Quá trình xây dựng chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo của khoa công nghệ thông tin trường đại học khoa học tự nhiên theo Cdio

Bài báo này mô t ảquá trình xây d ựng chuẩn đầu ra và khung chương tr ình đào tạo của Khoa

Công nghệthông tin (CNTT), Trư ờng Đại học Khoa học Tựnhiên, Đại học Quốc gia Tp.HCM

theo mô hình Conceive -Design-Implement -Operate (CDIO). Quá trình xây d ựng được trình bày

chi tiết bắt nguồn từhiện trạng sẵn có vềdanh sách các chu ẩn đầu ra, chương tr ình đào tạo của

KhoaCNTT cho đến cách thức áp dụng CDIO vào chương tr ình đào tạo của Khoa d ựa trên quy

trình được đềxuất bởi tổchức CDIO với các đi ều chỉnhphù hợp. Chúng tôi c ũng đềxuất một

quy trình chi tiết hơn dựa trên kinh nghi ệm áp dụng thực tếquy trình điều chỉnh của CDIO vào

việc xây dựng chuẩn đầu ra và khung chương tr ình đào tạo mới theo CDIO c ủaKhoa CNTT.

pdf12 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Quá trình xây dựng chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo của khoa công nghệ thông tin trường đại học khoa học tự nhiên theo Cdio, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 B-1/1 QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA KHOA CNTT TRƯỜNG ĐH KHTN THEO CDIO Đinh Bá Tiến, Lê Hoài Bắc, Trần Đan Thư, Dương Anh Đức Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp.HCM {dbtien, lhbac, tdthu, daduc @fit.hcmus.edu.vn } Tóm tắt Bài báo này mô tả quá trình xây dựng chuẩn đầu ra và khung chương trình đào tạo của Khoa Công nghệ thông tin (CNTT), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp.HCM theo mô hình Conceive-Design-Implement-Operate (CDIO). Quá trình xây dựng được trình bày chi tiết bắt nguồn từ hiện trạng sẵn có về danh sách các chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo của Khoa CNTT cho đến cách thức áp dụng CDIO vào chương tr ình đào tạo của Khoa dựa trên quy trình được đề xuất bởi tổ chức CDIO với các điều chỉnh phù hợp. Chúng tôi cũng đề xuất một quy trình chi tiết hơn dựa trên kinh nghiệm áp dụng thực tế quy trình điều chỉnh của CDIO vào việc xây dựng chuẩn đầu ra và khung chương tr ình đào tạo mới theo CDIO của Khoa CNTT. Từ khóa: CDIO, learning outcomes, curri culum design, chuẩn đầu ra, khung chương tr ình đào tạo 1. Giới thiệu Vào tháng 12 năm 2009, Khoa Công nghệ thông tin (CNTT), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Trường ĐH KHTN), Đại học Quốc gia Tp.HCM (ĐHQG-HCM) tham gia quá trình đánh giá ngoài cấp chương trình do các chuyên gia thuộc hiệp hội các trường Đại học Đông Nam Á (ASEAN University Network (AUN-QA)) [2] thực hiện. Mặc dù kết quả tổng kết trên toàn bộ 12 tiêu chuẩn (gồm 71 tiêu chí) cho chương trình đào tạo cử nhân CNTT của Khoa đạt được khá cao, tương đương với các chương trình đào tạo tiên tiến của các nước khác trong khu vực ASEAN, nhưng qua đó, Khoa cũng nhận được nhiều ý kiến thiết thực về các điểm yếu, những nhận xét của chuyên gia mà qua đó Khoa có thể cải thiện để đạt chất lượng cao hơn. Một trong những vấn đề mà Trường ĐH KHTN và Khoa CNTT đặc biệt quan tâm là khung chương tr ình đào tạo và chuẩn đầu ra của ngành CNTT. Trên thực tế, các chuẩn đầu ra mà Khoa CNTT hiện đang áp dụng triển khai đã được xây dựng dựa trên chuẩn ABET và đặc thù đào tạo của Khoa. Tuy nhiên, khi xem xét k ỹ lại quá trình hình thành và triển khai các chuẩn đầu ra này thì chúng tôi nhận thấy hệ thống chuẩn đầu ra và khung chương trình đào tạo còn nhiều điểm hạn chế. Cụ thể, các chuẩn đầu ra được trình bày khá chung chung và được xây dựng dựa trên kinh nghiệm cá nhân của một nhóm giảng viên có thâm niên và nguồn tham khảo từ các đại học nổi tiếng trên thế giới. Bên cạnh đó, khung chương tr ình đào tạo cũng được xây dựng dựa trên sự quan sát và kinh nghiệm của các thành viên trong Khoa chứ không dựa vào một phương pháp luận sẵn có nào. Do vậy, gần đây, khi ĐHQG-HCM hỗ trợ các trường thành viên tiếp cận với CDIO [7] để nâng cao chất lượng giáo dục, Khoa CNTT xem đây là cơ h ội lớn để điều chỉnh và nâng cao chất lượng dạy và học cho ngành CNTT. B-1/2 Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 Trong khuôn khổ của báo cáo này, chúng tôi xin trình bày quá trình áp d ụng mô hình CDIO vào việc điều chỉnh và nâng cao chất lượng của các chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo của Khoa. Chúng tôi cũng trình bày những khó khăn và hạn chế khi triển khai áp dụng CDIO vào một chương trình đào tạo đã có sẵn. Qua đó, dựa trên kinh nghiệm thực tế khi triển khai tại khoa CNTT, chúng tôi cũng đề xuất một quy trình tổng quát để xây dựng chuẩn đầu ra và khung chương trình đào tạo nhằm áp dụng vào một chương trình đào tạo sẵn có để nâng cao chất lượng của chuẩn đầu ra và khung chương tr ình giảng dạy tương ứng. 2. CDIO Phương pháp tiếp cận theo CDIO cho lĩnh vực giáo dục và đạo tạo các ngành kỹ thuật được đề xuất bởi 1 nhóm các trường Đại học tiên tiến trên thế giới, dẫn đầu là Trường Đại học MIT [4, 8]. Cho đến nay, theo thông tin trên website c ủa tổ chức CDIO, đã có hơn 50 trường Đại học trên thế giới đang tham gia và áp dụng mô hình CDIO vào quá trình d ạy và học [8]. Hiện tại, tổ chức CDIO đã đưa ra bộ chuẩn đầu ra tổng quát gồm 4 nhóm, với chi tiết đến cấp độ 4, mô tả đầy đủ và chi tiết các chuẩn đầu ra có thể có cho các chương trình đào tạo ngành kỹ thuật. Sau đây, bảng 1 mô tả danh sách các chuẩn đầu ra theo CDIO ở cấp độ 2: 1. TECHNICAL KNOWLEDGE AND R EASONING 1.1. KNOWLEDGE OF UNDERLYING SCIENCE 1.2. CORE ENGINEERING FUNDAMENTAL KNOWLEDGE 1.3. ADVANCED ENGINEERING FUNDAMENTAL KNOWLEDGE 2. PERSONAL AND PROFESSIONAL SKILLS AND ATTRIBUTES 2.1. ENGINEERING REASONING AND PROBLEM SOLVING 2.2. EXPERIMENTATION AND KNOWLEDGE DISCOVERY 2.3. SYSTEM THINKING 2.4. PERSONAL SKILLS AND ATTITUDES 2.5. PROFESSIONAL SKILLS AND ATTITUDES 3. INTERPERSONAL SKILLS: TEAMWORK AND COMMUNICATION 3.1. MULTI-DISCIPLINARY TEAMWORK 3.2. COMMUNICATIONS 3.3. COMMUNICATIONS IN FOREIGN LANGUAGES 4 CONCEIVING, DESIGNING, IMPLEMENTING, AND OPERATING SYSTEMS IN THE ENTERPRISE AND SOCIETAL CONTEXT 4.1. EXTERNAL AND SOCIETAL CONTEXT 4.2. ENTERPRISE AND BUSINESS CONTEXT 4.3. CONCEIVING AND ENGINEERING SYSTEMS 4.4. DESIGNING 4.5. IMPLEMENTING 4.6. OPERATING Bảng 1. Chuẩn đầu ra tổng quát của CDIO ở cấp độ 2 Trong đó, các chuẩn đầu ra tổng quát do CDIO đưa ra được thực hiện thông qua việc xem xét các chương trình đào tạo ngành kỹ thuật của nhiều trường Đại học trên thế giới, thảo luận giữa các nhóm nghiên cứu về CDIO, những dữ liệu cung cấp từ nhiều bên liên quan bao gồm cả giới doanh nghiệp v.v Các chuẩn đầu ra tổng quát được phân vào 4 nhóm chính: nhóm ki ến thức kỹ thuật và suy luận, nhóm các kỹ năng cá nhân và kỹ năng nghề nghiệp, nhóm các kỹ năng làm việc nhóm, và cuối cùng là nhóm CDIO. Gần đây, về mặt chi tiết, các chuẩn đầu ra tổng quát của CDIO có bổ sung thêm một số chuẩn liên quan đến kỹ năng như kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng điều đình/thương thảo (negotiation), hay các tính chất của xã hội, doanh nghiệp và tính bền vững Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 B-1/3 Hình 1. Các nhóm kiến thức, kỹ năng và sự hỗ trợ cần thiết cho việc nhận biết, thiết kế, cài đặt và vận hành hệ thống trong ngữ cảnh doanh nghiệp và xã hội (trích từ [4]) 3. Hiện trạng về chuẩn đầu ra và khung chương trình đào tạo của Khoa CNTT Trước khi triển khai đề án áp dụng mô hình CDIO vào chương trình đào tạo của Khoa CNTT, chúng tôi cũng đã xây dựng và vận hành chương trình đào tạo của Khoa qua nhiều năm dựa trên bộ chuẩn đầu ra A-G (xem mô tả trong bảng 2 bên dưới). Bộ chuẩn đầu ra của Khoa A-G được xây dựng dựa trên bộ chuẩn A-K của ABET, chương trình đào tạo của các chương trình tiên tiến trên thế giới, khung chương trình đào tạo của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, và đặc thù đào tạo riêng của Khoa CNTT. A Understanding of the country's current state, responsibility, and ethics. B Know how to apply soft skills C Ability of professional development and inheritability D Ability to apply basic and academic knowledge E Ability to analyze, design and implement computer -based business systems F Ability to test, operating, evaluating, and maintain computer -based business systems G Ability to use computer-based supporting tools Bảng 2. Chuẩn đầu ra của Khoa CNTT trước khi áp dụng CDIO (trích từ [1]) Từ tầm nhìn và sứ mạng của Trường, chuẩn đầu ra A-G của Khoa và khung chương tr ình đào tạo của Bộ giáo dục và Đào tạo, Khoa thực hiện việc dạy và học trên chương trình khung gồm 140 tín chỉ (140TC) bao gồm các khối kiến thức từ kiến thức đại cương, kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên ngành và kiến thức tốt nghiệp. Chi tiết về chương trình đào tạo 140TC với các khối kiến thức của Khoa CNTT được mô tả chi tiết trong hình bên dưới: B-1/4 Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 Hình 2. Mô tả chi tiết chương trình đào tạo của Khoa theo các khối kiến thức (trích từ [1]). Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 B-1/5 4. Áp dụng CDIO để xây dựng chuẩn đầu ra và khung chương tr ình đào tạo Theo đề án áp dụng và khiển khai mô hình CDIO vào quá trình d ạy và học tại Khoa CNTT, Trường ĐH KHTN, ban điều hành và thực hiện đề án CDIO dựa trên các tài liệu và thông tin về mô hình CDIO được cung cấp bởi tổ chức CDIO để điều chỉnh và xây dựng bộ chuẩn đầu ra và khung chương trình đào tạo mới cho Khoa CNTT. Bên cạnh các thông tin về việc áp dụng mô hình CDIO được tìm thấy ở [3, 4, 5, 6], trên website, tổ chức CDIO mô tả quy trình điều chỉnh và áp dụng mô hình CDIO vào một chương trình đào tạo [8]. Chi tiết về quy trình được thể hiện trong hình sau: Hình 3. Quy trình áp dụng CDIO (trích từ [8]) Trong giai đoạn đầu, Khoa CNTT đặt ra mục tiêu xây dựng lại chi tiết danh sách chuẩn đầu ra và khung chương trình đào tạo mới của Khoa dựa trên quy trình của CDIO với các nguồn dữ liệu được cung cấp thông qua khảo sát thực tế từ các bên liên quan, bao gồm giảng viên giảng dạy trong Khoa, sinh viên, cựu sinh viên và các doanh nghiệp. Qua đó, ban thực hiện đề án CDIO sẽ tổng hợp các thông tin và đề xuất kết quả để Hội đồng khoa học Khoa thảo luận và phê chuẩn. Dựa trên quy trình điều chỉnh và áp dụng mô hình CDIO vào một chương trình đào tạo sẵn có trên website của tổ chức CDIO, chúng tôi đề xuất và áp dụng quy trình chi tiết như bên dưới để thực hiện quá trình xây dựng chuẩn đầu ra và khung chương tr ình đào tạo mới của Khoa theo mô hình CDIO: B-1/6 Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 Mô tả các bước tiến hành: Bước 1: Khoa tổng hợp lại các chuẩn đầu ra A-G, khung chương trình đào tạo hiện có và bảng chi tiết CDIO syllabus. Bước 2: Dựa trên chuẩn đầu ra của Khoa, chuẩn đầu ra tổng quát của CDIO và khung chương trình đào tạo nhóm thực hiện đề án CDIO đưa ra phiên bản đầu tiên chi tiết chuẩn đầu ra dựa trên đặc thù đào tạo của Khoa CNTT. Phiên bản chuẩn đầu ra này được xây dựng đến cấp độ 3. Bước 3: Trình bày cho Hội đồng Khoa học của Khoa: trao đổi, thảo luận và duyệt qua chuẩn đầu ra ở cấp độ 3 để triển khai quá trình khảo sát. Chuẩn đầu ra A-G (có sẵn của Khoa) Chuẩn đầu ra theo CDIO (cấp độ 3) CDIO Syllabus Chương trình đào tạo hiện tại của Khoa Thực hiện khảo sát:  Giảng viên  Sinh viên  Cựu sinh viên  Doanh nghiệp Tổng hợp thông tin về các vấn đề trong chuẩn đầu ra cấp độ 3 Xây dựng chuẩn đầu ra (cấp 4) Các bộ môn:  Đề xuất thêm môn, điều chỉnh môn  Xây dựng mapping với các môn học Khung chương trình đào tạo mới theo CDIO Hội đồng khoa học xem xét & duyệt Hội đồng khoa học xem xét & duyệt Thực hiện khảo sát đối với các giảng viên:  Blackbox exercises  ITU Hình 4. Mô tả quy trình chi tiết xây dựng chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo cho Khoa CNTT dựa trên CDIO Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 B-1/7 Bước 4: Khảo sát các nhóm đối tượng liên quan: giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên và các doanh nghiệp. Trong bước này, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến kết quả khảo sát của Giảng viên và các doanh nghiệp. Ngoài việc khảo sát về nội dung của chuẩn đầu ra cấp 3, chúng tôi còn thực hiện các bài blackbox exercises, đánh ITU cho từng môn học hiện có của Khoa và đối chiếu với chuẩn đầu ra cấp độ 3 để làm tiền đề cho việc xây dựng chuẩn đầu ra và khung chương tr ình đào tạo mới của Khoa. Bước 5: Tổng hợp thông tin và đưa ra các đề xuất về chuẩn đầu ra và khung chương trình đào tạo của Khoa. Bước 6: Hội đồng khoa học của Khoa và Trưởng/Phó các Bộ môn sẽ họp, thảo luận và đưa ra quyết định cuối cùng. Bước 7: Đưa ra phiên bản cuối cùng của chuẩn đầu ra cấp độ 4 và khung chương trình đào tạo chung của Khoa. 5. Xây dựng chuẩn đầu ra theo CDIO 5.1. Quá trình xây dựng Dựa trên bộ chuẩn đầu ra A-G hiện có của Khoa, khung chương tr ình đào tạo, bộ chuẩn đầu ra tổng quát của CDIO, sau khi phân tích chi tiết đặc thù đào tạo của Khoa CNTT, chúng tôi đề xuất bộ chuẩn đầu ra mới của Khoa dựa trên cách trình bày của CDIO. Bộ chuẩn đầu ra mới này được thể hiện chi tiết ở cấp độ 3. Trong đó, chúng tôi điều chỉnh các nhóm chuẩn đầu ra cho phù hợp hơn với đặc thù đào tạo về lĩnh vực CNTT của Khoa. Chi tiết chuẩn đầu ra mới của Khoa ở cấp độ 2 được thể hiện trong hình bên dưới: Hình 5. Danh sách chi tiết bộ chuẩn đầu ra mới của Khoa CNTT theo CDIO, cấp độ 2 B-1/8 Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 Trong bộ chuẩn đầu ra mới này, chúng tôi quyết định tách và gom lại các nhóm về kỹ năng để việc theo dõi rõ ràng hơn. Cụ thể, nhóm 1 vẫn bao gồm các kỹ năng cơ bản và nền tảng của chương trình đào tạo. Các kỹ năng về nghề nghiệp và phát triển nghề nghiệp được đưa vào nhóm 2. Nhóm 3 đưa ra danh sách các đ ề mục liên quan đến môi trường, doanh nghiệp, xã hội, và trách nhiệm của cá nhân. Nhóm 4 bao gồm các kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng ngoại ngữ và 1 số đặc tính của cá nhân. Nhóm 5 và 6, chúng tôi tách ra từ mục 4 của CDIO syllabus, trong đó phần nhận biết, phân tích, thiết kế và cài đặt được đưa vào nhóm 5. Riêng phần kiểm tra, kiểm chứng, vận hành, bảo trì và tiến hóa chúng tôi đưa vào nhóm 6. Vi ệc phân chia các nhóm theo cách m ới này sẽ phù hợp hơn đối với ngành đào tạo CNTT của Khoa, qua đó, ngoài các kỹ năng được gom nhóm lại, việc xây dựng 1 sản phẩm công nghệ thông tin được tách ra khỏi việc kiểm thử, vận hành và phát triển sản phẩm đó sau này. Sau khi xây dựng xong về cơ bản các chuẩn đầu ra ở cấp độ 3, chúng tôi tiến hành khảo sát các bên liên quan để đánh giá lại hiện trạng về đào tạo hiện nay của Khoa cũng như những mong đợi của họ đối với mỗi đề mục được nêu ra trong danh sách các chu ẩn đầu ra cho một sinh viên khi hoàn tất việc học tập tại Khoa. Bài báo này chúng tôi không trình bày quá trình kh ảo sát và phân tích kết quả khảo sát của các bên liên quan. Tuy nhiên các thông tin chúng tôi tìm hi ểu trong quá trình khảo sát bao gồm:  Thực hiện khảo sát trên các đối tượng Giảng viên, Sinh viên, Cựu sinh viên và Doanh nghiệp.  Mỗi đối tượng liên quan đánh giá cho bi ết hiện trạng của chương trình đào tạo hiện nay (cụ thể qua kết quả của các sinh viên và cách đào t ạo) cho mỗi mục trong danh sách chuẩn đầu ra mới theo CDIO.  Bên cạnh đó, các bên liên quan cũng cung cấp mức độ mong đợi đối với một sinh viên sau khi tốt nghiệp ra Trường từ Khoa CNTT phải có mức độ như thế nào cho mỗi đề mục trong danh sách các chuẩn đầu ra. Bên cạnh việc khảo sát trực tiếp trên danh sách các chuẩn đầu ra, các giảng viên cũng được yêu cầu thực hiện 2 bài đánh giá:  Bài tập blackbox: đưa ra các mục đầu vào và đầu ra (về kiến thức, về kỹ năng v.v) của mỗi môn học mà họ trực tiếp tham gia giảng dạy.  Bài tập đánh dấu ITU: đối với mỗi môn học mà mình trực tiếp giảng dạy, cung cấp thông tin về các đề mục về kiến thức, kỹ năng được dạy hay sử dụng. Cụ thể, với mỗi đề mục, giảng viên xác định là mình chỉ giới thiệu (introduce), dạy (teach) hay sử dụng (utilize). Phần bài tập blackbox và ITU này phục vụ chính cho việc xây dựng lại khung chương trình đào tạo (được trình bày ở phần dưới) nhưng cũng góp phần vào việc xác định các vấn đề trong danh sách chuẩn đầu ra mới nên chúng tôi nêu ra ở đây. Sau cùng, các kết quả khảo sát ở trên (gồm khảo sát trên danh sách chuẩn đầu ra ở cấp độ 3 và bài tập blackbox, ITU) được dùng để tổng hợp và đưa ra Hội đồng Khoa học của Khoa xét duyệt. Các kết quả tổng hợp quá trình khảo sát sẽ chỉ ra được 1 số vấn đề chính như sau:  Có chuẩn đầu ra nào mà không có bên liên quan nào quan tâm?  Có chuẩn đầu ra nào mà không được hỗ trợ bởi bất kỳ môn học nào? Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 B-1/9  Hiện trạng hiện nay của Khoa đối với mỗi chuẩn đầu ra  Mức độ quan trọng của mỗi chuẩn đầu ra so với các chuẩn đầu ra còn lại  Dựa trên kết quả này, nhóm CDIO sẽ trình với Hội đồng Khoa học Khoa để đưa ra quyết định cuối cùng trong việc điều chỉnh hay thay đổi trên các mục chi tiết của các chuẩn đầu ra để phù hợp nhất. Sau đó, nhóm sẽ điều chỉnh và triển khai viết tiếp chuẩn đầu ra ở cấp độ 4 dựa trên các quyết định của Hội đồng Khoa học. 5.2. Các khó khăn và hạn chế Khi thực hiện xây dựng chuẩn đầu ra mới cho Khoa theo hệ thống chuẩn đầu ra tổng quát do CDIO cung cấp, chúng tôi gặp phải 1 số khó khăn sau:  Chuẩn đầu ra của CDIO thể hiện sự bao quát cao nhưng có một số mục khi áp dụng vào hiện trạng thực tế ở Khoa CNTT thông tin khá khó lý gi ải cho các bên liên quan hiểu rõ chi tiết các chuẩn này để họ đóng góp ý kiến. Ví dụ: tính bền vững, xã hội  Do chương trình đào tạo của Khoa CNTT gồm nhiều chuyên ngành khác nhau, trong đó có chuyên ngành thiên về ứng dụng thông qua việc xây dựng sản phẩm phần mềm hay hệ thống mạng, nhưng cũng có chuyên ngành thiên về nghiên cứu nên việc xây dựng một bộ chuẩn đầu ra tổng quát cho cả Khoa là rất khó khăn và không phù hợp. Qua đó, các chuyên ngành thiên v ề ứng dụng hỗ trợ và chi tiết hóa khá tốt cho các mục 5 và 6 trong bộ chuẩn đầu ra mới; trong khi các chuyên ngành thiên v ề nghiên cứu thì lại ít quan tâm đến các đề mục này mà lại tập trung vào mục 2 trong bộ chuẩn đầu ra.  Mức độ hiểu biết của các cá nhân tham gia vào quá trình kh ảo sát là rất khác nhau, đôi khi còn có những trường hợp hiểu sai chi tiết các đề mục trong bộ chuẩn đầu ra mới nên một số kết quả khảo sát bị lệch khá xa. Điều này gây khó khăn cho nhóm phân tích kết quả  Nhóm thực hiện và triển khai xây dựng chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo theo CDIO chưa có kinh nghiệm liên quan trong việc phát triển các đề án như thế này nên ít nhiều còn gặp lúng túng khi áp dụng các quy trình và thực hiện. 6. Xây dựng khung chương trình đào tạo 6.1. Quá trình xây dựng Hiện tại, chương trình đào tạo tại Khoa gồm 140 tín chỉ, bao gồm đầy đủ các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao và tốt nghiệp. Tuy nhiên, khi áp dụng để đối sánh với bộ chuẩn đầu ra mới mà Khoa xây dựng dựa trên CDIO, chúng tôi chỉ ra được khá nhiều vấn đề cần phải cải tiến. Quá trình xây dựng khung chương trình đào tạo mới của Khoa dựa trên CDIO được thực hiện như sau:  Sử dụng bộ chuẩn đầu ra mới của Khoa dựa theo CDIO ở cấp độ 3  Các giảng viên thực hiện các bài tập blackbox và ITU (được mô tả ở phần trên), nhằm chỉ ra được các khối kiến thức, kỹ năng cần có trước khi tham gia học một môn nào đó, trong quá trình học môn đó thì được học thêm hay sử dụng các kiến thức hay kỹ B-1/10 Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 năng gì? và kết quả sau khi học xong môn đó thì sinh viên sẽ có thêm các kiến thức kỹ năng gì?  Sử dụng kết quả khảo sát và phân tích của các bên liên quan đối với bộ chuẩn đầu ra mới ở cấp độ 3 của Khoa. Dựa trên các thông tin ở trên, mỗi bộ môn sẽ chịu trách nhiệm rà soát lại các “mối nối” giữa các môn do Bộ môn mình quản lý để:  Xét trên mỗi đề mục trong chuẩn đầu ra mới, phát hiện các đường nối không liên tục (hay bị đứt): nghĩa là, có các kỹ năng hay kiến thức mà mình không dạy cho sinh viên mà vẫn bắt sinh viên sử dụng, sự chênh lệch giữa môn trước và môn sau (ví dụ: môn trước sinh viên sử dụng các kiến thức, kỹ năng khó hơn môn sau)  Phát hiện sự thiếu hụt về môn học hay nội dung của môn học nào đó.  Các chuẩn đầu ra mà không có môn nào trong Bộ môn mình hỗ trợ.  Sau khi thực hiện quy trình trên, các Bộ môn cũng đưa ra được bảng tổng kết về các môn học do mình quản lý và chỉ ra được các đề mục trong bộ chuẩn đầu ra mà Bộ môn mình còn yếu. Qua đó, nhóm thực hiện đề án tổng hợp và trình lên Hội đồng Khoa học Khoa để thảo luận và quyết định. Trong đợt thảo luận vừa qua, Hội đồng Khoa học cũng đưa ra các quyết định liên quan:  Mở môn mới để bổ sung một số kiến thức, kỹ năng quan trọng mà chưa có môn nào trong chương trình đào tạo hỗ trợ. Cụ thể, môn giới thiệu chung cho ngành CNTT.  Thay đổi và điều chỉnh nội dung giảng dạy một số môn để tạo tính liên tục về mức độ trong quá trình cung cấp kiến thức và kỹ năng cho sinh viên.  Các bộ môn xây dựng lại đường nối liền giữa các môn và tạo lại mối quan hệ về kiến thức và kỹ năng giữa các môn cho phù hợp hơn.  Sau khi nhận được kết quả bộ chuẩn đầu ra ở mức độ 4 (được mô tả ở phần trên), các Bộ môn chịu trách nhiệm rà soát và đánh dấu chi tiết sự đóng góp của các môn liên quan đối với các đề mục trong bộ chuẩn đầu ra ở mức độ 4 này. 6.2. Các khó khăn và hạn chế Khi thực hiện quá trình phân tích, đánh giá và sau cùng là quyết định thêm môn mới hay điều chỉnh nội dung các môn đang được giảng dạy tại Khoa CNTT, chúng tôi cũng gặp phải một số khó khăn nhất định:  Khi thực hiện việc phân tích trên hiện trạng các môn học hiện có của Khoa đối với từng mục trong bộ chuẩn đầu ra ở cấp độ thứ 3, các giảng viên gặp khá nhiều khó khăn trong việc đối chiếu các khối kiến thức và kỹ năng mà mình giảng dạy hay cần cho môn học tương ứng với mục nào trong bộ chuẩn đầu ra.  Các thông tin mà các giảng viên cung cấp chưa thể hiện rõ mức độ của khối kiến thức hay kỹ năng.  Từ trước đến nay, các chương trình đào tạo của Khoa chủ yếu tập trung vào các khối kiến thức hơn là các kỹ năng (đặc biệt là các kỹ năng mềm) nên nội dung giảng dạy cũng như đề cương cũ chưa nêu bật được các kỹ năng chi tiết cũng như các mức độ tương ứng cho các kỹ năng này. Do không có một khung chuẩn về mức độ trên các kỹ Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 B-1/11 năng nên thông tin mà các gi ảng viên cung cấp không nhất quán và rất khó cho nhóm thực hiện CDIO gắn kết hiện trạng của các môn lại với nhau.  Cuối cùng, việc điều chỉnh nội dung giảng dạy của một hay nhiều môn là khá khó khăn. Hiện tại, đến thời điểm này, chúng tôi chỉ mới chỉ ra được một số môn học cần điều chỉnh, bổ sung để hỗ trợ một số mục cụ thể nào đó trong bộ chuẩn đầu ra. Các bước tiếp theo mà các giảng viên và Bộ môn phụ trách môn học đó phải thực hiện là rất nhiều: xây dựng lại đề cương, điều chỉnh hệ thống bài tập, bài thực hành và cách đánh giá sinh viên  Trong quá trình phân tích, Hội đồng Khoa học cũng đã đề xuất thêm một số môn mới để hoàn thiện khung chương trình đào tạo. Tuy nhiên, kết quả hiện tại cũng mới chỉ dừng lại ở việc phải có các môn học đó và danh mục chuẩn đầu ra mà môn này phải hỗ trợ là gì. 7. Kết luận Qua quá trình thực hiện, chúng tôi đánh giá mô hình CDIO rất hay và phù hợp với điều kiện hiện tại của Khoa CNTT. Quy trình và phương pháp luận mà tổ chức CDIO xây dựng hỗ trợ rất nhiều trong việc khảo sát và phân tích lại hiện trạng về bộ chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo của Khoa. Trước đây, Khoa CNTT xây dựng bộ chuẩn đầu ra dựa trên việc tham khảo các kết quả sẵn có từ các trường Đại học tiên tiến trên thế giới, khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đặc thù đào tạo của Khoa, cộng với kinh nghiệm cá nhân của đội ngũ xây dựng chương trình chứ không dựa trên một quy trình hay phương pháp luận đã được kiểm chứng nào. Do vậy, với bộ chuẩn đầu ra tổng quát của CDIO và quy trình điều chỉnh vào một chương trình đào tạo cụ thể nào đó đã giúp Khoa CNTT hệ thống hóa lại toàn bộ khung chương trình đào tạo của mình và đưa ra được bộ chuẩn đầu ra rất chi tiết. Qua đó, các giảng viên, sinh viên và các doanh nghi ệp hiểu rõ hơn và đánh giá đúng hơn chất lượng dạy và học của Khoa CNTT. Sau gần một năm thực hiện đề án triển khai CDIO cho Khoa CNTT, chúng tôi cũng học hỏi được nhiều kinh nghiệm, xây dựng xong bộ chuẩn đầu ra cấp độ 4 và khung chương tr ình đào tạo mới cho Khoa CNTT. Bộ chuẩn đầu ra và khung chương tr ình đào tạo mới này thể hiện rất rõ và rất đầy đủ các khối kiến thức, kỹ năng khác nhau mà sinh viên Khoa CNTT s ẽ đạt được. Chúng tôi cũng đề xuất chi tiết các bước triển khai quy trình CDIO để áp dụng vào một chương trình đào tạo sẵn có dựa trên kinh nghiệm thực tế của mình. Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục áp dụng quy trình CDIO để hoàn thiện nội dung giảng dạy của từng môn học để đảm bảo chất lượng đầu ra của sinh viên theo đúng cam kết của Khoa. B-1/12 Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 Tài liệu tham khảo [1] AUN Self Assessment Report, Program Level, Faculty of Information Technology, University of Science, 2009. [2] ASEAN University Network, [3] CDIO Introductory Workshop Handbook, 09/2009. www.cdiofallmeeting2009.fi/materials [4] Crawley, E. F., Malmqvist , J., Östlund, S., and Brodeur, D. R., Rethinking Engineering Education: The CDIO Approach, Springer -Verlag, New York, 2007. [5] Crawley, E. F., The CDIO Syllabus: A Statement of Goals for Undergraduate Engineering Education, Department of Aeronautics and Astr onautics, Massachusetts Institute of Technology, 2001. Xem chi tiết tại [6] Crawley, E. F., The CDIO Approach To Engineering Education: Introduction, 2010. Xem chi tiết tại [7] Đại học Quốc gia Tp.HCM, (xem mục CDIO) [8] www.cdio.org

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfb_1_qua_trinh_xay_dung_cdr_va_ctdt_cua_khoa_cntt_theo_cdio_khoa_cntt_6466.pdf