Trong bài báo này, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên (GV) trung học cơ
sở (THCS) nhằm nâng chuẩn trình độ đào tạo, đáp ứng tính chuyên nghiệp
của nghề dạy học được khảo sát, đánh giá theo tiếp cận quản lí (QL) nguồn
nhân lực trong quản lí nhà nước (QLNN) về nhà giáo. Nghiên cứu tác động của
yêu cầu đổi mới giáo dục đến tính chuyên nghiệp của GV THCS, những yêu
cầu cấp thiết đối với GV THCS được cơ sở tuyển dụng quan tâm, những khó
khăn mà GV THCS gặp phải trong bối cảnh đổi mới và chất lượng đào tạo, bồi
dưỡng GV THCS nhằm nâng chuẩn trình độ đào tạo cho thấy cần phải hoàn
thiện khung chính sách QLNN về nhà giáo và nghề dạy học nhằm phát triển
đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển giáo dục (GD).
9 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 16/05/2022 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Quản lí nhà nước về đào tạo và bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở nhằm nâng chuẩn trình độ đào tạo, đáp ứng tính chuyên nghiệp của nghề dạy học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào tạo giáo viên THCS có trình độ đại học theo chuẩn đầu ra so với
yêu cầu sử dụng
CBQL trường đào tạo Giảng viên Giáo viên THCS Sinh viên Tổng trung bình
Biểu đồ 3: Khảo sát chất lượng đào tạo GV THCS trình
độ đại học
7Số 27 tháng 03/2020
tương đối khó khăn (15/16 thành tố). Trong khi đó, đối
với GV THCS có trình độ đại học, chỉ có 11/16 thành
tố là tương đối khó khăn và điểm TBC cũng thấp hơn
(TBC cao nhất là 2.15 so với 2.34). Điều này có thể là
minh chứng cho thấy rằng, trong giai đoạn hiện nay, GV
THCS có trình độ đại học đáp ứng tốt hơn “tính chuyên
nghiệp của nhà giáo” so với GV THCS có trình độ đào
tạo bậc cao đẳng, ít gặp khó khăn hơn trong nghề dạy học
như đã nhận xét trong các phần trên.
3.5. Về chất lượng hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực đội
ngũ giáo viên trung học cơ sở
Như đã biết, đào tạo nhà giáo là một nội dung quan
trọng trong QLNN về nhà giáo dù là theo tiếp cận QL
nhân sự (Quan điểm tĩnh, nghĩa là đào tạo nhà giáo chỉ
giới hạn trong đào tạo ban đầu) hay QL nguồn nhân lực
(Quan điểm động, nghĩa là đào tạo nhà giáo không chỉ
giới hạn trong đào tạo ban đầu mà còn gồm đào tạo trong
công việc, đào tạo liên tục, đào tạo suốt đời). Bởi vậy, khi
chúng ta thay đổi cách tiếp cận QLNN về nhà giáo theo
tiếp cận nguồn nhân lực thì nhà giáo là nguồn lực chiến
lược cần phát triển. Nhà giáo được khuyến khích và tạo
điều kiện để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ vì mục đích đem lại các kết quả học tập tốt
Bảng 3: Chất lượng bồi dưỡng GV THCS theo CĐR dựa vào năng lực
TB/XH theo trình độ
Các thành tố
GV THCS trình độ đại học GV THCS trình độ cao đẳng
TB CBQL
CSĐT
TB GV
CSĐT
TBC XH TB CBQL
CSĐT
TB GV
CSĐT
TBC XH
1) Đánh giá về năng lực trong dạy học tích hợp. 2,45 2,15 2,30 11 2,95 2,57 2,76 11
2) Hội giảng cấp khoa. 2,94 3,02 2,98 1 3,25 3,07 3,16 1
3) Bồi dưỡng lí thuyết chuyên môn. 2,45 2,14 2,29 12 3,08 2,61 2,84 9
4) Bồi dưỡng thực hành chuyên môn. 2,64 2,15 2,39 8 3,15 2,62 2,89 6
5) Bồi dưỡng lí luận nghiệp vụ sư phạm. 2,60 2,19 2,40 7 3,37 2,69 3,03 2
6) Bồi dưỡng thực hành nghiệp vụ sư phạm. 2,84 2,18 2,51 6 3,25 2,64 2,94 5
7) Bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp. 2,53 2,19 2,36 9 3,00 2,53 2,77 10
8) Bồi dưỡng phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo
tiếp cận năng lực.
3,13 2,17 2,65 3 3,11 2,61 2,86 7
9) Bồi dưỡng về phương pháp tổ chức dạy học. 2,98 2,16 2,57 4 3,11 2,58 2,84 8
10) Bồi dưỡng ngoại ngữ. 2,19 2,15 2,17 17 2,92 2,45 2,69 14
11) Bồi dưỡng tin học. 2,19 2,19 2,19 16 2,95 2,47 2,71 12
12) Bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lí. 2,15 2,06 2,11 20 2,66 2,29 2,48 20
13) Bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm hướng nghiệp. 2,13 2,10 2,11 19 2,68 2,37 2,52 19
14) Bồi dưỡng năng lực tư vấn học tập. 2,41 2,10 2,26 13 2,82 2,41 2,61 16
15) Bồi dưỡng các KN mềm. 2,15 2,13 2,14 18 2,77 2,38 2,57 17
16) Đào tạo lại để chuyển đổi môn học sẽ giảng dạy. 2,23 2,16 2,19 15 2,80 2,27 2,54 18
17) Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn. 3,63 2,15 2,89 2 3,20 2,79 2,99 3
18) Tổ chức tham quan, thực tế giảng dạy ở các cơ sở GD trong nước. 2,93 2,12 2,52 5 3,03 2,39 2,71 13
19) Tổ chức tham quan, thực tế giảng dạy ở các cơ sở GD nước ngoài. 1,90 2,15 2,03 21 2,51 2,41 2,46 21
20) Tổ chức hội thảo chuyên đề về dạy học tích hợp. 2,31 2,16 2,24 14 2,80 2,45 2,63 15
21) Cá nhân giảng viên tự bồi dưỡng. 2,55 2,15 2,35 10 3,15 2,79 2,97 4
0,00
0,50
1,00
1,50
2,00
2,50
3,00
Môi trường làm việc khác môi trường
học tập
Thiếu kiến thức chuyên môn so với thực
tế giảng dạy THCS
Kỹ năng nghề nghiệp chưa đầy đủ so
với yêu cầu ở THCS
Thái độ, tác phong làm việc chưa đạt
Dạy trái môn
Làm công tác kiêm nhiệm nhưng chưa
được đào tạo
QL chuyên môn ở trường THCS còn
nhiều thủ tục, chưa thiết thực
Thiếu trang TB, PTDH, CSVC
Thiếu quan hệ hợp tác khi làm việcThiếu năng lực ngoại ngữ
Thiếu năng lực ITC
Thiếu PP KT, ĐG
Thiếu năng lực tư vấn
Thiếu năng lực tổ chức DH
Thiếu năng lực phát triển chương
trình GD
Thiếu năng lực tư vấn hướng nghiệp
cho HS THCS
Khác
Quá trình đào tạo và quản lý đào tạo giáo viên THCS có trình độ cao đẳng
về những khó khăn mà giáo viên THCS gặp phải
CBQL tuyển dụng CBQL trường đào tạo Giảng viên Giáo viên THCS Sinh viên Tổng trung bình
Biểu đồ 6: Mức độ khó khăn mà GV THCS có trình độ
cao đẳng có thể gặp phải
Trần Công Phong, Trịnh Thị Anh Hoa, Trương Xuân Cảnh
NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN
8 TẠP CHÍ KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
hơn cho người học, dù đó là nhà giáo trường công hay
trường tư.
Trong phần này, nhóm tác giả khảo sát, đánh giá về hoạt
động bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ GV THCS.
Có 02 nhóm đối tượng được khảo sát là GV THCS trình
độ đại học và GV THCS trình độ cao đẳng, có 02 nhóm
ghi phiếu khảo sát là CBQL và giảng viên các CSĐT. Để
khảo sát chất lượng bồi dưỡng GV THCS theo CĐR, tác
giả sử dụng thang đánh giá 5 mức, từ mức kém (mức 1),
TB, khá, tốt đến xuất sắc (mức 5). Kết quả khảo sát được
tổng hợp trên Bảng 3.
Đối với GV THCS trình độ đại học, từ kết quả khảo
sát ta thấy, có 03/21 hoạt động được đánh giá có chất
lượng khá, còn lại 18/21 hoạt động có chất lượng TB.
Đối với GV THCS trình độ cao đẳng, thông số tương ứng
là 16/21 và 05/21. Đối với cả 2 nhóm khảo sát, không
có hoạt động nào được đánh giá là tốt hoặc xuất sắc và
cũng không có hoạt động nào được đánh giá ở mức độ
yếu kém. Điều này cho thấy rằng, để đáp ứng được “tính
chuyên nghiệp” trong bối cảnh đổi mới GD, ngoài năng
lực được hình thành từ đào tạo ban đầu (chương trình
đào tạo bậc đại học/cao đẳng), GV THCS cần phải được
bồi dưỡng để nâng cao năng lực với nhiều nội dung khác
nhau.Trong thời gian qua, các GV đã được bồi dưỡng
nhưng chất lượng chưa cao (chưa được đánh giá ở mức
tốt, xuất sắc). Điều này cũng đồng nghĩa với việc năng
lực của GV được nâng lên chưa nhiều.
So sánh kết quả của 2 nhóm GV THCS ta có thể nhận
thấy, nhiều nội dung bồi dưỡng cho GV THCS trình độ
cao đẳng có chất lượng khá hơn. Điều này cũng đồng
nghĩa với việc cùng chương trình bồi dưỡng nhưng sẽ
thiết thực hơn cho GV THCS trình độ cao đẳng. Như các
phần trên đã nhận xét, nếu chuẩn trình độ đào tạo GV
THCS được nâng lên “cử nhân thuộc ngành đào tạo GV”
thì nhu cầu bồi dưỡng nâng cao năng lực cũng giảm đi
rất nhiều.
4. Kết luận
Ở Việt Nam, QLNN về nhà giáo được điều chỉnh bởi
một số quy định chung nhất trong Luật Giáo dục, Luật
Giáo dục Đại học và Luật Giáo dục Nghề nghiệp, trong
đó có vị trí, vai trò, tiêu chuẩn của nhà giáo; Nhiệm vụ
và quyền của nhà giáo; Đào tạo và bồi dưỡng nhà giáo,
chính sách đối với nhà giáo. Riêng nhà giáo ở các trường
công lập còn được điều chỉnh bởi Luật Viên chức với các
quy định về quyền, nghĩa vụ của viên chức; Tuyển dụng,
sử dụng viên chức. Với những quy định như trên thì nhà
giáo được coi chủ yếu như một đối tượng QL (cách tiếp
cận theo mô hình QL nhân sự) chứ không phải là nguồn
lực cần phát triển để đảm bảo sự thành công của GD.
Để đáp ứng với hệ thống GD ngày càng trở nên phức
tạp cả về quy mô, cơ cấu và loại hình; để phát triển bền
vững một hệ thống GD có chất lượng; để GD và đào tạo
trở thành quốc sách hàng đầu, đưa đất nước bước vào
thời kì của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, vượt
qua ảnh hưởng của các giai đoạn suy thoái kinh tế toàn
cầu, đại dịch bùng phát trên diện rộng....thì trước hết cần
phải có một chiến lược phát triển đội ngũ nhà giáo có
chất lượng, có chuẩn trình độ đào tạo phù hợp với từng
cấp học, có năng lực chuyên môn nghề dạy học vững
vàng mới. Muốn vậy, cần thiết phải có nhiều nghiên cứu
làm cơ sở lí luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp để
ngày một hoàn thiện khung pháp lí QLNN về nhà giáo.
Bài báo này đề cập đến một số khía cạnh trong chủ đề
cần phải chuyển tư duy QLNN về nhà giáo sang mô hình
QL nguồn nhân lực. Các nội dung đã được đi sâu nghiên
cứu là chỉ đối với GV cấp THCS, đó là: 1/ Phân tích đánh
giá thực trạng tác động của yêu cầu đổi mới GD đến tính
chuyên nghiệp của GV; 2/ Những yêu cầu cấp thiết đối
với GV được cơ sở tuyển dụng quan tâm; 3/ Những khó
khăn mà GV gặp phải; 4/ Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
GV theo CĐR dựa vào năng lực - một tiếp cận mới hiện
nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cần hoàn thiện thể chế
QLNN về nhà giáo, khẳng định tính khoa học đúng đắn
của các quy định hiện hành đối với nhà giáo, đồng thời
cho thấy cần tiếp tục hoàn thiện thể chế về nhà giáo để
phát triển đội ngũ nhà giáo với tư cách là nguồn lực nhân
lực chiến lược để thực hiện MTGD.
Lời cám ơn: Bài báo này là kết quả nghiên cứu của
đề án KHGD/16-20.ĐA.003 “Nghiên cứu cơ sở lí luận
và thực tiễn cho việc đề xuất xây dựng Luật Nhà giáo”,
được tài trợ bởi Chương trình Khoa học và Công nghệ
cấp Quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 “Nghiên cứu phát
triển khoa học GD đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản,
toàn diện GD Việt Nam”. Nhóm tác giả của Viện Khoa
học GD Việt Nam xin cám ơn các thầy giáo, cô giáo,
CBQL các cơ sở GD, các CBQL và giảng viên các CSĐT
GV thuộc các tỉnh khu vực miền Đông Nam Bộ, đặc biệt
là Trường Đại học Đồng Nai đã tham gia khảo sát để có
các kết quả thống kê trong bài báo này.
Tài liệu tham khảo
[1] Phạm Đỗ Nhật Tiến, Trần Công Phong, Trịnh Thị Anh
Hoa, (2019), Quản lí nhà nước về nhà giáo trên thế giới
và vấn đề đặt ra với Việt Nam, Tạp chí Khoa học Giáo dục
Việt Nam, Số 24 tháng 12/2019: 1-10.
[2] Armstrong, M., (2009), Armstrong’s Handbook of Human
Resource Management Practice (11th ed.). London/
Philadelphia: Kogan Page. 1088 p.
[3] Inga L., Gunta M., Olga S., (2014), Human Resource
Management Models: Aspects of Knowledge Management
and Corporate Social Responsibility, Procedia - Social
and Behavioral Sciences 110: 577-586
[4] Dolton, P., Marcenaro, O., De Vries, R. & Po-Wen She,
9Số 27 tháng 03/2020
STATE MANAGEMENT ON TRAINING AND RETRAINING OF SECONDARY
SCHOOL TEACHERS TO RAISE THE TRAINING STANDARD FOR MEETING
THE TEACHING PROFESSIONALISM
Tran Cong Phong1, Trinh Thi Anh Hoa2,
Truong Xuan Canh3
1 Email: tcphong@moet.edu.vn
2 Email: anhhoa19@gmail.com
3 Email: xuancanhcgd@gmail.com
The Vietnam National Institute of Education Sciences
101 Tran Hung Dao, Hoan Kiem, Ha Noi, Viet Nam
ABSTRACT: In this paper, the author conducted a survey and assessment
of the training and retraining process for secondary school teachers to
improve the training standards, meeting the professionalism in teaching
based on the human resource management approach in state management
of teachers. The research results on the impact of the educational innovation
requirements for secondary school teachers’ professionalism, the urgent
requirements by employers, and the difficulties faced by these secondary
school teachers in the context of innovation and the quality of training and
retraining the secondary school teachers in order to raise the standard
of training shows that it is necessary to complete the policy framework of
state management for teachers and teaching jobs to meet the demands of
education development strategy.
KEYWORDS: Teachers; teacher career; teacher training; teacher fostering; Personnel
management; human resource management; state management on teachers; raise the
standard of training.
(2018), Global Teacher Status Index 2018, University of
Sussex.
[5] Bill Ratteree, (2015), Changing employment relationships
in the teaching profession. Background paper for
discussion at the 12th Session of the CEART. Paris:
UNESCO, Geneva: ILO
[6] Cooper, James M., Alvarado, Amy, (2006), Preparation,
recruitment and retention of teachers, International
Institute for Educational Planning (International
Academy of Education), UNESDOC Digital Library,
ISBN: 92-803-1290-1.
[7] Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, (2020),
Coronavirus: Nền kinh tế toàn cầu lâm nguy, Nhận định
tạm thời về kinh tế, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
biên soạn ngày 02 tháng 3 năm 2020.
[8] Constance L.Hunter., Henry R., Kenneth K., (2020), Xác
định và phân tích ảnh hưởng tiềm tàng của #Covid-19,
Bộ phận kinh tế-KPMG dịch, Ủy ban nhân dân thành phố
Hà Nội phát hành, tháng 3/2020.
[9] Moon, B., (2007), Research analysis: Attracting,
developing and retaining effective teachers: A global
overview of current policies and practices, Working paper
for the 9th session of the Joint ILO/UNESCO Committee
of Experts.
Trần Công Phong, Trịnh Thị Anh Hoa, Trương Xuân Cảnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_li_nha_nuoc_ve_dao_tao_va_boi_duong_giao_vien_trung_hoc.pdf