Quan điểm về dân của Nguyễn Trãi là sự hội tụ những giá trị tinh
hoa, đạo lý của dân tộc, của thời đại và của một trí tuệ tài ba với trái tim luôn đập
cùng nhịp đập của những người dân đau khổ. Bài viết đã phân tích một số nội dung
chủ yếu trong tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi như khái niệm về dân, vai trò của
dân và tư tưởng an dân. Qua đó, cho thấy trong tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi
mang đậm tính chất nhân văn, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Và qua đó đã
để lại cho thế hệ sau một nền tảng tư tưởng đậm đà bản sắc dân tộc về quyền dân
chủ của dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Một quan
điểm rõ nét về tầm quan trọng của người “dân” trong xã hội thời ấy và bấy giờ
16 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Quan điểm về dân của Nguyễn Trãi và ý nghĩa của nó trong việc phát huy quyền dân chủ ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tộc dân chủ nhân dân, trong Đảng ta đã xuất hiện những biểu hiện làm
nguy hại đến mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân. Sự xuất hiện của “bệnh
chủ quan, duy ý chí”, lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội chạy theo
nguyện vọng chủ quan, “lời nói không đi đôi với việc làm”, vi phạm nguyên tắc tập
trung dân chủ, không lắng nghe ý kiến của quần chúng... đã làm suy giảm lòng tin
của nhân dân đối với Đảng [3, tr.25 - 27]. Nhận thức đƣợc nguy hiểm của những
biểu hiện tiêu cực nêu trên, trong Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI, Đảng ta đã rút ra bốn bài học kinh nghiệm cho quá trình lãnh đạo cách
mạng Việt Nam, trong đó, bài học đầu tiên mà Đảng ta nêu ra là “trong toàn bộ
hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và
phát huy quyền làm chủ của nhân dân” [3, tr.28].
Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
đƣợc trình bày tại Đại hội VII tiếp tục khẳng định “sự nghiệp cách mạng là của
nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”. Nhân dân chính là lực lƣợng to lớn đảm
bảo cho thắng lợi của cách mạng. Mọi chủ trƣơng, đƣờng lối và hoạt động của Đảng
đều phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở
sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Cƣơng lĩnh cũng nhấn mạnh: “Quan liêu, mệnh
lệnh, xa rời nhân dân sẽ đƣa đến những tổn thất không lƣờng đƣợc đối với vận
mệnh đất nƣớc” [3, tr.311].
Nhƣ vậy, trong toàn bộ quan điểm của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn
khẳng định cách mạng là sự nghiệp của nhân dân. Nhân dân chính là động lực to
lớn của mọi thắng lợi trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa. Suốt quá trình tồn tại và phát triển của mình, chính nhờ bắt rễ sâu rộng trong
quần chúng, chủ trƣơng, đƣờng lối đƣợc lòng dân, đƣợc nhân dân đồng tình ủng hộ,
cho nên Đảng và nhân dân ta đã kết thành một khối vững chắc, quan hệ máu thịt với
nhân dân là cội nguồn sức mạnh to lớn của Đảng. Ở đâu và lúc nào, tổ chức đảng,
cán bộ, đảng viên thƣờng xuyên chăm lo lợi ích của nhân dân, vì lợi ích của dân, thì
ở đó Đảng và dân có mối quan hệ tốt đẹp; cán bộ, đảng viên đƣợc dân tin, dân phục,
dân theo. Trái lại, ở đâu và lúc nào tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên xa dân, quan
185
liêu, nhũng nhiễu, ức hiếp dân thì ở đó sẽ quan hệ giữa Đảng và nhân dân trở nên
lỏng lẻo, nhân dân sẽ không tin và theo Đảng. Vì vậy, trong Cƣơng lĩnh xây dựng
đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hôi (bổ sung, phát triển năm 2011),
Đảng ta luôn nhấn mạnh: “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát
huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự
giám sát của nhân dân” [4, tr.89]. Qua 30 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới, tuy có
lúc, có nơi vẫn còn những khuyết điểm, hạn chế, song với việc phát triển kinh tế -
xã hội, cải thiện đời sống, nâng cao trình độ dân trí, mở rộng dân chủ trong xã hội,
Đảng ta ngày càng củng cố đƣợc niềm tin của nhân dân, khơi dậy đƣợc những tiềm
năng mới, tạo ra đƣợc những xung lực mới cho cách mạng trong giai đoạn mới.
Trong giai đoạn hiện nay, để tiếp tục thực hiện tốt quan điểm lấy dân làm
gốc, phát huy quyền dân chủ của Nhân dân, chúng ta cần thực hiện tốt một số giải
pháp sau:
Thứ nhất, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.
Thực tế cho thấy, độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết thực hiện chủ nghĩa
xã hội và chỉ có chủ nghĩa xã hội mới là cơ sở đảm bảo vững chắc để có độc lập cho
Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân; chỉ có cách mạng xã hội chủ nghĩa mới
thực sự kết hợp đúng đắn lợi ích giai cấp với lợi ích dân tộc và lợi ích của các tầng
lớp nhân dân; đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân; đƣa nhân dân
thực sự trở thành chủ thể của xã hội, làm chủ vận mệnh dân tộc và làm chủ chính
bản thân mình.
Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng nhằm tăng
cƣờng sức mạnh của Đảng và khơi dậy lòng tin của nhân dân vào Đảng; đồng thời
tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ
nghĩa nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Thực tiễn quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam đã
chứng minh rằng: Hễ khi nào và nơi nào mà Đảng không thƣờng xuyên đổi mới,
không thƣờng xuyên tự chỉnh đốn thì lúc đó Đảng sẽ tự đánh mất vai trò lãnh đạo
của mình. Trong bối cảnh hiệ
ả - ả
186
xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạ ảng thực sự l
“văn minh” đòi hỏi các cấp ủy, tổ chứ ả ế
ộ, đảng viên tiếp tục thực hiện tốt tinh thần Nghị quyết Trung ƣơng 4
khóa XI.
Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của
bộ máy nhà nƣớc thông qua đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội để bảo đảm
Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân; đẩy mạnh quá trình cải
cách hành chính và nâng cao chất lƣợng của hoạt động tƣ pháp theo tinh thần của
Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tƣ pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ
công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con ngƣời. Ngoài ra, cần tiếp tục đổi mới tổ
chức hoạt động của chính quyền địa phƣơng các cấp nhằm đảm bảo các quyền và
nghĩa vụ của nhân dân.
Thứ ba, thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở nhằm phát huy quyền làm chủ
của nhân dân.
Ngày 18 tháng 02 năm 1998, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 30-CT/TW về
Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, trong Chỉ thị này Bộ Chính trị đã
chỉ rõ trong quá trình lãnh đạo cách mạng (nhất là trong sự nghiệp đổi mới hiện
nay), Đảng ta bƣớc đầu đã “phát huy một bƣớc quyền làm chủ của nhân dân”, song
nhìn chung “quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm ở nhiều nơi, trên nhiều
lĩnh vực; tệ quan liêu, mệnh lệnh, cửa quyền, tham nhũng, sách nhiễu, gây phiền hà
cho dân vẫn đang phổ biến và nghiêm trọng mà chúng ta chƣa đẩy lùi, ngăn chặn
đƣợc. Phƣơng châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chƣa đƣợc cụ thể
hoá và thể chế hoá thành luật pháp, chậm đi vào cuộc sống”. Vì vậy, mục tiêu của
Chị thị 30-CT/TW là nhằm “phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, là nơi
trực tiếp thực hiện mọi chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, là nơi cần
thực hiện quyền dân chủ của nhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất” [12].
Trong quá trình thực hiện Chỉ thị 30, mặc dù đã góp phần đổi mới phƣơng
thức, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nƣớc; đổi
mới nội dung, phƣơng thức hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể nhân dân; phát huy
tính tiền phong, gƣơng mẫu, chấn chỉnh phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công
187
chức theo hƣớng sát dân, trọng dân và phát huy quyền làm chủ của nhân dân nhƣ
tinh thần Kết luận số 65- KL/TW ngày 04 tháng 3 năm 2010 của Ban Bí thƣ về Tiếp
tục thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về xây dựng và thực
hiện Quy chế dân chủ cơ sở đã nêu ra. Song bên cạnh đó, trong quá trình triển khai
Chỉ thị 30 không ít nơi còn hình thức, chất lƣợng chƣa cao, chƣa thành nền nếp, “một
số nơi nội bộ lãnh đạo cấp ủy, chính quyền mất đoàn kết; tình trạng quan liêu, tham
nhũng, lãng phí, tiêu cực chƣa đƣợc ngăn chặn kịp thời; tình hình khiếu kiện của
nông dân, đình công, bãi công của công nhân diễn biến phức tạp, ảnh hƣởng không
nhỏ đến lòng tin của nhân dân đối với cấp ủy, chính quyền” [12].
Chính vì vây, trong thời gian tới để phát huy hơn nữa quyền làm chủ của
nhân dân, mở rộng dân chủ trực tiếp của nhân dân ở cơ sở một mặt tăng cƣờng công
tác thông tin, tuyên truyền rộng rãi trong toàn xã hội về việc thực hiện quy chế dân
chủ ở cơ sở; không ngừng nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng,
chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng,
pháp luật của Nhà nƣớc về phát huy quyền làm chủ của nhân dân; hoàn thiện và thể
chế hóa các chủ trƣơng của Đảng về dân chủ và mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa;
tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng; trách nhiệm của chính quyền về
thực hiện quy chế dân chủ; tiếp tục chỉ đạo cụ thể hóa phƣơng châm “dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra” ở cơ sở. Phát huy vai trò của Mặt trận, các đoàn thể
nhân dân trong việc tuyên truyền và giám sát việc thực hiện; vận động nhân dân
nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cơ sở
3. Kết luận
Trong tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam, kể từ khi Ngô Quyền xác
lập đƣợc nền độc lập cho đến nay, tƣ tƣởng dân là gốc nƣớc luôn là tƣ tƣởng chính
trị quan trọng và xuyên suốt. Lịch sử dân tộc đã kiểm chứng, bất kỳ ở giai đoạn nào
nếu nhà cầm quyền biết quan tâm và chăm lo tới đời sống của nhân dân, đƣợc lòng
dân thì chính quyền đƣợc củng cố, đất nƣớc hƣởng cảnh thái bình; còn khi chính
quyền xa dân, nhiễu dân thì vận nƣớc suy. Chính vì vậy, phƣơng châm dân là gốc
nƣớc đã trở thành triết lý hành động của các triều đại phong kiến Việt Nam trong
việc củng cố chính quyền, ổn định xã hội, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong dòng
chảy đó, quan niệm về dân của Nguyễn Trãi là sự phát triển cao hơn quan điểm về
dân trong tƣ tƣởng Việt Nam thời Lý – Trần và có thể nói là đỉnh cao trong giai
188
đoạn lịch sử tƣ tƣởng trung đại Việt Nam; quan niệm đó chứa đựng nhiều yếu tố,
nhiều giá trị tích cực và mang đậm tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc.
Cùng với quá trình phát triển của dân tộc, tƣ tƣởng thân dân đƣợc bổ sung
thêm những giá trị mới tiến bộ, nhằm đáp ứng đƣợc đòi hỏi mới của thực tiễn đất
nƣớc. Trong giai đoạn phát triển đất nƣớc hiện nay, thấm nhuần tƣ tƣởng của Chủ
tịch Hồ Chí Minh về bài học “nước lấy dân làm gốc” sẽ là cơ sở, là nền tảng để
phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp của mọi tầng lớp nhân dân tham gia vào phát
triển kinh tế - xã hội nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh, vững bƣớc đi lên chủ nghĩa xã hội” nhƣ tinh thần Đại hội XI của
Đảng đã đề ra./.
Tài liệu tham khảo
[1]. Nguyễn Trọng Chuẩn (2006), Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, tập 1, Nxb. Khoa
học xã hội, Hà Nội.
[2]. Dịch giả Đoàn Trung Còn (2006), Tứ thư (bộ 4 tập), Nxb. Thuận Hóa, Huế.
[3]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI,
VII, VIII, IX), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[4]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
[5]. Trần Trọng Kim (2008), Nho giáo, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.
[6]. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
[7]. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
[8]. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 13, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
[9]. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
[10]. Nguyễn Hữu Sơn (2001), Nguyễn Trãi về tác gia và tác phẩm, Nxb. Giáo Dục, Hà
Nội.
[11]. Viện Sử học (1976), Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
[12]. www.dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/van-kien-dang.html
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_diem_ve_dan_cua_nguyen_trai_va_y_nghia_cua_no_trong_vie.pdf