Trong xu thế đổi mới giáo dục và thực hiện chương trình giáo dục
phổ thông 2018, việc tổ chức dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực học
sinh (PTNLHS) là quan điểm chủ đạo, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu
quả dạy học của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Vì vậy,
trong quản lý nhà trường tiểu học (TH), nghiên cứu về quản lý hoạt động
dạy học (HĐDH) theo định hướng PTNLHS là một vấn đề có ý nghĩa thực
tiễn, cần được đặc biệt quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Trong bài viết
này, tác giả sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định
lượng để làm rõ thực trạng và xác lập các biện pháp quản lý HĐDH theo
định hướng PTNLHS ở các trường TH huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí
Minh nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của HĐDH ở trường TH.
11 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 16/05/2022 | Lượt xem: 1042 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của đội ngũ CBQL. Trong
giai đoạn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, bên cạnh việc bồi dưỡng nghiệp vụ
quản lý, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, phẩm chất nghề nghiệp, xây dựng môi trường giáo
dục, phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội cần phải chú trọng bồi dưỡng
cho CBQL về quản trị nhà trường, quản trị HĐDH, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học
sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 như lập kế hoạch giáo dục nhà trường, tổ chức
thực hiện kế hoạch, giám sát, đánh giá, điều chỉnh kế hoạch giáo dục trong nhà trường; hướng
dẫn CBQL chỉ đạo tổ/nhóm chuyên môn thực hiện HĐDH và giáo dục trong nhà trường, trong
đó chú trọng việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch DH môn học
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC... 249
3.2.5. Tăng cường quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch DH, nội dung DH của GV
và tổ chuyên môn theo định hướng PTNLHS
Để tăng cường quản lí việc thực hiện chương trình, kế hoạch DH của GV và TCM, HT nhà
trường có trách nhiệm quản lý đội ngũ GV thực hiện đúng nề nếp giảng dạy, đúng yêu cầu nội
dung, chương trình dạy học, kế hoạch dạy học, hướng vào tinh thần trách nhiệm, cái tâm của
người thầy khi lên lớp phù hợp thực tiễn trên cơ sở đảm bảo nội dung, chương trình DH hiện
hành. Theo dõi chặt chẽ việc thực hiện chương trình DH, DH theo chủ đề. Căn cứ vào chương
trình và SGK hiện hành, các tổ bộ môn lựa chọn nội dung để xây dựng các chủ đề DH phù hợp
với việc sử dụng PPDH tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường trên cơ sở rà soát chuẩn
kiến thức, kỹ năng, thái độ theo chương trình hiện hành. Việc DH theo chủ đề phải được HT
thẩm duyệt trước khi thực hiện. Tăng cường quản lý bằng hình thức thường xuyên kiểm tra,
đánh giá giáo viên; so sánh, đối chiếu về tình hình thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch
DH, tổ chức HĐDH theo định hướng PTNLHS trên thực tế với kế hoạch đã đặt ra, phát hiện sai
lệch, hạn chế và có biện pháp điều chỉnh kế hoạch DH phù hợp. HT, phó HT cần xây dựng kế
hoạch năm học, kế hoạch giáo dục nhà trường thật cụ thể, chi tiết và khả thi; trên cơ sở đó chỉ
đạo các TCM, GV xây dựng kế hoạch DH cụ thể căn cứ vào nội dung, chương trình hiện hành;
chỉ đạo TCM, GV nghiên cứu nội dung chương trình theo hướng DH theo chủ đề, tích hợp kiến
thức liên môn, nghiên cứu, vận dụng thêm những ngữ liệu phù hợp ngoài chương trình, SGK;
chú ý giảm bớt áp lực hồ sơ sổ sách cho GV để GV tập trung nghiên cứu nội dung, chương trình
DH, xây dựng kế hoạch DH và tổ chức HĐDH hiệu quả hơn. Tăng cường kiểm tra việc thực
hiện quy chế chuyên môn với các nội dung cụ thể như: Xây dựng và thực hiện có hiệu quả kế
hoạch kiểm tra GV theo quy định mà Bộ, sở, Phòng GD & ĐT quy định. Thực hiện tốt hướng
dẫn sau kiểm tra, phát huy triệt để hiệu quả công tác tự kiểm tra của HT, đẩy mạnh kiểm tra đột
xuất theo chuyên đề; Xây dựng và hoàn chỉnh các tiêu chí đánh giá giờ dạy theo định hướng
PTNLHS sao cho hợp lý, khoa học và dân chủ; Kiện toàn đội ngũ làm công tác kiểm tra giáo
dục (Phó HT, tổ trưởng chuyên môn). Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, chính trị cho đội ngũ này; Tăng cường công tác kiểm tra tập trung vào việc thực hiện
chương trình, kế hoạch của GV, của tổ chuyên môn dưới các hình thức: Toàn diện, chuyên đề,
đột xuất. Đặc biệt tăng cường kiểm tra đột xuất để kịp thời phát hiện ra các sai phạm trong
HĐDH; Phân công cụ thể nhiệm vụ cho các cá nhân, bộ phận trong tổ kiểm tra; quy định rõ
ràng các loại hồ sơ chuyên môn, cách thức, tiêu chí đánh giá trong kiểm tra ngay từ đầu năm
học; Chỉ đạo thống nhất các tổ, nhóm chuyên môn về kế hoạch DH, cách thức báo cáo, duy trì
dự giờ, thao giảng, chuyên đề để nâng cao năng lực giảng dạy cho GV...
3.2.6. Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục hướng đến PTNLHS
Nội dung chỉ đạo đổi mới công tác KT, ĐG chất lượng giảng dạy của GV bao gồm: nâng cao
nhận thức cho CB, GV về vai trò, mục tiêu và ý nghĩa của hoạt động của ĐG chất lượng giảng
dạy theo định hướng PTNLHS; tổ chức cho GV học tập, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn và
đổi mới công tác KT, ĐG chất lượng giảng dạy của giáo viên; xây dựng bộ tiêu chí đánh giá
chất lượng giảng dạy của GV; thống nhất kế hoạch, quy trình tổ chức, hình thức và nội dung
KT, ĐG, các tiêu chí đánh giá phải dựa trên hiệu quả HĐDH theo định hướng PTNLHS.
Để chỉ đạo thực hiện đổi mới KT, ĐG kết quả giáo dục theo định hướng PTNLHS, trước hết cần
phải kiện toàn ban kiểm tra nội bộ của nhà trường; xây dựng kế hoạch KT, ĐG, phân công
nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong ban kiểm tra, chỉ đạo, tổ chức thực hiện KT, ĐG; xây
dựng và triển khai quy chế KT, ĐG trong nhà trường. Bên cạnh đó, cần phải bồi dưỡng GV các
250 NGUYỄN THỊ THANH BÌNH, PHAN MINH TIẾN
phương pháp, kỹ thuật, hình thức đánh giá mới. Một số định hướng KT, ĐG kết quả học tập của
HS theo định hướng PTNLHS: (i) Chuyển từ chủ yếu đánh giá kết quả học tập cuối môn học,
khóa học (đánh giá tổng kết) nhằm mục đích xếp hạng, phân loại sang sử dụng các loại hình
thức đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ sau từng chủ đề, từng chương nhằm mục đích
phản hồi điều chỉnh quá trình dạy học (đánh giá quá trình); (ii) Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến
thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực của người học. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu
từ ghi nhớ, hiểu kiến thức,... sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực
tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo; (iii) Chuyển
đánh giá từ một hoạt động gần như độc lập với quá trình dạy học sang việc tích hợp đánh giá
vào quá trình dạy học, xem đánh giá như là một phương pháp dạy học; (iv) Tăng cường sử dụng
CNTT trong KT, ĐG: sử dụng các phần mềm thẩm định các đặc tính đo lường của công cụ (độ
tin cậy, độ khó, độ phân biệt, độ giá trị) và sử dụng các mô hình thống kê vào xử lý phân tích, lý
giải kết quả đánh giá.
3.2.7. Tổ chức các điều kiện hỗ trợ HĐDH theo định hướng PTNLHS
Cơ sở vật chất vừa là điều kiện, vừa tạo nên môi trường giảng dạy và học tập tích cực của GV
và HS; là một trong những yếu tố làm nên chất lượng của HĐDH theo định hướng PTNLHS.
Cùng với cơ sở vật chất, thiết bị dạy học có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
DH theo định hướng PTNLHS. Do vậy, tùy theo điều kiện thực tế của nhà trường, HT cần tham
mưu với phòng GD&ĐT, cấp ủy chính quyền địa phương trong việc tập trung các nguồn lực
đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị DH cho nhà trường; xây dựng kế hoạch, phân công cụ thể
cán bộ trong việc bảo quản, tu bổ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; làm tốt công tác xã hội hóa
giáo dục; tăng cường việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý. Bên cạnh đó, HT tham mưu
với phòng GD&ĐT để cung cấp đầy đủ trang thiết bị DH theo danh mục thiết bị DH tối thiểu
của Bộ GD&ĐT quy định, bổ sung thường xuyên những thiết bị đồ dùng bị hỏng, tăng cường
đầu tư trang thiết bị DH hiện đại (máy chiếu đa năng, bảng tương tác) cho nhà trường; phát
động và duy trì hiệu quả phong trào thi đua làm đồ dùng dạy học của GV để bổ sung thêm
nguồn đồ dùng DH cho việc giảng dạy đạt hiệu quả. Tổ chức tập huấn cho GV cách thức sử
dụng các thiết bị DH, cách soạn giảng trên các phần mềm bổ trợ powerpoint, active để tạo ra
các tiết dạy hào hứng, sôi động, cuốn hút HS tích cực học tập. Tổ chức các kỳ thi thiết kế bài
giảng hay thi GV dạy giỏi để khuyến khích việc ứng dụng CNTT của GV. Xây dựng các kho tư
liệu bài giảng tại trường để giáo viên cùng sử dụng và thường xuyên kiểm tra, rút kinh nghiệm
việc ứng dụng CCNTT trong giảng dạy của GV. Xây dựng đội ngũ GV nòng cốt về CNTT để
triển khai và đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong DH...
4. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy, công tác quản lý HĐDH theo định hướng PTNLHS ở
các trường TH huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được một số kết quả nhất định
những vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng
tôi đề xuất các biện pháp quản lý HĐDH theo định hướng PTNLHS ở trường TH. Các biện
pháp có mối quan hệ biện chứng, gắn bó chặt chẽ, bổ sung và hỗ trợ cho nhau tạo nên một chỉnh
thể thống nhất, nếu được áp dụng một cách hợp lý, đồng bộ, linh hoạt sẽ tạo được một bước đột
phá quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý HĐDH theo định hướng PTNLHS ở các
trường TH huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC... 251
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban chấp hành Trung ương Đảng (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế. Hà Nội.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Thông tư số
32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018, Hà Nội.
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020). Quy đinh đánh giá học sinh tiểu học, Thông tư số
27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020, Hà Nội.
[4] Nguyễn Vũ Bích Hiền (2014). Tiếp cận năng lực trong đánh giá giáo dục, NXB ĐHSP
Hà Nội.
[5] Đỗ Thị Thanh Thuỷ (chủ biên), Nguyễn Thành Vinh, Hà Thế Truyền, Nguyễn Thị
Tuyết Hạnh (2017). Quản lí hoạt động dạy học trong trường phổ thông, NXB Giáo
dục Việt Nam.
Title: THE MANAGEMENT OF COMPETENCY-BASED TEACHING ACTIVITIES AT
PRIMARY SCHOOLS IN CU CHI DISTRICT, HO CHI MINH CITY
Abstracts: The educational reforms and implementation of the general education program 2018
have raised the essential role of transformation to competency-based teaching to improve
teaching quality and effectiveness. Therefore, an investigation on the management of
competency-based teaching and learning activities is significant. This article used mixed
methods to investigate the current state and suggest measures to manage competency-based
teaching activities at primary schools in Cu Chi District, Ho Chi Minh City, aiming to improve
the effectiveness of teaching activities at primary schools.
Keywords: Competency-based teaching activities, primary schools.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_li_hoat_dong_day_hoc_theo_dinh_huong_phat_trien_nang_lu.pdf