Chương trình dạy học tiếng Anh trong nhà trườngTiểu học đến nay đã được gần 10 năm. Để đáp ứng với yêu cầu của giai đoạn cách mạng hiện tại của đất nước, ngành giáo dục và đào tạo nước ta phải không ngừng phấn đấu thực hiện nghị quyết của đảng đề ra, thực hiện tốt mục tiêu đào tạo con người mới có đủ tài đức xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng, văn minh.
Bản thân tôi đã nhận thức thấy rõ, muốn thực hiện được mục tiêu trên, đòi hỏi người thầy phải thực hiện nghiêm túc chương trình dạy học. Phương pháp dạy học tiếng Anh trong trường tiểu học phải dược sáng tạo, phương pháp giáo dục phải hướng vào việc khơi dạy, rèn luyện và phát triển khả năng học tập một cách chủ động, sáng tạo của học sinh. Học sinh làm trung tâm giữ vai trò chủ động, tích cực. Người thầy chỉ đóng vai trò hướng dẫn, gợi mở, dẫn dắt để học sinh khám phá, tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức, có như vậy giờ dạy mới đạt hiệu quả cao.
Môn tiếng Anh góp phần đắc lực thực hiện mục tiêu đào tạo con người ở Tiểu học theo đặc trưng của bộ mô hình. Việc dạy tiếng Anh trong nhà trường tiểu học đào tạo cho học simh năng lực sử dụng tiếng Anh văn hoá hiện đại để khám phá, để giao tiếp, để suy nghĩ về sự bí ẩn của thế giới, để tiếp cận được với nguồn thông tin đại chúng thông qua các hệ thống máy móc hiên đại sử dụng tiếng Anh. Thông qua việc học tiếng Anh, nhà trường rèn cho các em tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh.
27 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 767 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Phương pháp trau dồi từ vựng trong giảng dạy tiếng Anh lớp 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và luyện tập ngay bằng những bài luyện tập nhanh
Mọi giải thích hướng dẫn phải rõ ràng không gây nhầm lẫn.
Tạo được nhiều cơ hội thực hành mang tính tích cực cho học sinh trong lớp.
Các câu hởi của giáo viên thu hút được nhiều học sinh trả lời.
Luôn có hướng dẫn của các bài ở giai đoạn đầu
Luôn kiểm tra được mức độ hiểu bài của học sinh
Giáo viên có nhận xét góp ý kịp thời và sửa chữa lỗi có hệ thống.
Thông thường một giáo án bao gồm những phần chủ yếu sau
Mục tiêu bài học
Trọng tâm ngữ liệu.
Giáo cụ trực quan sẽ sử dụng.
Các bước tiến hành: Bao gồm các hoạt động, cách tiến hành cụ thể cho từng bước, có kèm theo phân bổ thời gian: dự đoán các khả năng các vấn đề sẽ xảy ra( khó khăn, thắc mắc của học sinh, tốc độ thực hiện và cách sử trí) những bài tập dự phòng để thế trong những trường hợp cần thiết.
Nói tóm lại, giáo án, cũng như phương pháp dạy học của người thầy là một nghệ thuật mang tính cá nhân, thể hiện phương pháp day học của cá nhân người thầy giáo và nhằm phục vụ hỗ trợ cho chính người thầy khi lên lớp
II. 5. 2. Mô tả giờ dạy
Muốn đạt kết quả cao trong một bài dạy , đặc biêt là một bài dạy từ vựng điều quan trọng nhất là tôi phải lựa chọn những hình thức trò chơi, những hoạt sao cho tôi có thể
Thu hút được sự chú ý của mọi đối tượng học sinh. Xác định đúng nội dung, thể loại từ vựng. Từ các hình thức trò chơi tôi ,các đồ dùng trực quan, các thủ thuật của giáo viên có thể củng cố kiến thức của bài cũ đồng thời dẫn dắt các em vào phần bài mới một cách nhẹ nhàng tự nhiên. Ngoài ra còn giúp các em phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết vốn từ đã được học để áp dụng vào phần ngữ pháp thực hành, giao tiếp. Trong một bài dạy từ mới, hoạt động đầu tiên là tôi củng cố bài cho học sinh thông qua các trò chơi Bingo, Matching, Jumble word, Slap the board. ở hoạt động này tôi hướng tới mọi đối tượng học sinh, giúp các em luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và thông qua trò chơi này mục đích chính của tôi là khắc sâu kiến thức cho học sinh, đồng thời dẫn dắt các em vào phần bài mới, các em hăng say hơn chủ động và sáng tạo hơn trong việc chiếm lĩnh tri thức.
Phần chuẩn bị bài học, mục đích chính của tổi trong tiết dạy là giúp học sinh nắm bắt được một số từ vựng. Đồ dùng giảng dạy của tôi chuẩn bị thường là những bức tranh được phóng to từ sách giáo khoa và hệ thống câu hỏi gợi mở với mức độ cao dần từ đơn giản đến phức tạp sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh hay những thủ thuật nho nhỏ. Hệ thống câu hỏi là phần tôi thấy khó nhất, từ những câu hỏi gợi mở đơn giản, tôi cố gắng dẫn dắt các em đến phần trọng tâm của bài một cách logic. Cùng với việc sử dụng triệt để đồ dùng day học, và các hình thức tổ chức trò chơi, kết quả đạt được trong các tiết dạy là các em đã nắm được kiến thức trọng tâm của bài.
Sau khi giới thiệu được toàn bộ số từ vựng mà tôi sẽ cung cấp trong một tiết dạy. Tôi đọc mẫu từng từ và yêu cầu học sinh đọc đồng thanh theo khoảng 3 lần. Say đó tôi chia lớp thành hai nhóm và yêu cầu: Nhóm 1: Đọc – Nhóm hai nghe và ngược lại. Trong khi nghe nhóm nọ phải phát hiện lỗi phát âm sai của nhóm kia, giáo viên đóng vai trò là trọng tài đồng thời giúp cho các em luyện lại các từ đã đọc sai một cách triệt để nhất. Sau hoạt động này tôi yêu cầu các em đọc cá nhân, đây là lúc tôi có điều kiện sửa lỗi cho các em một cách tỉ mỉ hơn. khi các en về cơ bản đã đọc được tôi chuyển sang phần luyện viết cho các em, ở phần này tôi đã sắp xếp các em luyện theo cặp – hình thức đôi bạn cùng tiến. Học sinh 1 - đọc, học sinh 2 – viết và ngược lại, các em phải tự kèm bạn trong nhóm của mình khi kiểm tra sẽ lấy điểm kiểm tra của nhóm và chia đôi lấy điểm trung bình cho cả nhóm. Tôi đã rất thành công , các em đã rất có trách nhiệm với nhóm của mình kết của học tập đạt được của các em có rất nhiều tiến bộ. Hình thức kiểm tra cho phần này, tôi sử dụng trò chơi Jumble Word, tôi cho một số từ có các chữ bị xáo chộn lên bảng, yêu cầu học sinh xếp lại các chữ thành từ có nghĩa ra giấy nháp, sau đó tôi thu theo cặp và chấm điểm. Bước tiếp theo là hình thức đòi hỏi các em phải tập trung cao độ hơn, tôi tổ chức cho các em chơi trò chơi Rub out and remember. Tôi cho các em đọc từ mới đồng thời thực hiện hình thức xoá dần bảng phần tiếng Anh. Sau đó xoá hết phần bảng tiếng Anh, tôi yêu cầu các em nhìn vào phần tiếng Việt đọc Tiếng Anh đồng thanh và các nhân. Đối với học sinh kém hơn tôi có thể gợi ý nhưng trường này không nhiều, hầu hết các em nắm được bài.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Suốt năm học qua về phía bản thân tôi không ngừng nỗ lực, phấn đấu tích cực học hỏi đồng nghiệp trong và ngoài trường với một mục đích làm thế nào để có phương pháp học tập hữu hiệu đối với bộ môn đồng thời giúp học sinh hứng thú say mê học tập bộ môn. Mặt khác học sinh có ý thức rèn luyện kỹ năng học tập bộ môn
Anh văn là cơ sở các em có được hiệu quả tốt trong học tập. Khối lớp 4 tôi được nhà trường phân công trực tiếp giảng dạy bộ môn Anh văn đã đem lại kết quả tốt. Tất cả không học sinh nào xếp loại học lực yếu, 100% học sinh đạt loại trung bình trở lên, số học sinh giỏi cũng tăng lên đáng kể
Kết quả trên là công sức của tập thể trường, của đội ngũ giáo viên đoàn kết và quyết tâm cao, là sự cố gắng học tập của học sinh trong đó có một phần đóng góp tích cực của bản thân tôi.
Trong năm học tới, bản thân tôi phải cố gắng hơn nữa. Vì kết quả đạt được ở trên chưa phải là mỹ mãn. Phải dạy tốt hơn nữa góp phần cùng với các bộ môn của trường đào tạo nhân cách học sinh- những chủ nhân tương lai của đất nước có đủ tài đức đảm nhận nhiệm vụ cách mạng dân tộc to lớn.
IV. PhẦn kÕt luËn
Qua việc tìm hiểu nghiên cứu lí thuyết về việc tìm hiểu việc dạy tiếng Anh nói chung và tiếng Anh tiểu học nói riêng cùng với việc htực nghiệm giảng dạy bộ môn.
Tôi thấy việc tổ chức trò chơi, các đồ dùng trực quan, ác thủ thuật trong giảng dạy của giáo viên trong dạy học tiếng Anh Tiểu học là cực kỳ quan trọng Nó không chỉ giúp học sinh có hứng thú ham mê học tập mà còn giúp các em nắm vững kiến thức một cách nhanh nhạy, thông qua trò các hình thức tổ chức đó sinh củng cố lại kiến thức cũ nhưng cũng không có cảm giác nhàm chán. Các em cảm thấy tự tin hơn, bạo dạn hơn khi được tham gia vào các trò chơi học tập. Từ đó các em có thể mạnh dạn đề suất ý kiến của mình trong giờ học, giúp cho không khí lớp học sôi nổi không bị căng thẳng gò bó, phù hợp với đặc điểm sinh lý của học sinh “ học mà chơi chơi mà học”.
Trong giờ học Tiếng Anh nếu ta không áp dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đa dạng, phong phú sẽ dễ làm cho học sinh mệt mỏi, uể oải dẫn đến tiếp thu bài chậm.
Thực tế đa số trong một giờ học sự tập trung chú ý của học sinh Tiểu học chủ yếu chỉ tập trung ở một số học sinh khá giỏi, còn lại số học sinh trung bình, yếu thường chú ý vào bài ở phần đầu tiết học , càng về cuối tiết học càng thấy chán học và có khi còn làm việc riêng trong giờ học nếu không có gì hấp dẫn các em. Từ thực tế này cho ta thấy rõ việc lồng trò chơi vào, các đồ dùng trực quan trong một giờ học tiếng Anh tiểu học là hết sức cần thiết, nó không chỉ đem lại sự hứng thú cho các em học khá giỏi mà còn tạo cảm giác thoải mái cho những em học sinh yếu kém và từ đó các em cảm thấy yêu thích môn học hơn.
Về phần giáo viên, phải có kế hoạch cụ thể tỉ mỉ về chuyên đề lựa chọn, lên kế hoạch rõ ràng trong từng đợt dặc biệt chú ý đến kết quả của học sinh, từ đó có phương hướng làm việc tiếp theo, phát huy tính tích cực, giải quyết những tồn tại.
Thường xuyên kiển tra động viên phát hiện kịp thời về kết quả học tập của học sinh để động viên, khích lệ, gợi hứng thú học tập
Trong giờ học thầy phải tạo điều kiện cho tất cả các đối tượng học sinh được bộc lộ ý kiến của mình. Tổ chức cho học sinh được tranh luận, được tham gia một cách tích cực trong giờ học. Chú ý những tồn tại của học sinh để có những biện pháp tốt trong giờ dạy.
Chú ý hướng cho học sinh sử dụng sách giáo khoa, đặc biệt phải sử dụng tối đa, sáng tạo đồ dùng dạy học.
Người thầy phải có sự hăng say yêu nghề mến trẻ sâu sắc, lao động tích cực , sáng tạo, quyết tâm cao trong công việc. Phải khiêm tốn học hỏi đồng nghiệp sách vở
Trên đây là những việc làm cụ thể của bản thân tôi trong những năm học qua. Tôi hy vọng với sự tham gia góp ý kiến của các đồng nghiệp xa gần, để cùng có một phương pháp thống nhất về giảng dạy bộ môn tiếng Anh ở cấp Tiểu học, cùng với các bộ môn văn hóa khác góp phần làm tốt sự nghiệp Cách Mạng Giáo dục - Đảng và Nhân dân tin tưởng giao cho.
V. kiÕn nghÞ
Là một giáo viên trẻ giảng dạy môn Anh văn ở cấp Tiểu học, tôi kính mong lãnh đạo quan tâm hơn nữa đến tài liệu sách tham khảo và đồ dùng học tập bộ môn như băng, đài.
Tổ chức các lớp bồi dưỡng mang tính chất chuyên sâu, và có hệ thống hơn nữa Cho đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh Tiểu học
Cuối cùng tôi xin trân thành cảm ơn.
Quyết Thắng, ngày20 tháng 11 năm 2014
Người thực hiện
Nguyễn Thị Hiền
IV. tµi liỆu tham kh¶o
1. Nghiên cứu sách giáo viên, sách giáo khoa, vở bài tập tiếng Anh lớp 4
2. Nghiên cứu tài liệu về phương pháp dạy học tiếng Anh ở trường Tiểu học, tài liệu về phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học tiếng Anh
3. Nghiên cứu về hệ thống kiến thức trong tiếng Anh Tiểu học.
4. Giáo trình tiếng Anh Let’ go - NXB oxford . Gồm sách giáo viên và học sinh
MỤC LỤC
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1. Cơ sở lí luận
I.2. Cơ sở thực tiễn
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. Mục đích nghiên cứu và yêu cầu môn tiếng Anh tiêu học
II.2. Tầm quan trọng của việc tổ chức trò chơi trong một tiết dạy từ vựng môn tiếng Anh lớp 4.
II.3. Tầm quan trọng của hệ thống bài tập trong việc trau dồi từ vựng trong giảng dạy tiếng Anh lớp 4.
II.4. Cách tiến hành giờ dạy cũng góp phần đáng kể trong những giờ học từ vựng.
II.4.1. Vào bài
II.1.2. Giới thiệu ngữ liệu mới
II.5. Tầm quan trọng của việc soạn giáo án trong việc trau dồi từ vựng cho học sinh.
II.5.1. Soạn giáo án
II.5.2. Mô tả giờ dạy
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
IV. PHẦN KẾT LUẬN
V. ĐỀ NGHỊ
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
VII. MUC LỤC
NhËn xÐt cña héi ®ång khoa häc cÊp trêng
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
NhËn xÐt cña héi ®ång khoa häc cÊp phßng
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o huyÖn ®«ng triÒu
Trêng tiÓu häc vÜnh khª
Ph¬ng ph¸p trau dåi tõ vùng trong gia tiÕng Anh líp 4
Ngêi thùc hiÖn : Nguyễn Thị Hiền
§¬n vÞ: trêng tiÓu häc vÜnh khª
N¨m häc: 2008 - 2009
N¨m häc 2009 - 2010
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phuong_phap_trau_doi_tu_vung_trong_giang_day_tieng_anh_lop_4_4267.doc