Phương pháp, kỹ thuật, công cụ phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học cơ sở

Phát triển năng lực tự học cho học sinh Trung học cơ sở là một trong những nhiệm vụ

quan trọng của các nhà trường cũng như từng giáo viên bộ môn. Để phát triển năng lực này, giáo

viên cần hướng dẫn học sinh sử dụng các phương pháp, kỹ thuật và công cụ học tập hiệu quả. Bài

viết trình bày một số phương pháp, kỹ thuật và công cụ phát triển năng lực tự học cho học sinh

trung học cơ sở như sử dụng tập hợp các từ khóa, sơ đồ tư duy, nhật ký học tập và sổ từ vựng. Tuy

nhiên, giáo viên cần hướng dẫn, theo dõi và trợ giúp học sinh, đồng thời thái độ học tập tích cực,

theo đuổi mục tiêu học tập.

pdf8 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phương pháp, kỹ thuật, công cụ phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iác của bản thân về nội dung học/ đọc, sự biến đổi trong quá trình học và những quan điểm/ý tưởng hình thành trong đầu. - Bất cứ khi nào đọc lại tài liệu và viết nhật kí học tập, hãy gợi nhớ những gì đã học/ đọc và đã viết trong nhật kí từ những lần trước. Như vậy có thể bổ sung thêm những điểm đáng chú ý cho những nội dung quan trọng. Viết nhật kí học tập là một trong những cách thức hiệu quả nâng cao khả năng học và tự học. Nó không những kích thích và thể hiện tính tích cực, chủ động và độc lập của học sinh mà còn là một trong những phương tiện cho giáo viên thấy rõ học sinh đang học và đọc những gì, từ nguồn tài liệu nào và mức độ hiểu bài ra sao để tiếp tục có những định hướng và phương pháp hỗ trợ. Nhật kí học tập là cơ hội để học sinh thể hiện những ý tưởng, suy nghĩ, phân tích, đánh giá của bản thân về nội dung học tập/ nghiên cứu bằng những mô tả và lời lẽ của bản thân. Nhật kí học tập mang lại nhiều lợi ích, đòi hỏi phải có những bình luận xác đáng và sử dụng ngôn ngữ hiệu quả. Đó chính là lí do giáo viên cần hướng dẫn, tạo cơ hội cho học sinh có thói quen viết nhật kí học tập một cách thường xuyên và chuyên nghiệp. 4.4. Thiết lập và lưu giữ sổ từ vựng (vocabulary notebook) Đối với môn tiếng Anh, học sinh THCS có thể sử dụng sổ từ vựng để phát triển năng lực tự họcvà vốn từ. Sổ từ vựng là cuốn sổ dùng để ghi chép, lưu giữ các từ mới, có ích và cần thiết cùng với các thông tin liên quan. Nó được coi là một cuốn từ điển cá nhân trong đó các từ mới cùng với 58 Ý KIẾN - TRAO ĐỔI JEM., Vol. 12 (2020), No. 3. ngữ nghĩa và những nội dung liên quan đến từ như sự kết hợp từ, từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa, từ loại, phát âm, phiên âm, và thậm chí cả ví dụ thể hiện ngữ cảnh của từ. Chính vì vậy, O’malley, J.M và Chamot, A.U (1990) cho rằng sổ từ vựng được coi là công cụ và chiến lược để học sinh lĩnh hội các yếu tố từ vựng và học nó một cách độc lập và tự chủ [7]. Trong học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh như một ngoại ngữ nói riêng, từ vựng giữ vai trò trung tâm và cốt yếu. Thật vậy, vốn từ vựng có ảnh hưởng đến tất cả các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của học sinh. Tuy nhiên, học từ vựng đôi khi lại là trở ngại lớn nhất của học sinh bởi họ có thể thiếu những chiến lược học cần thiết. Dạy từ vựng không nên chỉ bao gồm dạy những từ/ cụm từ cụ thể, đơn lẻ mà còn phải chú ý trang bị cho học sinh những chiến lược học cần thiết để có thể mở rộng kiến thức từ vựng của họ. Thiết lập và sử dụng sổ từ vựng giúp học sinh: Lưu giữ sổ từ vựng mang tính thực tiễn, là công cụ đánh giá sự tiến bộ và giúp phát triển năng lực tự học cho học sinh; nâng cao nhận thức về việc học của bản thân và cách thức tự kiểm soát khi đưa ra các quyết định về việc tổ chức sổ từ vựng, lựa chọn các mục từ cũng như khôi phục vốn từ; thể hiện cách thức học từ vựng và có nhận thức sâu sắc hơn về quá trình học từ vựng. Sử dụng hình thức lưu sổ từ vựng trên lớp học có thể được thực hiện như sau: giáo viên thiết lập các nhóm từ vựng đưa vào bài/chương trình kết hợp với hướng dẫn cách lưu giữ sổ từ vựng: lựa chọn và tổ chức các dạng thức lưu từ. Sắp xếp thời gian cụ thể trên lớp học để hướng dẫn học sinh sử dụng sổ từ vựng. Kiểm tra sổ từ vựng của học sinh một cách đều đặn và có những phản hồi kịp thời để học sinh có thể điều chỉnh và cải thiện nội dung ghi trong cuốn sổ. Có thể yêu cầu học sinh chia sẻ kinh nghiệm về cách thức sử dụng sổ từ vựng hiệu quả. Ứng dụng và lồng ghép sổ từ vựng vào các hoạt động khác nhau trên lớp học nếu có thể. Ví dụ: Yêu cầu học sinh viết một câu chuyện ngắn gồm một số lượng từ nhất định trong cuốn sổ từ vựng. Đưa cho học sinh một hay hai chữ cái từ bảng chữ cái và hỏi xem có bao nhiêu từ trong sổ từ vựng có chứa một hay hai chữ cái đó. Sau đó hỏi một vài thông tin liên quan đến một vài từ mà học sinh vừa nêu ra. Từ đó, giáo viên đánh giá được mức độ sử dụng từ trong sổ từ vựng của học sinh. Sổ từ vựng là công cụ hữu ích nâng cao sự nhận thức và khả năng tự học của học sinh. Tuy nhiên để ứng dụng thành công sổ từ vựng trên lớp học, giáo viên và học sinh cần phải dành sự nỗ lực và thời gian thỏa đáng. Giáo viên có thể duy trì hình thức sổ từ vựng như một hình thức bắt buộc trên lớp học và dành cho học sinh những hướng dẫn và sự giúp đỡ hợp lí để tối đa hóa hiệu quả của hình thức này. 5. Kết luận Trong thực tế có rất nhiều hình thức, phương pháp, chiến lược có thể vận dụng để phát triển và nâng cao năng lực tự học cho học sinh THCS, đặc biệt là năng lực đọc sách và lưu giữ kiến thức. Năng lực này được xuất phát từ chính chủ thể, sau một thời gian/quá trình theo học bộ môn, tự đúc rút, hình thành và xây dựng kế hoạch, cách thức và con đường học tập cho bản thân. Tuy nhiên, ở lứa tuổi THCS, để phát triển năng lực tự học, học sinh cần sự gắn kết, hỗ trợ, song hành và giúp đỡ của nhiều đối tượng khác nhau như bạn bè, người thân, thầy cô giáo, các nguồn tài liệu, phương tiện. Trong đó, giáo viên với kiến thức, kinh nghiệm, trình độ, phương pháp và kĩ năng sư phạm đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển năng lực tự học. Việc hướng dẫn các phương pháp, kỹ thuật, công cụ phát triển năng lực tự học cho học sinh THCS cần được gắn liền với việc xây dựng các tiêu chí đánh giá. Đồng thời giáo viên có hồ sơ để lưu giữ, đối chiếu, so sánh 59 Hà Kim Toản, Lưu Thị Minh Huyền JEM., Vol. 12 (2020), No. 3. để đánh giá được sự tiến triển của học sinh trong quá trình phát triển năng lực tự học. Bên cạnh những giải pháp rèn phương pháp và năng lực tự học cho học sinh THCS, giáo viên còn cần phải hình thành cho học sinh nhu cầu, động cơ, thói quen và ý chí tự học cũng như phương pháp học tập của từng môn học, phù hợp với khả năng của từng học sinh. Đồng thời sử dụng các tài liệu, công cụ phương tiện hỗ trợ, có như vậy, hoạt động tự học của học sinh mới thực sự hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Adam Khoo (2010), Tôi tài giỏi bạn cũng thế. Nxb Phụ nữ. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018). [3] Holec, H (1981), Autonomy in Foreign Language Learning. Oxford: Pergaman Press. [4] Lê Văn Hồng (1998), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. Nxb Giáo dục. [5] Hồ Chí Minh toàn tập (2001), Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật. Hà Nội, Tập 5, tr 287). [6] Moon, A.J (2006), Learning Journals: A handbook for reflective practice and professional development. Routledge. [7] O’malley, J.M & Chamot, A.U (1990), Learning Stragtegies in Second Language Acquisition. Cambrige University Press. [8] Phạm Quốc Trung, Lê Hải Yến (2003), Để tự học đạt được hiệu quả. Nxb Đại học Sư phạm. [9] Simon, B. & Saleh, Al (2012), Learner Autonomy: English Language Teachers’ Beliefs and Practices. University of Leeds. ABSTRACT Methods, techniques, and tools for developing self-study capacity for junior high school students Developing self-study capacity for junior high school students is one of the important tasks for both school boards and subject teachers. To develop this capacity, teachers need to instruct students how to use effective learning methods, techniques and tools. This paper aims to present a number of methods, techniques, and tools for developing self-study capacity for junior high school students such as using a set of keywords, mind maps, study diaries and vocabulary book. However, teachers need to provide students with continuous management, control and support, and a positive learning attitude towards pursuing learning goals. Keywords: Methods, techniques,learning tools, self-study capacity, junior high school students, mind map, keywords, vocabulary book, study diary. 60

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphuong_phap_ky_thuat_cong_cu_phat_trien_nang_luc_tu_hoc_cho.pdf
Tài liệu liên quan