KNS làcáckhảnăngthíchnghivàhànhvi tíchcựcgiúp
cáccánhâncóthểứngphóhiệuquảtrướccácnhucầu
vàtháchthứccủacuộcsốnghàngngày
KNS lànănglựccánhânđểthựchiệnđầyđủcácchức
năngvàthamgiavàocuộcsốnghàngngày.
33 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 925 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Quản lí và sử dụng tài liệu giáo dục kĩ năng sống trong các trường Tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản lí và sử dụng
tài liệu giáo dục
kĩ năng sống trong các trường
Tiểu học
KNS là các khả năng thích nghi và hành vi tích cực giúp
các cá nhân có thể ứng phó hiệu quả trước các nhu cầu
và thách thức của cuộc sống hàng ngày
KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức
năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày.
Khái niệm kĩ năng sống
Kỹ năng sống thuộc về phạm trù năng lực bao
hàm cả tri thức, thái độ và hành vi (Kĩ năng
theo nghĩa rộng). Năng lực để đáp ứng những
thách thức của cuộc sống và nâng cao chất
lượng cuộc sống của mỗi cá nhân.
Khái niệm kĩ năng sống
Giáo dục kĩ năng sống là hình thành cách sống tích
cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng hành vi lành
mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực
trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái
độ và các kĩ năng thích hợp
Giáo dục kĩ năng sống cần được thực hiện thống nhất
trong mục tiêu giáo dục nhân cách toàn diện thông
qua quá trình dạy học.
Giáo dục kĩ năng sống
Giáo dục KNS không dừng ở việc thay đổi nhận thức bằng cách
cung cấp thông tin, tri thức mà tập trung vào mục tiêu làm thay
đổi hành vi theo hướng tích cực, mang tính xây dựng đối với
các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
Giáo dục KNS giúp cho người học hiểu được những tác động
mà hành vi và thái độ của mình có thể gây ra, do đó họ ứng
dụng những nguyên tắc phát triển bền vững vào cuộc sống của
mình.
Người có kĩ năng là người có thái độ, hành vi tích cực đối với
môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, đối với các vấn đề của
cuộc sống.
Giáo dục KNS
dựa trên cách tiếp cận năng lực
Tổ chức các hoạt động cho người học để phản ánh tư
tưởng, suy nghĩ và phân tích các trải nghiệm trong
cuộc sống của họ
Khuyến khích người học thay đổi giá trị, thái độ và
hành vi cũ để chấp nhận những giá trị, thái độ, cách
ứng xử mới
Đặt tầm quan trọng vào giải quyết vấn đề, không chỉ
là ghi nhớ những thông điệp hoặc các kĩ năng
Nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống
Cung cấp cơ hội cho người học tóm tắt, tổng kết việc
học của mình, giáo viên không tóm tắt thay họ.
Người học vận dụng kĩ năng và kiến thức mới vào các
tình huống thực của cuộc sống.
Tổ chức cách hoạt động học tập dựa trên cơ sở tôn
trọng lẫn nhau giữa người dạy và người học.
Nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống
Kiến thức
Kĩ năng
Thái độ
Mục tiêu của
giáo dục kĩ năng sống
Nhận thức được quy tắc, cách thức thực hiện các hành vi, việc
làm trong sinh hoạt và các tình huống của cuộc sống hàng ngày
phù hợp với các chuẩn mực, giá trị đạo đức, pháp luật, văn hóa,
xã hội; thể hiện lối sống tích cực, an toàn và hiệu quả.
Bước đầu biết được ý nghĩa, tầm quan trọng của lối sống tích
cực, an toàn và hiệu quả đối với sự phát triển cá nhân và xã hội.
Mục tiêu kiến thức
Có kĩ năng lựa chọn, thực hiện và điều chỉnh các hành vi, việc
làm phù hợp với những chuẩn mực, giá trị và KNS đã học.
Có kĩ năng tự đánh giá/đánh giá hành vi đối chiếu với các chuẩn
mực, giá trị và KNS đã học.
Vận dụng, thực hiện được những chuẩn mực, giá trị và KNS đã
học trong cuộc sống hằng ngày ở trường, ở nhà và ở cộng
đồng.
Mục tiêu kĩ năng
Tin tưởng, tích cực rèn luyện lối sống tích cực, an toàn và
hiệu quả.
Đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm thể hiện lối sống
tích cực, an toàn và hiệu quả.
Mục tiêu thái độ
Tóm lại, Giáo dục kĩ năng sống bao gồm cả yêu cầu nâng cao
nhận thức, bồi dưỡng tình cảm, thái độ, hình thành niềm tin và
yêu cầu phát triển kĩ năng, hành vi tích cực cho HS. Giữa các
mục tiêu này có mối quan hệ hữu cơ với nhau, củng cố, bổ sung
lẫn nhau, trong đó, mục tiêu phát triển kĩ năng, hành vi tích cực
cho HS là mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất.
Mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống
Một số KNS cần rèn luyện cho HS
tiểu học
KN tự nhận thức
KN tự lập
KN hợp tác
KN giao tiếp
KN ra quyết định và giải
quyết vấn đề
KN vượt qua căng thẳng
KN tìm kiếm sự giúp đỡ
KN quản lí thời gian
KN thương lượng
KN đặt mục tiêu
KN thuyết trình
KN tìm kiếm và sử dụng
thông tin
KN vượt qua căng thẳng
KN sử dụng tiền bạc
KN cảm thông và chia sẻ
06 chủ đề/học kỳ
02 tiết/chủ đề
Các tiết còn lại của học kỳ các nhà trường
linh hoạt lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức
Xây dựng kế hoạch giảng dạy
KNS
02 tiết/chủ đề
Lựa chọn và sắp xếp các dạng bài tập phù
hợp/mỗi tiết học.
Chuẩn bị giáo cụ, đồ dùng (nếu có)
Thiết kế bài giảng kĩ năng sống
Dạng BT 01: Tìm hiểu kinh nghiệm, kiến thức
Dạng BT 02: Trải nghiệm
Dạng BT 03: Thực hành
Dạng BT 04: Vận dụng, củng cố
Các dạng bài tập hoạt động
trong sách “BT rèn luyện kĩ năng sống”
Bài tập nhớ lại
Bài tập ý kiến của em
Thảo luận
Dạng BT 01:
Tìm hiểu kinh nghiệm, kiến thức
Ví dụ minh họa
Trò chơi
Bài tập xử lý tình huống
Dạng BT 02: Trải nghiệm
Đóng vai,
Trò chơi
Thực hành mô phỏng theo mẫu
Dạng BT 03: Thực hành
Vận dụng KN đã học để thực hiện các
hoạt động ở lớp/ ở nhà
Dạng BT 04: Vận dụng, củng cố
Ví dụ minh họa:
chủ đề 1 – lớp 5
Tương tác giữa người dạy và người học: giáo viên cần
có phương pháp dạy học và tương tác để khích lệ
người học tham gia.
Chương trình và tài liệu dạy học: phù hợp với kinh
nghiệm, nhu cầu của cả học sinh nam và nữ, phù hợp
với mỗi đội tuổi, cũng như nhu cầu của xã hội
Quá trình và môi trường học tập: Coi trọng môi
trường giáo dục không chỉ trong nhà trường mà còn
ở gia đình và trong cộng đồng
Các yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng giáo dục kĩ năng sống
Tổ chức tập huấn GV và triển khai dạy học
KNS tại các nhà trường tiểu học
Điều kiện cần:
- Nhân lực: GV cốt cán và các GV cần nghiên cứu kĩ tài liệu, có hiểu biết
ban đầu về mục tiêu, phương pháp, cách thức, nội dung dạy học KNS
cho HS.
- Vật lực: Có đủ tài liệu Giáo dục KNS trong các môn học và hoạt động
ngoài giờ lên lớp (Bộ GD&ĐT); Bài tập rèn luyện KNS dành cho HS tiểu
học; Các tài liệu, clip khác (sưu tầm)
Nguyên tắc tập huấn:
HỢP TÁC VÀ CHIA SẺ
Tổ chức tập huấn GV và triển khai dạy học
KNS tại các nhà trường tiểu học
Quy trình tập huấn:
Hoạt động 1: Tìm hiểu và chia sẻ: Các quan niệm / khai
niệm KNS ; Mục tiêu, hệ thống KNS dạy ở tiểu học;
Hoạt động 2: Tìm hiểu và chia sẻ về Kế hoạch giảng dạy
KNS cho HS theo độ tuổi (lớp): Mỗi lớp có bao nhiêu chủ
đề, các chủ đề đó là gì?
Hoạt động 3: Tìm hiểu các dạng bài tập rèn luyện KNS
Hoạt động 4: Thực hành dạy học (thiết kế kế hoạch)dạy
học chủ đề cụ thể trong sách BT rèn luyện KNS
Tổ chức tập huấn GV và triển khai dạy học
KNS tại các nhà trường tiểu học
Ban Giám hiệu nhà trường
- Tuyên truyền để phụ huynh hiểu về cách dạy KNS và
phối hợp cùng nhà trường cho con thực hiện các hoạt
động vận dụng tại nhà, theo dõi sự tiến bộ của con.
- Hỗ trợ tối đa cho GV trong quá trình dạy KNS, dự
giờ, góp ý, xây dựng chương trình sinh hoạt chuyên
môn về dạy KNS tại trường (không xếp loại, đánh giá
GV qua giờ dạy KNS)
Tổ chức tập huấn GV và triển khai dạy học
KNS tại các nhà trường tiểu học
Giáo viên
Nghiên cứu kỹ hệ thống bài tập hoạt động nắm được mục
tiêu của mỗi chủ đề, lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động
dạy học, thời lượng dạy học phù hợp. Dạy sát đối tượng,
đảm bảo dạy chắc chắn mới chuyển sang nội dung khác.
Khuyến khích động viên tất cả HS tham gia hoạt động và
theo dõi, nhận xét thường xuyên sự tiến bộ của HS.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tlth_gvth_kns_1671.pdf