Quản lí kết quả kiểm toán- Những kinh nghiệm thực tiễn từ cơ quan Kiểm toán Nhà nước Mỹ

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, thường gọi là Mỹ, là nước Cộng hòa

liên bang với phần lớn lãnh thổ thuộc Bắc Mỹ. Mỹ có nhiều tai

fnguyên khoáng sản, trong đó có nhiều mỏ vàng, dầu, than đá và

uranium. Ngành nông nghiệp được cơ khí hóa cao cũng góp

phần đưa nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh với các sản phẩm tiêu

biểu như lúc mì, đường, bông và thuốc lá Công nghiệp Mỹ cũng

phát triển vượt bậc mà nổi tiếng là sản xuất ô tô, máy bay, đồ

dùng điện tử Mỹ cũng là siêu cường dẫn đầu thế giới về lĩnh

vực tài chính, bảo hiểm, ngân hàng Kiểm toán Nhà nước Mỹ

phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là thị

trường chứng khoán. Cơ quan Kiểm toán Nhà nước Mỹ -Government Accountability Office (viết tắt là GAO), đã chính thức

được thành lập năm 1921. Cơ quan này là một đơn vị điều tra

của Quốc hội Mỹ. GAO có nhiệm vụ chủ yếu là giúp Quốc hội xác

định các đơn vị được kiểm toán hoạt động như thế nào trong

phạm vi nguồn lực và nhiệm vụ được phân công. Bài viết này xin

đưa ra một số kinh nghiệm của Mỹ trong việc quản lý kết quả

kiểm toán. Những thông tin cơ bản về kết quả kiểm toán của

GAO.

pdf10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 969 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Quản lí kết quả kiểm toán- Những kinh nghiệm thực tiễn từ cơ quan Kiểm toán Nhà nước Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản lí kết quả kiểm toán- những kinh nghiệm thực tiễn từ cơ quan Kiểm toán Nhà nước Mỹ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, thường gọi là Mỹ, là nước Cộng hòa liên bang với phần lớn lãnh thổ thuộc Bắc Mỹ. Mỹ có nhiều tai fnguyên khoáng sản, trong đó có nhiều mỏ vàng, dầu, than đá và uranium. Ngành nông nghiệp được cơ khí hóa cao cũng góp phần đưa nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh với các sản phẩm tiêu biểu như lúc mì, đường, bông và thuốc lá…Công nghiệp Mỹ cũng phát triển vượt bậc mà nổi tiếng là sản xuất ô tô, máy bay, đồ dùng điện tử…Mỹ cũng là siêu cường dẫn đầu thế giới về lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, ngân hàng… Kiểm toán Nhà nước Mỹ phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là thị trường chứng khoán. Cơ quan Kiểm toán Nhà nước Mỹ - Government Accountability Office (viết tắt là GAO), đã chính thức được thành lập năm 1921. Cơ quan này là một đơn vị điều tra của Quốc hội Mỹ. GAO có nhiệm vụ chủ yếu là giúp Quốc hội xác định các đơn vị được kiểm toán hoạt động như thế nào trong phạm vi nguồn lực và nhiệm vụ được phân công. Bài viết này xin đưa ra một số kinh nghiệm của Mỹ trong việc quản lý kết quả kiểm toán. Những thông tin cơ bản về kết quả kiểm toán của GAO. Hàng năm, GAO phát hành hàng ngàn báo cáo kiểm toán hoặc các sản phẩm có liên quan đến kiểm toán. Năm tài chính 2006, tổng số sản phẩm kiểm toán mà GAO phát hành là 1.222, trong đố trên 65% là các kiến nghị kiểm toán. GAO luôn có xu hướng đưa ra hàng ngàn kiến nghị kiểm toán mới- trong vòng 5 năm từ năm 2002 đến năm 2006, GAO đã đưa ra 10.910 kiến nghị mới. Riêng năm 2006, GAO đã đưa ra 2.097 kiến nghị kiểm toán mới. Số lượng khổng lồ về các kiến nghị này đòi hỏi GAO phải có cách tiếp cận cơ bản và có hiệu quả để từ đó theo dõi giám sát và quản lý việc thực hiện các kết quả kiểm toán. Vì sao việc theo dõi kết quả kiểm toán lại quan trọng đối với GAO. Các chuẩn mực kiểm toán của Chính phủ chỉ ra rằng, GAO phải thiết lập các chính sách và thủ tục để xác định rằng các phát hiện và kiến nghị quan trọng trước đây đã được ghi nhận, xem xét đối với các phát hiện, kiến nghị cũng như hành động của đơn vị được kiểm toán trong các cam kết dự kiên. Bên cạnh đó, việc theo dõi thực hiện các kết quả kiểm toán giúp cho GAO định lượng được kết quả mà từ đó có thể chứng minh được nhu cầu ngân sách; cung cấp sự hỗ trợ cho nhiệm vụ và mục đích của GAO; thúc đẩy các kiểm toán viên của GAO trong việc thể hiện tầm quan trọng công việc của họ. Cách tiếp cận của GAO về quản lý kết quả kiểm toán. Để quản lý tốt kết quả kiểm toán, GAO hướng tới các cách tiếp cận sau: + Nâng cao chất lượng các kiến nghị kiểm toán: Căn cứ vào các chuẩn mực kiểm toán của Chính phủ, GAO cho rằng các kiến nghị kiểm toán cần phải đạt được các tiêu thức như: có tính chất xây dựng; giải quyết trực tiếp các nguyên nhân của vấn đề tồn tại được xác định; hành động phải có định hướng và rõ ràng, cụ thể; chỉ rõ các tổ chức phù hợp đồng thời mang tính thực tiễn, có tính khả thi và hiệu quả về kinh tế. + Cam kết đối với việc theo dõi kiến nghị Kiểm toán: GAO tạo ra và phát triển một hệ thống cơ sở dữ liệu về tất cả các kiến nghị đã được đưa ra và tạo lập một chương trình cơ sở dữ liệu trên mạng cho phép các kiểm toán viên ghi nhận và cập nhật tình trạng thực hiện của các kiến nghị kiểm toán xuyên suốt các năm và các tài liệu, đánh giá việc sửa chữa các tồn tại được thực hiện bởi đơn vị được kiểm toán. GAO đòi hỏi các kiểm toán viên phải theo dõi ít nhất một lần trong năm đối với đơn vị được kiểm toán trong việc phản hồi lại các kiến nghị của GAO và chuẩn bị các báo cáo kèm theo khi việc làm đó đạt được các lợi ích tài chính hoặc sự tiến bộ đáng kể trong hoạt động của Chính phủ. Bên cạnh đó, GAO còn tạo ra hệ thống cơ sở dữ liệu công khai đối với các kiến nghị mở. + Thiết lập các tiêu chuẩn thực hiện tỏng sự liên kết với việc thực hiện các kết quả kiểm toán: Cách tiếp cận về tiêu chuẩn thực hiện của GAO dựa trên 3 yếu tố quan trọng: - Khách hàng – thời gian và chất lượng tốt đối với Quốc hội. - Kết quả - lợi ích cho cơ quan thuế, cho Chính phủ Mỹ. - Con người – một tổ chức mẫu mực, có chọn lọc. Các thông tin thu thập được qua việc theo dõi, giám sát và quản lý kết quả kiểm toán được kết nối trực tiếp với dữ liệu kết quả, bao gồm: phần trăm của kiến nghị được thực hiện, các kết quả tài chính và kết quả phi tài chính thu được từ việc thực hiện các kiến nghị kiểm toán. Trong đó, các kết quả tài chính đạt được đo lường bằng: - Giảm chi phí hoạt động của Chính phủ. - Sự cắt giảm chi phí đối với các chương trình, dự án. - Sự tăng lên của doanh thu từ bán tài sản. - Sự thay đổi trong việc tính toán về thuế hay phí của đơn vị được kiểm toán. Mục tiêu trong năm tài chính 2006 của GAO là 39 triệu USD, tuy nhiên kết quả thực tế về lợi ích tài chính mà GAO thu được là 51 triệu USD. Điều này thể hiện với mỗi USD đầu tư cho GAO thì mang lại lợi ích cho Chính phủ là 105 USD. Các kết quả phi tài chính đạt được bao gồm: - Lợi ích nhằm cải tiếng dịch vụ của Chính phủ tới cộng đồng. - Những thay đổi về luật pháp và quy định. - Những tiến bộ đối với quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp. - Những cải cách sâu rộng của Chính phủ như là kết quả của cuộc kiểm toán do GAO tiến hành. + Báo cáo về kết quả từ việc thực hiện các kiến nghị kiểm toán: Các kiểm toán viên của GAO phải chuẩn bị các báo cáo khi kết quả công việc đưa lại một lợi ích tài chính hoặc phi tài chính. GAO có hệ thống lựa chọn dữ liệu trên mạng nhằm ghi nhận và tìm kiếm tất cả các kết quả. Hệ thống dữ liệu cho phép GAO đảm bảo trách nhiệm giải trình bằng việc thúc đây khả năng giám sát quá trình thực hiện các kiến nghị và giúp GAO xác nhận rằng các hành động được thực hiện phù hợp với các chuẩn mực. Bản thân GAO cũng có quá trình xem xét lại một cách độc lập các báo cáo kết quả của mình. Quá trình này được thực hiện bởi bộ phần kiêm tra của GAO. GAO phát hành ấn bản Báo cáo trách nhiệm giải trình và thực hiện hàng năm, trình bày kết quả đạt được cho tất cả 3 tiêu chuẩn thực hiện: Khách hàng – Kết quả - Con người. + Minh bạch hóa các phát hiện kiểm toán: Trước khi phát hành báo cáo, GAO chia sẻ các phát hiện và kiến nghị với các tổ chức bị ảnh hưởng để họ có thể cung cấp ahành đều được công bố rộng rãi ra công chúng và đăng tải trên trang web của GAO. Đồng thời, công chúng có thể vào tra cứu các dữ liệu mở về các kiến nghị mà GAO cho phép.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquan_li_ket_qua_kiem_toan.pdf
Tài liệu liên quan