Phương pháp nghiên cứu/ điều tra trong công tác xã hội và các ngành khoa học xã hội

Tuy công tác xã hội đã có một thời gian hơn 100 năm phát triển trên thế giới, nhưng lại là một ngành khoa học non trẻ ở Việt Nam, do vậy, chưa có nhiều tài liệu của các tác giả Việt Nam viết về Công tác xã hội, nhất là viết về phương pháp nghiên cứu Công tác xã hội.

Để trở thành một ngành khoa học độc lập, không phụ thuộc vào các ngành khoa học khác, Công tác xã hội cũng như Xã hội học, Tâm lý học đều hình thành một con đường đi riêng, mỗi bước tiến của chúng sẽ làm sáng tỏ hơn mục đích tồn tại cũng như vai trò của chúng đối với xã hội. Nhưng con đường của Công tác Xã hội khác với rất nhiều ngành khoa học khác.

Nếu Xã hội học chỉ bước trên con đường nghiên cứu xã hội, hay Tâm lý học bước trên con đường nghiên cứu cơ chế tâm lý con người, hoặc vận dụng cơ chế liên ngành giữa xã hội học và tâm lý học sẽ tạo thành một ngành khoa học mới gọi là Xã hội học tâm lý hoặc Tâm lý học xã hội, thì Công tác Xã hội là ngành khoa học đồng thời bước chân trên cả hai con đường nói trên.

Nói một cách hình ảnh, nếu “chân trái” của Công tác xã hội bước trên con đường xã hội thì “chân phải” của nó bước trên con đường tâm lý, điều này tạo nên nét riêng biệt của ngành Công tác xã hội.

Điểm khác biệt của Công tác xã hội với Xã hội học tâm lý hoặc Tâm lý học xã hội đó là, dù cùng bước chân trên hai con đường, nhưng Công tác xã hội hướng tới khơi dậy tiềm năng của cá nhân/cộng đồng yếu thế, giúp họ nhận thức vấn đề, cũng như điểm mạnh, điểm yếu nhằm vận dụng điểm mạnh khắc phục điểm yếu từng bước vươn lên trở thành cá nhân/cộng đồng tự lực.

 

doc13 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 2169 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phương pháp nghiên cứu/ điều tra trong công tác xã hội và các ngành khoa học xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
[Sách đã viết, và được chỉnh sửa qua quá trình giảng dạy thực tế] Đề cương sơ bộ sách chuyên khảo PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU/ ĐIỀU TRA TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI VÀ CÁC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI LỜI NÓI ĐẦU Tuy công tác xã hội đã có một thời gian hơn 100 năm phát triển trên thế giới, nhưng lại là một ngành khoa học non trẻ ở Việt Nam, do vậy, chưa có nhiều tài liệu của các tác giả Việt Nam viết về Công tác xã hội, nhất là viết về phương pháp nghiên cứu Công tác xã hội. Để trở thành một ngành khoa học độc lập, không phụ thuộc vào các ngành khoa học khác, Công tác xã hội cũng như Xã hội học, Tâm lý học… đều hình thành một con đường đi riêng, mỗi bước tiến của chúng sẽ làm sáng tỏ hơn mục đích tồn tại cũng như vai trò của chúng đối với xã hội. Nhưng con đường của Công tác Xã hội khác với rất nhiều ngành khoa học khác. Nếu Xã hội học chỉ bước trên con đường nghiên cứu xã hội, hay Tâm lý học bước trên con đường nghiên cứu cơ chế tâm lý con người, hoặc vận dụng cơ chế liên ngành giữa xã hội học và tâm lý học sẽ tạo thành một ngành khoa học mới gọi là Xã hội học tâm lý hoặc Tâm lý học xã hội, thì Công tác Xã hội là ngành khoa học đồng thời bước chân trên cả hai con đường nói trên. Nói một cách hình ảnh, nếu “chân trái” của Công tác xã hội bước trên con đường xã hội thì “chân phải” của nó bước trên con đường tâm lý, điều này tạo nên nét riêng biệt của ngành Công tác xã hội. Điểm khác biệt của Công tác xã hội với Xã hội học tâm lý hoặc Tâm lý học xã hội đó là, dù cùng bước chân trên hai con đường, nhưng Công tác xã hội hướng tới khơi dậy tiềm năng của cá nhân/cộng đồng yếu thế, giúp họ nhận thức vấn đề, cũng như điểm mạnh, điểm yếu nhằm vận dụng điểm mạnh khắc phục điểm yếu từng bước vươn lên trở thành cá nhân/cộng đồng tự lực. Nhưng thực tế hiện nay, tài liệu được sử dụng để giảng dạy môn phương pháp nghiên cứu trong một số trường có đào tạo về Công tác xã hội ở Việt Nam như: đại học Lao động – Xã hội … chủ yếu là của ngành Xã hội học. Điều này khiến sinh viên gặp khó khăn khi phân biệt đâu là phương pháp nghiên cứu thuộc lĩnh vực Công tác xã hội, và đâu là phương pháp nghiên cứu thuộc lĩnh vực thuộc xã hội học cho dù trên thực tế, để tiến hành một cuộc nghiên cứu thành công, nhà nghiên cứu luôn cần vận dụng kiến thức/phương pháp liên ngành. Trước thực tế trên, nhóm tác giả tự đặt câu hỏi: vậy phương pháp nghiên cứu Công tác xã hội là gì? Đâu là điểm khác biệt về phương pháp nghiên cứu giữa Công tác xã hội với các ngành khoa học?... Để trả lời cho những câu hỏi trên, nhóm tác giả lựa chọn một số điểm nhấn quan trọng như: mục đích/nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp thu thập thông tin… để phân biệt phương pháp nghiên cứu Công tác xã hội và phương pháp nghiên cứu thuộc các ngành khoa học xã hội khác. Nhưng do đây là một trong những cuốn sách đầu tiên ở Việt Nam đề cập đến sự giống nhau và khác biệt cũng như cơ chế phối hợp liên ngành của phương pháp nghiên cứu Công tác xã hội với các ngành khoa học xã hội khác, thậm chí với tâm lý học và một số ngành khoa học nhân văn khác, nên còn có điểm chưa tạo được sự đồng tình của nhiều nhà nghiên cứu, vì thế, rất mong các nhà chuyên môn đóng góp ý kiến để nhóm tác giả có thể hoàn thiện cuốn sách trong những lần tái bản sau. Kết cấu của cuốn sách  - Chương I: trình bày về phương pháp nghiên cứu trong Công tác xã hội và các ngành khoa học xã hội. - Chương II: trình bày về giai đoạn chuẩn bị và các bước tiến hành một cuộc điều tra xã hội học; trình bày về các phương pháp thu thập và xử lý thông tin. - Chương III: trình bày về phương pháp nghiên cứu/điều tra của ngành Công tác xã hội trong so sánh sự khác biệt với các ngành khoa học xã hội. - Trọng tâm cuốn sách nằm ở chương I tiếp theo là chương III, chương II đóng vai trò bổ trợ. MỤC TIÊU CỦA CUỐN SÁCH Cuốn sách được viết trên cơ sở kinh nghiệm điều tra, nghiên cứu thực tế của các nhà nghiên cứu và được trình bày dưới dạng ví dụ và mô hình minh hoạ cụ thể nhằm : - Giúp sinh viên hay những người mới tiếp cận nghiên cứu khoa học nắm được cách thức chuẩn bị một cuộc nghiên cứu ; - Trình bày những khó khăn mà sinh viên hay người mới tiến chân vào lĩnh vực nghiên cứu sẽ gặp phải và cách tránh những khó khăn đó ;  Thông thường, những khó khăn gặp phải trong quá trình nghiên cứu không phải là ở lý do kỹ thuật, mà là ở lý do phương pháp, đó là những khó khăn như:  khó khăn về việc xác định vấn đề nghiên cứu, trong việc tìm kiếm tài liệu ; khó khăn khi không biết mình đang ở đâu và đi đến đâu khi đứng trước một núi thông tin ; khó khăn vì không biết bắt đầu như thế nào … - Trình bày các bước tiến hành theo trình tự của một cuộc nghiên cứu : từ cách thức xác định vấn đề nghiên cứu, cách đặt giả thuyết … đến cách thức thu thập, xử lý thông tin và viết ; - Trình bày quá trình chuẩn bị và các giai đoạn của một cuộc điều tra xã hội học ; - Trình bày điểm giống và khác biệt của phương pháp điều tra của ngành công tác xã hội với phương pháp điều tra của các ngành khoa học xã hội khác. CHƯƠNG I PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI VÀ CÁC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI  A. PHÂN BIỆT PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI VÀ CÁC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI 1. Xác định điểm giống nhau trong nghiên cứu của ngành công tác xã hội và các ngành khoa học xã hội Trong nghiên cứu của ngành Công tác xã hội nói riêng và các ngành khoa học xã hội nói chung, người nghiên cứu, dù thuộc bất kỳ ngành khoa học xã hội nào, đều phải tuân thủ các bước : xác định vấn đề nghiên cứu ; xây dựng và thao tác hóa hệ khái niệm ; xác định các lý thuyết phù hợp ; xây dựng mô hình phân tích... […………….] [Phần này trả lời câu hỏi điểm giống nhau của Phương pháp nghiên cứu CTXH và các ngành khoa học xã hội]. 2. Xác định điểm khác biệt trong nghiên cứu của ngành công tác xã hội và các ngành khoa học xã hội Tuy cần phải tuân thủ các điểm chung trong nghiên cứu, nhưng mỗi ngành khoa học đều có cách thức thực hiện khác nhau căn cứ theo mục đích/nhiệm vụ nghiên cứu của từng ngành. [……………..] Mục đích của phần này sẽ giúp chúng ta xác định một cách tổng quan điểm khác biệt trong nghiên cứu của ngành Công tác xã hội và các ngành khoa học xã hội. [……..Phần này trả lời câu hỏi điểm khác biệt trong phương pháp nghiên cứu Công tác xã hội với các ngành khoa học xã hội khác………] 3. Vận dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành trong Công tác xã hội và các ngành khoa học xã hội Nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ trọng tâm của các nhà nghiên cứu và giảng dạy. Thực tiễn cho thấy, trong quá trình tiến hành một cuộc nghiên cứu chúng ta không thể chỉ vận dụng kiến thức của một ngành khoa học xã hội cụ thể để đặt được một kết quả nghiên cứu có giá trị cả về mặt thực tiễn và lý luận. […………..]  Nhận thức được điểm tương đồng và khác biệt giữa các ngành khoa học xã hội sẽ giúp chúng ta vận dụng một cách linh hoạt phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học xã hội khác nhau, trong đó xác định phương pháp của ngành khoa học xã hội nào đóng vai trò chủ đạo.  [………… phần này trả lời cho câu hỏi cơ chế liên ngành trong phương pháp nghiên cứu Công tác xã hội với các ngành khoa học xã hội khác………..] B. CÁC GIAI ĐOẠN TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI VÀ CÁC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI Một cuộc nghiên cứu được tiến hành luôn  phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Ở đây chúng tôi tạm đưa ra 07 giai đoạn :(i) giai đoạn đặt câu hỏi xuất phát điểm (hay câu hỏi nghiên cứu) ; (ii) giai đoạn khảo sát ; (iii) giai đoạn xác định vấn đề và đưa giả thuyết nghiên cứu; (iv) giai đoạn xây dựng mô hình phân tích ; (v) giai đoạn thu thập và xử lý thông tin ; (vi) giai đoạn phân tích thông tin ; (vii) giai đoạn đưa ra kết luận và khuyến nghị[1]. […………………] 1. Giai đoạn đặt câu hỏi xuất phát điểm 1.1. Câu hỏi xuất phát điểm Bằng kinh nghiệm từng trải, nhiều nhà khoa học có tên tuổi đều cho rằng khi tiến hành một cuộc nghiên cứu tốt nhất người nghiên cứu nên trình bày dự định nghiên cứu của mình dưới dạng câu hỏi, gọi là câu hỏi xuất phát điểm, qua đó tác giả sẽ giải thích chính xác vấn đề định làm sáng tỏ. [………………….] Raymond Boudon, một nhà xã hội học lớn đương đại của Pháp, trong nghiên cứu « bất bình đẳng về cơ hội » đã đặt câu hỏi xuất phát điểm « Liệu bất bình đẳng về giáo dục có xu hướng giảm đi trong xã hội công nghiệp ? »[2]. [……………….] Alain Touraine khi nghiên cứu về « đấu tranh của sinh viên » đặt câu hỏi xuất phát điểm « đấu tranh của sinh viên (ở Pháp) phải chăng chỉ là một sự khuấy động thể hiện sự khủng hoảng của trường đại học hay đấu tranh của sinh viên là một phong trào xã hội có khả năng đấu tranh nhân danh các mục đích chung để chống lại một sự kiềm chế xã hội ? »[3]. Việc đặt câu hỏi xuất phát điểm giúp các nhà nghiên cứu xác định rõ được phương hướng, hay tìm ra sợi chỉ xuyên suốt toàn bộ quá trình nghiên cứu. 1.2. Các nguyên tắc phải tuân thủ để có một câu hỏi xuất phát điểm khoa học Việc xây dựng một câu hỏi xuất phát điểm chỉ có giá trị khi câu hỏi đó được đặt ra một cách khoa học. Dưới đây là một số nguyên tắc giúp chúng ta có thể đặt ra được câu hỏi xuất phát điểm một cách đúng chuẩn. 1. 2.1. Nguyên tắc về tính rõ ràng Câu hỏi xuất phát điểm đòi hỏi phải được xây dựng một cách cụ thể, xúc tích. [………………..] Ví dụ và bình luận về câu hỏi xuất phát điểm không được xây dựng một cách cụ thể, xúc tích. Ví dụ : Thay đổi do quy hoạch đô thị ảnh hưởng thế nào đến người dân ? Bình luận : Đây là một dạng câu hỏi quá rộng ; Câu hỏi chưa nói rõ đó là những thay đổi gì ; Câu hỏi chưa nói rõ ảnh hưởng đến người dân là ảnh hưởng trong lĩnh vực nào. [……………..] 1.2.2. Nguyên tắc về tính có khả năng thực hiện Ví dụ và bình luận 1.2.3. Nguyên tắc về tính thích đáng Ví dụ và bình luận. 1.2.4. Làm thế nào xây dựng một câu hỏi xuất phát điểm đúng cách Ví dụ và bình luận 1.3. Thực tiễn kinh nghiệm[4] đặt câu hỏi xuất phát điểm của luận án tiến sỹ về « Xã hội học đô thị và sự thay đổi lối sống ở Việt Nam : trường hợp người dân ngoại thành Hà nội » 2. Giai đoạn khảo sát Giai đoạn này là quá trình đọc tài liệu, thực hiện phỏng vấn khảo sát và một vài phương pháp khảo sát bổ sung khác để chuẩn bị cho việc xác định vấn đề và xây dựng giả thuyết nghiên cứu. 2.1. Quá trình đọc tài liệu 2.1.1 Làm thế nào để lựa chọn tài liệu tham khảo cần thiết 2.1.2. Làm thế nào để đọc tài liệu tham khảo 2.2. Phỏng vấn khảo sát[5] 2.3. Một số phương pháp khảo sát bổ sung khác 3. Giai đoạn xác định vấn đề và xây dựng giả thuyết nghiên cứu 3.1. Xác định vấn đề nghiên cứu 3.1.1. Làm thế nào để xác định thành công vấn đề nghiên cứu  3.1.2. Các giai đoạn xác định vấn đề nghiên cứu 3.2. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu 3.2.1. Sự cần thiết của việc xây dựng giả thuyết nghiên cứu 3.2.2. Các dạng giả thuyết thường gặp 3.2.3. Làm thế nào để xây dựng thành công một giả thuyết nghiên cứu 4. Giai đoạn xây dựng mô hình phân tích 4.1. Tại sao lại cần xây dựng mô hình phân tích 4.2. Làm cách nào để xây dựng thành công một mô hình phân tích 5. Giai đoạn thu thập và xử lý thông tin[6] 5.1. Tại sao cần thu thập thông tin 5.2. Làm cách nào để thu thập thông tin 5.2. Làm cách nào để xử lý thông tin 6. Giai đoạn phân tích thông tin 6.1. Các bước tiến hành phân tích thông tin 6.2. Các dạng phân tích thông tin 6.2.1. Phân tích thống kê 6.2.2. Phân tích nội dung 7. Giai đoạn kết luận và khuyến nghị CHƯƠNG II CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC I. CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN 1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 1.1. Bảng hỏi là gì ? 1.2. Các kinh nghiệm xây dựng thành công một bảng hỏi 1.3. Các giai đoạn điều tra bằng bảng hỏi 1.3.1. Giai đoạn tiền điều tra 1.3.2. Giai đoạn thực hiện điều tra 1.3.3. Giai đoạn làm sạch phiếu 2. Phương pháp quan sát 2.1. Quan sát là gì ? 2.2. Các kinh nghiệm thực hiện thành công một cuộc quan sát 2.3. Các giai đoạn quan sát trong quá trình điều tra 2.3.1. Giai đoạn tiền quan sát 2.3.2. Giai đoạn thực hiện quan sát 2.3.3. Giai đoạn xử lý kết quả quan sát 3. Phương pháp phỏng vấn 3.1. Phỏng vấn là gì ? 3.2. Các kinh nghiệm thực hiện thành công một cuộc phỏng vấn 3.2.1. Đối tượng nên phỏng vấn khảo sát 3.2.2. Một số kinh nghiệm thực hiện phỏng vấn khảo sát 3.3. Các giai đoạn thực hiện một cuộc phỏng vấn 3.3.1. Giai đoạn tiền phỏng vấn 3.3.2. Giai đoạn thực hiện phỏng vấn 3.3.3. Giai đoạn xử lý kết quả phỏng vấn 4. Phương pháp đánh giá có sự tham gia của cộng đồng 4.1. Phương pháp đánh giá có sự tham gia của cộng đồng là gì ? 4.2. Các kinh nghiệm thực hiện thành công phương pháp đánh giá có sự tham gia của cộng đồng 4.3. Các giai đoạn thực hiện phương pháp đánh giá có sự tham gia của cộng đồng 4.3.1. Giai đoạn tiền thực hiện phương pháp đánh giá có sự tham gia của cộng đồng 4.3.2. Giai đoạn thực hiện phương pháp đánh giá có sự tham gia của cộng đồng 4.3.3. Giai đoạn xử lý kết quả thực hiện phương pháp đánh giá có sự tham gia của cộng đồng 5. Phương pháp chuyên khảo 5.1. Phương pháp chuyên khảo là gì ? 5.2. Các kinh nghiệm thực hiện thành công phương pháp chuyên khảo 5.3. Các giai đoạn thực hiện phương pháp chuyên khảo 5.3.1. Giai đoạn tiền thực hiện phương pháp chuyên khảo 5.3.2. Giai đoạn thực hiện phương pháp chuyên khảo 5.3.3. Giai đoạn xử lý kết quả thực hiện phương pháp chuyên khảo 6. Phương pháp phân tích xã hội[7] 6.1. Phương pháp phân tích xã hội là gì ? 6.2. Các kinh nghiệm thực hiện thành công phương pháp phân tích xã hội 6.3. Các giai đoạn thực hiện phương pháp phân tích xã hội 6.3.1. Giai đoạn tiền thực hiện phương pháp phân tích xã hội 6.3.2. Giai đoạn thực hiện phương pháp phân tích xã hội 6.3.3. Giai đoạn xử lý kết quả thực hiện phương pháp phân tích xã hội II. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ THÔNG TIN[8] CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI VÀ CÁC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI [……………….] 1. Phương pháp phỏng vấn 1.1. Phương pháp phỏng vấn trong xã hội học 1.2. Phương pháp phỏng vấn trong tâm lý học 1.3. Phương pháp phỏng vấn trong công tác xã hội 2. Phương pháp quan sát                                                               2.1. Phương pháp quan sát trong xã hội học 2.2. Phương pháp quan sát trong tâm lý học 2.3. Phương pháp quan sát trong công tác xã hội 3. Phương pháp đánh giá có sự tham gia 3.1. Phương pháp đánh giá có sự tham gia trong xã hội học 3.2. Phương pháp đánh giá có sự tham gia trong tâm lý học 3.3. Phương pháp đánh giá có sự tham gia trong công tác xã hội  4. Phương pháp đi bộ 5. Phương pháp vẽ bản đồ 5.1. Phương pháp vẽ bản đồ trong các ngành khoa học xã hội 5.2. Phương pháp vẽ bản đồ trong công tác xã hội 6. Phương pháp xâm nhập cộng đồng 6.1. Phương pháp xâm nhập cộng đồng của dân tộc học 6.2. Phương pháp xâm nhập cộng đồng của xã hội học 6.3. Phương pháp xâm nhập cộng đồng của công tác xã hội 7. Phương pháp hỏi chuyện 7.1. Phương pháp hỏi chuyện trong tâm lý học 7.2. Phương pháp hỏi chuyện trong công tác xã hội 7.2.1. Phương pháp hỏi chuyện trong công tác xã hội cá nhân 7.2.2. Phương pháp hỏi chuyện trong công tác xã hội nhóm 8. Phương pháp « tâm kịch » 8.1. Phương pháp tâm kịch trong tâm lý học 8.2. Phương pháp tâm kịch trong công tác xã hội 8.2.1. Phương pháp tâm kịch trong công tác xã hội cá nhân 8.2.2. Phương pháp tâm kịch trong công tác xã hội nhóm 9 Phương pháp Trò chơi trị liệu 9.1. Phương pháp Trò chơi trị liệu trong tâm lý học 9.2. Phương pháp Trò chơi trị liệu trong công tác xã hội Nhận trao đổi và chia sẻ chuyên môn về Phương pháp Nghiên cứu Công tác Xã hội với các trường có giảng dạy về Công tác Xã hội. Liên hệ: Nguyễn Trung Hải – Đại học Lao động – Xã hội Di động: 0983 071 396 Email: haitc08@yahoo.com Chủ biên : Ths. Nguyễn Trung Hải Đại học Lao động – Xã hội. Viết toàn bộ chương I; cùng viết chương II và chương III Thành viên CN. Đặng Quang Trung Đại học Lao động – Xã hội. Viết phần 6 và 7 mục B chương I; cùng viết chương II và chương III CN. Nguyễn Phương Anh Đại học Lao động – Xã hội. Cùng viết chương III Ths. Nguyễn Thanh Huyền Đại học Lao động – Xã hội. Cùng viết phần II, chương I; cùng viết chương III Ths. Nguyễn Thị Hương Đại học Lao động – Xã hội. Cùng viết chương III Ths. Nguyễn Thị Vĩnh Hà Viện khoa học Lao động – Xã hội Cùng viết chương III Ths. Nguyễn Thu Hà Bệnh viện Nhi Trung ương Cùng viết chương III Ths. Nguyễn Trung Hưng Viện khoa học Lao động – Xã hội Cùng viết chương III [1],2,3 Raymond Quivy và Luc Van Campenhoudt « sổ tay nghiên cứu trong các ngành khoa học xã hội », 1995.  [4] Luận án tiến sỹ do chính tác giả cuốn sách thực hiện [5] Phần này sẽ được trình bày rõ hơn ở chương III [6] Trong phần này chúng tôi chỉ trình bày sơ lược các hình thức thu thập và xử lý thông tin. Chương II của cuốn sách sẽ đề cập sâu về vấn đề này.  [7] P. Bourdieu, Introduction à la socioanalyse, Acte de la recherche en sciences sociales, 1991, Paris. [8] Phần II chỉ được giới thiệu sơ lược do có nhiều tài liệu đã đề cập chi tiết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphuong_phap_nghien_cuu_trong_ctxh_3076.doc
  • pdfphuong_phap_nghien_cuu_trong_ctxh_3076.pdf