ND1: Tổng quan về QLCL công trình XD
ND2: Quy định QLCL công trình XD
ND3: Quy trình QLCL công trình XD
ND4: Giám sát công tác QLCL thi công xây
lắp
ND5: Công tác tư vấn giám sát xây dựng
ND6: Áp dụng tiêu chuẩn QLCL ISO 9000 trong
xây dựng.
ND7: Áp dụng CNTT trong QLCL công trình XD
45 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 773 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Quản lý chất lượng công trình - Giám sát công tác quản lý chất lượng thi công xây lắp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CÔNG TRÌNH
GV. NCS. ThS. Đặng Xuân Trường
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
Tài liệu tham khảo
2
Giáo trình bồi dưỡng Kỹ sư tư vấn giám sát Chất
lượng công trình xây dựng. Bộ xây dựng. Hà Nội
tháng 12/2003;
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014;
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của
Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng ;
Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chí
phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây
dựng;
Một số tư liệu của đồng nghiệp.
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
Nội dung chính
3
ND1: Tổng quan về QLCL công trình XD
ND2: Quy định QLCL công trình XD
ND3: Quy trình QLCL công trình XD
ND4: Giám sát công tác QLCL thi công xây
lắp
ND5: Công tác tư vấn giám sát xây dựng
ND6: Áp dụng tiêu chuẩn QLCL ISO 9000 trong
xây dựng.
ND7: Áp dụng CNTT trong QLCL công trình XD
ND8: Hồ sơ QLCL công trình XD
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
Phần IV
Giám sát công tác QLCL
thi công xây lắp
(Tham khảo Giáo trình bồi dưỡng Kỹ sư tư vấn giám
sát Chất lượng công trình xây dựng. Bộ xây
dựng. Hà Nội tháng 12/2003)
4
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
1. Mục đích của GSCL TCXL
Loại trừ sai phạm kỹ thuật, công trình xây dựng
đạt chất lượng thiết kế, phù hợp với tiêu chuẩn
kỹ thuật được phép áp dụng, tiết kiệm, bảo
đảm tiến độ và giá thành xây dựng.
5
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
2. Sự cần thiết của GSCL
Chất lượng thi công xây lắp cùng với chất lượng
thiết bị công nghệ, chất lượng trong quyết định
đầu tư và chất lượng đồ án thiết kế sẽ hình
thành nên chất lượng công trình xây dựng.
Trong quá trình đầu tư, để có được quyết định
đầu tư, có đồ án thiết kế được phép triển khai thi
công đã phải thực hiện hàng loạt những quy
định pháp luật.
Trong thi công, việc thực hiện công tác giám sát
là yêu cầu không thể thiếu được.
6
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
3. Giám sát TCXL của chủ đầu tư
Là hoạt động theo dõi thườg xuyên, liên tục,
có hệ thống tại hiện trường của chủ đầu tư
để quản lý khối lượng, chất lượng, tiến độ
các công tác xây lắp do doanh nghiệp xây
dựng thực hiện theo hợp đồng giao nhận
thầu xây dựng theo thiết kế bản vẽ thi công
hoặc thiết kế kỹ thuật thi công đã được phê
duyệt, Quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng
được áp dụng
7
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
4. Giám sát tác giả
Là công việc kiểm tra, giải thích hoặc xử lý
những vướng mắc, thay đổi phát sinh tại hiện
truờng nhằm đảm bảo việc thi công xây dựng
theo đúng thiết kế và bảo vệ quyền tác giả
thiết kế của tổ chức tư vấn lập thiết kế kỹ
thuật thực hiện tại hiện trường trong quá
trình xây dựng.
8
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
5. Bản vẽ hoàn công
Là bản vẽ phản ánh kết quả thực hiện thi
công xây lắp do doanh nghiệp xây dựng lập
trên cơ sở thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết
kế kỹ thuật thi công đã được phê duyệt và
kết quả đo kiểm các sản phẩm xây lắp đã
thực hiện tại hiện trường được chủ đầu tư
xác nhận.
9
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
6. Căn cứ để giám sát CLXL
Hợp đồng GSXL,
Hợp đồng giao nhận thầu xây dựng.
Thiết kế kỹ thuật được duyệt,
Bản vẽ thi công xây, lắp được chấp thuận,
Kế hoạch và biện pháp tổ chức thi công xây lắp, an toàn
lao động, bảo vệ môi trường, vệ sinh công nghiệp đã
được các bên liên quan thông qua.
Kế hoạch đảm bảo chất lượng của nhà thầu,
Tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật xây dựng được áp dụng,
Các yêu cầu hoặc quy định khác của thiết kế, nhà chế tạo
thiết bị.
Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan.
10
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
7. Phương pháp thực hiện GSCLXL
GSCLXL trong quá trình thi công xây lắp được
tiến hành tại hiện trường, bằng trực quan:
Trực tiếp bằng mắt,
Chụp ảnh,
Quay video,
Đo thực tế và thí nghiệm.
11
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
8. Tổ chức GSCLXL -1
Tùy theo quy mô, tính chất và mức độ phức
tạp của dự án, mỗi dự án hoặc mỗi công
trình của dự án bố trí một chủ nhiệm hoặc
một kỹ sư giám sát trưởng, ở mỗi hạng mục
công trình bố trí một hoặc một số cán bộ
giám sát chuyên trách,
12
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
8. Tổ chức GSCLXL -2
Chủ nhiệm, kỹ sư giám sát trưởng là người
đại diện hợp pháp cao nhất của tổ chức tư
vấn GSCLXL tại hiện trường.
Quyền hạn, nhiệm vụ, quan hệ công tác của
chủ nhiệm, kỹ sư giám sát trưởng và các
cán bộ giám sát do giám đốc tổ chức tư vấn
quyết định và thông báo để chủ đầu tư và
các bên liên quan trên công truờng biết để
liên hệ và phối hợp trong công việc.
13
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
9. Yêu cầu đối với tổ chức TVGSCLXL -1
Tổ chức tư vấn GSCLXL phải có tư cách pháp
nhân, có giấy phép kinh doanh theo quy định
của pháp luật và chỉ được hoạt động trong phạm
vi quy định tại giấy phép kinh doanh.
Chỉ được nhận thầu giám sát chất lượng thi
công xây lắp tại những công trình tổ chức tư vấn
không có mối quan hệ kinh tế với nhà thầu xây
lắp hoặc cung cấp vật tư thiết bị cho công trình,
Chỉ được nhận thầu GSXL tại những công trình
có yêu cầu kỹ thuật và ngành nghề chuyên môn
phù hợp với năng lực của mình;
14
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
Cán bộ GSCLXL phải là kỹ sư hoặc trung cấp kỹ
thuật, đã làm việc (thi công, thiết kế) tại lĩnh vực
chuyên môn phù hợp với công việc được giao
trong thời gian ít nhất là ba năm đối với cán bộ
giám sát, và năm năm đối với kỹ sư GS trưởng.
Riêng vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, nếu
thiếu cán bộ, có thể sử dụng những người có
bằng tốt nghiệp phổ thông trung học, được cơ
sở đào tạo hợp pháp bồi dưỡng nghiệp vụ và
cấp chứng chỉ giám sát xây lắp để thực hiện
công tác giám sát.
15
9. Yêu cầu đối với tổ chức TVGSCLXL -2
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
Cán bộ của tổ chức tư vấn khi thực hiện công
tác giám sát thi công xây lắp phải có chứng chỉ
giám sát xây lắp do cơ sở đào tạo hợp pháp
cấp, được phân công giám sát những công việc
phù hợp với trình độ và lĩnh vực chuyên môn đã
được đào tạo.
Cán bộ GSCLXL phải khách quan, vô tư, trung
thực và tận tuỵ với công việc.
16
9. Yêu cầu đối với tổ chức TVGSCLXL -3
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
Đáp ứng các điều kiện pháp luật quy định về
hành nghề tư vấn xây dựng.
Có chứng chỉ giám sát xây lắp do cơ sở đào tạo
hợp pháp cấp,
Có đủ năng lực và trình độ chuyên môn phù hợp
với công việc đảm nhận giám sát,
Không có mối quan hệ kinh tế với nhà thầu xây
lắp hoặc cung cấp vật tư thiết bị cho công trình,
Đáp ứng về thâm niên công tác và phẩm chất,
đạo đức như quy định ở trên.
17
9. Yêu cầu đối với cá nhân TVGSCLXL
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
10. Công tác giám sát TCXL
Chủ đầu tư (Ban quản lý dự án hoặc tổ chức tư
vấn giám sát thi công được chủ đầu tư thuê), tổ
chức tư vấn thiết kế và doanh nghiệp xây dựng
phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định và
phải có các bộ phận chuyên trách bảo đảm duy
trì hoạt động giám sát một cách có hệ thống
toàn bộ quá trình thi công xây lắp công trình từ
khi khởi công xây dựng đến khi hoàn thành
nghiệm thu và bàn giao toàn bộ công trình.
18
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
11. QLCL TC của nhà thầu xây dựng -1
Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với
yêu cầu hợp đồng giao nhận thầu xây dựng
trong đó bộ phận giám sát chất lượng bao gồm
những người có đủ năng lực theo quy định.
Báo cáo đầy đủ quy trình, phương án và kết quả
kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện và sản
phẩm xây dựng với chủ đầu tư để kiểm tra và
giám sát.
Kiểm tra vật liệu, cấu kiện và sản phẩm xây
dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ
trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình.
19
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
Nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công các
công tác thi công xây lắp, giai đoạn xây lắp,
chạy thử thiết bị , hạng mục công trình hoàn
thành và công trình hoàn thành.
Chuẩn bị hồ sơ nghiệm thu theo quy định và đề
nghị chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu sản phẩm
các công tác thi công xây lắp sau khi đã nghiệm
thu nội bộ.
Báo cáo bên CĐT về tiến độ, chất lượng và khối
lượng thi công xây lắp.
20
11. QLCL TC của nhà thầu xây dựng -2
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
Giai đoạn chuẩn bị thi công:
Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình,
Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với
yêu cầu của dự án. Bộ phận giám sát chất
lượng bao gồm những người có đủ năng lực
theo quy định.
Kiểm tra điều kiện năng lực xây dựng của các
doanh nghiệp xây dựng (thầu chính / tổng
thầu, thầu phụ)
Kiểm tra, nghiệm thu và phê duyệt thiết kế
bản vẽ thi công
21
12. QLCL TCXL của chủ đầu tư -1
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
Giai đoạn thực hiện thi công xây lắp:
Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng phù hợp
với yêu cầu nêu trong hợp đồng giao nhận
thầu xây dựng, quy trình và phương án tự
kiểm tra chất lượng của doanh nghiệp xây
dựng.
Kiểm tra sự phù hợp về thiết bị thi công và
nhân lựccủa doanh nghiệp xây dựng được
chọn với hồ sơ dự thầu.
22
12. QLCL TCXL của chủ đầu tư -2
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
23
Giai đoạn thực hiện thi công xây lắp:
Kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng
tại hiện trường thông qua chứng chỉ chất lượng
của nơi sản xuất và kết quả thí nghiệm do các
phòng thí nghiệm hợp chuẩn thực hiện.
Kiểm tra thiết bị công trình và thiết bị công nghệ
trước khi lắp đặt trong công trình thông qua
chứng chỉ chất lượng của nơi sản xuất và kết
quả kiểm định chất lượng thiết bị do tổ chức có
tư cách pháp nhân được nhà nước quy định
thực hiện.
12. QLCL TCXL của chủ đầu tư -3
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
24
Giai đoạn thực hiện thi công xây lắp:
Kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp an toàn
lao động cho công trình và an toàn cho các công
trình lân cận do doanh nghiệp xây dựng lập.
Kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ xây
dựng các công việc (xây, lắp) từng bộ phận, giai
đoạn xây lắp, từng hạng mục công trình và công
trình để thực hiện nghiệm thu theo quy định.
12. QLCL TCXL của chủ đầu tư -4
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
25
Giai đoạn thực hiện thi công xây lắp:
Tổ chức kiểm định chất lượng sản phẩm xây
dựng khi cần thiết. Số lượng mẫu kiểm định này
không được vượt quá 5% số lượng mẫu kiểm
định phải thực hiện theo quy định của các tiêu
chuẩn kỹ thuật và không ít hơn 3 mẫu.
Kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công từng
công việc, từng bộ phận, từng giai đoạn, từng
hạng mục công trình và công trình đưa vào sử
dụng.
12. QLCL TCXL của chủ đầu tư -5
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
26
Giai đoạn thực hiện thi công xây lắp:
Tập hợp, kiểm tra và trình cơ quan có chức
năng quản lý nhà nước về chất lượng CTXD hồ
sơ tài liệu nghiệm thu trước khi tổ chức nghiệm
thu giai đoạn xây lắp, nghiệm thu thiết bị chạy
thử tổng hợp, nghiệm thu hoàn thành hạng mục
công trình hoặc công trình.
Lập báo cáo thường kỳ và định kỳ 6 tháng về
chất lượng, khối lượng và tiến độ các công tác
xây lắp.
12. QLCL TCXL của chủ đầu tư -6
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
27
Giai đoạn thực hiện thi công xây lắp:
Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải
quyết những vướng mắc phát sinh trong thi
công.
Khi phát hiện thiết bị thi công, nhân lực, vật liệu,
cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình
và thiết bị công nghệ không phù hợp hợp đồng
giao nhận thầu thì được quyền từ chối nghiệm
thu hoặc yêu cầu nhà thầu làm lại, khắc phục.
12. QLCL TCXL của chủ đầu tư -7
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
13. Giám sát tác giả của TVTK -1
Giải thích tài liệu thiết kế công trình cho chủ đầu
tư, doanh nghiệp xây dựng để quản lý và thi
công theo đúng yêu cầu của thiết kế.
Phối hợp giải quyết các vướng mắc, thay đổi
phát sinh về thiết kế trong quá trình thi công.
Kiểm tra công tác thi công xây lắp về sự phù
hợp với thiết kế được duyệt.
28
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
29
13. Giám sát tác giả của TVTK -2
Tham gia nghiệm thu các giai đoạn xây lắp,
nghiệm thu chạy thử thiết bị, nghiệm thu hoàn
thành hạng mục công trình và hoàn thành công
trình khi chủ đầu tư yêu cầu.
Thực hiện chế độ giám sát không thường xuyên
trừ trường hợp thi công các kết cấu, các bộ
phận, hạng mục công trình được thiết kế theo
công nghệ tiên tiến và đối với giai đoạn thi công
hoàn thiện.
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
14. Trường hợp xảy ra sự cố
Khi xảy ra hư hỏng hoặc sự cố công trình,
tư vấn giám sát phải kịp thời báo các chủ
đầu tư và kiến nghị giải pháp khắc phục.
30
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
15. Nghiệm thu công trình XD -1
Nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm
nghiệm thu từng công việc, từng bộ phận, từng
giai đoạn, từng hạng mục công trình và công
trình đưa vào sử dụng.
Tuỳ theo tính chất và yêu cầu đối tượng nghiệm
thu, chủ đầu tư có thể tổ chức hội đồng nghiệm
thu.
31
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
32
15. Nghiệm thu công trình XD -2
Các công việc (xây, lắp) do bên B thực hiện phải
được bên A nghiệm thu. Các bộ phận che khuất
của công trình phải được nghiệm thu và lập bản
vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc
tiếp theo.
Các giai đoạn xây lắp, thiết bị khi chạy thử tổng
hợp sau khi lắp đặt phải được nghiệm thu trước
khi triển khai giai đoạn xây lắp tiếp theo.
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
33
15. Nghiệm thu công trình XD -3
Các hạng mục công trình hoàn thành và công
trình hoàn thành chỉ được đưa vào sử dụng khi
đã được nghiệm thu.
Biên bản nghiệm thu hoàn thành xây dựng công
trình là căn cứ pháp lý để chủ đầu tư làm thủ
tục bàn giao đưa công trình vào khai thác, sử
dụng, quyết toán vốn đầu tư và thực hiện đăng
ký tài sản theo quy định của pháp luật.
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
34
15. Nghiệm thu công trình XD -4
Đối với những bộ phận, hạng mục công trình
hoặc công trình có các yêu cầu phòng chống
cháy nổ hoặc khi khai thác, sử dụng có tác động
xấu đến môi trường và an toàn vận hành, khi
nghiệm thu đưa vào sử dụng phải có văn bản
chấp thuận của cơ quan quản lý chuyên ngành
kỹ thuật của nhà nước về các yêu cầu nêu trên.
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
35
15. Nghiệm thu công trình XD -5
Khi chủ đầu tư hoặc nhà thầu là người nước
ngoài tham gia xây dựng công trình (thiết kế, thi
công xây dựng, cung cấp thiết bị, giám sát thi
công xây dựng) thì các biên bản nghiệm thu đều
phải được thể hiện bằng 2 thứ tiếng (tiếng Việt
nam và tiếng nước ngoài do chủ đầu tư lựa
chọn).
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
36
15. Nghiệm thu công trình XD -6
Cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về
chất lượng CTXD hướng dẫn, kiểm tra sự tuân
thủ quy định quản lý chất lượng CTXD và công
tác nghiệm thu của chủ đầu tư trước khi nghiệm
thu giai đoạn xây lắp, nghiệm thu hoàn thành
từng hạng mục công trình và công trình để đưa
vào sử dụng đối với các công trình thuộc dự án
phải thẩm tra thiết kế.
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm nộp lưu trữ hồ sơ,
tài liệu hoàn thành xây dựng công trình theo quy
định của nhà nước về lưu trữ hồ sơ, tài liệu.
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
37
15. Nghiệm thu công trình XD -7
Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội
đồng nghiệm thu Nhà nước (HĐNTNN) các
công trình xây dựng.
HĐNTNN có trách nhiệm kiểm tra, xem xét công
tác nghiệm thu của chủ đàu tư và trực tiếp
nghiệm thu các công trình thuộc dự án nhóm A,
các dự án quan trọng quốc gia khi thấy cần thiết
và các công trình khác do Thủ tướng Chính phủ
yêu cầu.
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
16. Căn cứ để nghiệm thu - 1
Đối với các công việc xây lắp hoàn thành
Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được chủ
đầu tư nghiệm thu và phê duyệt.
Báo cáo khảo sát xây dựng.
Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng
của nhà nước và của ngành hiện hành.
Những điều khoản quy định về chất lượng và
khối lượng trong hợp đồng giao nhận thầu xây
dựng.
38
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
39
16. Căn cứ để nghiệm thu - 2
Đối với các công việc xây lắp hoàn thành
Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng
vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá
trình xây dựng.
Những quy định hoặc chỉ dẫn kỹ thuật của
nhà sản xuất về việc bảo quản, sử dụng vật
liệu xây dựng, thiết bị công nghệ.
Bản vẽ hoàn công công tác xây lắp được
nghiệm thu.
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
40
16. Căn cứ để nghiệm thu - 3
Đối với các giai đoạn, hạng mục, bộ phận CT
Các quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật
xây dựng của nhà nước và của ngành hiện
hành.
Biên bản của cơ quan có chức năng quản lý nhà
nước về chất lượng CTXD (theo phân cấp) kiểm
tra hồ sơ nghiệm thu giai đoạn xây lắp , nghiệm
thu thiết bị chạy thử tổng hợp, nghiệm thu hạng
mục công trình hoàn thành và nghiệm thu công
trình hoàn thành đối với các công trình thuộc dự
án phải thẩm tra thiết kế.
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
41
17. Tổ chức nghiệm thu - 1
Thành phần tham gia nghiệm thu
Công tác xây lắp (đại diện chủ đầu tư/tư vấn
giám sát + nhà thầu xây lắp);
Giai đoạn hoàn thành (đại diện chủ đầu
tư/tư vấn giám sát + nhà thầu xây lắp + giám
sát tác giả thiết kế + nhà cấp hàng/chế tạo
thiết bị nếu cần+cơ quan quản lý vận hành
nếu có);
Hạng mục công trình hoặc công trình hoàn
thành để đưa vào khai thác sử dụng: (đại
diện c ủ đầu tư/tư vấn giám sát+nhà thầu
xây lắp+giám sát tác giả thiết kế +nhà cấp
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
42
17. Tổ chức nghiệm thu - 2
Thành phần tham gia nghiệm thu
Hạng mục công trình hoặc công trình hoàn
thành để đưa vào khai thác sử dụng: (đại
diện chủ đầu tư / tư vấn giám sát + nhà thầu
xây lắp + giám sát tác giả thiết kế + nhà cấp
hàng/chế tạo thiết bị nếu cần+cơ quan quản
lý vận hành nếu có);
Lưu ý đối với công trình có thành lập HĐNT
Nhà nước (theo quy định).
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
43
17. Tổ chức nghiệm thu - 3
Cách tiến hành nghiệm thu
Kiểm tra hồ sơ tài liệu trong phòng - chú ý
bản vẽ hoàn công;
Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại thực địa;
Thảo luận để đưa ra quyết định về việc
nghiệm thu đối tượng.
Lập biên bản nghiệm thu.
Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình
©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate
44
17. Tổ chức nghiệm thu - 4
Các thủ tục nghiệm thu
Nhà thầu xây lắp đề nghị chủ đầu tư nghiệm
thuchủ đầu tư triệu tập các thành viên (ghi rõ
tên đối tượng nghiệm thu, thời gian và địa điểm
tiến hành) chủ đầu tư lập biên bản nghiệm thu
(khi quyết định nghiệm thu)
Một số vấn đề cần lưu ý khi tiến hành nghiệm
thu: Điều kiện đủ để nghiệm thu; thời gian tiến
hành công việc sau khi ký biên bản nghiệm thu;
xử lý đối với trường hợp phải nghiệm thu nhiều
lần (lần 1, lần 2, lần 3).
Liên hệ: GV.ThS. Đặng Xuân Trường
[B]
[F] www.facebook.com/bkdxtruong
[M] dangxuantruong@hcmut.edu.vn
[M] dangxuantruong@hcmutrans.edu.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_4_giam_sat_cong_tac_qlcl_thi_cong_xay_lap_408.pdf