Quan hệ giữa cha mẹ và con

I. Quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ, con

1. Căn cứ phát sinh quan hệ cha mẹ con

Một số khái niệm cơ bản:

-Con trong giá thú: cha, mẹ được PL thừa nhận là VC

-Con ngoài giá thú: cha, mẹ không được PL thừa nhận là VC

-Con chung của VC, VC cùng được xác định là cha mẹ

-Con chung của 2 người không phải là VC: do nam nữ sống chung sinh ra

-Con riêng: của 1 bên

-Con đẻ: cùng huyết thống

-Con nuôi: không cùng huyết thống, được nhận nuôi

pdf14 trang | Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1553 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Quan hệ giữa cha mẹ và con, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON I. Quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ, con 1. Căn cứ phát sinh quan hệ cha mẹ con Một số khái niệm cơ bản: - Con trong giá thú: cha, mẹ được PL thừa nhận là VC - Con ngoài giá thú: cha, mẹ không được PL thừa nhận là VC - Con chung của VC, VC cùng được xác định là cha mẹ - Con chung của 2 người không phải là VC: do nam nữ sống chung sinh ra - Con riêng: của 1 bên - Con đẻ: cùng huyết thống - Con nuôi: không cùng huyết thống, được nhận nuôi a. Sinh đẻ - Xác định con trong giá thú (Điều 63 LHN, Điều 21 Nghị định 70) + Căn cứ xác định: thời kỳ hôn nhân (trong, trước, sau) Trong: thụ thai, sinh luôn, hôn nhân đang tồn tại Trong: thụ thai trước, sau đó sinh ra trong TKHN Sau: thu thai trong, sinh ra sau HN chấm dứt, không quá 300 ngày (200-286 ngày) Trước: sinh ra trước, được cha mẹ thừa nhận. + Nguyên tắc xác định: suy đoán pháp lý, những tiêu chỉ luật định khi cha mẹ con thỏa mãn là được không bắt buộc phải có huyết thống + Hình thức xác định: đăng ký khai sinh ( thẩm quyền, thời hạn, thủ tục: Điều 13, 14, 15 NĐ 158) - Xác định con ngoài giá thú (điều 64, 65, 66 LHN) Con ngoài giá thú có: quyền yêu cầu xác nhận cha, mẹ, con; quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con; quyền yêu cầu xác định không là cha, mẹ, con; Nguyên tắc xác định: chỉ khi có QĐ của cơ quan có thẩm quyền mới biết ai là cha của đứa trẻ sinh ra Căn cứ cứ xác định: thư, hình ảnh, giám định gen... Hình thức xác định: thủ tục hành chính/thủ tục tư pháp Nhận con ngoài giá thú theo TT hành chính (Điều 32, 33 NĐ 158; mục 4, điểm A TT 01/2008) +Điều kiện: tự nguyện, không tranh chấp; các bên còn sống trừ TH con nhận cha mẹ +Thẩm quyền: UBND cấp xã nơi cư trú của bên nhận/được nhận Xác định con ngoài giá thú theo thủ tục tư pháp +Điều kiện: có tranh chấp +Thẩm quyền: TAND – Nguyên tắc suy đoán cha theo TT số 15-DS ngày 27.9.1974 (đọc tập bài giảng) +Chủ thể yêu cầu: Điều 66: cha, mẹ, người giám hộ/cơ quan LĐTBXH/Hội LHPN - Xác định con sinh ra bằng phương pháp khoa học *Cơ sở pháp lý: Điều 20, 21 Nghị định số 13/2003/NĐ-CP về sinh con theo phương pháp khoa học *Nội dung + 2 phương pháp: thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo (không thừa nhận mang thai hộ, mượn bụng để mang bầu và sinh sản vô tính) + Vợ chồng vô sinh/phụ nữ độc thân là cha, mẹ của trẻ sinh ra + Con không có quyền thừa kế/yêu cầu người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi nuôi dưỡng b. Nuôi dưỡng c. Sống chung 1.2. Quan hệ cha mẹ con phát sinh do nuôi dưỡng Luật nuôi con nuôi (bãi bỏ Chương VIII, Điều 105; sửa đổi Điều 109, nghị định 19/2011/NĐ-CP) à bỏ 1 số điều NGhị định 158, 32, 68 về nuôi con nuôi a. Khái niệm, mục đích nguyên tắc Điều 2-5 Luật NCN 2011 - Xác lập quan hệ cha mẹ con vì lợi ích của người nhận, được nhận - “Chỉ cho làm con nuôi người ở NN khi không tìm được gia đình trong nước thay thế - Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế (Điều 5) b. Điều kiện nuôi con nuôi (Điều 8, Điều 21 Luật NCN) Điều 8. Người được nhận làm con nuôi 1. Trẻ em dưới 16 tuổi 2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi. Hạn chế 3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng. Điều 21. Sự đồng ý cho làm con nuôi 1. Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó. Người nhận nuôi Điều 14 Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi 1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (18 tuổi trở lên); b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; d) Có tư cách đạo đức tốt. 2. Những người sau đây không được nhận con nuôi: a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; c) Đang chấp hành hình phạt tù; d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. 3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng (điều kiện tuổi, sức khỏe, kinh tế, chỗ ở) quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này. c. Chấm dứt việc nuôi con nuôi Điều 25. Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây: 1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi; 2. Con nuôi vi phạm PL: bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi; 3. Cha mẹ nuôi vi phạm PL: bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi; 4. Vi phạm 7 hành vi cấm quy định tại Điều 13 của Luật này (lợi dụng tình dục, vi phạm chính sách KH hóa gia đình, vi phạm thuần phong mỹ tục). Điều 26. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi 1. Cha mẹ nuôi. 2. Con nuôi đã thành niên. 3. Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi. 4. Cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi khi có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 25 của Luật này: a) Cơ quan lao động, thương binh và xã hội; b) Hội liên hiệp phụ nữ. Điều 27. Hệ quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi 1. Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đẻ khôi phục nếu giao lại con kể từ ngày quyết định chấm dứt nuôi con nuôi của Tòa án có hiệu lực pháp luật. 2. Trường hợp con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án quyết định giao cho cha mẹ đẻ hoặc tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vì lợi ích tốt nhất của người đó. 3. Trường hợp con nuôi được giao cho cha mẹ đẻ thì các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã chấm dứt theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật này được khôi phục. 4. Trường hợp con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó; nếu con nuôi có công lao đóng góp vào khối tài sản chung của cha mẹ nuôi thì được hưởng phần tài sản tương xứng với công lao đóng góp theo thỏa thuận với cha mẹ nuôi; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. 5. Con nuôi có quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm con nuôi. Điều 10. Thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. 1.3. Quan hệ giữa cha mẹ con phát sinh do sống chung Cơ sở phát sinh: mẹ kế, bố dượng và con riêng sống chung Nghĩa vụ và quyền phát sinh Điều 35, 36, 38 nghĩa vũ và quyền nhân thân: trông nôm, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng sống chung Nghĩa vụ và quyền lợi về tài sản: điều 679 BLDS: các bên chăm sóc nuôi dưỡng nhau như cha mẹ con thì được hưởng di sản 2. Nội dung QHPL giữa cha mẹ con 2.1. Nghĩa vụ và quyền nhân thân (Điều 34-39) - Nghĩa vụ - quyền mang tính tình cảm cảm, đạo lý; tính tự do dân chủ - Cha mẹ chi phối con về mặt hành chính, dân sự - Đại diện theo pháp luật giữa cha, mẹ và con 2.2. Nghĩa vụ và quyền về tài sản a. Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng b. Nghĩa vụ và quyền nuôi dưỡng cấp dưỡng (Điều 36, 50, 56, 57 LHN) Cha mẹ sống chung (Nuôi dưỡng) đối với..... Không sống chung (Cấp dưỡng)............. Con đã thành niên, đủ KN lao động à nuôi dưỡng cha mẹ trong bất cứ hoàn cảnh nào à cấp dưỡng cha mẹ không có KNLĐ, không tài sản c. Quản lý tài sản, định đoạt TS riêng của con - Quản lý TS của con (điều 45) + Từ đủ 15 tuổi trở lên: tự mình/nhờ cha mẹ quản lý + Dưới 15 tuổi, mất NLHVDS: cha mẹ quản lý/ủy quyền trừ trường hợp người tặng cho/để thừa kế mà chỉ định người khác quản lý - Định đoạt tài sản con (Điều 46) +Từ 15-<18: dùng tài sản kinh doanh/Định đoạt TS giá trị lớn phải có ý kiến cha mẹ +<15: cha mẹ định đoạt vì lợi ích của con d. Bồi thường do hành vi trái PL của con gây ra Điều 40 LHN; Điều 606 621 BLDS - Từ 15-<18 gây ra thiệt hại: cha mẹ bồi thường phần thiếu - < 15, mất NLHVDS gây thiệt hại: cha mẹ bồi thường, trừ TH con gây hại trong thời gian học tại trường, do bệnh viện, tổ chức khác quản lý trực tiếp 3. Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên (Điều 41) Điều 41. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên Khi cha, mẹ đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; phá tán tài sản của con; có lối sống đồi truỵ, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì tùy từng trường hợp cụ thể Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 42 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ một năm đến năm năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này. Các quyền bị hạn chế: đại diện, trông nôm, chăm sóc, quản lý TSR, giái dục - Chủ thể yêu cầu và thẩm quyền giải quyết (Điều 42) Điều 42. Người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên 1. Cha, mẹ, người thân thích (Điều 15, Nghị định 70) của con chưa thành niên theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. 3. Cơ quan, tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên: a) lao động TBXH b) Hội liên hiệp phụ nữ. 4. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị Viện kiểm sát xem xét, yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. - Hậu quả pháp lý (Điều 43) Điều 43. Hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên 1. Trong trường hợp một trong hai người là cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế một số quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con. 2. Trong trường hợp cha mẹ đều bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên được giao cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật này. 3. Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf100_4035.pdf
Tài liệu liên quan