Xuất thân là một người môi giới chứng khóan, William J. O’Neil trở thành một
nhà kinh doanh thành công tại Mỹ chiến lược kinh doanh chứng khoán CANSLIM
khá nổi tiếng. Ông là người sáng lập tờ Investor’s Business Daily và viết nhiều
sách nổi tiếng về đầu tư và kinh doanh cổ phiếu.
Trong bài này tác gỉa (LMC) ,dựa vào những tài liệu liệt kê bên dưới, đúc kết lại
những phương pháo và kinh nghiệmđầu tư, thực chất là kinh doanh, của William
J.O’Neil. Phần lớn những kinh nghiệm và lời khuyên của William J.O’Neil có thể
áp dụng để kinh doanh cổ phiếuthành công tại thị trường chứng khóan Việt Nam
vào thời điểm hiện tại. Có một số điểm tạm thời chưa thể áp dụng. Do đó người
đọc cần phải biết chọn lọc và áp dụng đúng để thành công.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1456 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Phương pháp kinh doanh cổ phiếu của william j. o’neil, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương Pháp Kinh Doanh Cổ phiếu của
William J. O’Neil
Xuất thân là một người môi giới chứng khóan, William J. O’Neil trở thành một
nhà kinh doanh thành công tại Mỹ chiến lược kinh doanh chứng khoán CANSLIM
khá nổi tiếng. Ông là người sáng lập tờ Investor’s Business Daily và viết nhiều
sách nổi tiếng về đầu tư và kinh doanh cổ phiếu.
Trong bài này tác gỉa (LMC) ,dựa vào những tài liệu liệt kê bên dưới, đúc kết lại
những phương pháo và kinh nghiệm đầu tư, thực chất là kinh doanh, của William
J.O’Neil. Phần lớn những kinh nghiệm và lời khuyên của William J.O’Neil có thể
áp dụng để kinh doanh cổ phiếu thành công tại thị trường chứng khóan Việt Nam
vào thời điểm hiện tại. Có một số điểm tạm thời chưa thể áp dụng. Do đó người
đọc cần phải biết chọn lọc và áp dụng đúng để thành công.
Nguyên tắc thành công của nhà kinh doanh cổ phiếu:
Mua cổ phiếu khi nó đang lên giá. Đừng bao giờ đợi cổ phiếu xuống giá và có vẻ
như rẻ mới mua. Mua khi giá đang lên giá và bán khi giá đạt được mức 20-25%
giá đã mua.
Luôn phải nhận biết múc nào là đỉnh điểm và bán ngay cổ phiếu trước khi nó đển
đỉnh và chuẩn bị xuống dốc. Nhớ quyết đóan và bán cổ phiếu khi đang bị lỗ ít.
Đừng bao giờ chần chừ, vì mức thua lỗ sẽ ngày càng lớn hơn. Hãy quyết đóan và
cắt lỗ càng sớm càng tốt. Đừng bao giờ để mức thua lỗ lên đến 8%.
Đừng quan tâm đến những chỉ số của các nhà phân tích cơ bản, đầu tư theo giá trị.
Đừng quan tâm đến tỷ số Giá cả trên lợi nhuận của cổ phiếu, cổ tức, giá trị sổ
sách..
Xác định tỷ lệ lợi nhuận và thua lỗ cố định. Ví dụ như bạn chọn tỷ lệ lợi nhuận-
thua lổ là 3-1. Nghĩa là nếu bạn bị thua lỗ một cố phiếu là 3%-5%, thì hãy đạt lợi
nhuận từ cổ phiếu khác ở mức gấp 3 lần tức là 9%-15%
Hãy sử dụng đồ thị:
Không phải nhà phân tích kỹ thuật nào cũng thành công, nhưng điều đó không có
nghĩa là công cụ phân tích kỹ thuật là không hiệu quả. Ngược lại chúng - đồ thị
biễu thị giá và lượng giao dịch là một công cụ tuyệt vời trong kinh doanh cổ phiếu.
Bạn hãy học kỹ năng đọc đồ thị và từ đó tập xác định phán đóan xu hướng giá của
cổ phiếu. Khi đã thành thạo kỹ năng này, chắc chắn kết quả kinh doan của bạn sẽ
khả quan hơn rất nhiều.
Dưới đây là một số ít đồ thị tiêu biểu mà khi chúng xảy ta thì bạn nên mua vào:
* Đồ thị Cốc Nước Có Tay cầm : Giá cổ phiếu xuống, chạm đáy, đi lên một chút,
rôi bình ổn trong một thời gian sau đó tăng trở lại. Khỏan thời gian bình ổn này
hiển thị trên đồ thị như là tay cầm của cốc nước và đó chính là điểm chúng ta nên
mua vào
* Đồ Thị Hai đáy: Đồ thị này có dạng chữ W, trong đó đáy bên phải sâu hơn đáy
bên trái. Hãy mua vào khi giá cổ phiểu ở mức thấp hơn mức cao trước đó, từ 5-
15%
* Đồ Thị Bằng Phẳng: Sau khi đồ thị giá đi lên, nó bình ổn trong thời gian khá lâu.
Thông thường đây là dấu hiệu cổ phiểu củng cố trước khi nó đi lên tiếp.
* Những đồ thị kiểu như vậy đưa lại thành công với xác suất cao cho người kinh
doanh. Tuy vậy đôi khi đồ thị đổi rất nhanh, nhất là khi tòan bộ thị trường đang
trong giai đọan giảm giá (con gấu). Do đó không bao giờ kinh doanh cổ phiếu vào
thời kỳ suy thóai của thị trường.
Hệ Thống CANSLIM:
Hệ thống CANSLIM giúp nhà kinh doanh cổ phiếu xác định cổ phiếu và thời điểm
thuận lợi để mua vào
C - Current Quarterly Earnings : Lợi nhuận trong quý hiện tại. Hãy so sánh lợi
nhuận của công ty trong quý năm nay so với cùng quý đó năm trước. Chú ý đến
những cổ phiếu có mức tăng trưởng 18%-20% năm. Những công ty tuyệt với đôi
khi có mức tăng trường lợi nhuận quý lên đến 50%-70%. Ngòai phần trăm, chúng
ta còn phải chú ý đến con số tuyệt đối. Công ty với mức lợi nhuận 100 triệu đô
tăng 20% sẽ có ý nghĩa hơn công ty có lợi nhuận 10 triệu đô tăng trưởng 30%.
Một điều quan trọng nữa là xem xét xem sự tăng trưởng này có tính bền vững
không.
A -Annual Earnings : Lợi nhuận năm hiện tại. Chúng ta chỉ nên đầu tư vào công
ty có lợi nhuận năm tăng trưởng từng năm trong 3 năm vừa qua. Mức tăng trưởng
tối thiểu là 25%. Kiểm tra tính xác thực của tăng trưởng, bằng việc xem xét ROE -
tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu. ROE phải đạt ít nhất 15%; lý tuởng nhất là
trong khỏan 20-25%
N –New factors: Yếu tố mới. Khi công ty có yếu tố mới, chẳng hạn như sản
phẩm mới, thị trường mới, ban điều hành mới.
S -Supply and Demand : Cung và Cầu. Khi giá dao động lên xuống mà khối
luợng giao dịch nhỏ thì cũng không nói được điều gì. Khi giá lên xuống kèm theo
khối luợng giao dịch ngày càng tăng thì đó mới thực sự là dấu hiệu quan trọng.
L –Leader and Lagger : Cổ phiếu “Xịn” và cổ phiếu “hạng hai”. Chỉ mua cổ
phiếu hàng đầu. Tập trung vào những ngành làm ăn tốt nhất và chỉ tập trung vào
những cổ phiếu dẫn đầu trong ngành đó. Dẫn đầu nghĩa là phải vuợt qua mức 70%
số cổ phiếu còn lại trong ngành. Không nên mua cổ phiểu hàng hai, là cổ phiếu
nằm trong số 70% dưới. Nếu có cổ phiếu lọai này thì nên bán ra.
I -Institutions – Nhà đầu tư tổ chức . Chúng ta nên mua cổ phiếu mà các nhà đầu
tư tổ chức có ít nhất 25% sỡ hữu. Lý do thứ nhất đó là nhà đầu tư tổ chức không
bao giờ mua cổ phiếu mà không nghiên cứu điều tra tình hình kinh doanh cũng
như năng lực của ban điều hành của công ty đó. Lý do thứ hai khi chúng ta muốn
bán, thì đã có sẵn một thị trường lớn sẵn sàng. Chúng ta có thể bán với giá lỗ
nhưng ngược lại chúng ta không bị rủi ro thanh khỏan đối với những cổ phiếu này.
M –Market Direction – Xu hướng thị trường . Thị trường luôn luôn đúng và là
người duy nhất đúng. Do đó, những người kinh doanh thành công không nên bao
giờ tìm cách đi ngược lại thị trường. Và để kinh doanh cổ phiếu thành công ,việc
nắm bắt xu hướng của thị trường là cực kỳ quan trọng. Chúng ta hãy theo dõi tin
tức, đọc những báo phân tích chuyên nghiệp để nắm vững xu hướng thị trường.
Lịch sử đã minh chứng rắng những độc giả thường xuyên của những tờ báo
chuyên về đầu tư chẳng hạn như tờ Investor Business Daily đã tránh được được
những bong bóng IT thời gian vừa qua.
12 dấu hiệu để ra quyết định mua cổ phiếu:
Lợi nhuận quỹ hiện tại tăng 25% so với quý đó năm trước.
Mức tăng trường lợi nhuận quý ngày càng tăng lần.
Lợi nhuận năm tăng trưởng ít nhất 25%/năm trong 3 năm vừa qua.
Doanh số quý hiện tại tăng trưởng 25%, hoặc tăng trưởng liên tục trong 3
năm quý vừa qua.
Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế đạt mức cao nhất từ trườc đến nay và đứng đầu
ngành.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu đạt ít nhất 15%.
Dòng tiền mặt tăng nhanh hơn lợi nhuận. (Điểm này hết sức quan trọng đối
với cổ phiếu ngành công nghiệp).
Cổ phiếu xếp hàng top 10% trong thị trường đang tăng trưởng (thị trường
con bò)
Ngành của cổ phiếu này được xếp vào top 10%.
Cổ phiếu này được đưa vào danh mục của quỹ đầu tư có kết quả tốt nhất
trong vòng 2 quý qua.
Công ty mua lại cổ phiếu với tỷ lệ ít nhất 5%.
Và, quan trọng là chúng ta phải hiểu rõ tình hình kinh doanh, quản lý, chiến
lược của công ty.
Lâm Minh Chánh, MBA
Nghiên Cứu Sinh Tiến Sỹ, đề tài Chứng Khóan Việt Nam - Viện Công Nghệ Châu
Á (AIT)
Tài liệu tham khảo: Sách “The Sucessful Investor. What 80 millions People Need
to Know to Invest Profitability and Avoid Big Losses – Nhà đầu tư thành công.
Những điều mà 80 Triệu Người nên biết để đầu tư hiệu quả và tránh thua lỗ”,
2003, tác giả William J.O’Neil, “How to make Money in Stcks: A Winning
System in Good Times or Bad – Cách kiếm tiền trên thị trường chứng khóan:
Chiến lược chiến thắng trong mọi thời điểm của thị trường”, 2002, tác giả William
J.O’Neil, “Lessons from the Greattest Stock Traders of All Time” – tạm dịch
“Những Bài Học từ những Nhà Kinh Doanh cổ phiếu thành công nhất”, 2004, tác
giả John Boik và một số tài liệu khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 162_2048.pdf