Sốcấp kính cần cân bằng đểlàm công cụra quyết định của chủrừng địa phương (số
cấp kính lớn nhất) và phải chính xác đểhướng dẫn quản lý rừng bảo đảm vềmặt kỹ
thuật (sốcấp kính nhỏnhất). Theo kinh nghiệm từnhiều lần kiểm tra thực địa, sốcấp
kính từ6 – 7 mang lại hiệu quảcao nhất và nên được duy trì.
Trong trường hợp không có dữliệu tin cậy vềtăng trưởng và trữlượng rừng, các cấp
kính nên được phân chia đều.
Theo bình quân thống kê, ở đâu có dữliệu vềtăng trưởng thì ở đó có thểxác định được
các cấp kính trong khoảng thời gian 5 năm đểcây tăng trưởng trong cấp kính cao hơn
tiếp theo.
Nên bảo đảm khoảng cách tối thiểu của các cấp kính là 5cm trong toàn bộcác mô hình
rừng ổn định.
Bước tiếp theo, biểu diễn đường hàm sốmũvềsựphân bốsốcây theo đường kính từ
dữliệu điều tra ô mẫu đểcuối cùng xác định sốcây ởcác cấp kính khác nhau trong mô
hình rừng ổn định.
Tiết diện ngang của mô hình rừng ổn định và sựphân bốsốcây thực tếtheo cấp kính
nên tương ứng đểbảo đảm mô hình rừng ổn định có tiềm năng sản xuất thực sự.
14 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Phương pháp xây dựng mô hình rừng ổn định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
P h á t t r iển N ô n g t h ô n Đắk Lắk - R D D L
HH H
ưư ư ớớ ớ
nn n gg g
dd d
ẫẫ ẫ nn n
KK K
ỹỹ ỹ tt t
hh h uu u
ậậ ậ tt t
Phương pháp
xây dựng
mô hình
rừng ổn định
Sở Nông Nghiệp & PTNT
Đắk Lắk
P h á t t r iển N ô n g t h ô n Đắk Lắk - R D D L
Phương pháp xây dựng
mô hình
rừng ổn định
Tháng 11, 2006
Ts. Björn Wode, Ts. Bảo Huy, Đặng Thanh Liêm
Sở Nông Nghiệp & PTNT
Đắk Lắk
Phương pháp xây dựng mô hình rừng ổn định
1
MỤC LỤC
1. GIỚI THIỆU ............................................................................................................. 2
2. KHÁI NIỆM MÔ HÌNH RỪNG ỔN ĐỊNH .................................................................. 2
3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH RỪNG ỔN ĐỊNH ................................................................. 3
4. MÔ TẢ CÔNG VIỆC ................................................................................................ 5
5. ĐỀ XUẤT TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG TRÊN TOÀN QUỐC ....................................... 8
Phụ lục:
PHỤ LỤC 1: MÔ HÌNH RỪNG ỔN ĐỊNH CHO RỪNG KHỘP ..................................... 10
PHỤ LỤC 2: MÔ HÌNH RỪNG ỔN ĐỊNH CHO RỪNG BÁN THƯỜNG XANH ........... 11
Phương pháp xây dựng mô hình rừng ổn định
1. GIỚI THIỆU
Khai thác gỗ là biện pháp lâm sinh quan trọng nhất được áp dụng trong quản lý rừng
dựa theo mô hình chuẩn thực tế và rõ ràng mà chủ rừng địa phương và các cơ quan
nhà nước có thể dễ dàng đánh giá, theo dõi và thực thi.
Theo truyền thống, bảng trữ lượng là kết quả phát triển ổn định lâu dài của ô mẫu cho
năng suất (PSP) sau nhiều thập kỷ áp dụng phương pháp. Tuy nhiên, việc sử dụng bảng
trữ lượng như vậy chỉ dành cho các lâm phần độc canh và một số ít lâm phần hỗn giao
và chỉ dùng để quản lý rừng tự nhiên hỗn giao không cùng tuổi.
Ngoài ra, phải trải qua vài chục năm nghiên cứu các phương pháp khoa học dự đoán trữ
lượng và có thể có những kết quả mà chủ rừng cũng như cơ quan nhà nước địa phương
không thể giải thích.
Trong lâm nghiệp cộng đồng, cần có những chỉ số đơn giản nhưng đáng tin cậy để khai
thác ổn định và có thể a) thoả mãn nhu cầu đa dạng về lâm sản của chủ rừng địa
phương và đồng thời b) bảo đảm được tính ổn định của tài nguyên rừng.
Trong lâm nghiệp tập quán, khối lượng gỗ rắn tính bằng m3 được dùng làm đơn vị lên kế
hoạch, thực hiện và kiểm soát. Mức khai thác được xác định bằng trữ lượng trên hécta
hoặc bằng tỷ lệ phần trăm tổng trữ lượng hiện hữu.
Tuy nhiên, các phương pháp tiếp cận có tham gia trong Quản lý Rừng Cộng đồng
(QLRCĐ) có tính đơn giản và thực tế, không cần tính toán trữ lượng mà chỉ sử dụng số
cây trên cấp kính làm đơn vị duy nhất trong tất cả các bước lên kế hoạch, thực hiện và
kiểm soát.
Số cây trên cấp kính là đơn vị đếm được và rõ ràng mà người dân địa phương và nhân
viên thực địa có thể dễ dàng đo đạc, cho phép mô tả chính xác những lần không thể tiến
hành can thiệp lâm sinh theo kế hoạch bằng cách sử dụng số trữ lượng chung.
Trữ lượng khai thác được cụ thể hoá bằng cách so sánh số cây thực tế theo kết quả
điều tra rừng với số cây theo cấu trúc rừng sản xuất phát triển tốt và được quản lý ổn
định, hay còn gọi là mô hình rừng ổn định (SFM).
Mô hình rừng ổn định là công cụ giám sát hiệu quả mà cộng đồng và nhân viên thực địa
tại địa phương có thể áp dụng, mô hình giải thích rõ ràng và giúp người dân tự tin khi
làm việc với các cơ quan nhà nước, ví dụ nộp đơn xin khai thác gỗ. Nếu không có mô
hình chuẩn rõ ràng, cộng đồng địa phương rất khó được duyệt cho phép khai thác và
phải chịu những khoản thuế gián tiếp.
2. KHÁI NIỆM MÔ HÌNH RỪNG ỔN ĐỊNH
Lâm phần tự nhiên hỗn giao có thể được mô tả rõ nhất bằng sự phân bố số cây qua các
cấp kính. Nhiều rừng tự nhiên không đồng tuổi chọn lọc cây tái sinh tự nhiên có sự phân
bố đường kính, trong đó mỗi cỡ kính có số cây ít hơn so với cỡ kính nhỏ hơn liền kề,
được biểu diễn bằng đường hàm số mũ đi xuống.
Cây có đường kính nhỏ hơn phải có số lượng lớn hơn để khi khai thác một cây thì sẽ có
nhiều cây nhỏ hơn thay thế bảo đảm tính ổn định của lâm phần.
Các kiểu rừng có tiềm năng sản xuất khác nhau có đường kính phân bố khác nhau, do
đó phải xây dựng mô hình rừng ổn định cho từng kiểu rừng.
Những thay đổi chính khi phân bố số cây theo cấp kính bao gồm số lượng, đường kính,
số cây trên cấp kính, và nếu được xác định là cấu trúc rừng sản xuất phát triển tốt và
được quản lý bền vững gọi là mô hình rừng ổn định.
Phương pháp xây dựng mô hình rừng ổn định
Mô hình rừng ổn định là mô hình không thay đổi, so sánh hiện trạng rừng hiện hữu với
hiện trạng mô hình mẫu. Mô hình rừng ổn định không dự đoán và cũng không cần dự
đoán năng suất và sự tăng trưởng của cây vì chỉ có số cây dư thừa mới được khai thác
trong thời gian 5 năm. Sau thời gian 5 năm, phải đánh giá hiện trạng rừng mới và so
sánh với với mô hình rừng ổn định để đưa ra chỉ tiêu khai thác mới.
Tuy nhiên, trong trường hợp có thể lấy dữ liệu tin cậy về sự tăng trưởng và trữ lượng
cây, thì có thể điều chỉnh được khoảng cách của cấp kính cho biết thời gian cây tăng
trưởng ở cấp kính cao hơn tiếp theo trong thời gian 5 năm, gọi là chuỗi thời gian của cây
(Alder and Synnot 1992). Về mặt này, cũng có thể dùng mô hình để giải thích tốc độ phát
triển tiềm năng của một lâm phần trong 5 năm hoặc 10 năm tới với chủ rừng địa
phương.
Mô hình rừng ổn định được dùng làm mô hình chuẩn để so sánh với cấu trúc rừng hiện
hữu ở một khu rừng khi lên kế hoạch quản lý rừng cộng đồng. Mức độ mất cân đối giữa
mô hình rừng ổn định và rừng hiện trạng quyết định trữ lượng khai thác ổn định.
Lượng cây thừa so với mô hình rừng ổn định trong một cấp kính cụ thể giúp xác định
các giải pháp khai thác, số cây thiếu giúp xác định khu vực cần bảo vệ nghiêm.
Do đó, việc khai thác gỗ là nhằm mục đích cải tiến cấu trúc rừng hiện trạng hướng đến
cấu trúc rừng ổn định mong muốn trong quá trình tỉa thưa theo định kỳ. Do đó, tất cả
những lần can thiệp lâm sinh sẽ giúp cải tiến lâm phần sau khi khai thác thay vì làm thoái
hoá như thường thấy dưới dạng quản lý có nhân nhượng.
Ngoài ra, mô hình rừng ổn định còn là công cụ giám sát hiệu quả cho các cơ quan hỗ trợ
về mặt cắt giảm số lượng để so sánh với kết quả thực hiện trên thực tế.
Trong bối cảnh lâm nghiệp cộng đồng, việc quản lý rừng nhằm thoả mãn nhu cầu đa
dạng về gỗ thuộc tất cả cấp kính của chủ rừng địa phương cũng như cung cấp nguồn
lâm sản lâu dài. Do đó, hệ thống quản lý rừng theo tập quán (ví dụ đường kính có thể
khai thác nhỏ nhất, chu kỳ đốn hạ dài nhất ở mức độ khai thác đơn cao) mâu thuẩn với
các mô hình sử dụng hiện nay và nhu cầu của cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng, vì
vậy không thể đưa ra được các giải pháp có thể chấp nhận về mặt kinh tế-xã hội.
3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH RỪNG ỔN ĐỊNH
Cần xây dựng mô hình rừng ổn định riêng cho các kiểu rừng phổ biến của mỗi vùng sinh
thái để phản ánh chính xác tiềm năng sản xuất cụ thể.
Lấy dữ liệu cơ bản cần thiết qua các lần điều tra rừng đảm bảo về mặt kỹ thuật bằng
cách đo đạc các ô mẫu tạm thời và qua việc tham khảo chủ rừng địa phương để biết nhu
cầu lâm sản cụ thể của họ.
Nếu được, có thể tiến hành đo đạc các giai đoạn liên tiếp của rừng để biết tiềm năng
tăng trưởng của từng khu rừng cụ thể phản ánh qua khoảng cách của cấp kính.
Việc lập mô hình rừng ổn định phải do các kỹ thuật viên có năng lực từ các Viện Nghiên
Cứu thực hiện, họ phải có kiến thức vững vàng về các điều kiện rừng địa phương trong
vùng sinh thái nông nghiệp cụ thể.
Mô hình rừng ổn định phải được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt
trước khi áp dụng vào quản lý rừng cộng đồng.
Phương pháp xây dựng mô hình rừng ổn định
4
Sơ đồ 1: Công việc cần làm để xây dựng mô hình rừng ổn định
Bước chuẩn bị
Thu thập dữ
liệu
Phân tích dữ
liệu
Mô hình rừng
ổn định
Nguồn: Philipp Roth (2004) đã sửa đổi
Xác định các kiểu rừng phổ biến trong vùng
Tiến hành riêng các bước dưới đây cho từng kiểu rừng
Tham khảo chủ rừng địa
phương về kích thước gỗ phổ
biến đáp ứng nhu cầu tiêu thụ
Lấy thông tin về cấp kính có
thể khai thác theo mong
muốn Ö cấp kính tối đa của
mô hình rừng ổn định
Đo đạc ô mẫu ở các giai đoạn
tuổi liên tiếp của rừng
(Nếu được)
Chiều rộng cấp kính phù hợp, cho biết
chuỗi thời gian dài hơn hoặc ngắn hơn
Xây dựng các ô mẫu tạm thời
ở các khu vực rừng tiêu biểu
Điểu chỉnh số cây trên cấp
kính và lấy thông tin chung về
tiết diện ngang
Cấu trúc lâm phần phù hợp, số cây và
tiết diện ngang
Điều chỉnh cấp kính
Phương pháp xây dựng mô hình rừng ổn định
5
4. MÔ TẢ CÔNG VIỆC
a) Xác định các kiểu rừng phổ biến
Trước khi đi thực địa, phải phân tầng các kiểu rừng phổ biến về tiềm năng tăng trưởng,
kèm theo cấu trúc rừng và tiềm năng sản xuất.
Mục tiêu là xác định các kiểu rừng khác nhau rõ rệt theo các tiêu chuẩn đề cập trên đây,
sau đó mô tả chúng trong mô hình rừng ổn định riêng.
Tỉnh Dak Lak xác định được hai kiểu rừng phổ biến và đã xây dựng các mô hình rừng ổn
định cho i) Rừng khộp và ii) Rừng thường Xanh.
b) Điều tra rừng
Tiến hành thu thập dữ liệu theo hình thức điều tra rừng thông thường bằng cách lập các
ô mẫu tạm thời và đo đạc đường kính cây ở độ cao ngang ngực. Không cần phải đo
chiều cao vì sẽ không tính khối lượng.
Lấy tròn kích thước đường kính ở đơn vị cm, đo ở độ cao ngang ngực (dbh).
Nên lập các ô mẫu tạm thời theo hình chữ nhật, kể cả đo đạc chỉnh sửa độ dốc ở địa
hình đồi núi.
Chọn địa điểm ô mẫu có mục đích (không phải ngẫu nhiên) theo ý kiến chuyên môn của
kỹ thuật viên.
Ở rừng tự nhiên phức hợp cao, thường cần phải lấy mẫu theo ý kiến chủ quan, tránh sự
thay đổi thông số ô không cần thiết. Trong thiết kế lấy mẫu theo ý chủ quan, địa điểm lấy
mẫu do người thiết kế chọn sau khi cân nhắc kỹ sao cho có khả năng thể hiện toàn diện
mà không bị lệch lạc.
Khi đề cập đến mô hình rừng ổn định, các ô mẫu phải được định vị ở những khu vực có
điều kiện hiện tại đáp ứng những yêu cầu trên đây. Do đó, không nên đưa sông suối,
đường xá, đất khai hoang chuyển đổi trồng trọt hoặc rừng trồng không tiêu biểu cho một
kiểu rừng vào ô mẫu (Gimaretcarpentier et al. 1998).
Chọn các khu rừng khác nhau để lập ô mẫu, xét mức độ khai thác cũng như môi trường
xung quanh (ví dụ một khoảnh rừng tàn dư có thể liền kề rừng già, hay một khu rừng
nằm cô lập giữa các cánh đồng nông nghiệp) có thể dẫn đến những thay đổi lớn về
thông số đã ghi giữa các ô mẫu. Đó là lý do tại sao kinh nghiệm và kiến thức chuyên
môn là điều kiện tiên quyết để xây dựng mô hình rừng ổn định qua việc áp dụng các ô
mẫu tạm thời (Roth 2004)
Vì cách bố trí và số ô mẫu không phải là một kiểu điều tra rừng, do đó không tiến hành
tính toán các thông số thống kê như lỗi lấy ô mẫu hoặc thay đổi ô mẫu chuẩn.
Có thể sử dụng kết quả đánh giá dữ liệu thứ cấp hiện nay từ những lần điều tra trước để
hoàn thành việc thu thập dữ liệu.
Ngoài ra có thể lập ô mẫu ở các giai đoạn liên tiếp khác nhau của cùng kiểu rừng để lập
sơ đồ hướng thời gian trong trường hợp người dân địa phương biết tuổi cụ thể của các
giai đoạn liên tiếp khác nhau (khu vực cấm chuyển đổi sang trồng trọt, cháy rừng lần
cuối ..v..v..).
Qua việc này có thể thu thập thông tin quan trọng về tiềm năng tăng trưởng của rừng và
có thể dùng để điều chỉnh khoảng cách cấp kính của mô hình. Những chuỗi thời gian
trước có thể có tầm quan trọng đặc biệt khi không thu thập được dữ liệu từ việc quan sát
lâu dài.
Tuy nhiên, như đề cập trên đây, dữ liệu trữ lượng và tăng trưởng không phải là những
thay đổi đầu vào bắt buộc trong khái niệm mô hình rừng ổn định.
Phương pháp xây dựng mô hình rừng ổn định
6
c) Phỏng vấn chủ rừng địa phương
Mô hình rừng ổn định được thiết kế để phản ánh tốt nhất nhu cầu lâm sản của người
dân địa phương. Về gỗ, thay đổi quan trọng nhất là đường kính khai thác mong muốn
dựa theo thông tin của chủ rừng địa phương.
Thêm vào đó, nhu cầu theo ý thích của chủ rừng địa phương quyết định mục tiêu quản lý
đối với lâm phần tương ứng. Nếu phần lớn cần cây có kích thước to để lấy gỗ làm nhà,
thì chắc chắn mục tiêu quản lý và mô hình rừng ổn định cần phải khác với mô hình tiêu
biểu của một khu rừng mà chủ yếu cần cây có kích thước nhỏ và trung bình để lấy hỗn
hợp gỗ, trụ và củi. Tham khảo thêm hệ thống lâm sinh và mối liên hệ của nó với mô hình
rừng ổn định trong tài liệu của Branney and Wode (2003).
Do đó, những lần phỏng vấn chủ rừng địa phương không phải là một giải pháp nhưng
rất cần đối với phương pháp đáp ứng nhu cầu của mô hình rừng ổn định.
Vì vậy nên xác định diện tích mô hình rừng ổn định bằng cách sử dụng đường kính khai
thác mong muốn để định hướng cấp kính tối đa. Trong trường hợp tài nguyên rừng hiện
nay cung cấp đủ số cây trên cấp kính mong muốn thì cấp kính mô hình rừng ổn định
phải được mở rộng để phản ánh chính xác sự kiện này.
Việc ý thức được giới hạn cấp kính trên phụ thuộc vào nhu cầu của nhóm chủ rừng rất
quan trọng, người dân được phép hạ cây nếu cây đạt cấp kính tối thiểu có thể khai thác.
Họ có quyền tự do quyết định thời điểm khai thác cây miễn sao vẫn theo đúng quy định
mô hình rừng ổn định.
Ngoài ra chủ rừng có thể cung cấp thông tin quan trọng về lịch sử và tuổi rừng địa
phương dùng để ước tính mức độ tăng trưởng và tiềm năng về trữ lượng của một lâm
phần cụ thể thông qua khoảng cách của các cấp kính.
d) Phân tích dữ liệu
Phân tích dữ liệu có phần lập cách phân bố đường kính của cây từ dữ liệu thực địa và
dữ liệu thứ cấp sẵn có. Kết quả được trình bày dưới dạng biểu đồ trên cấp kính theo
đơn vị cơ bản là hécta.
Tiến hành tính tiết diện ngang 1 để biết mật độ lâm phần so với tài liệu khoa học có sẵn
trong và ngoài vùng.
Phân bố đường kính cho tất cả các cây không kể loài cây hoặc giá trị kinh tế hoặc sinh
thái.
e) Lập mô hình rừng ổn định
Lập mô hình rừng ổn định chủ yếu bao gồm:
o Xác định cấp kính cao nhất,
o Điều chỉnh số cấp kính,
o Chiều rộng cấp kính và,
o Số cây trên cấp kính.
Như đề cập trên đây, cấp kính cao nhất nên theo đúng nhu cầu địa phương về đường
kính khai thác mong muốn và đường kính lớn nhất có sẵn trong các lần điều tra rừng.
Nhìn chung, giới hạn tối đa là 40-50cm, thậm chí có những cây có thể đạt kích thước
cao hơn.
1 Diện tích cắt ngang của tất cả các cây trong một đơn vị rừng, thường được đo như đường kính ở độ cao
ngang ngực (dbh) và được thể hiện bằng m² trên hécta, thường được dùng đo mật độ cây trong một lâm
phần.
Phương pháp xây dựng mô hình rừng ổn định
7
Số cấp kính cần cân bằng để làm công cụ ra quyết định của chủ rừng địa phương (số
cấp kính lớn nhất) và phải chính xác để hướng dẫn quản lý rừng bảo đảm về mặt kỹ
thuật (số cấp kính nhỏ nhất). Theo kinh nghiệm từ nhiều lần kiểm tra thực địa, số cấp
kính từ 6 – 7 mang lại hiệu quả cao nhất và nên được duy trì.
Trong trường hợp không có dữ liệu tin cậy về tăng trưởng và trữ lượng rừng, các cấp
kính nên được phân chia đều.
Theo bình quân thống kê, ở đâu có dữ liệu về tăng trưởng thì ở đó có thể xác định được
các cấp kính trong khoảng thời gian 5 năm để cây tăng trưởng trong cấp kính cao hơn
tiếp theo.
Nên bảo đảm khoảng cách tối thiểu của các cấp kính là 5cm trong toàn bộ các mô hình
rừng ổn định.
Bước tiếp theo, biểu diễn đường hàm số mũ về sự phân bố số cây theo đường kính từ
dữ liệu điều tra ô mẫu để cuối cùng xác định số cây ở các cấp kính khác nhau trong mô
hình rừng ổn định.
Tiết diện ngang của mô hình rừng ổn định và sự phân bố số cây thực tế theo cấp kính
nên tương ứng để bảo đảm mô hình rừng ổn định có tiềm năng sản xuất thực sự.
Phương pháp xây dựng mô hình rừng ổn định
8
5. ĐỀ XUẤT TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG TRÊN TOÀN QUỐC
Theo đề xuất, tiêu chuẩn lập mô hình rừng ổn định cho bảy vùng nông nghiệp sinh thái ở
Việt Nam như sau:
o Việc lập các mô hình rừng ổn định cho Việt Nam chỉ nên được thực hiện bởi
một nhóm chuyên gia lâm sinh để bảo đảm tiêu chuẩn và phương pháp thực
hiện đồng nhất.
o Mỗi vùng nông nghiệp sinh thái có mô hình rừng ổn định riêng.
o Mô hình rừng ổn định được xây dựng dựa theo hiện trạng rừng, a) giàu, b)
trung bình và c) cằn cỗi. Ba hiện trạng này có thể được tách thành hai kiểu
rừng (ví dụ rừng cây cần ánh sáng hoặc rừng cây chịu bóng râm) cho biết các
kiểu rừng của vùng có hướng riêng trong phân bố số cây trên cấp kính.
o Theo đó, sẽ có tối đa sáu mô hình rừng ổn định trong mỗi vùng nông nghiệp
sinh thái.
o Tổng cộng 42 mô hình rừng ổn định sẽ được xây dựng cho Việt Nam (7 vùng
sinh thái nông nghiệp * 3 hiện trạng rừng * 2 kiểu rừng)
Nên chuẩn hoá chiều rộng đường kính để sử dụng một loại thước đo đường kính chuẩn
duy nhất trên toàn quốc và được đề xuất như sau:
Cấp kính
[cm] 8-15 15-20 20-25 25-30 30-35 35-45 > 45
Chiều rộng
cấp kính
[cm]
7 5 5 5 5 10 >
Số cấp kính 1 2 3 4 5 6 7
2) Việc chọn đúng mô hình rừng ổn định (giàu, trung bình, cằn cỗi) để phân tích dữ liệu
khi thực hiện có thể được quyết định theo các bước sau:
o Phân tích và trình bày dữ liệu rừng thực tế từ việc đánh giá tài nguyên rừng có
sự tham gia dưới dạng biểu đồ.
o Chỉ xét số cây của ba cấp kính cao nhất.
o So sánh số cây của một trong ba cấp kính với số cây tương ứng đã cho trong
mô hình rừng ổn định (Giàu, trung bình, cằn cỗi của kiểu rừng và vùng tương
ứng).
o Ghi lại tất cả những nét khác biệt trong ba cấp kính cho một trong ba mô hình
rừng ổn định.
o Mô hình rừng ổn định có nét khác biệt nhỏ nhất so với cấu trúc rừng thực tế sẽ
được chọn để xây dựng kế hoạch quản lý rừng.
Phương pháp xây dựng mô hình rừng ổn định
9
THAM KHẢO
ALDER, D. AND SYNNOTT, T.J. 1992. Permanent Sample Plot Techniques for Mixed
Tropical Forest. Tropical Forestry Papers No. 25. Oxford Forestry Institute,
Department of Plant Science, University of Oxford.
BRANNEY, P. AND WODE, B. 2003. Silviculture Guidelines for Community Forest
Management in the Song Da Watershed. 1st Draft. Son La, Vietnam. [online]
http:// partners/SFDP/index.htm
GIMARETCARPENTIER, C.; PELISSIER, R.; PASCAL, J.P. AND HOULLIER, F. 1998: Sampling
strategies for the assessment of tree species diversity. Journal of Vegetation
Science, 9 (2): pp. 161-172.
PHILIP, M.S. 1994. Measuring Trees and Forests. Second Edition. Wallingford, Oxon, UK:
CAB International, 1994. 310 p.
ROTH, P. 2004. Participatory Forest Resource Assessment in the context of Community
Forest Management in Vietnam. Master thesis, Faculty of Forest Science and
Forest Ecology Georg-August University of Göttingen
Phương pháp xây dựng mô hình rừng ổn định
10
PHỤ LỤC 1: MÔ HÌNH RỪNG ỔN ĐỊNH CHO RỪNG KHỘP
Biểu đồ 2: Mô hình rừng ổn định cho rừng khộp tại tỉnh Đăklăk
Bảng 2: Tiết diện ngang và số cây - rừng khộp
Cấp kính 8-11.9 12-14.9 15-17,9 18-20,9 21-23,9 24-26,9 >29,9
Số cây/ha 300 200 130 90 80 70 60
300
200
130
90 80 70 60
0
100
200
300
11,9 14,9 17,9 20,9 23,9 26,9 29,9
Đường kính tối đa
Số
c
ây
[h
a]
Rừng khộp
Phương pháp xây dựng mô hình rừng ổn định
11
PHỤ LỤC 2: MÔ HÌNH RỪNG ỔN ĐỊNH CHO RỪNG BÁN THƯỜNG XANH
Biểu đồ 3: Mô hình rừng ổn định cho rừng bán thường xanh tại
tỉnh Dak Lak
Bảng 3: Tiết diện ngang và số cây – lâm phần thường xanh
Cấp kính 8-11.9 12-14.9 15-17,9 18-20,9 21-23,9 24-26,9 >29,9
Số cây/ha 400 280 180 120 90 80 70
400
280
180
120
90 80 70
0
100
200
300
400
11,9 14,9 17,9 20,9 23,9 26,9 29,9
Đường kính tối đa
Số
c
ây
[h
a]
Rừng bán thường xanh
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
47 Nguyễn Tất Thành, TP Buôn Ma Thuột
Tỉnh Đắk Lắk / Việt Nam
tel. +84-(0)50-956286
fax. +84-(0)50-952091
Dự án Phát triển nôn thôn Đắk Lắk (DPI / GTZ)
Sở Kế hoạch và Đầu tư
17 Lê Duẩn, TP Buôn Ma Thuôt
Tỉnh Đắk Lắk / Việt Nam
tel. +84-(0)50-858.431/.476/.504
fax +84-(0)50-850.236
E-mail info@gtz-rddl.org
website www.rddl-daklak.org
www.gtz.de/vietnam
DPI
Dak Lak
DARD
Dak Lak
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phuong_phap_xay_dung_mo_hinh_rung_on_dinh_133_7422.pdf