Quản lý Nhà nước về kinh tế
1. Hệ thống:
Là tập hợp các phần tử có mối liên hệ và quan hệ với nhau, có tác động chi phối lên nhau theo các qui luật nhất định để trở thành 1 chỉnh thể, từ đó làm xuất hiện những thuộc tính mới gọi là "tính trồi" của hệ thống mà từng phần tử riêng lẻ không có, hoặc có nhưng không đáng kể.
2. Phần tử: Là tế bào có tính độc lập tương đối tạo nên hệ thống. Trong hệ thống kinh tế, phần tử chính là các chủ thể kinh doanh có tư cách pháp nhân trước xã hội trong khuôn khổ tài sản qui định của họ.
Một doanh nghiệp chính là một hệ thống các phần tử khác nhau của các yếu tố sản xuất kinh doanh được kết lại theo luật doanh nghiệp, mà tính trồi của nó là hiệu quả hoạt động chung lớn hơn của doanh nghiệp so với kết quả của từng cá nhân, từng yếu tố riêng rẽ của doanh nghiệp cộng lại.
3. Môi trường của hệ thống: Là tập hợp các phần tử, các phân hệ, các hệ thống khác không thuộc hệ thống đang xét, nhưng có quan hệ tác động với hệ thống.
Ngày nay, một chủ doanh nghiệp muốn làm ăn tốt thì phải có môi trường rộng lớn (quan hệ rộng với các doanh nghiệp, tổ chức khác) đòi hỏi người lãnh đạo phải dành ít nhất 90-95% thời gian, trí óc cho các quan hệ đối ngoại.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan ly nha nuoc ve kinh te.doc