Quá trình giao thương hàng hóa tại cảng Khánh Hội

Nền kinh tế của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào ngoại thương

nhất là vận chuyển bằng đường hàng không và đường biển.Vận chuyển bằng

đường hàng không có ưu điểm rấtnhanh chóng nhưng không vận chuyển

được tất cả các loại hàng hóa như đối với vận chuyển đường biển. Chính vì

lý do này mà ngày nay các nhà buôn bán trên thế giới đều chọn vận chuyển

hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ bằng tàu biển.

Hiện nay tại các quốc gia, cảng thường được đầu tư nhiều nhất. Tại

Việt Nam , nhà nước đầu tư vào cảng trong tất cả mọi mặt từ cách sắp xếp

bộ máy quản lý, cử nhân viên ra nước ngoài học . Đặc biệt là trang bị các

loại máy hiện đại như các cẩu bờ, cầntrục chân đế, các loại xe nâng, phục

vụ cho công tác xếp dỡ được quan tâm hàng đầu.

Đất nước ngày nay đang cần những ngành nghề mới để phục vụ cho

công tác xây dựng đất nước trên mọi lĩnh vực.Vì vậy Nhànước cần ưu tiên

đào tạo những kỹ sư trẻ cho những ngành mới: Đảm bảo hàng hải, cơ giới

hóa xếp dỡ . Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí Minh

được thành lập vào năm 2001 đảm nhậnnhiệm vụ khó khăn này. Trường là

nơi đầu tiên đào tạo cho phía Nam những kỹ sư cho ngành điều khiển tàu

biển, kỹ sư ngành kinh tế và ngành Cơ Giới Hóa Xếp Dỡ. Các kỹ sư này có

thể làm việc không chỉ ở cảng mà còn có thể làm việc ở các công ty và nhà

máy. Nhiệm vụ chính của họ là theo dõi, sắp xếp và đề ra phương án xếp dỡ

các kiện hàng một cách khoa học nhất trong thời gian ngắn nhất và chính họ

có thể trở thành những nhà quản lý nhân sự khi họ được đào tạo thêm sau

này.

Việc mở rộng quan hệ ngoại giao của chính phủ đã giúp cho lượng hàng hóa

đến cảng ngày một tăng lên. Vì vậygiao thương hàng hoá tại cảng đã góp

phần không nhỏ trong nền kinh tế quốc dân, giúp cho nền kinh tế của đất

nước ngày càng phát triển.

Em xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Văn Gíam và các thầy cô trong khoa

đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành luận văn này.

pdf140 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Quá trình giao thương hàng hóa tại cảng Khánh Hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào ngoại thương nhất là vận chuyển bằng đường hàng không và đường biển.Vận chuyển bằng đường hàng không có ưu điểm rất nhanh chóng nhưng không vận chuyển được tất cả các loại hàng hóa như đối với vận chuyển đường biển. Chính vì lý do này mà ngày nay các nhà buôn bán trên thế giới đều chọn vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ bằng tàu biển. Hiện nay tại các quốc gia, cảng thường được đầu tư nhiều nhất. Tại Việt Nam , nhà nước đầu tư vào cảng trong tất cả mọi mặt từ cách sắp xếp bộ máy quản lý, cử nhân viên ra nước ngoài học . Đặc biệt là trang bị các loại máy hiện đại như các cẩu bờ, cần trục chân đế, các loại xe nâng,… phục vụ cho công tác xếp dỡ được quan tâm hàng đầu. Đất nước ngày nay đang cần những ngành nghề mới để phục vụ cho công tác xây dựng đất nước trên mọi lĩnh vực.Vì vậy Nhà nước cần ưu tiên đào tạo những kỹ sư trẻ cho những ngành mới: Đảm bảo hàng hải, cơ giới hóa xếp dỡ…. Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí Minh được thành lập vào năm 2001 đảm nhận nhiệm vụ khó khăn này. Trường là nơi đầu tiên đào tạo cho phía Nam những kỹ sư cho ngành điều khiển tàu biển, kỹ sư ngành kinh tế…và ngành Cơ Giới Hóa Xếp Dỡ. Các kỹ sư này có thể làm việc không chỉ ở cảng mà còn có thể làm việc ở các công ty và nhà máy. Nhiệm vụ chính của họ là theo dõi, sắp xếp và đề ra phương án xếp dỡ các kiện hàng một cách khoa học nhất trong thời gian ngắn nhất và chính họ có thể trở thành những nhà quản lý nhân sự khi họ được đào tạo thêm sau này. Việc mở rộng quan hệ ngoại giao của chính phủ đã giúp cho lượng hàng hóa đến cảng ngày một tăng lên. Vì vậy giao thương hàng hoá tại cảng đã góp phần không nhỏ trong nền kinh tế quốc dân, giúp cho nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển. Em xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Văn Gíam và các thầy cô trong khoa đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành luận văn này. 2 PHẦN 1:NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CẢNG KHÁNH HỘI VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN 1. Giới thiệu sơ lược công ty xếp dỡ khánh hội Xí nghiệp xếp dỡ khánh hội là một trong ba xí nghiệp xếp dỡ của cảng Sài Gòn. Đây là một đơn vị xếp dỡ chủ lực của cảng, có tính chất tổng hợp có trang thiết bị phục vụ cho công tác xếp dỡ chủ lực của cảng, có trang thiết bị phục vụ cho công tác xếp dỡ hàng hóa dồi dào hơn so với 2 xí nghiệp xếp dỡ Nhà Rồng và Tân Thuận. Ngày 6/3/1986, theo quyết định 274 do Giám Đốc cảng ký Khu Xếp Dỡ Khánh Hội được nâng lên thành xí nghiệp xếp dỡ Khánh Hội, biên chế 38 tổ bốc xếp trực tiếp được chỉ đạo của ban Giám Đốc. Bước sang năm 1999 do qui mô và vị thế của xí nghiệp thay đổi nên ngày 01/06/1999 Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam đã quyết định đổi tên Xí nghiệp Xếp dỡ Khánh Hội thành Công ty Xếp Dỡ Khánh Hội. 2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ sở vật chất của công ty Ngày nay công ty xếp dỡ Khánh Hội là một đơn vị chủ lực của cảng với nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức xếp dỡ vận chuyển giao nhận, bảo quản hàng hóa. Theo kế hoạch của Giám đốc cảng. Sản lượng tấn thông qua hàng năm chiếm gần 50% sản lượng thực hiện của cảng. Ngoài ra công ty còn tổ chức quản lý, sửa chữa phương tiện, thiết bị, công cụ, kho bãi, nguyên vật liệu, qui trình công nghệ hợp lý, tổ chức lao động cách khoa học nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu qủa nhằm mục đích giải phóng tàu nhanh nhất cũng như đảm bảo chất lượng hàng hóa xếp dỡ. Đồng thời quan hệ với các đơn vị ngoài cảng để kết hợp đạt năng suất cao. Hơn 20 năm qua với sự đầu tư hợp lý & đúng đắn trong việc đổi mới và nâng cao dây chuyền công nghệ xếp dỡ đồng thời với việc giữ gìn cơ sở hạ tầng khá tốt nên hiện nay cơ sở vật chất kỹ thuật của Công Ty Xếp Dỡ Khánh Hội khá đầy đủ bao gồm các dạng sau ‰ Với diện tích mặt bằng là 244500 m2 được bố trí 11 cầu tàu với tổng chiều dài 1249 m bao gồm từ cầu tàu K0 -:-K10 với chiều dài từ khoảng 3 85m-:-120m, chiều sâu mớn nước từ –9,7 -:- -10,3m, có thể cho tàu trọng tải tối đa 20000DWT, 20 kho chiếm diện tích là 44608 m2 và 7 bãi bao gồm cả bãi container chiếm 68169 m2. ‰ Trang thiết bị của công ty ngày được đầu tư, sửa chữa nhằm nâng cao năng suất xếp dỡ và cảng cũng không đầu tư thay mới hoàn toàn một số lượng đáng kể nên hiện nay thiết bị của cảng bao gồm các lọai tiêu biểu sau: ‰ STT Tên phương tiện xếp dỡ Số lượng Tải trọng (tấn) 1 Cần trục chân đế 05 6 – 12,5 2 Cần trục ô tô 09 1 – 7 3 Cần trục bánh xích 03 1 – 35 4 Xe tải 24 6 – 18 5 Ô tô kéo 08 24 – 32 6 Xe ben 23 9 – 10 7 Xe chuyên dùng 09 2 m3 8 Xe nâng 51 2,5 – 35 9 Cần trục Gottwall 02 60 – 100 Bên cạnh đó các cơ sở hạ tầng được nâng cấp thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi nhất để nâng cao năng suất làm việc của tập thể lao động 3. Những yếu tố thuận lợi cho việc phát triển Do công ty xếp dỡ Khánh Hội – Cảng Sài Gòn trải dài trên hữu ngạn Sông Sài Gòn. Sông này nối liền với hệ thống kênh rạch chằng chịt phía Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các phương án xếp dỡ liên hợp với các phương tiện vận tải trong khu vực đem lại hiệu qủa cao. Mặt 4 khác sông Sài Gòn còn nối liền với Sông Đồng Nai đổ vào biển Đông thông qua cửa biển Cần Giờ. Ngoài ra Sài Gòn còn có một ưu thế là nằm sâu trong nội địa thuận lợi cho việc xuất nhập hàng hóa nên lượng tàu thuyền hàng năm tới cảng ngày một tăng. Chiều hàng 9 tháng đầu năm 1999 (tấn) 9 tháng đầu năm 2000 (tấn) Xuất ngoại 913.765 841.647 Nhập ngoại 1.005.829 1.267.996 Nội địa 620.928 911.453 Tổng cộng 2.585.522 3.031.097 4. Giới thiệu chung về hàng bách hóa: 4.1 - Phân lọai và đặc tính chung của từng loại: ‰ Loại hàng kiện bách hóa >50kg Đây là lọai hàng bách hóa thông thường có trọng lượng từ 51÷1000kg. Bao bì bằng gỗ,tôn kẽm có đế hoặc không đế loại hàng này bao gồm các dạng hàng như máy móc, thiết bị, chi tiết phụ tùng xe máy, đồ trang trí, đồ gia dụng… Ngoài ra còn có các loại hàng bách hóa đặc biệt như : thép cuộn , thép xây dựng , gỗ , … cần phải có phương pháp xếp dỡ riêng. - Đặc tính: dễ vỡ, kỵ ẩm, kỵ lửa - Có thể dùng các dụng cụ xếp dỡ như cao bản gỗ, cao su, cao bản sắt, võng, mâm ‰ Loại hàng kiện bách hóa ≤ 50kg Đây là lọai hàng đóng trong thùng carton gồm các lọai hàng thông thường như đồ gia dụng, công nghệ phẩm, thực phẩm chế biến công nghiệp như mì ăn liền, nông lâm hải sản, trà, cà phê…có trọng lượng đóng thùng nhỏ hơn hoặc bằng 50kg - Đặc tính :Dễ rách vỡ, kỵ ẩm, kỵ lửa - Dụng cụ xếp dỡ: Võng ny_lon và bộ cẩu võng ‰ Hàng bách hóa đặc biệt 5 Ngoài ra còn có các dạng hàng bách hóa đặc biệt bao gồm các trang thiết bị điện tử như máy móc, vi tính, điện tử có giá trị cao bên cạnh còn có đồ cổ quý hiếm dễ vỡ, đồ thủy tinh các lọai … 4.2 Tình hình xếp dỡ hàng bách hóa tại công ty xếp dỡ Khánh Hội Hàng bách hóa trước đây là mặt hàng chủ lực cùa công ty thường chiếm tỉ trọng rất lớn trong sản lượng, nhưng từ khi phương thức vận chuyển container ra đời và phát triển thì hàng bách hóa đã được container hóa. Do đó tỉ trọng hàng bách hóa trong tồng sản lượng của những năm trước đây giảm đáng kể. Tuy nhiên những năm gần đây mặt hàng bách hóa đã có tỉ lệ tăng khá cao, nhưng do số lượng nhỏ nên không ảnh hưởng lớn đến tổng sản lượng xếp dỡ (chiếm 1,1% tổng sản lượng xếp dỡ trong những năm gần đây) 5. Các phương án xếp dỡ hàng bách hóa tiêu biểu tại công ty xếp dỡ khánh hội Tại công ty xếp dỡ Khánh Hội có nhiều phương án xếp dỡ hàng bách hóa khác nhau nhưng tiêu biểu hơn hết là hai phương án sau PA 1 : TÀU ⎯ CẨU TÀU ⎯ ÔTÔ CHỦ HÀNG (và ngược lại ) PA 2 : TÀU ⎯ CẨU TÀU ⎯ XE NÂNG ⎯ KHO PA 3 : TÀU __ CẨU TÀU __ ÔTÔ __ XE NÂNG __ KHO 5.1.Các thao tác của phương án xếp dỡ Thao tác 1 : Cẩu hàng từ tàu lên bến Thao tác 2 : Lập mã hàng,móc cáp,phụ cẩu ở hầm tàu &ø trên bến Thao tác 3 : Chuyển hàng từ bến vào kho cảng Thao tác 4 : Xếp dỡ hàng trong kho 5.2.Thiết bị và công cụ xếp dỡ a.Thiết bị xếp dỡ Cẩu tàu : 5 – 30 tấn Cẩu ôtô : ≥10 T ,tầm với ≥15 m Cẩu tàu : ≥ 5 T ,tầm với ≥10 m Xe nâng : 3,5 ÷ 5 tấn Xe kéo rơ-mooc : 12 – 35 tấn b.Công cụ xếp dỡ 6 Cáp đôi : Φ 16 × (6 – 8) m Dây siling dẹp ( 50 ×5mm × 6m ) Võng mâm 1,5m × 1,5m Mâm xe nâng Xà ben c.Số lượng cho từng phương án Thiết bị xếp dỡ Công cụ mang hàng STT Phương án Cẩu tàu Xe nâng Cẩu ôtô ôtô Cáp Dây Võng mâm Mâm Xà ben 1 PA 1 1 4 1 1 1 2 PA 2 1 3 1 3 3 1 3 PA 3 1 3 4 1 3 3 1 5.3. Mức độ cơ giới hóa Thao tác 1: cơ giới hóa hoàn toàn Thao tác 2 : phục vụ – thủ công Thao tác 3 : Thủ công – phục vụ đối với PA1,PA4 Cơ giới hóa tòan phần đối với PA2,PA3 Thao tác 4: Cơ giới hóa hoàn toàn 5.4. Chỉ tiêu định mức cho từng thao tác: Thao tác 1 Thao tác 2 STT Phương án TB LĐ ĐM TB LĐ ĐM TB LĐ ĐM TB LĐ ĐM 1 PA1 1 2 8 8 7 2 PA2 1 2 6 8 7 3 7 3 PA3 1 2 7 8 6 3 8 7 5.5. Diễn tả qui trình: - Dưới hầm tàu: công nhân xếp dỡ gồm 6 người chia thành 3 nhóm, 2 người thành lập một mã hàng. Trước tiên trãi dây hoặc võng xuống mặt bằng dưới hầm tàu, từng người bê (hay 2 người cùng bê) kiện hàng đặt ngay ngắn cân đối trên công cụ xếp dỡ, mỗi mã hàng 16-20 kiện. Khi cần trục hạ móc cẩu xuống, công nhân móc cẩu vào mã hàng cho cần trục cẩu lên bờ. - Tại cầu tàu, mã hàng hạ xuống mâm xe xúc. Khi mã hàng hạ xuống cách mâm xe 0,5m công nhân vào điều chỉnh cho mã hàng đúng vị trí thích hợp. Sau đó tháo mã hàng khỏi móc cần trục và móc công cụ xếp dỡ không hàng cho cần trục đưa xuống hầm tàu. Khi đủ hàng xếp trên mâm xe xúc, xúc mâm có hàng chạy vào kho. - Hàng xếp trên ôtô: khi mã hàng hạ xuống cách sàn xe 0,2m công nhân leo lên sau xe điều chỉnh cho mã hàng xuống vị trí thích hợp. Tháo mã hàng khỏi móc cần trục, móc công cụ xếp dỡ không hàng cho cần trục đưa xuống hầm tàu. Sau khi hạ mã hàng xuống sàn xe công nhân thực hiện xếp hàng từ mã hàng vào sàn xe. Mã hàng cuối cùng được hạ xuống bàn kê hàng sau đó xếp lên xe. - Trong kho: khi xe nâng hoặc ôtô di chuyển mang hàng vào trong kho đậu vào vị trí thích hợp, công nhân tiến hành xếp hàng từ sàn xe lên đốùng hàng. Nhóm công nhân chia thành hai nhóm: hai người trên sàn xe vận chuyển hàng từ sàn xe lên đống, 4 người đứng trên đống hàng xếp các kiện hàng vào vị trí thích hợp. 8 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ XẾP DỠ 1. Mục đích , ý nghĩa: - Hàng hóa đến cảng được xếp dỡ theo phương án khác nhau, tùy theo nhiều yếu tố như: yêu cầu của chủ hàng, yêu cầu của chủ tàu, điều kiện phục vụ của cảng, tính chất hàng hóa… và thường phương án được chọn là phương án đã được thỏa thuận giữa chủ hàng và tàu. Phương án xếp dỡ tại cảng là 4 phương án xếp dỡ tiêu biểu nhất. - Sản lượng xếp dỡ theo phương án giữ vai trò quan trọng trong công tác phân tích sản lượng. Qua kết quả phân tích, các phương án được sử dụng nhiều nhất hay nói cách khác có kết quả thực hiện sản lượng xếp dỡ cao nhất sẽ được chú ý đầu tư, phát huy mạnh. Các phương án ít được sử dụng sẽ được phân tích tìm ra nguyên nhân và có phương hướng khai thác tốt hơn. Mức độ ảnh hưởng của kết quả sản lượng từng phương án ảnh hưởng đến chỉ tiêu tổng sản lượng xếp dỡ trong kỳ. 2. Phân tích các phương án 2.1 Phương án tàu – cẩu tàu – ôtô đi thẳng: + Sản lượng xếp dỡ theo phương án 1 luôn chiếm 1 tỉ trọng rất cao tại cảng chứng tỏ phương án này rất quan trọng. + Phương án này sử dụng, ít máy móc và ít lao động: cần 2 người ở dưới hầm hàng để buộc dây vào mã hàng ra hiệu dây đã buộc an toàn; 2 người ở trên xe ôtô để tháo dây buộc ra khỏi mã hàng. diện tích chiếm chổ rất ít. + Nhưng phương pháp này có nhược điểm là mức độ an toàn không cao, tốn thời gian để chỉnh sửa mã hàng cũng như phương tiện chuyên chở khớp với nhau. Phương pháp này được thực hiện phải thông qua sự đồng ý của chủ hàng vì dể gây ra rỏi ro cho chủ hàng + Bên cạnh đó cảng không ngừng chú trọng đầu tư các trang thiết bị và ngày càng hoàn thiện hệ thống làm hàng ở cảng đã tạo ra điều kiện thuận lợi rất nhiều cho phương án này hoàn thành vượt mức kế hoạch. + Cảng còn tổ chức tốt các đội xe phục vụ cho các chủ hàng ngày càng hoàn thiện và chu đáo và đáng tin cậy. Từ tất cả các nguyên nhân trên đã góp phần quan trọng nâng cao sản lượng trong kỳ. + Tóm lại phương án này vẫn là phương án rất khả quan, nó luôn chiếm một sản lượng xếp dỡ lớn nhất trong kỳ. Nhờ sự chú trọng tìm ra những 9 giải pháp tốt của cảng đã khiến cho sản lượng xếp dỡ theo phương án trên trong kỳ tăng cả về khối lượng lẫn tỉ trọng. + Ở phương án này do khi từ tàu lên cầu tàu thì ở thao tác này thì mức độ cơ giới gần như hoàn toàn và thao tác thủ công khi hàng hạ xuống xe nên thời gian giải phóng tàu tương đối cao và không cần phải qua thời gian lưu kho và không có hệ số lưu kho. 2.2 Phương án tàu – cẩu tàu – xe nâng – kho : + Phương án này thực hiện dể dàng, mức an toàn tương đối cao, tránh được rỏi ro cho chủ hàng. Nhược điểm của phương án này là chiếm diện tích và phải thêm ít nhất một người để lái xe nâng. Giải phóng hàng không nhanh chóng bằng phương án 1 + Hàng hóa thực hiện theo phương án này tăng tương đối. Mức độ ảnh hưởng đối với tổng sản lượng xếp dỡ tương đối cao. + Hệ số lưu kho thấp nên không ảnh hưởng nhiều đến phương án này. + Thời gian giải phóng tàu ở phương án này tương đối cao do mức độ cơ giới hoá rất cao. Tóm lại : Sản lượng hàng hóa xếp dỡ phục vụ theo phương án tàu – kho có tăng về sản lượng nhưng giảm về tỉ trọng. Điều này chứng tỏ phương án này chưa được khai thác tốt. Đây vẫn là một vấn đề mà cảng phải quan tâm đầu tư và tìm ra những biện pháp khắc phục để đạt kết quả cao hơn. 2.3 Phương án tàu _cẩu tàu _ ôtô _ xe nâng _ kho + Phương án này chỉ sử dụng kho cách cảng khoảng cách xa, và theo yêu cầu của chủ hàng, chính vì thế mức độ rủi ro trong quá trình vận chuyển cao. Phương án này mức độ an toàn cũng không cao, cần nhiều nhân lực + Hàng hóa thực hiện ở phương án này tăng. + Hệ số lưu kho thấp + Thời gian giải phóng tàu nhanh + Mức độ cơ giới hóa hoàn toàn Nhưng do trang thiết bị ở cảng còn bị hạn chế nên phương án này khó có đạt được năng suất cao nhất. Phương án này trong tương lai sẽ được sử dụng nhiều. 10 3. Lựa chọn phương án xếp dỡ: - Do hàng hóa này là thép xây dựng, được bó thành từng bó, có độ dài 12m , là loại hàng tương đối cồng kềnh khó xếp dỡ.Vì vậy ta phải có phương án thích hợp. - Nếu sử dụng phương án 2 và phương án 3 thì khi xếp dỡ bằng xe nâng rất dễ làm rơi rớt hàng hóa. Ngoài ra kho để chứa hàng này thường là kho ngoài trời, không được che đậy nên dễ làm rỉ sét hàng hóa. - Vì vậy tốt nhất ta sử dụng phương án 1 là đưa hàng trực tiếp từ tàu xuống thẳng xe ôtô. 4. Lựa chọn phương án thiết kế: 4.1.Lựa chọn phương án xếp dỡ phụ thuộc vào các yếu tố: - Loại tàu, kiểu tàu và vùng hoạt động của tàu ; - Kích thước và tốc độ tàu (tàu càng lớn, tốc độ tàu càng nhanh thì năng suất của các thiết bị xếp dỡ càng phải cao để giãm thời gian đỗ bến ) - Loại hàng mà tàu chở. - Chúng ta có nhiều kiểu tàu dùng để chuyên chở hàng bách hóa, trên tàu có thiết kế cả cần trục thuận lợi cho việc xếp dỡ gồm có các loại tàu : DERRICK ĐƠN - ĐÔI ; CẨU BỆ ĐÔI – ĐƠN a) Tàu Derrick đôi: Hình 1.1: Tàu Derrick đôi 11 Đặc điểm: Đối với loại tàu Derrick đôi, là loại tàu có sức nâng nhỏ, khoảng 5T-:- 10T, tầm với khoảng từ 20-:-30m, có kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, lắp ráp, có thể chế tạo ngay trong các nhà máy đóng tàu, giá thành rẻ, thuận lợi cho việc xếp dỡ hàng bao, năng suất xếp dỡ thấp do trong quá trình làm việc phải mất thời gian dịch chuyển hàng và chỉnh lại vị trí cần Cần trục derrick đôi là loại có hai cần, hai cần này trong lúc làm việc được cố định tại một vị trí. Một cần được cố định trên miệng hầm hàng, cần còn lại cố định ra ngoại mạn tàu. Hai cần này được cố định với nhau bằng cáp và đựoc giữ bởi các dây giằng mạn tàu . Hàng được nâng hạ, di chuyển bằng hai tời nâng hạ hàng, các tời này cũng có nhiệm vụ nâng hạ cần, đóng mở nắp hầm hàng. Khi cần không nâng hạ hàng nữa (không làm viêïc hoặc khi di chuyển tàu) thì cần được hạ xuống đặt dọc hầm tàu. Đầu cần kê lên gối đỡ ngang bằng đuôi cần .loại cần này dược hoạt động bởi nguồn động lực chính là động cơ điện xoay chiều ba pha có hiệu điện thế 380V truyền qua hộp giảm tốc, qua tang cáp, hoặc từ động cơ thuỷ lực qua hộp giảm tôùc tới tang cáp . b).Tàu Derrick đơn: Hình 1.2 : Tàu Derrick đơn Đặc điểm: Tàu Derrick đơn là loại tàu có sức nâng lớn, khoảng từ 5-:-300T, tầm với 20-:-30m, kết cấu đơn giản và dễ chế tạo, có thể chế tạo ngay trong nhà máy đóng tàu. Giá thành thấp Cần trục Derick có nhiều loại, có cách sử dụng cần cẩu khác nhau như: kiểu Halen, kiểu Vêle, kiểu Mo- xlêving, kiểu Stiuken. Đa số các loại nầy có 3 tời có động cơ. Hai đầu dây trên tang tời nâng cần cuốn cùng chiều, hai đầu dây trên tang tời quay cần cuốn ngược chiều nhau. Xà ngang dùng để cân bằng sức căng trong 2 palăng. Vì mỗi lần nâng hoặc 12 quay chỉ dùng một tời nên công suất động cơ điêïn sẽ lớn, chỉ cần một người lái, dễ điều khiển c).Cần trục quay: Hinh 1.3 : Cần trục quay Cần trục quay có nhiều ưu điểm: Cần trục được làm thành một khối gọn, không cồng kềnh như derrick nên làm cho hình dáng tàu gọn, đẹp. Cần trục loại bỏ được sàn máy, dây giằng nên diện tích sử dụng mặt boong tàu tăng lên, tầm nhìn từ buồng lái tàu thoáng hơn. Thời gian chuẩn bị làm việc và xếp dọn chuẩn bị cho tàu chạy ít, do đó rút ngắn được thời gian đỗ bến. Sử dụng cần trục an toàn vì không sợ vị trí quá tải do sai dây nâng hàng và vị trí dây giằng cần như ở derrick đôi. Cần trục có ca bin bảo vệ toàn bộ máy móc thiết bị, do đó ít phải bảo dưõng và điều kiện làm việc của người lái tốt hơn. Cần trục có thể hoạt động liên tục, nên năng suất lớn Ngoài ra cần trục còn có những nhược điểm: sử dụng thiết bị để quay kiểu vành bi mâm quay nên sức nâng không quá 7-:-8T, tầm với 15-:-20m, kết cấu phức tạp, khó chế tạo nhất là vành bi mâm quay 4.2. Lựa chọn thiết bị để xếp dỡ thép xây dựng có chiều dài 12m, bó theo bó nặng 5-:-15T Trong phương án 1, đối với hàng này đòi hỏi tàu phải có hầm hàng rộng, tầm với mạn ngoài lớn để thuận tiện xếp dỡ hàng xuống ôtô. Ngoài ra người điều khiển cần cẩu phải có kỹ thuật để đưa mã hàng đúng vào xe ôtô. Việc người điều khiển cẩu có dễ dàng hay không tùy thuộc vào người thiết kế cẩu phù hợp. Theo các yêu cầu trên, ta nhận thấy cẩu tàu DERRICK ĐƠN rất phù hợp do cần có khẩu độ và sức nâng lớn nên việc xếp dỡ loại hàng trên dễ dàng hơn các loại cẩu khác. 13 Chương 3. TỔNG QUAN VỀ CÁC LOẠI CẦN TRỤC TRÊN TÀU 1. Phân loại thiết bị xếp dỡ. -Derrick, Cần trục quay: dùng cho tàu chở hàng bao kiện, hòn , gỗ … -Thiết bị hút: Dùng cho tàu chở hàng lỏng. -Thiết bị băng chuyền: Dùng cho tàu chở hàng rời, quặng, hàng hạt.. * Lựa chọn thiết bị xếp dỡ phụ thuộc vào các yếu tố : - Loại tàu, kiểu tàu và vùng hoạt động của tàu. - Kích thước và tốc độ tàu ( tàu càng lớn, tốc độ càng lớn thì năng xuất xếp dỡ của các loại thiết bị xếp dỡ càng phải cao để giảm bớt thời gian đỗ bến ). - Loại hàng mà tàu chuyên chở. Cần trục Xe nâng Các loại băng tải Thiết bị xếp dỡ Thiết bị xếp dỡ hoạt động theo chu kì Thiết bị xếp dỡ hoạt động liên tục 14 Trên tàu hàng phổ biến là dùng cần trục Derrick hoặc cần trục quay hoặc bố trí hỗn hợp hai loại trên. Đối với các tàu chạy theo tuyến cần giảm đến mức tối thiểu thời gian đỗ bến nên trên nó bố trí cần trục quay hiện đại, có năng suất rất cao. Tuy nhiên đôi với tàu chạy theo tuyến chở hàng rời (Quặng, than và các loại hàng hạt) và tàu chở Container thì bố trí các loại thiết bị xếp dỡ trên tàu là không hợp lí mà nên dùng các loại thiết bị xếp dỡ chuyên dùng tại cảng. Tuy nhiên để chủ động trong việc xếp dỡ hàng hoá nên có một số loại tàu này có bố rí thiết bị xếp dỡ trên tàu. Trên tàu dầu và tàu RO-RO việc bố trí thiết bị xếp dỡ là không cần thiết nếu không kể đến các TBXD nhỏ, dùng để cẩu đường ống dẫn dầu, lương thực và thực phẩm… Trên tàu khách, và tàu khách hàng thường trang bị các cần trục để bốc xếp hành lý và hàng hoá. Giữa cần trục và Derrick mỗi loại đều có ưu điểm riêng: + Cần trục: Ưu điểm. Về mặt sử dụng, cần trục có nhiều ưu điểm. Cần trục được làm thành một khối gọn, nên làm cho hình dáng tàu gọn, đẹp. Cân trục loại bỏ được sàn máy, dây giằng, nên diện tích sử dụng của mặt boong tàu tăng lên, tầm nhìn từ buồng lái thoáng hơn. Thời gian sử dụng cho việc xếp hàng và xếp dọn chuẩn bị cho tàu chạy ít do đó rút ngắn được thời gian đỗ bến. Sử dụng cần trục an toàn vì không sợ quá tải do sai vị trí giây nâng hàng và dây giằng cần như ở Derrick đôi. Cần trục có cabin bảo vệ máy móc thiết bị, do đó ít phải bảo dưỡng và điều kiện làm việc của người lái tốt hơn. Nhược điểm. Cần trục có nhược điểm là sức nâng thấp, thường là không quá (7÷8)T do sử dụng thiết bị để quay kiểu vành bi mâm quay, tầm với (15÷20) m. Kết cấu cần trục phức tạp, khó chế tạo. Gía thành của cần trục thường cao hơn derrick. +Derrick: Ưu điểm. Xét về sức nâng, tầm với, kết cấu và khả năng chế tao thì derrick có nhiều ưu điểm hơn.Derrik có thể thiết kế có sức nâng lên tới 300T, tầm với 15 20÷30m. Kết cấu của derrick đơn giản, dễ chế tạo, lắp ráp, có thể chế tạo ngay trong nhà máy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan bien.pdf
Tài liệu liên quan