Có 4 phương pháp chính: gieo hạt, tách cây con từ rễ,
giâm ngọn, cấy mô.
-Gieo hạt: Chỉ áp dụng cho
những giống cúc trồng bằng hạt.
-Tách cây con từ rễ: Trong quá
trình sinh trưởng, phát triển của
cây, ngoài thân chính từ rễ mọc
lên, còn có cây cúc con, thường gọi là mầm giá. Vì
vậy, sau khi hoa tàn thì mầm giá phát triển rất nhiều.
Chọn những mầm khoẻ, mập và dùng dao tách để
đem trồng.
5 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1724 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG HOA CÚC, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG HOA CÚC
Có 4 phương pháp chính: gieo hạt, tách cây con từ rễ,
giâm ngọn, cấy mô.
- Gieo hạt: Chỉ áp dụng cho
những giống cúc trồng bằng hạt.
- Tách cây con từ rễ: Trong quá
trình sinh trưởng, phát triển của
cây, ngoài thân chính từ rễ mọc
lên, còn có cây cúc con, thường gọi là mầm giá. Vì
vậy, sau khi hoa tàn thì mầm giá phát triển rất nhiều.
Chọn những mầm khoẻ, mập và dùng dao tách để
đem trồng.
- Giâm ngọn:
+ Là phương pháp thông dụng nhất. Khi cây hoa
cúc đã tàn, cắt bỏ phần trên cách mặt đất 10 – 15 cm.
Sau 15 ngày cây sẽ đâm ra nhiều tược. Cắt ngọn 6 – 7
cm đem giâm. Chọn ngọn bánh tẻ để giâm vì nếu
ngọn quá non làm cây dễ mất nước dẫn đến chết héo,
nếu ngọn quá già sẽ không lấy được dinh dưỡng để
nuôi ngọn trong thời gian chưa ra rễ.
+ Ngọn giâm cần cắt vát gần sát mắt để tăng diện
tích tiếp xúc với đất, nước và kích thích mau ra rễ.
+ Khi giâm ngọn cần chú ý:
+ Đất giâm ngọn phải làm kỹ, đất dễ thoát nước.
Đất giâm thường là cát hoặc tro trấu.
+ Cắt ngọn để giâm nên cắt vào sáng sớm, cắt xong
đưa ngay vào chỗ mát và giâm liền. Khoảng cách
giâm 4 – 5 cm, làm giàn che cho cây, để giảm nhiệt
độ, tránh bốc thoát hơi nước.
+ Tưới 3 – 4 lần/ngày, khoảng 10 ngày sau ngọn đã
ra rễ thì gỡ bỏ giàn che, chừa khoảng 50% ánh sáng
nắng rọi vào cho cây quen. Sau 2 – 3 ngày thì cho
nắng hoàn toàn rồi đem trồng. Thời gian giâm cây
con 15 – 20 ngày.
- Cấy mô: Là phương pháp khoa học kỹ thuật nhằm
tạo ra cây con sạch bệnh, cung cấp một số lượng cây
con thật lớn trong thời gian ngắn nhưng khá tốn kém
và phải giữ giống trong chai lọ.
ĐIỀU KHIỂN THỜI GIAN HOA CÚC NỞ
Biện pháp sử dụng chất kích thích sinh trưởng:
- Sử dụng một số chất kích thích như GA3, kích
phát tố hoa trái hoặc Sray – N –
Grow để điều khiển sự sinh
trưởng và ra hoa trên cây hoa
cúc. Với tác dụng làm tăng
trưởng tế bào theo chiều dọc
thân, lá của GA3, ta có thể sử dụng từ giai đoạn cây
con đến khi cây có chiều cao như ý muốn (Pha 5 – 10
g trong bình 10 lít nước). Sau khi cây có chiều cao
theo mục đích trồng, từ lúc cây có hiện tượng phân
hoá mầm hoa, có thể sử dụng Sray – N – Grow kết
hợp với kích phát tố để phun cho cây, tạo cây có chất
lượng hoa tốt.
Biện pháp cơ học:
- Cây cúc là cây ngày ngắn, trong thời gian sắp trổ,
thời gian chiếu sáng phải ngắn (dưới 11 giờ chiếu
sáng/ngày) và thời gian tối phải dài (trên 13 giờ
/ngày). Trong giai đoạn này nếu kéo dài thời gian
chiếu sáng trong ngày trên 3 giờ bằng nhân tạo (đèn
điện 75 W chiếu từ 4 – 5 giờ, đèn mắc cao cách ngọn
cây 1,5 m, đèn cách đèn 3 m) thì cây sẽ chậm trổ hoa.
Thời gian chiếu đèn từ khi cây còn nhỏ đến 30 ngày
trước khi trổ hoa.
Cây cúc muốn nở sớm hơn thì kéo dài đêm bằng
phương pháp nhân tạo. Dùng vải đen hoặc giấy đen
che ánh sáng, bắt đầu che từ 16 – 17 giờ đến 7 – 8 giờ
ngày hôm sau. Việc điều khiển thời gian ra hoa bằng
ánh sáng nhân tạo được thực hiện liên tục, không
gián đoạn.
GIỮ GIỐNG CHO VỤ SAU
Đây là yếu tố quyết định sự thành bại cho vụ sau, vì
vậy trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây
nên chọn và đánh dấu những cây khoẻ, không sâu
bệnh, hoa nở đều, màu sắc đẹp nên để riêng. Sau khi
cắt hoa xong nên đem cây vào khu vực vườn giống,
sau đó chừa gốc 10 – 15 cm, bên cạnh việc giữ giống
để làm giống, việc tách cây con từ rễ cũng là cách để
giữ giống, trong giai đoạn giữ giống vẫn phải phòng
bệnh, phun thuốc Sherpa hoặc sec Sài gòn 5cc/ 8 lít
nước, 10 ngày phun/lần.
Hà Phương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11_8735.pdf