Vũ Trọng Phụng là một trong những nhà văn sớm tiếp nhận chủ nghĩa hiện đại. Điều này
cho thấy ý thức tiếp nhận cũng như nỗ lực cập nhật những trào lưu tư tưởng hiện đại, thời
thượng nhằm bắt kịp xu hướng văn học thế giới của nhà văn này vào nửa đầu thế kỷ XX. Bài
nghiên cứu này khảo sát và phân tích phương thức tiếp cận hiện thực theo trào lưu hiện đại
chủ nghĩa trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Trên cơ sở đó, bài viết hướng đến khẳng
định Vũ Trọng Phụng là một trong những nhà văn tiên phong tiếp thu chủ nghĩa hiện đại của
văn học phương Tây, cũng như góp tiếng nói khẳng định về tài năng và phong cách của nhà
văn này trong tiến trình văn học Việt Nam.
12 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 14/05/2022 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Phương thức tiếp cận hiện thực trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng dưới góc nhìn chủ nghĩa hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng Thành của nhà triệu phú Tạ Đình Hách:
Cái ấp của nhà triệu phú Tạ Đình Hách thật là đồ sộ nhất tỉnh, đến dinh quan Công
sứ cũng không to tát bằng. Ấp ở cách tỉnh lỵ năm cây số, làm trên một ngọn đồi
cao một trăm thước, diện tích ước độ mười mẫu ta. Chung quanh ấp, nghĩa là sườn
đồi, thì giồng toàn một giống cà phê, khiến cho khách bộ hành từ đằng xa đã thấy
một quả núi nhỏ xanh đen mà trên ngọn là ba tòa nhà tây, tòa giữa thì ba tầng, hai
tòa bên thì hai tầng, trông kiên cố và oai nghiêm như một trại binh vậy. Điểm lơ
thơ bên cạnh những tòa nhà ấy, là những cây gạo, cây muỗng cổ thụ, những cây
ngô đồng và những cây thông. Chung quanh ba tòa nhà có vườn hoa thì một vòng
tròn rào găng cao tới hai đầu người và dày độ hai thước. Cổng chính của ấp, xây
bằng xi măng cốt sắt, là một cái thể môn kiểu Nhật Bản trên có đề bốn chữ nó tỏ
rõ cái linh hồn ông chủ: Tiểu vạn trường thành. Từ cổng ấp, nghĩa là từ lưng chừng
đồi mà xuống đến đường quan lộ, thì có một con đường nhỏ cũng rải đá và đổ
nhựa kỹ càng cũng như đường thuộc địa.
Hầu hết, các nhân vật chính hoặc một số nhân vật phụ đều được Vũ Trọng Phụng
đặc tả chi tiết, tỉ mỉ đầu tóc, quần áo, sắc thái, nhân tướng bằng “con mắt camera”. Sau
khi ghi lại tất cả các cảnh trí, hình ảnh bằng “con mắt camera” ở góc nhìn biết hết nhiều
lựa chọn, Vũ Trọng Phụng sẽ dàn dựng, sắp đặt có chủ ý để nhằm chuyển tải nội dung
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018
243
mong muốn. Khảo sát văn bản Số đỏ hay Giông tố, thấy có một số đoạn bị cắt mất hoặc
bị lược bỏ bớt vì không phục vụ cho chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Trong tiểu thuyết
Giông tố, tình huống Nghị Hách, Tú Anh, Long được Hải Vân và Vạn Tóc mai chỉ điểm
bà Nghị đang ăn nằm với tên cung văn, mạch truyện lược bỏ quá trình cũng như cuộc gặp
mặt. Tác phẩm chỉ kể lại tình huống bà Nghị bị bắt quả tang và những bí mật của cuộc
đời Nghị Hách bị phanh phui.
Trong Số đỏ, có một số đoạn mạch truyện cũng bị gián đoạn khi chuyển giữa mỗi
chương. Có thể, Vũ Trọng Phụng chỉ dàn dựng để mỗi chương phù hợp với tiêu đề đặt ra.
Chẳng hạn, với tiêu đề ở chương Hạnh phúc của một tang gia – Văn Minh nữa cũng nói
vào – Một đám ma gương mẫu, ở chương này chỉ tập trung những cảnh huống của đám
tang cụ tổ. Chương trước đó kết thúc bằng việc cụ cố tổ hấp hối và Xuân bỏ chạy ra khỏi
nhà cụ cố Hồng. Người đọc không được biết Xuân đi đâu và làm gì, suy nghĩ gì mà chỉ
thấy đột ngột xuất hiện cùng nhà sư Tăng phú để đi đưa đám cụ Tổ. Thay vào đó Xuân
chỉ hiện lên qua những lời bàn bạc về việc có gả Tuyết cho Xuân hay không của gia đình
Văn Minh. Vũ Trọng Phụng đã rất khéo léo khi cắt bỏ sự hiện diện của Xuân và chuyển
điểm nhìn trần thuật sang những nhân vật khác.
Với thủ pháp cắt dán của điện ảnh, Vũ Trọng Phụng có thể bao quát hiện thực
cuộc sống ở diện rộng hơn. Mỗi tác phẩm của Vũ Trọng Phụng là một mảnh ghép cho
bức tranh hiện thực đời sống rộng lớn. Khi đọc tất cả các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng
từ tiểu thuyết, truyện ngắn, đến kịch bản, có thể nhận thấy mối liên kết sự kiện giữa các
tác phẩm. Chẳng hạn những nhân vật xuất hiện ở các tác phẩm khác nhau nhưng cùng
kiểu loại như Cử Tân trong tác phẩm Lấy nhau vì tình và Làm đĩ đều là nhân vật bị tổn
thương về mặt tình cảm nhưng giàu có nên có quan hệ tính giao với nhiều phụ nữ; hàng
loạt các nhân vật tiểu thư tân tiến, văn minh của các gia đình giàu có đều được đặt tên
Tuyết, Vân như cô Tuyết trong Số đỏ, Tuyết và Vân con gái của Nghị Hách trong Giông
tố, hoặc Tuyết Nương và Bạch Vân trong Hồ sê líu hồ líu sê sàng. Các tác phẩm như được
chia tách hoặc tiếp nối nhau để trình bày nhiều phương diện, nhiều quan điểm như tiểu
thuyết Dứt tình và truyện ngắn Cái hàng rào. Cả hai đều kể về tình duyên lận đận của
Tiết Hằng không thể lấy người mình yêu nhưng tiểu thuyết Dứt tình khắc họa nỗi bất
hạnh của Tiết Hằng khi sống trong cuộc hôn nhân môn đăng hộ đối, còn truyện ngắn Cái
hàng rào kể về nguyên nhân bố của Hằng đi bước nữa với mẹ của người yêu Hằng. Vở
kịch Cái chết bí mật của người trúng số độc đắc là đoạn kết nối dài của tiểu thuyết Trúng
số độc đắc. Nhân vật Phúc ở cuối tiểu thuyết Trúng số độc đắc trở nên hoài nghi con
người và đã rút ra bài học “loài người không ai tốt cả”. Đến nhân vật Phúc trong vở kịch
Cái chết bí mật của người trúng số độc đắc thì tự tử vì nghi hoặc cả chính bản thân mình:
Em nên hiểu rằng khi người ta có trong tay số tiền mười vạn thì một cái gương
cũng có thể biết nịnh hót và huyễn hoặc người ta được lắm! Ấy thế là anh ta nghi
ngờ nốt cả cái gương, bảo thế nào, anh ta cũng không nghe ra, cứ nhất định tin
rằng mặt mình hóa ra mặt của kẻ tù tội.
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018
244
Khi đọc các tác phẩm Giông tố, Trúng số độc đắc, Lấy nhau vì tình, Thủ đoạn,
Bẫy tình, Vũ Trọng Phụng có miêu tả một số đoạn về nhà săm, gái giang hồ. Đến tiểu
thuyết Làm đĩ, Vũ Trọng Phụng đưa đến một cái nhìn khác về những thân phận phụ nữ
làm gái giang hồ. Vũ Trọng Phụng còn sử dụng tác phẩm này làm phản đề với tác phẩm
kia. Nếu như tiểu thuyết Dứt tình khắc họa nỗi bất hạnh của Tiết Hằng vì hôn nhân môn
đăng hộ đối thì tiểu thuyết Lấy nhau vì tình lại mô tả những mâu thuẫn xảy ra trong cuộc
hôn nhân do thiếu lòng tin. Qua đó, Vũ Trọng Phụng đã đưa đến cái nhìn đa diện, len lỏi
mọi góc khuất của bề mặt hiện thực để đánh giá, phán xét sự việc, hiện tượng.
Với thủ pháp cắt dán điện ảnh, Vũ Trọng Phụng không chỉ đảm bảo tính khách
quan từ “con mắt camera” mà còn có thể chuyển tải tư tưởng một cách có chủ ý thông
qua mô hình tự sự ẩn ý – tượng trưng trong các tác phẩm.
Thế giới trong tiểu thuyết Số đỏ được Vũ Trọng Phụng tái hiện chân thực đến
mức người đọc tin và tìm thấy mẫu hình của Xuân Tóc Đỏ, bà Phó Đoan hay TYPN ngoài
đời. Nhiều nhà nghiên cứu còn cho rằng, rất có thể, nguyên mẫu của bà Phó Đoan là bà
me Tây Bé Tý ở Hàng Bạc, nhà thiết kế TYPN là họa sĩ Nguyễn Cát Tường với kiểu quần
áo tân thời Lemur, nhà sư Tăng Phú chủ bút tờ Gõ mõ là Nguyễn Năng Quốc chủ nhiệm
tờ Đuốc Tuệ, Nhà nghiên cứu Trần Đăng Suyền trong Cá tính sáng tạo và đặc điểm
tiểu thuyết hiện thực của Vũ Trọng Phụng đã khẳng định sự độc đáo của phương thức tiếp
cận hiện thực trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng khi so sánh với Nam Cao:
Với một cảm quan hiện thực sắc sảo và tinh nhạy, Vũ Trọng Phụng đã cảm nhận
sâu sắc cái gọi là thế sự thăng trầm, trò đời đảo điên những diễn biến phức tạp của
thời cuộc. Nếu như tiểu thuyết của Nam Cao được dệt nên từ những cái hằng ngày
thì tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng được tạo dựng từ những cái ngẫu nhiên, cái
bất thường căng thẳng, đầy kịch tính, thể hiện sâu sắc sự bất ổn, nhố nhăng, hỗn
loạn của thực tế xã hội. (Trần S. Đ., 2002, p. 26)
4. MỘT VÀI GHI NHẬN
Tác phẩm của Vũ Trọng Phụng không chỉ hiện đại ở chủ đề và tư tưởng mà còn
hiện đại về mặt thi pháp. Đôi khi, Vũ Trọng Phụng vẫn còn vụng về khi sử dụng những
thủ pháp nghệ thuật theo trào lưu hiện đại chủ nghĩa nhưng đó là những nỗ lực đáng trân
trọng của một nhà văn mang sứ mệnh hiện đại hóa nền văn học dân tộc.
Đối với nghệ thuật tiếp cận hiện thực, Vũ Trọng Phụng đã có những cách tân đáng
kể so với các nhà văn hiện thực đương thời. Qua Số đỏ, Giông tố và một số truyện ngắn,
kịch ngắn, Vũ Trọng Phụng sử dụng phương thức phản ánh hiện thực độc đáo qua mô
hình tự sự ẩn ý – tượng trưng và thủ pháp cắt dán điện ảnh. hủ nghĩa hiện đại không chỉ
hỗ trợ cho nghệ thuật tiếp cận hiện thực của chủ nghĩa hiện thực qua mô hình tự sự ẩn ý
– tượng trưng mà còn mở rộng diện nhìn vươn tới đằng sau bề mặt hiện thực với “con
mắt camera”. Kỹ thuật cắt dán điện ảnh khiến cho tác phẩm của Vũ Trọng Phụng bị xem
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018
245
là dàn dựng theo ý muốn chủ quan của tác giả chứ chưa mô phỏng khách quan hiện thực
đời sống.
Trào lưu hiện đại chủ nghĩa hiện đại luôn luôn tìm kiếm những hình thức nghệ
thuật mới để đáp ứng nhu cầu diễn đạt trong văn học nghệ thuật. Do đó, trào lưu hiện đại
chủ nghĩa bao gồm nhiều ý thức thẩm mỹ và khuynh hướng sáng tác xuất hiện liên tục và
dồn dập. Với tư cách là một trong những nhà văn tiên phong tiếp nhận chủ nghĩa hiện đại,
Vũ Trọng Phụng đã có những nỗ lực khi tiếp nhận cũng như chọn lựa những thủ pháp và
kỹ thuật của trào lưu chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm. So với bình diện tư tưởng và chủ
đề, dấu ấn của chủ nghĩa hiện đại xét trên bình diện thi pháp trong tác phẩm của Vũ Trọng
Phụng không đậm nét bằng. Hơn nữa, một số thủ pháp và kỹ thuật còn dung hòa cùng
chủ nghĩa hiện thực, chẳng hạn như nghệ thuật tiếp cận hiện thực, thủ pháp nghịch dị. Dù
vậy, Vũ Trọng Phụng cũng đã đạt được những thành công khi vận dụng những thủ pháp
này trong các tác phẩm như Số đỏ, Bộ răng vàng, Thủ đoạn, Cô Mai thưởng xuân, Giông
tố,
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN
Đỗ, H. V. (2015). Vận dụng lý thuyết tự sự học vào nghiên cứu hình thái thể loại tiểu
thuyết. In S. Đ. Trần, Tự sự học, Một số vấn đề lý luật và lịch sử. Hà Nội: Đại học
Sư phạm.
Huỳnh, P. N. (2017). Tác phẩm và thể loại văn học. Hồ Chí Minh: Đại học Quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh.
Lê, O. L., & Nguyễn, N. Đ. (2015). Dẫn luận về tự sự học của Susanna Onega và J.A.
García Landa. In T. Đ. Sử, Tự sự học, Một số vấn đề lý luận và lịch sử. Hà Nội: Đại
học Sư phạm.
Trần, S. Đ. (2002). Cá tính sáng tạo và đặc điểm tiểu thuyết hiện thực của Vũ Trọng
Phụng. Văn học, 22-28.
Vương, N. T. (2005). Nhà văn tiền chiến và quá trình hiện đại hóa trong văn học Việt
Nam từ đầu thế kỷ XX cho tới 1945. Hà Nội: Đại học Quốc gia Hà Nội.
Zinoman, P. (2001). Số đỏ của Vũ Trọng Phụng và chủ nghĩa hiện đại Việt Nam. Văn
học, 45.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phuong_thuc_tiep_can_hien_thuc_trong_tac_pham_cua_vu_trong_p.pdf