Một em bé sơ sinh không phải là không trông thấy gì mà đơn giản vì bé
chưa thể thay đổi tiêu điểm nhìn của mình. Bé có thể trông thấy mọi thứ ở một tiêu
điểm cố định cách xa 20 -25 cm một cách rõ ràng như người lớn.
Trước kia, người ta thường nghĩ là đối với thị giác của một bé sơ sinh
không cần phải kích thích bởi lắm vì bé còn quá nhỏ. Giờ đây, chúng ta đều hiểu
rằng ngay từ khi mới sinh, em bé đã cần rất nhiều kích thích thị giác để phát triển
và hoàn thiện khả năng nhìn của mình.
Do tầm nhìn của một bé sơ sinh còn hạn, do đó bạn sẽ phải điều chỉnh thế
giới thị giác của con mình vào một phạm vi mà cháu có thể nhận thức được. Hầu
hết, các tế bào nhạy cảm với màu sắc trong mắt của một em bé sơ sinh chỉ thấy thế
giới xung quanh với những màu dịu nhẹ.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1519 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Quá trình hình thành thị giác cuả trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quá trình hình thành thị
giác cuả trẻ
Một em bé sơ sinh không phải là không trông thấy gì mà đơn giản vì bé
chưa thể thay đổi tiêu điểm nhìn của mình. Bé có thể trông thấy mọi thứ ở một tiêu
điểm cố định cách xa 20 - 25 cm một cách rõ ràng như người lớn.
Trước kia, người ta thường nghĩ là đối với thị giác của một bé sơ sinh
không cần phải kích thích bởi lắm vì bé còn quá nhỏ. Giờ đây, chúng ta đều hiểu
rằng ngay từ khi mới sinh, em bé đã cần rất nhiều kích thích thị giác để phát triển
và hoàn thiện khả năng nhìn của mình.
Do tầm nhìn của một bé sơ sinh còn hạn, do đó bạn sẽ phải điều chỉnh thế
giới thị giác của con mình vào một phạm vi mà cháu có thể nhận thức được. Hầu
hết, các tế bào nhạy cảm với màu sắc trong mắt của một em bé sơ sinh chỉ thấy thế
giới xung quanh với những màu dịu nhẹ.
Em bé sơ sinh của bạn
Mặc dù tầm nhìn bị giới hạn, song mắt của bé rất nhạy cảm với những
gương mặt con người và bất cứ cái gì động đậy. Thoạt tiên, bé sẽ không thể nào
tập trung vào vật gì cách xa quá 25 cm, tuy nhiên nếu bạn đưa mặt bạn lại gần mặt
bé trong vòng 20 cm, bé sẽ nhìn thấy bạn và bạn để ý thấy mắt bé sẽ cử động khi
nhận ra bạn và nét mặt của bé cũng thay đổi theo.
Khả năng nhận dạng
Nếu bạn nói chuyện cùng bé yêu một cách sôi nổi với cử động mắt miệng
rõ ràng, chỉ trong vài phút sau khi quan sát, bé sẽ đáp ứng lại bằng cách há miệng
và lè lưỡi ra. Một em bé chỉ mới sinh ra được vài tiếng có thể để mắt vào một vật
và theo dõi nếu nó động đậy.
Khi được hai tuần tuổi bé sẽ tự động giơ tay lên cứ như là để cản lại một
vật gì di chuyển nhanh hướng vào mình. Đến ba tuần tuổi, toàn thân bé có thể
phản ứng bằng những cử động vung vẩy sôi nổi, khi mặt bạn ghé lại gần bé. Thời
điểm 8 tuần tuổi, bé yêu của bạn hoàn toàn có thể nhìn tập trung và nhận ra được
gương mặt bạn và đáp lại bằng những cử chỉ mủm mỉm cười hay huơ tay.
Bé cũng ý thức được hơn về các đồ vật xung quanh, tuy nhiên vì em bé của
bạn chỉ tập trung được vào những vật ở gần, thế giới xung quanh có vẻ khá là yên
tĩnh và những chi tiết ở đằng xa bị bỏ qua đối với bé.
Chiều sâu tầm nhìn
Khi được 3 đến 4 tháng tuổi, bé có thể ghi nhận được những chi tiết và có
khả năng xây dựng nên một hình ảnh ba chiều của thế giới xung quanh. Đây là
một bước tiến cần thiết trước khi bé có khả năng di chuyển bởi chắc hẳn bé chưa
thể bò cho tới khi thị giác cho phép trẻ có thể hiểu thế nào là chiều sâu cũng như
thế nào là chiều cao và chiều rộng.
Thời điểm này bé đã có thể phân biệt được giữa các hình ảnh có 2 hay 3 chi
tiết và cháu có thể nhận biết được những hoa văn. Con mắt nhìn được chi tiết ngày
càng khá hơn cho đến khi cháu được 5- 6 tháng tuổi, việc phân biệt được các vẻ
mặt khác nhau, tỏ lộ những tình cảm như buồn, sợ và vui và bé sẽ đáp ứng lại với
vẻ mặt của chính mình một cách ngộ nghĩnh.
Một ý thức về tính ổn định
Từ 6 tháng tuổi trở đi bé có thể nhận biết được đồ vật và tự điều chỉnh vị trí
của mình để nhìn thấy những cái bé quan tâm nhiều nhất. Từ giờ trở đi, thành tích
phát triển lớn nhất trong kỹ năng nhìn của bé là cách não bộ tự suy diễn từ thông
tin nhận được qua những điều mắt bé đã trông thấy.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- qua_trinh_hinh_thanh_thi_giac_cua_tre_0.pdf