1/ Sự xuất hiện một tầng lớp mới thuộc giai cấp tư sản, tiểu tư sản với yêu
cầu giải phóng cá nhân, chống lễ giáo phong kiến, đã thúc đẩy sự hình thành một
hình thức sân khấu mới, đáp ứng được tư tưởng tình cảm của họ.
2/ Việc cải cách sân khấu cũng nằm trong chương trình cải cách xã hội của
phong trào Duy Tân khi phong trào này thất bại, một số người yêu nước chuyển
hướng qua hoạt động văn hóa xã hội trong đó có cả việc cải cách sân khấu.
3/ Nông dân là những người chịu áp bức bóc lột của phong kiến thực dân
sẵn có tấm lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Khi những sĩ phu yêu nước đề
xướng ra phong trào cải lương thì nông dân là người góp phần phổ biến rộng rãi
loại hình nghệ thuật này.
19 trang |
Chia sẻ: Kiên Trung | Ngày: 13/01/2024 | Lượt xem: 771 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Quá trình hình thành nghệ thuật sân khấu cải lương: Từ ca ra bộ đến hình thành (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh tượng cụ thể, đẻ ra nhu cầu và khả năng động
tác. Nếu không có yếu tố văn học hay có văn học thiếu hành động, dĩ nhiên là
không có hình thức ca ra bộ được. Thí dụ như lời ca của hai lớp Tứ đại oán Bùi
Kiệm Nguyệt Nga, lời ca gốc của phong trào ca ra bộ mở đầu bằng hai câu:
Từ khi Kiệm thi rớt trở về
Bùi Ông mắng nhiếc nhún trề.
Hành động mắng nhiếc nhún trề đã tạo điều kiện cho ca ra bộ. Mặt khác,
hình thức kể chuyện của bài hát tạo điều kiện cho người hát diễn tả tình cảm một
cách dễ dàng, không bị gò ép vào một hình thức chặt chẽ nào, cũng như không
mang đến dấu hiệu cố định của một thời đại nào, mà có tính cơ động luôn luôn
biến đổi theo quy luật phát triển của xã hội. Màu sắc âm thanh của ngôn ngữ được
nâng lên đến một chừng mực nào của chất ca xướng, hoặc giảm xuống ở mức độ
kể lể bình thường, phù hợp với tâm tư nhân vật mà người diễn viên muốn diễn đạt.
Tóm lại, bản thân bài bản nhạc tài tử (cấu tạo âm hưởng) có chứa đựng yếu tố sân
khấu, đó là chất trữ tình, có tính đối xứng phù hợp với tâm trạng con người
trong cuộc sống, bên cạnh đó là tính tự sự kết hợp với động tác thể hiện hành
động. Trong quá trình nghiên cứu chúng ta thấy rằng những động tác và hành
động đơn giản này sẽ trở thành những hành động sân khấu sau này.
TÓM LẠI:
Từ nhạc cổ và nhạc lễ chuyển thành nhạc tài tử, từ nhạc tài tử tiến lên hình
thức ca ra bộ – từ ca ra bộ chuyển thành một loại hình nghệ thuật sân khấu, có
kịch bản văn học, diễn viên, nhạc công, thiết kế mỹ thuật, quá trình hình thành sân
khấu cải lương là một quá trình kế thừa và phát triển truyền thống âm nhạc dân
tộc. Về âm nhạc và diễn xuất, từ hình thức trình diễn ca nhạc tài tử có đối xướng,
làm theo động tác đơn giản chủ yếu là minh họa lời ca, dần dần tiến đến hình thức
thể hiện tính cách nhân vật. Về văn học, từ những bài ca lẻ phát triển thành kịch
bản hoàn chỉnh với nguyên liệu đầu tiên là hai áng thơ nổi tiếng của dân tộc:
Truyện Kiều và Lục Vân Tiên.
Về thiết kế mỹ thuật, tiếp thu kỹ thuật vẽ sơn trên bố với phương pháp hội
họa của phương Tây, cũng như cách trang trí sân khấu của các đoàn kịch Pháp. Có
thể ví cải lương như một đứa trẻ vừa lọt lòng đã ăn đủ chất, chất bổ cũng có và
chất độc cũng có, nhưng nhờ có dạ dày tiêu hóa tốt nên lớn rất nhanh.
Hiện tượng bên ngoài là ca tài tử chuyển sang ca ra bộ rồi hình thành sân
khấu cải lương, có người cho là do chuộng cái mới, có người cho là do cạnh tranh,
nhưng nhìn sâu ta thấy đây là một giai đoạn quá độ có tính quy luật của sự phát
triển hình thức trình diễn ca nhạc dân gian, từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến
cao, có quá trình, có nhiều thử thách để tiến đến hình thức quy mô hơn nữa.
PHỤ LỤC
MỘT SỐ NGHỆ SĨ PHỔ BIẾN, CẢI BIÊN VÀ SÁNG TÁC BÀI BẢN
- Một số tay đờn tài hoa của xứ Huế như ông Dùng, ông Tam mang vào
Nam những bài bản cổ nhạc sẵn có của xứ Huế như: Lưu thủy, Kim tiền Huế,
Hành vân Huế, Nam Xuân, Nam Ai, Xuân tình
- Khi những bài bản ấy được phổ biến thì các tay khoa bảng của miền Nam
như Phan Hiền Dạo, Tôn Thọ Tường (từng du học đất Huế), Trịnh Hoài Nghĩa
(giáo thọ dạy chữ nho trường trung học Mỹ Tho khoảng năm 1907) cũng dựa trên
cơ sở đó mà lần lượt soạn ra những bản Lưu thủy, Phú Lục, Xuân tình, Hành vân
theo lối cổ nhạc miền Nam.
- Các thầy đờn gốc ở đất Quảng như cha con ông Nguyễn Liêng Phong
cũng mang vào Nam một số bài ca Huế được cải biên. Con ông Nguyễn Liêng
Phong là Nguyễn Tùng Bá (tức Tư Bá) có soạn tập bản đờn kìm (khoảng 20 bài),
xuất bản trước năm 1923. Sau đó ông Bá xuống Sóc Trăng dạy đờn.
- Ông Trần Quang Quờn đã phổ biến 10 bản ngự của Huế: Phẩm tuyết,
Nguyên tiêu, Hồ quảng, Liên huờn, Bình bán (tức Bình nguyên), Tây mai, Kim
tiền, Xuân phong, Long hổ, Tẩu mã và đặt cho cái tên là Thập thủ liên huờn.
- Năm 1899, khi vua Thành Thái vào Sài Gòn thì ông Ba Đợi (tức Nguyễn
Văn Đại) người miền Trung vào ngụ ở Cần Đước, Long An đã sáng tác ra 8 bài
ngự, dùng vào cuộc hòa tấu để nghênh giá. Mục đích làm những bài này để giãi tỏ
với vua Thành Thái – một ông vua có tư tưởng yêu nước chống Pháp – nỗi khổ
của người dân miền Nam sống dưới ách nô lệ, 8 bài gồm:
1) Đường Thái Tôn (ám chỉ vua Thành Thái).
2) Vọng phu (trông chồng, ngụ ý người miền Nam mong ngày giành lại
quyền tự chủ cho đất nước).
3) Chiêu quân (Chiêu quân cống Hồ, ám chỉ 6 tỉnh miền Nam đã giao cho
Pháp).
4) Ái tử kê (thương đàn gà con mất mẹ, ám chỉ người dân mất nước).
5) Bát man tấn cống (tám nước nhỏ triều đình, ngụ ý thời xưa oanh liệt).
6) Tương tư (nhớ mong hoặc nhớ thời đất nước còn chủ quyền, hoặc nhớ
người yêu nước trôi dạt phương xa).
7) Duyên kỳ ngộ (vừa có ý nói nỗi mừng gặp vua vừa có ý nói mong đợi
ngày đất nước đoàn viên).
8) Quả phụ hàm oan (trở lại cảnh trước mắt: tiếng kêu oan của người vợ
mất chồng).
Có tài liệu chép:
- Ông Ba Đợi còn sáng tác các bài: Giang nam, Phụng hoàng, Tứ đại,
Phụng cầu
- Ông Hai Khị sáng tác ra các bài: Ngự giá đăng lâu, Ái tử kê.
- Ông Trần Quang Quờn và ông Đặng Nhiều Hơn (Mười Hơn) sáng tác ra
bài Văn Thiên Tường. Ông Quờn còn sáng tác ra bài Bình sa lạc nhạn.
- Ông Phụng Hoàng Sang đã soạn tập sách dạy đờn ca (Nhà in Đinh Thái
Sơn 1909). Các ông Phạm Đăng Đàn, Nguyễn Tùng Bá, Đỗ Văn Y đã soạn các tập
sách dạy đờn ca: Tứ tài tử, Lục tài tử, Bát tài tử, Thập tài tử (Nhà in Phát Toán
1915).
MỘT SỐ BAN NHẠC TÀI TỬ NỔI TIẾNG :
1) Ban Kinh Lịch Quờn ở Vĩnh Long do ông Trần Quang Quờn từng làm
chức Kinh Lịch thành lập.
2) Ban Tư Triều do ông Nguyễn Tống Triều ở Cái Thia, Mỹ Tho, một nghệ
sĩ đờn kìm nổi tiếng thành lập vào khoảng năm 1901. Trong ban này có những
nghệ nhân như: Chín Quán (đờn độc huyền), Mười Lý (thổi tiêu), Bảy Vô (đờn
cò), cô Hai Nhiễu (đờn tranh), cô Ba Bắc (ca). Phần lớn những tài tử này được
chọn đi trình bày nhạc cổ Việt Nam tại cuộc triển lãm thuộc địa Pháp năm 1910.
Sau đó thầy Hộ chủ rạp chiếu bóng Casino ở sau chợ Mỹ Tho, muốn cho rạp mình
đông khách bèn mời ban tài tử Tư Triều đến trình diễn mỗi tối thứ bảy và thứ tư
trên sân khấu, trước lúc chiếu bóng được khán giả hoan nghênh nhiệt liệt.
3) Ban Bảy Triều do ông Trần Văn Triều (1897 – 1931) ở Vĩnh Kim, Mỹ
Tho, một nhạc sĩ đờn cò nổi tiếng thành lập. Ông là con trai ông Năm Diệm tên
thật Trần Quang Diệm (1853 – 1925) cũng là một nhạc sĩ đờn tỳ. Em gái ông Bảy
Triều là cô Ba Viện tức Trần Ngọc Viện cũng nổi tiếng với cây đờn tranh, ngoài ra
còn sử dụng được đờn tỳ và thập lục.
4) Ban Ba Chột ở Bạc Liêu. Ông Ba Chột là một nghệ sĩ đờn đàn đoản và
đờn sến nổi tiếng, con trai ông Hai Khị làm chức Nhạc sanh (đứng đầu ban cổ
nhạc) cho nên còn gọi là ông Nhạc Khị. Ông Nhạc Khị bị đau cổ xạ, ngón tay co
rút và ngo ngoe rất khó. Vậy mà ông có tài ngồi trong mùng và chơi một lúc nhiều
thứ nhạc khí như: trống, kèn, đờn, chụp chõa khiến người ngồi bên ngoài tưởng
có cả một dàn nhạc hòa tấu.
5) Ban Ái Nghĩa ở Phong Điền, Cần Thơ.
6) Ban Bảy Đồng ở Sa Đéc gồm các nghệ nhân Bảy Đồng (kìm), Chín Dì
(cò), Năm Tần (đoản), Hai Lời (tiêu), Mười Nho (tranh)
MỘT SỐ NHẠC SĨ NỔI TIẾNG :
1) Ông Cao Huỳnh Diêu
2) Ông Cao Huỳnh Cư
3) Ông Mười Nhường
4) Ông Mười Lý
5) Ông Tư Khôi
6) Ông Mười Khói
7) Ông Phạm Đăng Đằng
MỘT SỐ CA SĨ NỔI TIẾNG
1) Ông Bảy Kiên
2) Cô Ba Đắc (trong ban Tư Triều)
3) Cô Bảy Lùng
4) Cô Tám Sâm
5) Cô Ba Niệm
6) Cô Ba Điểu
7) Cô Hai Cúc (trong ban Bảy Đồng)
MỘT SỐ NHẠC SĨ CÓ NHIỀU TÌM TÒI TRONG VIỆC SỬ DỤNG VÀ
CẢI CÁCH NHẠC CỤ
- Trần Quang Cảnh (Bảy Cảnh) làm trưởng tòa ở Sóc Trăng, sử dụng violon
đầu tiên. Thày Bảy Thông dạy trường Bố Thảo (Sóc Trăng) sử dụng mandoline
đầu tiên.
- Năm 1920: Trần Văn Huờn (Ký Huờn) ở Mỹ Tho đã thử cải cách đờn gáo
thành hồ hai bầu.
- Năm 1920: Giáo Tiên (Rạch Giá) dùng cây guitare và mandoline móc
phím để đàn nhạc tài tử.
- Năm 1925: Sáu Tài sử dụng cây violon.
- Năm 1927: Bảy Thạch sử dụng cây guitare Hawaienne.
- Năm 1927: Tư Niệu sử dụng cây violoncelle.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- qua_trinh_hinh_thanh_nghe_thuat_san_khau_cai_luong_tu_ca_ra.pdf