh. 2. Xí nghiệp công – nông nghiệp. 3. Xí nghiệp, công ty, trạm, trại tập trung nghiên cứu, thực nghiệm có sản xuất trồng trọt, chăn nuôi do Trung ương hoặc địa phương quản lý.3.2. GIẢI PHÁP 1. Tiếp tục đổi mới quan hệ Nhà nước – nông, lâm trường quốc doanh: Làm rõ trách nhiệm của Nhà nước, Nông, lâm trường quốc doanh chủ động sử dụng lao động, tìm kiếm cơ hội phát triển. 2. Thực hiện sắp xếp lại các nông, lâm trường quốc doanh: Tiến hành rà soát, đánh giá và phân loại hệ thống các nông, lâm trường quốc 3. Tiếp tục đổi mới trong nội bộ doanh nghiệp nhà nước: Chuyển hoạt động của các doanh nghiệp vào các lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.4. CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ KHÁC 1. Nhà nước khuyến khích phát triển ngành nghề dịch vụ, công nghiệp và sử dụng nhiều lao động ở nông thôn. 2. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi bằng chính sách pháp luật để kinh tế tư bản tư nhân phát triển. 3. Phát triển kinh tế tư bản nhà nước dưới các hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân trong nước và ngoài nước. 4. Tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển thuận lợi. 5. Phát triển các hình thức tổ chức kinh doanh đan xen, hỗn hợp. 3. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI3.1.KHÁI NIỆM 3.2. GIẢI PHÁP3.1. KHÁI NIỆM Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông lâm ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường.3.2. GIẢI PHÁP 1. Thừa nhận địa vị pháp lý và tạo khung pháp lý để kinh tế trang trai hoạt động. 2. Ban hành tiêu chí nhận dạng trang trại và có chế độ báo cáo phù hợp để phục vụ cho hoạt động QLNN. 3. Hoàn thiện quy hoạch phát triển vùng tạo cơ sở để phát triển kinh tế trang trại. 4. Bổ sung thêm các chính sách để phát triển kinh tế trang trại. 5. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách để quản lý.4. PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ Ở NÔNG THÔN 4.1. Ý NGHĨA4.2. ĐỊNH HƯỚNG4.3. GIẢI PHÁP4.1. Ý NGHĨA 1. Giúp giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn, 2. Giúp nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, từ đó cải thiện đời sống của họ, 3. Góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. 4. Thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đô thị hoá và hiện đại hoá nông thôn. 5. Công nghiệp chế biến nông sản ngay trên địa bàn nông thôn mang lại hiệu quả kinh tế lớn.4.2. ĐỊNH HƯỚNG 1. Phát triển ngành nghề công nghiệp nông thôn trước hết là các ngành nghề có lợi thế so sánh. 2. Khôi phục các làng nghề truyền thống, phát triển các làng nghề mới, thúc đẩy quá trình đô thị hoá nông thôn. 3. Phát triển mạnh nghề thủ công mỹ nghệ có ưu thế trên thị trường quốc tế và phục vụ khách du lịch.4.3. GIẢI PHÁP 1. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành nghề công nghiệp nông thôn. 2. Có chính sách cho các hộ, các cơ sở ngành nghề làm công nghiệp nông thôn vay vốn. 3. Có chính sách miễn giảm thuế cho các cơ sở công nghiệp nông thôn mới thành lập. 4. Có chính sách khuyến khích lao động và chuyên gia giỏi. 5. Tăng tỷ lệ đầu tư của Nhà nước cho ngành nghề công nghiệp nông thôn. 6. Thu hút các tổ chức xã hội. 7. Hoàn thiện QLNN đối với công nghiệp nông thôn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptquanlynnvenongnghiepnongthon_c3_7419.ppt