Phương pháp khám bệnh nội tiết (Kỳ 2)

Cần chú ý trong một số bệnh nội tiết có ảnh hưởng tới bộ máy tuần hoàn:

-Khi có cơn nhịp tim nhanh, tăng huyết áp từng cơn thường gặp trong u tủy

thượng thận.

- Tim đập nhanh > 100 ck/phút, LNHT (rung nhĩ), cuồng nhĩ, cơn nhịp

nhanh trên thất, suy tim kèm theo lồi mắt, bướu cổ to, gầy sút cân có thể gặp trong

bệnh Basedow.

-Nhịp tim chậm, béo, phù niêm có thể gặp trong suy chức năng tuyến giáp.

- Tim to hay tràn dịch màng ngoài tim có thể gặp trong suy chức năng

tuyến giáp.

-Nhịp tim chậm, gầy, chức năng các tuyến nội tiết khác giảm có thể gặp

trong suy tuyến yên.

-Thiếu máu cơ tim, nhồimáu cơ tim, vữa xơ động mạch gặp trong đái tháo

đường

- Huyết áp tăng thường xuyên kèm béo mặt, béo thân người, chân tay

khẳng khiu có thể gặp trong hội chứng Cushing (cường vỏ thượng thận) hoặc bệnh

Cushing (do cường chức năng thùy trước tuyến yên).

-Tăng huyết áp có thể gặp trong bệnh Basedow.

- Huyết áp tăng thường xuyên hoặc từng cơn, kèm theo tim nhịp nhanh,

trong cơn tăng huyết áp da tái, lạnh, vã mồ hôi có thể thấy trong u tủy thượng thận

(cường tủy thượng thận hay hội chứng pheocromocytoma).

- Huyết áp thấp có thể gặp trong bệnh suy chức năng tuyến giáp

(myxoedema) hoặc Addison.

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1658 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phương pháp khám bệnh nội tiết (Kỳ 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương pháp khám bệnh nội tiết (Kỳ 2) 2.2. Khám các cơ quan: 2.2.1. Khám tuyến giáp: (có bài khám tuyến giáp riêng). 2.2.2. Khám tim mạch: (có bài khám tim mạch riêng). Cần chú ý trong một số bệnh nội tiết có ảnh hưởng tới bộ máy tuần hoàn: - Khi có cơn nhịp tim nhanh, tăng huyết áp từng cơn thường gặp trong u tủy thượng thận. - Tim đập nhanh > 100 ck/phút, LNHT (rung nhĩ), cuồng nhĩ, cơn nhịp nhanh trên thất, suy tim kèm theo lồi mắt, bướu cổ to, gầy sút cân có thể gặp trong bệnh Basedow. - Nhịp tim chậm, béo, phù niêm có thể gặp trong suy chức năng tuyến giáp. - Tim to hay tràn dịch màng ngoài tim có thể gặp trong suy chức năng tuyến giáp. - Nhịp tim chậm, gầy, chức năng các tuyến nội tiết khác giảm có thể gặp trong suy tuyến yên. - Thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, vữa xơ động mạch gặp trong đái tháo đường - Huyết áp tăng thường xuyên kèm béo mặt, béo thân người, chân tay khẳng khiu có thể gặp trong hội chứng Cushing (cường vỏ thượng thận) hoặc bệnh Cushing (do cường chức năng thùy trước tuyến yên). - Tăng huyết áp có thể gặp trong bệnh Basedow. - Huyết áp tăng thường xuyên hoặc từng cơn, kèm theo tim nhịp nhanh, trong cơn tăng huyết áp da tái, lạnh, vã mồ hôi có thể thấy trong u tủy thượng thận (cường tủy thượng thận hay hội chứng pheocromocytoma). - Huyết áp thấp có thể gặp trong bệnh suy chức năng tuyến giáp (myxoedema) hoặc Addison. 2.2.3. Khám tiêu hoá: - Ăn nhiều kèm theo uống nhiều, đái nhiều có thể gặp trong bệnh đái tháo đường hoặc Basedow. - Ăn ít hoặc chán ăn có thể gặp trong suy chức năng tuyến giáp, Addison. - Đi ngoài lỏng gặp trong nhiễm độc giáp (Basedow) hoặc đái tháo đường. - Táo bón trong suy giáp trạng. - Viêm dạ dày thiểu toan, thiểu tiết có thể gặp trong đái tháo đường. 2.2.4. Khám vận động: - Có thể gặp loãng xương, thưa xương trong bệnh Cushing (u hoặc cường sản tuyến yên) hoặc hội chứng Cushing (u hoặc cường sản vỏ thượng thận). - Loét bàn chân, hoại tử chi trong đái tháo đường. - Mất canxi trong cường chức năng tuyến cận giáp. - Chân tay to kèm theo tăng phát triển xương đầu, mặt, cằm nhô ra trước gặp trong bệnh to đầu chi (acromegalia), nguyên nhân do cường GH sau tuổi dậy thì (do u hoặc cường sản hormon GH của thùy trước tuyến yên). 2.2.5. Khám sinh dục: + Ở nữ giới: phải hỏi chu kỳ kinh nguyệt, số ngày kinh, đều hay không. - Sinh đẻ: số lần sinh, số lần sẩy thai, cân nặng của thai nhi, nếu > 4kg cần phải kiểm tra đường huyết của sản phụ (đẻ con to hay gặp ở những những người bị đái tháo đường). - Âm vật to hay gặp trong hội chứng thượng thận-sinh dục. - Vú to (kể cả nam giới) và phụ nữ ngoài chu kỳ sinh đẻ kèm theo tiết sữa gặp trong hội chứng cường prolactin (do u hoặc cường tiết prolactin của thùy trước tuyến yên). + Ở nam giới: - Số lượng tinh hoàn bình thường phải đủ và cân đối cả 2 bên, có nằm lạc chỗ không. - Kích thước dương vật bình thường hay nhỏ. - Xuất tinh bình thường hay sớm, di tinh hay mộng tinh. - Teo tinh hoàn và dương vật gặp trong hội chứng Turner. - Giảm khả năng tình dục gặp trong suy chức năng tuyến giáp, suy chức năng tuyến thượng thận, suy chức năng tuyến yên. 2.2.6. Thần kinh-tinh thần: - Các động tác chậm chạp (đi lại, nói, vận động chậm, giảm trí nhớ) gặp trong suy chức năng tuyến giáp. - Vô lực, không muốn tiếp xúc thường gặp trong bệnh Addison (bệnh suy chức năng tuyến thượng thận mãn). - Thần kinh dễ hưng phấn: nói nhiều, dễ xúc động, hay hồi hộp gặp trong bệnh Basedow. - Tê bì, cảm giác như kim châm, kiến bò, rối loạn cảm giác, giảm phản xạ ở 2 chi dưới hay gặp trong bệnh đái tháo đường (biểu hiện của viêm đa dây thần kinh ngoại vi).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphuong_phap_kham_benh_noi_tiet_ky_2_8832.pdf
Tài liệu liên quan