Quản lý giáo dục STEM ở trường trung học: Nghiên cứu trường hợp tại trường Trung học Cơ sở Lê Quý Đôn, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Trường THCS Lê Quý Đôn, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai giáo dục

STEM trong 3 năm học gần đây, tạo điều kiện đổi mới trong phương pháp giảng

dạy, phương pháp giáo dục học sinh, góp phần đào tạo nên thế hệ học sinh yêu

thích ứng dụng khoa học công nghệ liên môn để giải quyết các bài toán thực tiễn.

Mô hình quản lý giáo dục STEM tại Trường THCS Lê Quý Đôn, Quận 3, Thành phố

Hồ Chí Minh đã mang lại hiệu quả tốt, thu hút được sự tham gia đông đảo từ nhiều

phía: giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội. Mô hình quản lý

giáo dục STEM của nhà trường cũng tuân thủ các nội dung, chức năng của hoạt

động quản lý giáo dục trong trường học.

pdf13 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Quản lý giáo dục STEM ở trường trung học: Nghiên cứu trường hợp tại trường Trung học Cơ sở Lê Quý Đôn, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính quyền điện tử, trong đó có xây dựng trường học thông minh, ứng dụng công nghệ trong dạy học và quản lý giáo dục. - Có thể nhận thấy cơ sở vật chất dành cho hoạt động giáo dục STEM không phải là quá mới, phòng thực hành STEM cũng gần giống như phòng thực hành nghề phổ thông với các công cụ thao tác bằng tay, bằng máy, các máy móc thiết bị phục vụ cho việc chế tạo sản phẩm đơn giản. - Một điểm mạnh nữa rất quan trọng, đó là lực lượng cha mẹ học sinh rất thích con mình được học với STEM nhằm phát triển kỹ năng thao tác với máy móc, công nghệ, phát triển tư duy sáng tạo. Đặc biệt, học sinh rất yêu thích việc chế tạo sản phẩm, chế tạo đồ chơi đơn giản mà học sinh vẫn được nhìn thấy trong các đoạn video clip hướng dẫn trên mạng Internet. - Một điểm thuận lợi khác chính là kinh phí trang bị các bộ công cụ, máy móc, thiết bị ngày càng rẻ. Người dùng có thể thao tác ngày càng dễ dàng, chính xác hơn do các thiết bị hiện nay ứng dụng công nghệ cao hơn những loại thiết bị trước đây. - Tuy nhiên, tùy điều kiện từng trường (về đội ngũ, công cụ) mà có những bài dạy theo định hướng STEM riêng, không nhất thiết phải có đầy đủ trang thiết bị, không nhất thiết phải có phòng thực hành STEM mới thực hiện được các hoạt động giáo dục STEM. 588 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN - Riêng tại Trường THCS Lê Quý Đôn Quận 3, TP. Hồ Chí Minh, hoạt động giáo dục STEM được gắn kết với chương trình giảng dạy trên lớp do đội ngũ giáo viên tự mày mò thực hiện. Do đó, các sản phẩm STEM mà học sinh tạo ra luôn gắn liền với những kiến thức vừa học được trên lớp. Điểm yếu - Hiện nay, không phải trường nào cũng tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục STEM dù rằng đã có những văn bản vận động thực hiện từ cấp trên. Điều này cho thấy hoạt động giáo dục STEM, cũng như bất kỳ hoạt động nào khác trong khu vực trường học, thành hay bại, mạnh hay yếu, tất cả đều bắt nguồn từ nhận thức của người đứng đầu nhà trường. Hiệu trưởng yêu thích các hoạt động văn thể mỹ thì trường sẽ mạnh văn thể mỹ, Hiệu trưởng giỏi về giáo dục đạo đức lối sống thì trường sẽ mạnh về các hoạt động này. Do đó, cần nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục về giáo dục STEM. - Dù các Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo đẩy mạnh giáo dục STEM nhưng cho đến nay, tác giả nhận thấy vẫn còn thiếu những chỉ đạo quyết liệt hơn, hành lang pháp lý cho hoạt động giáo dục STEM cũng chưa rõ. - Cho đến nay, dù ngày càng có nhiều sách viết về giáo dục STEM, các bài dạy theo định hướng STEM nhưng vẫn thiếu một chương trình tổng thể, một khung kiến thức, kỹ năng, thái độ chung cho từng bậc học, từng khối lớp. Điều này cần nhiều thời gian hơn và nhiều nghiên cứu về giáo dục STEM hơn. Tác giả hi vọng sẽ có nhiều thay đổi tích cực khi áp dụng chương trình giáo dục phổ thông từ năm 2020. - Hiện nay, cộng đồng xã hội và ngay cả những người làm công tác giáo dục vẫn chưa hiểu rõ STEM là gì, một số đơn vị (công và tư) còn hiểu STEM chính là Robotics, là lập trình. - Quỹ thời gian dành cho hoạt động giáo dục STEM hiện không tồn tại trong nhà trường, nói cách khác, các hoạt động chế tạo sản phẩm STEM không được chèn vào các tiết học chính khóa. Đa số các hoạt động này được tổ chức ngoài giờ, theo hình thức câu lạc bộ nên khó thực hiện đại trà và lâu dài. Hi vọng trong Chương trình giáo dục phổ thông 2020, với môn học trải nghiệm sáng tạo và hướng nghiệp, giáo viên và học sinh sẽ có thêm thời gian cho các hoạt động giáo dục STEM. - Thiếu kinh phí trả cho giáo viên. Do chưa phải là hoạt động chính thức trong trường học, chưa có khung kinh phí trả cho đội ngũ giáo viên nên hiện nay, chủ yếu là vận động thầy cô và cha mẹ học sinh hỗ trợ, thầy cô giáo làm vì đam mê và tình yêu thương học sinh. Khi trực phòng thực hành STEM, hướng dẫn học sinh chế tạo sản phẩm, cần ít nhất 3 giáo viên cùng một lúc để theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời 45 học sinh do việc thao tác với máy và thiết bị có thể gây nguy hiểm cho học sinh, không thể để học sinh tự làm mà phải giám sát thường xuyên. Cơ hội - Quản lý hiệu quả giáo dục STEM sẽ là một cơ hội lớn, lâu dài để đổi mới liên tục nhà trường, đẩy mạnh phát triển đội ngũ nhà giáo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của thầy cô. Ngoài ra, hoạt động giáo dục STEM sẽ “lấp đầy” những tiết học chính khóa, giúp 589Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC... học sinh trải nghiệm những kiến thức khoa học dễ dàng, từ đó, không ngại tiếp cận với khoa học, không ngại ứng dụng khoa học trong cuộc sống. - Quản lý hiệu quả giáo dục STEM là một cơ hội lớn để truyền thông với cộng đồng xã hội về những nỗ lực của nhà trường. Việc tạo ra và nuôi dưỡng bầu không khí yêu thích STEM nếu được quản lý tốt, sẽ góp phần gắn kết các thành viên trong toàn trường, làm cho giáo viên và học sinh, cha mẹ học sinh đều tự hào vì màu cờ sắc áo của nhà trường trước cộng đồng xã hội vì nhà trường đang tiên phong trong đổi mới giáo dục, học sinh đang được hưởng những dịch vụ giáo dục cộng thêm rất có lợi cho học sinh mà không phải trường học nào cũng có. - Giáo dục STEM bằng việc chế tạo sản phẩm STEM góp phần lớn vào công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ngay tại trường phổ thông. Qua các thao tác chế tạo sản phẩm, học sinh sẽ tự nhận thấy mình có đủ khả năng, có đủ đam mê, có đủ yêu thích với các ngành nghề kỹ thuật hay không, từ đó, sẽ có những nhận định ban đầu về nghề nghiệp bản thân trong tương lai. Tuy nhiên, dù cho thế nào, hoạt động giáo dục STEM bắt buộc học sinh phải rèn luyện tư duy sáng tạo, mà sáng tạo thì ngành nghề nào cũng cần, lúc nào cũng cần trong suốt cuộc đời học sinh. - Chương trình giáo dục phổ thông mới áp dụng từ năm học 2020-2021 sẽ có bộ môn trải nghiệm sáng tạo và hướng nghiệp. Đây chính là cơ hội cho hoạt động giáo dục STEM vì sẽ có tiết chính khóa, sẽ có kinh phí bồi dưỡng cho giáo viên, sẽ có tính pháp lý và do đó, hoạt động giáo dục STEM sẽ có bước tiến dài hơn, sâu hơn và hiệu quả hơn trong thời gian tới. - Hoạt động giáo dục STEM là một trong những cơ hội để đẩy mạnh giáo dục Việt Nam tiệm cận với các nền giáo dục lớn trên trường quốc tế, góp phần đào tạo nên những công dân toàn cầu với đầy đủ các kỹ năng và thái độ cần thiết trong một thế giới thay đổi ngày càng nhanh và mạnh. Thách thức - Một trong những thách thức lớn của hoạt động giáo dục STEM trong khu vực trường học chính là việc nâng cao nhận thức của lãnh đạo giáo dục các cấp, đặc biệt là người đứng đầu nhà trường, kế đến là nhận thức của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh. - Các hoạt động nghiên cứu về giáo dục STEM, về quản lý giáo dục STEM tại Việt Nam vẫn chưa nhiều ngoài một số hội thảo khoa học, một số hội nghị triển khai chuyên môn đầu năm học. Do đó, các trường học vẫn chủ yếu là tự mò mẫm thực hiện mà chưa có định hướng chung trong toàn ngành về cách làm, mức độ làm, mục tiêu và kết quả mong muốn, nói chung là chưa có khung toàn quốc về giáo dục STEM, mạnh ai nấy hiểu, mạnh ai nấy làm, còn nếu không làm thì cũng không sao. Nói tóm lại, chưa có sự đồng bộ, nhất quán trong toàn ngành về giáo dục STEM. - Việc tập huấn, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo dục STEM sẽ tốn khá nhiều thời gian và kinh phí trong khi không có đội ngũ giáo viên này (biết tích hợp nhiều kiến thức, kỹ năng trong 1 sản phẩm STEM), khó lòng thực hiện được hoạt động giáo dục STEM trong trường học. 590 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN - Việc vận động nguồn kinh phí có hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động giáo dục STEM cũng là một thách thức lớn đối với người đứng đầu các trường học. Một số trường được sự hỗ trợ từ cha mẹ học sinh thì làm được giáo dục STEM, một số trường do không có kinh phí nào khác, Hiệu trưởng dù muốn cũng khó lòng tổ chức thực hiện. - Hiện vẫn chưa có nghiên cứu sâu về đánh giá giáo viên, đánh giá học sinh khi tham gia các hoạt động giáo dục STEM ở trường phổ thông, chủ yếu là vận động, khuyến khích. Tuy nhiên, về lâu về dài, cần có phương pháp đánh giá chính xác, khoa học, định lượng được hàm lượng tri thức khoa học liên môn trong từng sản phẩm STEM, khối lượng công việc của giáo viên và học sinh trong từng sản phẩm, đánh giá được thái độ và kỹ năng của học sinh, Đây là thách thức lớn của giáo dục STEM hiện nay ở Việt Nam. Nhìn chung, hoạt động giáo dục STEM trong trường học cần được quản lý để đạt được những mục tiêu đề ra. Với những biến thể của STEM như STEAM (thêm Art, môn Mỹ thuật), STREAM (thêm Reading and Writing, môn Đọc và viết), hoạt động giáo dục này ngày càng chứng tỏ vai trò, vị trí của mình trong các hoạt động giáo dục mà bất cứ nhà trường nào cũng cần đẩy mạnh thực hiện. Thực tiễn quản lý giáo dục STEM tại Trường THCS Lê Quý Đôn, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh là một nghiên cứu trường hợp về ở trường THPT, góp phần làm đa dạng hóa, công nghệ hóa, hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa các hoạt động dạy học và giáo dục của một nhà trường năng động, sáng tạo và cải tiến liên tục, thích ứng với nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng xã hội. Tài liệu tham khảo 1. Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2002), Lý luận đại cương về quản lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 3. Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải và Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lí giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 4. Bùi Minh Hiền và Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015), Quản lí và lãnh đạo nhà trường, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 5. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Lý thuyết tổ chức và quản lý, Bài giảng chuyên ngành quản lý giáo dục, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 6. https://www.facebook.com/LeQuyDonQ3/www.steamedu.com 7. https://www.microsoft.com//education/activity-library.aspx 8. 9. https://www.sciencebuddies.org/ 591Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC... STEM EDUCATION MANAGEMENT OF JUNIOR HIGH SCHOOL: CASE STUDY AT LE QUY DON JUNIOR HIGH SCHOOL, DISTRICT 3, HOCHIMINH - CITY Pham Dang Khoa, PhD.1 Abstract Lê Quý Đôn Junior High School, District 3, Hochiminh-city has implemented STEM education since 3 school years, making many changes in methodology of teaching and educating students, creating a new students generation that loves to apply blended technologies to solve real life problems. STEM education case study at Lê Quý Đôn Junior High School, District 3, Hochiminh-city has known lots of good effects and attracted many shareholders including teachers, students, parents and the community. This STEM education management solution has to follow all kinds of school management content and functions. Keywords: STEM; STEM education; STEM education management. 1 Le Quy Don Junior High School, District 3; Hochiminh- City; Email: khoagiaoducsaigon@gmail.com.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquan_ly_giao_duc_stem_o_truong_trung_hoc_nghien_cuu_truong_h.pdf
Tài liệu liên quan