Đội ngũ giảng viên dạy nghề ở quân đội thuộc Bộ Quốc phòng có tầm quan
trọng đặc biệt, quyết định đến sự thành bại của sự nghiệp giáo dục và hiệu quả của
quản lí giáo dục nghề nghiệp phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của mỗi giảng viên
quân đội. Để đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên và thực trạng quản lí phát triển
đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng nghề ở khu vực Duyên hải miền Trung, tác
giả thực hiện khảo sát các đối tượng chuyên gia trong lĩnh vực dạy nghề, cán bộ quản
lí ở các sở lao động, thương binh và xã hội, cán bộ quản lí và một số giảng viên ở các
trường cao đẳng nghề thông qua mẫu phiếu điều tra khảo sát.
7 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Quản lí phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng nghề quân đội ở khu vực Duyên hải miền Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Phẩm chất:
Thực tiễn hình thành và phát triển đội ngũ giảng viên dạy
nghề quân đội gắn liền với phát triển các trường cao đẳng
nghề quân đội ở khu vực Duyên hải miền Trung trong điều
kiện kinh tế xã hội vùng còn nhiều khó khăn, các trường đã
có nhiều nỗ lực củng cố, xây dựng và phát triển đội ngũ giảng
viên, có nhiều tác động để ổn định đội ngũ trong giai đoạn
xây dựng và nâng cấp nhà trường.
Qua khảo sát ý kiến của 140 giảng viên ở 2 trường cao
đẳng dạy nghề quân đội: Ý kiến của thầy/cô về thái độ đối
với nghề dạy học: 140/355 (82,2%) khẳng định yêu nghề,
50/355 (14,8%) chấp nhận nghề.
Theo chúng tôi, phẩm chất đạo đức nhà giáo, lòng yêu
nghề là một mặt mạnh cơ bản của đội ngũ giảng viên các
trường cao đẳng nghề quân đội ở khu vực Duyên hải miền
Trung. Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay,
vấn đề quan tâm là còn một bộ phận giảng viên dạy nghề
thiếu hiểu biết về phát triển nghề nghiệp, khoa học kĩ thuật
liên quan đến nghề, vấn đề hội nhập, vấn đề toàn cầu hóa,
những quan điểm, thông tin về giáo dục nghề nghiệp, còn
mang tư tưởng trông chờ, thiếu năng động, chưa xây dựng
tác phong công nghiệp (phẩm chất của nhà chuyên môn kĩ
thuật) nên phần nào hạn chế tác động giáo dục nghề nghiệp
cho học sinh, sinh viên.
* Nhận xét chung
Mặt mạnh:
- Cùng với sự phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề, quy mô
và cơ cấu nghề đào tạo thì đội ngũ giảng viên dạy nghề trường
cao đẳng nghề quân đội ở khu vực Duyên hải miền Trung đã
được chú trọng phát triển cả về số lượng, chất lượng và cơ
cấu, góp phần vào việc đào tạo nguồn nhân lực của vùng.
- Đa số giảng viên, giáo viên dạy nghề đã được chuẩn hóa
về trình độ nghiệp vụ sư phạm và chuyên môn.
- Thông qua các dự án của trung ương, địa phương một số
giảng viên dạy nghề đã được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
trình độ nghiệp vụ. Kĩ năng nghề trở thành lực lượng nồng
cốt ở các trường nghề quân đội.
- Một số giảng viên dạy nghề biết khai thác tài liệu đa
phương tiện, ứng dụng công nghệ nghệ thông tin vào thiết kế
giáo án, giáo trình điện tử.
- Cùng với sự phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề, quy
mô và cơ cấu nghề đào tạo thì đội ngũ giảng viên dạy nghề
trường cao đẳng nghề vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đã
được chú trọng phát triển cả về số lượng, chất lượng và cơ
cấu, góp phần vào việc đào tạo nguồn nhân lực của vùng.
- Cơ cấu ngành nghề đào tạo của đội ngũ giảng viên trường
cao đẳng nghề cơ bản đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực kĩ
thuật, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế của
địa phương. Thông qua thực tiễn kết hợp với các chuyên gia,
cán bộ kĩ thuật ở các cơ sở sản xuất - kinh doanh - dịch vụ
trong xây dựng và triển khai chương trình đào tạo nghề nhân
tố thị trường đã được khẳng định, năng lực chuyên môn của
đội ngũ giảng viên được nâng lên.
Mặt hạn chế:
- Số lượng giảng viên dạy nghề tăng nhanh trong những
năm gần đây nhưng so với quy định về tỉ lệ học sinh, sinh
viên trên giảng viên là 20/1 thì số lượng giảng viên dạy nghề
hiện nay còn thiếu.
- Trình độ kĩ năng nghề của giảng viên dạy nghề nhìn
chung còn hạn chế so với chuẩn và yêu cầu đào tạo nhân lực.
Tỉ lệ giảng viên dạy nghề vừa dạy lí thuyết vừa dạy thực hành
chưa cao. Số giảng viên dạy nghề được tiếp cận trình độ đào
tạo khu vực và quốc tế rất ít. Đây là một hạn chế lớn trong
quá trình hội nhập quốc tế.
- Năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên dạy nghề ở
quân đội còn nhiều bất cập, khả năng ứng dụng tin học vào
giảng dạy còn nhiều hạn chế.
- Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ giảng viên dạy nghề
nhìn chung còn yếu nên hạn chế trong giao tiếp, thu thập và
nghiên cứu tiếp cận công nghệ mới.
Nguyên nhân:
- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy
nghề hiện nay chưa có sự điều chỉnh hợp lí để hướng tới
giảng viên dạy nghề có thể giảng dạy tích hợp (lí thuyết và
thực hành) hiệu quả.
- Chưa có hệ thống, chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng
chuẩn giảng viên dạy nghề để tạo động lực cho đội ngũ giảng
viên dạy nghề quân đội trong phát triển nghề nghiệp.
- Còn một bộ phận giảng viên dạy nghề chưa có nhận thức
đúng đắn về tầm quan trọng của việc học tập rèn luyện nâng
cao trình độ đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực trong cơ chế
thị trường và hội nhập, thiếu tự giác và chủ động trong xây
dựng kế hoạch học tập, bồi dưỡng của bản thân.
Nhìn chung, để có thể phát triển hệ thống trường cao đẳng
nghề vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2020 thì
một trong những yếu tố có tính chất quyết định đối với các
trường là phải phát triển đội ngũ giảng viên dạy nghề quân
đội có đủ năng lực, đạt chuẩn quy định và phù hợp với yêu
cầu đào tạo nhân lực của địa phương, vùng. Điều này đòi
hỏi các cấp quản lí phải xây dựng quy hoạch phát triển đội
ngũ giảng viên dạy nghề quân đội, tổ chức triển khai thực
hiện, đồng thời bản thân giảng viên dạy nghề cũng phải
nâng cao nhận thức, có ý thức tự giác trong học tập, rèn
luyện để nâng cao trình độ bản thân, đáp ứng yêu cầu của
thực tiễn, góp phần đào tạo nhân lực ở khu vực Duyên hải
miền Trung.
107Số 02, tháng 02/2018
2.4. Giải pháp quản lí phát triển đội ngũ giảng viên
trường cao đẳng nghề quân đội ở khu vực Duyên hải
miền Trung
Căn cứ vào chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước
về phát triển giáo dục đào tạo và dạy nghề, phát triển nguồn
nhân lực, phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực Duyên hải
miền Trung đến năm 2020 định hướng năm 2025.
Căn cứ vào quyết định của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội về phê duyệt nghề trọng điểm và trường trọng điểm
được lựa chọn để hỗ trợ đầu tư giai đoạn 2011 – 2020.
Căn cứ vào kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên dạy
nghề ở các trường cao đẳng nghề quân đội ở khu vực Duyên
hải miền Trung đến năm 2020 định hướng năm 2025.
Căn cứ vào thực tiễn điều tra, khảo sát, tham khảo ý kiến
các chuyên gia, cán bộ quản lí, giảng viên các trường cao đẳng
nghề quân đội ở khu vực Duyên hải miền Trung có một số giải
pháp quản lí phát triển đội ngũ giảng viên dạy nghề như sau:
- Tăng cường giáo dục, tuyên truyền thông tin nhằm nâng
cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của đội ngũ giảng viên
cao đẳng nghề quân đội.
- Quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng nghề và
giảng viên cao đẳng nghề quân đội đầu ngành.
- Đổi mới tuyển chọn và sử dụng hợp lí đội ngũ giảng viên.
- Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên.
- Quan hệ hợp tác với các cơ sở kinh doanh và dịch vụ.
- Thực hiện các chế độ, chính sách tạo động lực làm việc
cho đội ngũ giảng viên.
- Tăng cường kiểm tra, đánh giá tổ chức quản lí phát triển
đội ngũ giảng viên trường quân đội.
3. Kết luận
Đội ngũ giảng viên dạy nghề ở quân đội thuộc Bộ Quốc
phòng có tầm quan trọng đặc biệt, quyết định đến sự thành
bại của sự nghiệp giáo dục và hiệu quả của quản lí giáo dục
nghề nghiệp phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của mỗi
giảng viên quân đội. Để được trình độ chuyên môn cao có
hiệu quả đòi hỏi các cấp có thẩm quyền của nhà trường quân
đội động viên khích lệ, đào tạo bồi dưỡng cán bộ giảng viên
không ngừng học tập đúng chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện
nghiêm túc đúng chức năng nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó
nhà trường thường xuyên thanh tra kiểm tra dự giờ dạy của
đội ngũ giảng viên.
Đội ngũ giảng viên dạy nghề là hoạt động xương sống
của nhà trường. Do đó, đội ngũ giảng viên cũng sẽ là vấn
đề trọng tâm của quản lí giáo dục, nhằm giữ vững kỉ cương,
tăng cường kỉ luật, đảm bảo pháp chế trong hoạt động
chuyên môn, đồng thời nâng cao năng lực cho các nhà quản
lí giáo dục.
Tài liệu tham khảo
[1] Luật Giáo dục năm 2005 và năm 2012.
[2] Luật Quốc hội, (2009), Luật số: 44/2009/QH12 - Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Giáo dục.
[3] Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ, (1995), Quyết định Số: 538/TCCP-
TC về việc Thay đổi tên gọi các ngạch công chức giảng dạy và tiêu
chuẩn nghiệp vụ các ngạch trong trường đại học - cao đẳng.
[4] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Luật Dạy nghề 2006, NXB
Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
[5] Điều lệ Nhà trường dạy nghề quân đội.
[6] Luật Hướng nghiệp năm 2014.
Lê Huỳnh Quốc Vũ
THE CURRENT SITUATION OF MANAGING AND DEVELOPING THE
TEACHING STAFF AT MILITARY VOCATIONAL COLLEGES IN THE
CENTRAL COAST AREAS
Le Huynh Quoc Vu
Vocational College N023 - Ministry of National Defence
1A La Son Phu Tu, Thua Thien Hue, Vietnam
Email: quocvu1976@gmail.com
Abstract: Vocational teaching staff - Ministry of National Defence- plays a special
important part, determines the success of education cause and the effectiveness of
professional education management depends on their professional qualifications. To
evaluate the current situation of the teaching staff and its management development
at vocational colleges in the Central Coast areas, the author conducted a survey of
experts in vocational training, managers in department of labor, invalids and social
affairs, managers and some lecturers at vocational colleges through survey forms.
Keywords: Management; development; teaching staff; military vocational colleges; the
Central Coast areas.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_li_phat_trien_doi_ngu_giang_vien_truong_cao_dang_nghe_q.pdf